Đèn pha LED ôtô: Cấu tạo, nguyên lý hoạt động & Ưu nhược điểm

Đèn pha là một bộ phận rất trong trọng trong hệ thống chiếu sáng trên xe ô tô nhằm cung cấp cường độ sáng khác nhau cho việc lái xe vào ban ngày hay khi lái xe xuống hầm. Ở các dòng xe ô tô hiện đại ngày nay các hãng trang bị cho đèn pha các loại đèn pha khác nhau. Trong đó, đèn pha LED được sử dụng phổ biến và mang lại hiệu quả chiếu sáng tối ưu nhất. Cùng Honda Mỹ Đình tìm hiểu chi tiết về loại đèn này nhé!

Đèn pha LED là gì?

LED (Light-Emitting Diode) là công nghệ chiếu sáng mới được ứng dụng trên xe ô tô và nhiều thiết bị khác. Cơ chế hoạt động của đèn LED gồm 2 cực âm – dương (P và N) của đèn LED đóng vai trò là cầu nối của dòng điện. Dòng điện từ nguồn sẽ bị thu hút bởi mặt tiếp giáp P-N, từ đó tiến lại gần nhau và tạo thành các nguyên tử trung hòa. Quá trình này sẽ tạo ra các bức xạ điện tử và sau đó giải phóng năng lượng, giúp bóng đèn phát sáng.

Đèn pha LED xe ô tô
Đèn pha LED xe ô tô

Đèn LED có khả năng đạt độ sáng đại nhanh hơn đèn Halogen và đèn Xenon. Với tốc độ sáng nhanh chưa đến 0,1s giúp đèn tiết kiệm năng lượng hơn. Thời gian sáng lên tới 30.000 giờ nên đây là loại đèn có độ bền và tuổi thọ rất cao.

Lịch sử của đèn pha LED trên xe ô tô

Đèn LED tuy chỉ mới được sử dụng rộng rãi trong vòng 20 năm trở lại đây nhưng nó đã và đang có sức hút cực lớn đối với khách hàng bởi khả năng chiếu sáng vượt trội đồng thời có thể tiết kiệm nhiên liệu tốt hơn so với các loại đèn khác đang có mặt trên thị trường.

Đèn pha LED được sử dụng rộng rãi trên các loại xe ô tô hiện đại
Đèn pha LED được sử dụng rộng rãi trên các loại xe ô tô hiện đại

Đèn LED ô tô được sản xuất vào năm 2014, được nâng cấp và cải tiến theo từng năm. Thay vì công suất phát sáng như đèn Xenon hay thông qua sợi dây đốt như đèn Halogen, loại đèn LED được nhà sản xuất thiết kế chưa các diode nhỏ giúp cho việc phát sáng tăng cao khi tiếp xúc với dòng điện đi qua. Không những thế, ở loại đèn ô tô này, chỉ cần có một nguồn năng lượng nhỏ lướt qua cũng có thể tỏa ra một lượng nhiệt đáng kể tại diode bán dẫn. Từ đó, lượng điện năng tiêu thụ của bóng đèn LED giảm đi rất nhiều khi so sánh với các loại đèn khác có mặt trên thị trường trong cùng một môi trường phát sáng.

Cấu tạo của đèn pha LED

Đèn LED có cấu tạo gồm các bộ phận cơ bản như sau:

  • Chip LED
  • Khay phản xạ (có tiếp xúc với cực âm)
  • Dây vàng (tiếp xúc với cực dương)
  • Thấu kính nhựa (kết hợp và giữ các thành phần)
Cấu tạo của đèn pha LED trên xe ô tô
Cấu tạo của đèn pha LED trên xe ô tô

Đèn LED cấu tạo từ nhiều chip LED, mỗi Chip là một diode bán dẫn, cấu tạo gồm khối bán dẫn loại N ghép với khối bán dẫn loại P, nối với 2 chân ra Cathode và Anode, từ đó cho phép dòng điện đi qua một chiều.

Nguyên lý hoạt động của đèn pha LED

Nguyên lý hoạt động của đèn LED là dựa trên nguyên lý lỗ trống và điện tử tự do tạo nên sự chuyển động, từ đó giải phóng năng lượng dạng quang năng. Chip LED có kích thước nhỏ, do đó với đèn pha ô tô nhà sản xuất thường ghép nhiều chip LED với nhau tạo thành một cụm hay một dài đèn LED.

Nguyên lý hoạt động đèn pha LED
Nguyên lý hoạt động đèn pha LED

Ứng dụng đèn LED trên xe ô tô

Trên thị trường các loại đèn dành cho ô tô có thể kể đến như đèn Halogen, đèn HID, đèn LED, đèn Laser… Trong đó, đèn LED được nhiều hãng xe hay chủ xe đưa vào trong thiết kế theo từng loại ô tô khác nhau với nhiều ý tưởng đa dạng như đèn pha LED, đèn LED nội thất, đèn LED trần ô tô, đèn LED bar, đèn LED gầm,…

Với đèn LED pha ô tô, nhà sản xuất sẽ thêm nhiều chip LED bán dẫn có kích thước nhỏ cùng với công suất điện năng phù hợp sẽ tạo ra ánh sáng lớn. Màu của ánh sáng phụ thuộc rất nhiều vào các chất có trong chip LED bán dẫn. Điều này giúp các nhà sản xuất linh hoạt trong thiết kế hơn, giúp tăng tính thẩm mỹ cho xe.

Đèn pha LED được sử dụng trên xe Honda City RS 2023
Đèn pha LED được sử dụng trên xe Honda City RS 2023

Nhược điểm của loại đèn LEd là giá thành sản xuất cao. Nhiệt lượng tỏa ra từ đèn rất lớn dẫn đến phải có hệ thống tản nhiệt, làm tăng thêm chi phí sản xuất. 

Tuy mang lại hiệu quả chiếu sáng tốt, nhưng giá thành khá cao nên nhà sản xuất chỉ sử dụng đèn LED cho những dòng xe cao cấp. Trong tương lai, rất có thể loại đèn này sẽ thay thế hoàn toàn đèn Halogen.

Ưu, nhược điểm của đèn pha LED

Ưu điểm

Một số ưu điểm của đèn pha LED như sau:

  • Đèn LED yêu cầu công suất thấp hơn bóng đèn Xenon tiêu chuẩn để hoạt động, điều này khiến chúng tiêu tốn ít năng lượng điện hơn 10 lần.
  • Đèn pha LED cung cấp ánh sáng định hướng không phải dạng khuếch tán, vậy nên thường được dùng làm đèn định vị.
  • Tuổi thọ bền cao, có thể lên đến 50.000 giờ
  • Kích thước nhỏ gọn, các nhà sản xuất ô tô có thể sử dụng một loạt đèn LED với nhiều hình dạng khác nhau để tạo ra những thiết kế đèn pha độc đáo.
  • Khả năng thẳng sáng cực nhanh, chỉ một phần vài triệu giây.
  • Không có chi phí bảo trì hoặc làm sạch và không chứa thủy ngân.
  • Giảm sự tích tụ nhiệt.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm, đèn pha LED cũng tồn tại những nhược điểm sau:

  • Đèn LED rất nhạy cảm với nhiệt độ cao do đố khi gặp nhiệt độ cao, đèn LED dễ bị hỏng.
  • Chi phí sản xuất cũng như lắp đặt đèn pha LED cao.
  • Vùng chiếu sáng nhỏ hơn Xenon nhưng lại lớn hơn Halogen.

Một số điều cần lưu ý khi lựa chọn và sử dụng đèn pha LED trên xe ô tô

Khi lựa chọn

  • Bên cạnh hệ thống đèn LED nguyên mẫu được trang bị sẵn trên xe ô tô từ nhà sản xuất thì chủ xe chỉ được tự nâng cấp dàn đèn LED với mai màu ánh sáng là màu trắng và vàng.
  • Trước khi quyết định tìm mua loại đèn LED phù hợp cho xe ô tô, các chủ xe nên tham khảo thông tin về luật giao thông hiện hành, những thay đổi được phép trên xe ô tô và không được phép có sự lựa chọn các mẫu thiết kế mới phù hợp cho xe.
  • Việc nâng cấp công nghệ đèn LED cho xe khá phức tạp, nên các chủ xe cần chú ý đến khả năng tài chính cũng như khả năng đáp ứng của loại xe đang dùng có phù hợp cho việc nâng cấp hay không.
Lưu ý khi lựa chọn và sử dụng đèn pha LED trên xe ô tô
Lưu ý khi lựa chọn và sử dụng đèn pha LED trên xe ô tô

Khi sử dụng

  • Tuân thủ quy định giao thông: Đảm bảo rằng đèn LED được cài đặt và sử dụng tuân thủ đầy đủ các quy định và luật lệ giao thông. Một số khu vực có quy định cụ thể về việc sử dụng đèn LED trên đường.
  • Cài đặt chính xác: Lắp đặt đèn LED theo hướng dẫn của nhà sản xuất để đảm bảo ánh sáng được phát huy đúng cách và không gây chói lọi hoặc làm mất hiệu suất của người lái xe khác.
  • Kiểm tra điều chỉnh chiều sáng: Lắp đặt đèn LED theo hướng dẫn và điều chỉnh chiều sáng của đèn LED để tránh chiếu ánh sáng quá cao, gây mất an toàn cho người lái xe khác.
  • Kiểm tra chất lượng đèn: Chọn đèn LED chất lượng từ những nhà sản xuất đáng tin cậy để đảm bảo độ bền, hiệu suất và màu sắc ánh sáng chính xác.
  • Chú ý đến tản nhiệt: Đèn LED cần có hệ thống tản nhiệt hiệu quả để giữ cho nhiệt độ hoạt động ổn định và đảm bảo tuổi thọ.
  • Không tự ý thay đổi màu sắc ánh sáng: Không nên tự ý thay đổi màu sắc ánh sáng của đèn LED, vì điều này có thể gây lo ngại và ảnh hưởng đến tầm nhìn của người lái xe khác.

So sánh đèn pha LED và đèn pha Xenon

Sự khác biệt chính của đèn LED và đèn Xenon chính là ở chức năng chiếu sáng. Đèn LED hoạt động là do sự trợ giúp của diode và điện tử, còn đèn Xenon chứa đầy khí và dây tóc để phát sáng. Cụ thể, một số đặc điểm để phân biệt đèn LED với đèn Xenon như sau:

ĐẶC ĐIỂMĐÈN LEDĐÈN XENON
Cơ chế phát sángĐèn LED phát sáng ánh sáng với sự trợ giúp của các electron.Khí Xenon kết hợp với hồ quang điện giúp bóng đèn phát ra ánh sáng.
Chất liệu phát sángDiodeKhí trơ Xenon
Tuổi thọTrung bình có thể chiếu sáng từ 10.000 – 15.000 giờTrung bình có thể chiếu sáng từ 2.500 – 3.000 giờ
Công suất chiếu sáng4,5 W35 W
Phạm vi chiếu sángĐèn LED chiếu sáng một khu vực lớn hơn và có thể chiếu sáng tốt hơn các biển báo vào ban đêm.Đèn Xenon giúp chiếu sáng các khu vực nhỏ hơn, có thể chiếu sáng tốt hơn khu vực hai bên đường.
Chi phí sử dụngChi phí lắp đặt đèn LED cao hơn nhưng sử dụng lâu dài hơn.Chi phí lắp đặt đèn Xenon khá đắt đỏ và tuổi thọ không bằng đèn LED.
Mức tiêu thụ năng lượngÍt hơnNhiều hơn
Dẫn điệnĐèn LED không làm nóng hốc bóng đèn.Đèn Xenon làm nóng khoang và có thể cảm nhận được hơi ấm khi đến gần chúng.

Câu hỏi thường gặp

Độ đèn pha LED tăng sáng cho xe ô tô có bị phạt không?

Độ đèn LED cho xe ô tô sẽ không bị phạt nếu bạn tuân thủ theo Khoản 14 Điều 8 Luật giao thông đường bộ năm 2008. Và để có thể độ đèn đúng điều luật ban hành, bạn nên đưa xe đến gara/showroom để được tư vấn và lắp đặt đúng quy chế để không bị phạt khi tham gia giao thông.

Nên sử dụng đèn pha LED hay đèn pha Xenon cho xe ô tô?

Cả đèn LED và đèn Xenon đều sở hữu những ưu điểm và nhược điểm riêng. Những công nghệ đèn chiếu sáng này không chỉ giúp cải thiện độ sáng mà còn giúp cải thiện ngoại hình và tăng tính thẩm mỹ cho xe. Việc lựa chọn nên lắp đặt loại đèn nào sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như sở thích cá nhân cũng như nhân sách mà chủ xe có thể tra trả.

Như vậy, Honda Mỹ Đình đã cung cấp cho bạn thông tin chi tiết nhất về đèn pha LED ô tô. Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cấu tạo, nguyên lý hoạt động cũng như những điều cần chú ý khi sử dụng đèn pha LED trên xe ô tô. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0375 83 79 79 hoặc tới showroom tại 02 Lê Đức Thọ, Cấu Giấy, Hà Nội để được giải đáp và tư vấn chi tiết nhé!


Đánh giá post

LIÊN HỆ VỚI HONDA Ô TÔ MỸ ĐÌNH






    0375837979
    Messenger Honda Mỹ Đình
    Zalo Honda Mỹ Đình