Khung gầm rời ô tô là gì? Khám phá chi tiết về cấu tạo, ưu – nhược điểm

Khung gầm trên xe ô tô được ví như “bộ xương” của xe ô tô và là bộ phận không thể thiếu trong kết cấu tổng thể của xe. Có 2 loại khung gầm xe ô tô phổ biến là khung gầm rời và khung gầm liền. Mỗi loại khung gầm có những ưu và nhược điểm phù hợp cho từng loại xe khác nhau. Tuỳ thuộc vào mẫu xe cũng như ý đồ thiết kế của nhà sản xuất mà lựa chọn hệ thống khung gầm phù hợp. Cùng Honda Ô tô Mỹ Đình tìm hiểu chi tiết về hệ thống khung gầm rời nhé!

Khung gầm rời là gì?

Cấu trúc thân xe khung rời là phương pháp truyền thống trong lắp ráp xe ô tô. Khung xe rời có phần thân xe lắp lên một khung bên dưới, khung này bản chất là bộ khung gầm để nâng đỡ hệ dẫn động. Khi lắp ráp xe bán tải, thùng xe được đặt độc lập trên bộ khung. Có thể dễ dàng nhận ra thùng xe độc lập chỉ bằng việc nhìn bên hông của xe.

Khung gầm rời có phần thân xe lắp lên một khung bên dưới
Khung gầm rời có phần thân xe lắp lên một khung bên dưới

Khung gầm rời được bắt nguồn cảm hứng từ xe ngựa kéo, đánh dấu sự ra đời của mẫu xe Ford Model T – mẫu xe hơi “bình dân” đầu tiên trên thế giới, giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất trên hàng loạt trên dây chuyền lắp ráp, không cần chế tác thủ công như các xe đương thời. 

Vào thời điểm lúc bấy giờ khi việc chế tạo ô tô chưa thực sự hoàn thiện, các nhà sản xuất phải liên tục thay đổi và cải tiến thân xe và nội thất. Cấu trúc thân rời cho việc thay đổi trở nên dễ dàng mà không cần tác động đến chassis và đường dây truyền tải, có thể tạo nên một chiếc xe hoàn toàn mới dựa trên nền chassis cũ, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí sản xuất, đặc biệt khi công nghệ đồ hoạ vi tính CAD chưa tồn tại.

Cấu tạo của khung gầm rời ô tô

Cấu trúc thân xe khung rời là cấu trúc truyền thống trong chế tạo ô tô. Thân xe khung gầm rời có phần thân và khung hoàn toàn riêng biệt, chỉ được ghép lại với nhau ở giai đoạn lắp ráp, dù được nối với nhau theo dây chuyền nhưng vẫn tách biệt trong quá trình thiết kế. Trước khi bắt đầu sản xuất và lắp ráp ô tô, hầu hết các nhà sản xuất sẽ tạo ra khung gầm trước bao gồm hệ thống truyền lực, hệ thống treo trên ô tô, hệ thống lái, bình xăng sau đó mới bổ sung thân xe và các công đoạn lắp ráp nội thất và bọc ghế.

Cấu tạo của khung gầm rời xe ô tô (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Cấu tạo của khung gầm rời xe ô tô (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khung xe rời có phần thân xe lắp lên một khung bên dưới, có bản chất là bộ khung gầm để nâng đỡ hệ dẫn động. Với cách thiết kế này, hệ thống khung xe thường có dạng hình thang. Khi lắp ráp xe bán tải, thùng xe được đặt độc lập trên bộ khung. Dễ dàng nhận ra thùng xe độc lập chỉ bằng việc nhìn bên hông của xe. 

Ưu nhược điểm của khung gầm rời xe ô tô

Ưu nhược điểm của khung gầm rời xe ô tô
Ưu nhược điểm của khung gầm rời xe ô tô

Ưu điểm hệ thống khung gầm rời

Hệ thống khung gầm rời có những ưu điểm như sau:

  • Cấu trúc khung rời cho phép những thay đổi thiết kế khung xe được thực hiện dễ dàng mà không cần tác động đến hệ thống gầm rời, thậm chí là tạo ra những mẫu xe hoàn toàn mới ngay trên nền tảng chassis cũ, do đó tiết kiệm được khá nhiều thời gian nghiên cứu (R&D) cũng chi phí thiết kế, đầu tư dây chuyền sản xuất so với việc phải xây dựng cả hệ thống chassis mới.
  • Ít tiếng ồn trong khi vận hành (nơi tách biệt giữa thân xe và chassis có lớp đệm cao su, xung quanh có các bu lông đính kèm hoặc thân xe được treo phía trên chassis khiến những âm thanh ầm ầm hay cọt kẹt khi chuyển động áp lực và sức căng cùng những ồn ào trên đường được giảm bớt).
  • Dễ dàng sửa chữa sau tai nạn. Điều này rất quan trọng và cần thiết đối với các xe đặc dụng khẩn cấp (xe cảnh sát, cứu hoả…) hay kiểu xe có tần suất sử dụng lơn, nguy cơ đâm đụng cao (taxi…). Bu lông bánh xe bị hư hỏng, xe bị va chạm mạnh có thể thay thế một cách dễ dàng, tiết kiệm chi phí.
  • Phần thân xe với kiểu khung rời được đặt bên chassis có khả năng chịu tải cao và sức chống  lại vặn xoắn lớn, đây chính là lý do mà hầu hết các mẫu xe bán tải cũng như một số mẫu SUV hiện đại vẫn sử dụng khung gầm rời, cho khả năng off-road tốt, mạnh mẽ và bền bỉ hơn. 
  • Ít bị hư hỏng do gỉ sắt gây ra bởi ẩm ướt, bùn, đá, đường cát, nước, tuyết…

Nhược điểm hệ thống khung gầm rời

Bên cạnh những ưu điểm, hệ thống khung gầm này còn tồn tại những nhược điểm như:

  • Loại xe có khung gầm rời thường nặng hơn so với các khung gầm liền dẫn đến hiệu suất di chuyển trên đường giảm cùng mức tiêu thụ nhiên liệu cao hơn. 
  • Nhiều xe không có sẵn cản sau bảo vệ, nguy cơ thương tích cao hơn khi gặp tai nạn. 

So sánh hệ thống khung gầm liền khối và hệ thống khung gầm rời

Hệ thống khung liền khối và khung gầm rời có cấu tạo khác nhau, vì thể được ứng dụng vào những loại xe khác nhau. Dựa vào những ưu điểm và nhược điểm của từng loại mà nhà sản xuất có sự sử dụng phù hợp. Dưới đây là những điểm khác biệt về 2 loại khung gầm này:

Tiêu chíKhung gầm liền khốiKhung gầm rời

Hiệu năng trên đường

  • Vượt địa hình khó hơn
  • Độ ổn định cao khi ôm cua
  • Vượt địa hình dễ dàng hơn
  • Tạo ra ít tiếng ồn trên đường
Khả năng kéo và đẩyKhông caoCao
Khả năng hấp thụ xung lựcCao hơnKém hơn
Chi phí sản xuất và sửa chữaĐắt hơnTiết kiệm hơn
Mức tiêu thụ nhiên liệuTiết kiệm hơnCao
Độ an toànAn toàn hơnKém an toàn hơn

Nên chọn xe khung gầm liền khối hay khung rời?

Việc lựa chọn một chiếc xe ô tô sử dụng khung gầm liền khối hay khung gầm rời phụ thuộc vào cách bạn định sử dụng nó. 

Nếu bạn muốn chi phí sửa chữa sau mỗi cuộc va chạm, khả năng kéo vượt trội, khả năng địa hình tốt hơn và nhiều cơ hội tùy biến hơn thì nên ưu tiên xem xét một chiếc xe có khung gầm rời. 

Tuy nhiên, nếu điều bạn mong muốn ở chiếc xe chính là khả năng xử lý tốt hơn và tiết kiệm nhiên liệu hơn thì xe khung gầm liền khối là sự lựa chọn phù hợp dành cho bạn. 

Như vậy, Honda Ô tô Mỹ Đình đã cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về khung gầm rời. Hệ thống khung rời thường được sử dụng trong các mẫu xe bán tải, xe hạng nặng,… Bên cạnh đó, khi sử dụng các loại xe sử dụng hệ thống khung gầm này hãy chú ý thường xuyên bảo dưỡng để hệ thống khung luôn vững chắc và đảm bảo an toàn. Nếu có bất cứ câu hỏi nào, liên hệ với chúng tôi qua hotline 0375 83 79 79 hoặc tới showroom tại 02 Lê Đức Thọ, Cầu Giấy, Hà Nội để được giải đáp và tư vấn chi tiết nhé!


Đánh giá post

LIÊN HỆ VỚI HONDA Ô TÔ MỸ ĐÌNH






    0375837979
    Messenger Honda Mỹ Đình
    Zalo Honda Mỹ Đình