RWD là gì? Những thông tin quan trọng bạn cần biết về RWD

RWD là gì? RWD hoạt động theo cơ chế nào? Ưu điểm và nhược điểm của RWD như thế nào? RWD nên sử dụng trong điều kiện nào và cần lưu ý điều gì?… Honda Ô tô Mỹ Đình sẽ cùng bạn giải đáp chi tiết và khám phá về RWD nhé!

1. RWD là gì?

RWD truyền lực cho 2 bánh xe sau giúp xe dịch chuyển (Ảnh: Sưu tầm Internet)
RWD truyền lực cho 2 bánh xe sau giúp xe dịch chuyển (Ảnh: Sưu tầm Internet)

RWD – Rear-wheel Drive là cách bố trí truyền lực cho 2 bánh xe sau giúp xe di chuyển. RWD hoạt động dựa theo nguyên lý nhận năng lượng từ động cơ thông qua các trục đăng đi thẳng xuống bánh sau và giải thoát cho 2 bánh trước khỏi nhiệm vụ dẫn động để tập trung vào nhiệm vụ đánh lái.

Hệ dẫn động này được trang bị trên nhiều dòng xe thể thao, xe hạng sang cho khả năng tăng tốc, vận hành đáng kinh ngạc. 

2. Cơ chế hoạt động của RWD

Sức mạnh được truyền tới hộp số tới trục truyền động và cuối cùng tới hộp số sau (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Sức mạnh được truyền tới hộp số tới trục truyền động và cuối cùng tới hộp số sau (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hệ dẫn động RWD là hệ thống dẫn động 4 bánh xe trong đó chỉ có 2 bánh sau được cung cấp sức mạnh từ động cơ. Động cơ được đặt ở phía trước của xe và tạo ra sức mạnh từ nhiên liệu hoặc điện. Sức mạnh này được truyền tới hộp số. 

Hộp số là thiết bị đóng vai trò chuyển đổi sức mạnh từ động cơ sang mô men xoắn để đẩy xe chuyển động. Trong trường hợp xe RWD, hộp số thường được đặt ở phần trước của xe và nó chuyển động từ động cơ đến trục truyền động.

Trục truyền động là một ống dẫn trục dài nối giữa hộp số và trục sau của xe. Nhiệm vụ của nó là truyền mô men từ hộp số đến trục sau. Từ đây, hộp số sau giúp phân phối mô men xoắn từ trục truyền động ra hai bánh sau. Trong khi truyền xe ngoành, hộp số sau cho phép bánh xe xoay với vận tốc khác nhau để đảm bảo sự linh hoạt và tránh trượt. Bánh sau nhận sức mạnh từ hộp số sau tạo ra lực đẩy và đảm bảo xe tiến đi.

3. Ưu, nhược điểm của RWD

Hệ dẫn động RWD ra đời và trở nên phổ biến từ những năm cuối của thế kỷ 20. RWD được các hãng tin tưởng lựa chọn làm trang thiết bị cho xe những dòng xe sang đắt đỏ. RWD có những ưu điểm và nhược điểm cụ thể như sau:

3.1. Ưu điểm

Cảm giác lái thể thao, tăng tốc nhanh (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Cảm giác lái thể thao, tăng tốc nhanh (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hệ dẫn động RWD được các hãng xe sang, xe thể thao ưa chuộng sử dụng. Lý do đưa ra sự lựa chọn như vậy là do hệ dẫn động này sở hữu những ưu điểm vượt trội. Cụ thể: 

  • Cảm giác lái thể thao, vô lăng tốt, tăng tốc nhanh nhờ hai bánh trước và hệ thống lái được giải thoát khỏi cấu trúc dẫn động nặng nề. 
  • Khả năng làm giảm bán kính vòng quay ở những xe có kích thước lớn giúp xe dễ dàng mở góc đánh lái và thu hẹp quãng đường khi quay đầu.
  • Người lái có thể thực hiện Drifting một cách đơn giản và nhẹ nhàng ngay cả trong cung đường hẹp hay đô thị đông đúc. 
  • Trọng lượng giữa trục trước và trục sau của bánh xe được cân bằng giúp tăng khả năng bám đường, vận hành tốt.
  • Hệ thống phanh làm việc hiệu quả, ổn định trên cả những cung đường trơn trượt và thời tiết khắc nghiệt.
  • Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa được tiết kiệm do cấu trúc đơn giản với những chi tiết có thể tách rời.

3.2. Nhược điểm

Khó khăn khi di chuyển đường trơn trượt (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Khó khăn khi di chuyển đường trơn trượt (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội, RWD vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như sau:

  • Hệ dẫn động RWD được cấu tạo bởi các chi tiết làm bằng kim loại nên có trọng lượng khá nặng dẫn đến giá thành cũng như mức tiêu hao năng lượng cao hơn. 
  • Khó khăn khi xử lý các tình huống trong điều kiện đường trơn trượt. Xe dễ xảy ra tình trạng bị trượt bánh hay thân xe xoay ngang do tăng tốc đột ngột. 
  • Thiếu không gian bên dưới gầm xe cho việc bố trí trục chuyển động, không gian để chân bên trong cabin thường hẹp hơn so với cấu trúc khác.

4. Nên sử dụng RWD trên địa hình nào?

RWD ưu tiên sử dụng trong thời tiết khô ráo và đường ít trơn (Ảnh: Sưu tầm Internet)
RWD ưu tiên sử dụng trong thời tiết khô ráo và đường ít trơn (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xe RWD thường phù hợp trong các điều kiện và tính huống sau đây:

  • Thời tiết khô ráo và đường trơn ít: Khi đường khô ráo, không có trơn trượt, xe RWD thường có hiệu suất tốt và khả năng vận hành ổn định nhất.
  • Đường cao tốc và đường bằng phẳng: Xe RWD phát huy hết tác dụng trên đường cao tốc và địa bình bằng phảng, không cần sử dụng nhiều khả năng trượt.
  • Cảm giác lái thú vị và trượt đẹp: Xe RWD cho người dùng cảm giác lái thú vị với khả năng trượt tốt ở bánh sau. Điều này thích hợp cho người muốn trải nghiệm cảm giác lái động cơ cỡ lớn và trượt đẹp trong môi trường kiểm soát.

Ngoài ra, trong một số địa hình và thời tiết, xe RWD nên hạn chế sử dụng:

  • Điều kiện thời tiết xấu: Trong điều kiện thời tiết như mưa, tuyết, gió bão,… khiến mặt đường trở nên trơn trượt.
  • Địa hình khó khăn: Trên địa hình sỏi đá, đường dốc hoặc đường trơn trượt, xe RWD gặp khó khăn trong việc vượt qua chướng ngại vật.
  • Lái tốc độ cao trên đường cong: Khi lái xe nhanh qua các đường cong, xe RWD có thể dễ mất độ bám đường và bị trượt ra ngoài.

5. Những lưu ý khi sử dụng xe RWD 

Chú ý vững tay lái trên những con đường trơn trượt (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Chú ý vững tay lái trên những con đường trơn trượt (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khi sử dụng xe RWD, người lái nên cân nhắc các lưu ý sau:

  • Ổn định tay lái trong điều kiện trơn trượt: Xe RWD có thể dễ dàng mất độ bám trên đường trơn trượt như đường ướt, mưa, tuyết,… Người lái cần cẩn thận và tránh tăng tốc quá nhanh.
  • Lái xe trong điều kiện thời tiết xấu: Khi đi đường trơn hoặc thời tiết xấu, hạn chế tốc độ và giữ khoảng cách an toàn với các phương tiện khác.
  • Khả năng trượt cỡ lớn: Xe RWD thường có khả năng trượt bánh sau lớn hơn, đặc biệt khi tăng tốc nhanh. Người lái cần chú ý điều khiển ga và lái xe một cách nhẹ nhàng để tránh trượt.
  • Phân phối trọng lượng: Trọng lượng của xe RWD thường nằm ở phía trước. Điều này có thể gây ra sự mất độ bám của bánh sau trong trường hợp phanh gấp hoặc tăng tốc nhanh. 
  • Lái xe trên cung đường cong: Xe RWD cũng thường có xu hướng trượt ra ngoài khi lái qua các đường cong ở tốc độ cao. Khi đi vào quãng đường con, đi nhẹ ngành và điều chỉnh tốc độ vào góc con.
  • Tận dụng khả năng trượt của bánh sau: Trong môi trường an toàn và kiểm soát, người dùng có thể tận dụng khả năng trượt của bánh xe để thực hiện những pha trượt đẹp và an toàn trên đường đua hoặc sân đua trượt.

6. Phân biệt RWD với FWD

Hệ dẫn động RWD và FWD có những sự khác biệt căn bản, cần nắm rõ để phân biệt chính xác:

Tiêu chíRWD (Rear-wheel Drive)FWD (Front-wheel Drive)
Hệ dẫn độngHệ dẫn động cầu sauHệ dẫn động cầu trước
Cấu tạo2 bánh sau được đặt trục truyền động. Sức mạnh đến từ động cơ sẽ được truyền từ trục các đăng đến trục truyền động giúp xe vận hành hiệu quả.2 bánh trước được đặt một trục truyền động. Sức mạnh của động cơ sẽ được truyền từ 2 bánh trước xuống đường.
Nguyên lý hoạt độngĐộng cơ được đặt ở phía trước có sức mạnh từ động cơ truyền tới trục truyền động đặt ở cầu sau phải thông quan 1 trục các đăng.Động cơ truyền sức mạnh qua hộp số đến trục truyền động đặt ở 2 bánh trước khiến 2 bánh trước quay kéo theo 2 bánh sau giúp xe lăn bánh về phía trước.
Tiết kiệm nhiên liệuKém hơnTốt hơn
Giá thànhĐắt hơnRẻ hơn
Khả năng vượt địa hìnhTốt hơnKém hơn
Ưu điểm– Cho phép trục trước chuyên lái trong khi trục sau hỗ trợ lái giúp cải thiện đáng kể cảm giác lái và độ bám khi vào cua.

– Trọng lượng động cơ trên các bánh dẫn động công với sự dịch chuyển trọng lượng động về phía sau trong quá trình tăng tốc sẽ tối ưu hóa lực kéo khi tăng tốc.

– Cực kỳ hiệu quả về chi phí, khối lượng, không gian, mức tiêu thụ nhiên liệu với động cơ đặt gần bánh dẫn động và không có quán tính quay hoặc ma sát quá mức từ trục truyền động.

– An toàn hơn trong các tình huống mất lực kéo.

– Định vị khối lượng động cơ phía trước khoang hành khách có thể cải thiện độ an toàn khi va chạm.

Nhược điểm– Giảm khả năng bám đường trong điều kiện thời tiết xấu kém hơn so với FWD và AWD.

– Trọng lượng xe nặng hơn gây ảnh hưởng đến độ ma sát, quán tính quay của trục truyền động và bánh răng.

– Lốp có nhiệm vụ tăng tốc có ít ma sát hơn để quay vòng và có thể bị mòn nhanh hơn.

– Trọng lượng phía trước xe nặng làm ảnh hưởng đến khả năng xử lý. 

7. Kết luận

Như vậy, thông qua những thông tin chi tiết về RWD do Honda Ô tô Mỹ Đình cung cấp, hy vọng bạn đọc đã tìm thấy được nguồn tham khảo hữu ích và am hiểu hơn về cách sử dụng xe RWD cũng như những lưu ý trước khi vận hành. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào khác về RWD hoặc về ô tô Honda, đừng chần chừ mà hãy liên hệ với Honda Ô tô Mỹ Đình qua hotline 1800 1165 để được tư vấn và chăm sóc chi tiết nhất!


Honda Ô tô Mỹ Đình – Tổng kho lớn nhất miền Bắc

Đánh giá post

LIÊN HỆ VỚI HONDA Ô TÔ MỸ ĐÌNH






    0375837979
    Messenger Honda Mỹ Đình
    Zalo Honda Mỹ Đình