Vòng tua máy là gì? Vòng tua máy ô tô bao nhiêu là hợp lý?

Vòng tua máy (RPM) là chỉ số quan trọng phản ánh hiệu suất làm việc của động cơ ô tô. Việc hiểu và kiểm soát vòng tua máy không chỉ giúp bạn lái xe an toàn, tiết kiệm nhiên liệu mà còn kéo dài tuổi thọ động cơ. Trong bài viết này, cố vẫn kỹ thuật Nguyễn Hồng Hải của Honda Mỹ Đình sẽ giúp giải đáp vòng tua máy ô tô bao nhiêu là hợp lý và cách xử lý khi chỉ số RPM tăng cao hoặc thấp.

Vòng tua máy là gì?

Vòng tua máy (RPM – Revolutions Per Minute) là số vòng quay của trục khuỷu động cơ trong một phút. Trong đó, trục khuỷu là bộ phận trung tâm của động cơ, chuyển động tịnh tiến lên xuống của piston thành chuyển động quay, tạo ra công suất để xe vận hành.

Vòng tua máy càng cao, tốc độ động cơ càng lớn và ngược lại. Tuy nhiên, vòng tua quá cao hoặc quá thấp đều có thể gây ảnh hưởng xấu đến động cơ.

Vòng tua máy thể hiện số vòng quay của trục khuỷu trong vòng 1 phút (Ảnh:Honda Ô tô Mỹ Đình)
Vòng tua máy thể hiện số vòng quay của trục khuỷu trong vòng 1 phút (Ảnh:Honda Ô tô Mỹ Đình)

Cách kiểm tra vòng tua máy ô tô

Đồng hồ vòng tua máy thường nằm ở vị trí trung tâm của bảng đồng hồ taplo, bên cạnh đồng hồ tốc độ. Trên đồng hồ có các thông số sau:

  • Con số: Chỉ số vòng tua máy, đơn vị là vòng/phút (RPM).
  • Vạch chia: Giúp bạn dễ dàng đọc giá trị vòng tua máy.
  • Vạch đỏ (Redline): Vạch giới hạn vòng tua máy tối đa cho phép. Không nên để vòng tua máy vượt quá vạch đỏ trong thời gian dài để tránh hư hỏng động cơ.
  • Vạch xanh (Eco): Vạch chỉ vùng vòng tua máy tối ưu để tiết kiệm nhiên liệu.
Cách đọc đồng hồ vòng tua máy ô tô
Cách đọc đồng hồ vòng tua máy ô tô
  • Khi động cơ hoạt động, kim đồng hồ sẽ chỉ vào số tương ứng với vòng tua máy hiện tại.
  • Khi xe tăng tốc, kim đồng hồ sẽ di chuyển lên trên.
  • Khi xe giảm tốc, kim đồng hồ sẽ di chuyển xuống dưới.

Vòng tua máy xe ô tô bao nhiêu là hợp lý?

Ở chế độ không tải và khi xe chạy, vòng tua máy sẽ đạt ở mức độ khác nhau. Cụ thể:

Trạng thái của xeVòng tua máy của xe
Khi xe ở chế độ không tảiTrong khoảng 600-1000 vòng/phút
Khi xe chạy bình thườngTrong khoảng 1500-2500 vòng/phút

Khi xe ở chế độ không tải

Đối với động cơ xăng, tốc độ quay khởi động của xe đạt 50 vòng/phút. Khi xe không di chuyển và bạn không đạp ga, vòng tua máy thường nằm trong khoảng 600-1000 vòng/phút. Tại thời điểm này, nhiệt độ rơi vào khoảng 80-90 độ, không quá nóng, đủ đảm bảo cho động cơ hoạt động ổn định và mượt mà. Còn với động cơ Diesel, tốc độ quay trung bình khi khởi động động cơ là 90 vòng/phút.

Trong trường hợp xe không hoạt động trong một khoảng thời gian, khi khởi động lại bạn sẽ cảm nhận được các quãng giật cục. Đây chính là lúc xe đang tự động tăng vòng tua máy lên 1000 vòng/phút. Bạn không cần quá lo lắng khi thấy vòng tua máy tăng đột ngột trong trường hợp này, vì đây là cơ chế bình thường của động cơ ô tô.

Khi xe chạy bình thường

Vòng tua máy khi vận hành phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại xe, điều kiện lái xe, tải trọng, độ dốc đường,… Thông thường, vòng tua máy tối ưu để tiết kiệm nhiên liệu là khoảng 1500-2500 vòng/phút. Khi lái xe thông thường, vòng tua máy lý tưởng sẽ thay đổi tùy theo cấp số của xe. Cụ thể:

Cấp sốVòng tua máy
Cấp số 1 và 2Khoảng 1400-1800 vòng/phút
Cấp số 3 và 4Khoảng 1300-1700 vòng/phút
Cấp số 3, 4 và 5Khoảng 1200-1600 vòng/phút

Các con số này thể hiện cho mức vòng tua máy lý tưởng để người lái có thể điều khiển xe một cách êm ái trên đường, linh hoạt trong việc chuyển số trên các loại địa hình và đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. Trên các đoạn đường rộng, không có chướng ngại vật, vòng tua máy lý tưởng sẽ ở khoảng 1200 vòng/phút.

Lưu ý: Khoảng vòng tua máy phù hợp với từng số để chuyển sang số được thuận tiện hơn. Nếu bạn phanh gấp khi di chuyển với tốc độ cao, hãy về số và giảm vòng tua máy để động cơ mượt mà hơn.

Các yếu tố ảnh hưởng đến vòng tua máy ô tô

Có nhiều yếu tố tác động đến chỉ số vòng tua máy ô tô, cụ thể:

  • Chân ga: Chân ga điều khiển lượng nhiên liệu vào động cơ, ảnh hưởng trực tiếp đến vòng tua máy. Đạp ga sâu hơn sẽ làm tăng vòng tua máy, nhả ga sẽ làm giảm vòng tua máy.
  • Hộp số: Hộp số thay đổi tỷ số truyền động giữa động cơ và bánh xe. Ở số thấp, vòng tua máy cao hơn và ngược lại.
  • Tải trọng: Xe chở nặng sẽ cần vòng tua máy cao hơn để duy trì tốc độ.
  • Độ dốc đường: Leo dốc cần vòng tua máy cao hơn, xuống dốc cần vòng tua máy thấp hơn.
  • Điều kiện đường xá: Đường xấu, gồ ghề hoặc tắc đường có thể làm tăng vòng tua máy.

Đặc điểm của vòng tua máy ô tô

Hiểu về vòng tua máy xe ô tô, người dùng cần nắm bắt một số đặc điểm quan trọng sau đây:

Số xe càng nhỏ thì số vòng tua máy càng cao

Vòng tua máy xe ô tô tỷ lệ nghịch với các cấp số trên xe ô tô (Ảnh: Honda Ô tô Mỹ Đình)
Vòng tua máy xe ô tô tỷ lệ nghịch với các cấp số trên xe ô tô (Ảnh: Honda Ô tô Mỹ Đình)

Vòng tua máy ô tô sẽ tỷ lệ nghịch với các cấp số trên xe ô tô. Vì ở số càng nhỏ (cần tạo đà) thì xe cần lực kéo càng lớn nên trục khuỷu phải quay nhiều hơn. Đến các số lớn, lực kéo cần thiết giảm dần (xe đã có đà) nên vòng tua máy cũng giảm theo. Vòng tua máy thường đạt mức độ cao nhất ở số 1, giảm dần khi xe về số 2 và tương tự giảm dần theo các cấp số tiếp theo số 3, sô 4, số 5,…

Di chuyển tốc độ càng cao thì vòng tua máy càng cao

Vòng tua máy có tỷ lệ thuận với tốc độ của xe (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Vòng tua máy có tỷ lệ thuận với tốc độ của xe (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Vòng tua máy tỷ lệ thuận với tốc độ. Khi người lái đạp ga để tăng tốc thì vòng tua máy cũng sẽ tăng theo tốc độ xe. Để có thể đáp ứng tốc độ mà người lái yêu cầu thì trục khuỷu động cơ cần phải quay nhiều vòng hơn.

Tuy nhiên cũng có trường hợp vòng tua máy cao nhưng tốc độ lại chậm là do đặc điểm đầu tiên. Khi xe ở số nhỏ, đi chậm thì vòng tua máy cũng sẽ ở mức cao. Điều này thường bắt gặp khi xe tải nặng, xe leo dốc, đang chạy số 1, số 2, hoặc chế độ số thấp L (đối với xe số tự động).

Vòng tua máy càng cao thì động cơ càng ồn

Khi động cơ hoạt động càng nhiều, trục khuỷu càng quay nhanh (để tạo nhiều vòng) thì động cơ phát ra tiếng ồn càng lớn. Động cơ hoạt động đến gần ngưỡng quá tải thì tiếng gầm sẽ càng to. Điều này thường thấy ở các dòng xe hạng A hoặc hạng B sử dụng động cơ nhỏ. Xe có công suất hạn chế nên trong quá trình sử dụng có nhiều tình huống xe phải tận dụng công suất tối đa nên động cơ thường ồn. Đó chính là lý do người lái luôn cố gắng giữ xe ở mức vòng tua vừa phải để giảm thiểu tiếng ồn cho xe.

Vòng tua máy càng cao thì càng tốn xăng

Xe di chuyển nhanh làm vòng tua tăng cao (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Xe di chuyển nhanh làm vòng tua tăng cao (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Vòng tua máy tỷ lệ thuận với mức độ tiêu hao nhiên liệu. Vì vòng tua máy càng cao nghĩa là động cơ làm hoạt động càng nhiều, do vậy mức tiêu hao nhiên liệu sẽ càng lớn. 

Các vấn đề thường gặp và cách khắc phục

Vòng tua máy ô tô có thể gặp phải một số vấn đề trong quá trình sử dụng, gây ảnh hưởng đến hiệu suất động cơ và trải nghiệm lái xe. Dưới đây là một số vấn đề thường gặp và cách khắc phục:

Vòng tua máy cao bất thường

Vòng tua máy cao bất thường là một vấn đề thường gặp ở ô tô, không chỉ gây khó chịu cho người lái mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây hư hỏng động cơ nếu không được xử lý kịp thời.

Nguyên nhân:

  • Lọc gió bẩn: Lọc gió bị bẩn làm giảm lượng không khí vào động cơ, khiến động cơ phải tăng vòng tua để bù đắp.
  • Bugi bám muội: Bugi bám muội khiến quá trình đánh lửa không hiệu quả, động cơ phải tăng vòng tua để duy trì hoạt động.
  • Hệ thống phun nhiên liệu bị lỗi: Kim phun bị tắc, bơm xăng yếu,… khiến nhiên liệu không được cung cấp đủ, động cơ phải tăng vòng tua để bù đắp.
  • Cảm biến bị lỗi: Cảm biến vị trí bướm ga, cảm biến lưu lượng khí nạp,… bị lỗi sẽ gửi tín hiệu sai lệch đến ECU, khiến ECU điều khiển vòng tua máy không chính xác.
  • Rò rỉ chân không: Rò rỉ chân không làm thay đổi tỷ lệ hòa khí, khiến động cơ hoạt động không ổn định và vòng tua máy tăng cao.

Cách khắc phục:

  • Vệ sinh hoặc thay thế lọc gió: Thường xuyên vệ sinh hoặc thay thế lọc gió định kỳ để đảm bảo lượng không khí vào động cơ đủ.
  • Vệ sinh hoặc thay thế bugi: Kiểm tra và vệ sinh bugi định kỳ. Nếu bugi bị mòn hoặc hư hỏng, cần thay thế.
  • Kiểm tra và sửa chữa hệ thống phun nhiên liệu: Mang xe đến gara để kiểm tra và sửa chữa hệ thống phun nhiên liệu nếu có dấu hiệu lỗi.
  • Kiểm tra và thay thế cảm biến: Nếu cảm biến bị lỗi, cần thay thế cảm biến mới.
  • Kiểm tra và khắc phục rò rỉ chân không: Kiểm tra các ống dẫn chân không xem có bị nứt, vỡ hoặc lỏng lẻo không. Nếu có, cần khắc phục ngay.

Vòng tua máy thấp

Vòng tua máy thấp là tình trạng động cơ ô tô hoạt động ở tốc độ vòng quay thấp hơn mức bình thường, thường dưới 600 vòng/phút khi không tải. Tình trạng này có thể gây ra nhiều vấn đề cho động cơ và ảnh hưởng đến khả năng vận hành của xe.

Nguyên nhân

  • Ắc quy yếu: Ắc quy yếu không cung cấp đủ điện năng để khởi động động cơ, khiến vòng tua máy thấp.
  • Hệ thống đánh lửa bị lỗi: Bugi yếu, dây cao áp bị hỏng, mobin sườn bị hỏng,… khiến quá trình đánh lửa không hiệu quả, động cơ không đủ mạnh để đạt vòng tua máy bình thường.
  • Cảm biến bị lỗi: Cảm biến vị trí bướm ga, cảm biến lưu lượng khí nạp,… bị lỗi sẽ gửi tín hiệu sai lệch đến ECU, khiến ECU điều khiển vòng tua máy không chính xác.

Cách khắc phục

  • Sạc hoặc thay thế ắc quy: Nếu ắc quy yếu, hãy sạc đầy hoặc thay thế ắc quy mới.
  • Kiểm tra và sửa chữa hệ thống đánh lửa: Kiểm tra và thay thế bugi, dây cao áp, mobin sườn nếu cần.
  • Kiểm tra và thay thế cảm biến: Nếu cảm biến bị lỗi, cần thay thế cảm biến mới.

Vòng tua máy không ổn định

Tình trạng vòng tua máy hoạt động không ổn định xảy ra khi tốc độ quay của động cơ (vòng tua máy) thay đổi liên tục một cách bất thường, không giữ được sự ổn định cần thiết.

Nguyên nhân

  • Cảm biến bị lỗi: Cảm biến vị trí bướm ga, cảm biến lưu lượng khí nạp, cảm biến oxy,… bị lỗi sẽ gửi tín hiệu sai lệch đến ECU, khiến vòng tua máy dao động.
  • Bướm ga bẩn: Bướm ga bẩn khiến lượng không khí vào động cơ không ổn định, dẫn đến vòng tua máy không đều.
  • Động cơ bị hỏng: Các vấn đề về động cơ như hở van, xupap bị kẹt, piston bị mòn,… có thể khiến vòng tua máy không ổn định.

Cách khắc phục

  • Kiểm tra và thay thế cảm biến: Nếu cảm biến bị lỗi, cần thay thế cảm biến mới.
  • Vệ sinh bướm ga: Vệ sinh bướm ga định kỳ để đảm bảo lượng không khí vào động cơ ổn định.
  • Sửa chữa động cơ: Nếu động cơ bị hỏng, cần mang xe đến gara để kiểm tra và sửa chữa.

Lưu ý: Nếu không có kiến thức và kinh nghiệm về sửa chữa ô tô, hãy mang xe đến gara uy tín để được kiểm tra và khắc phục sự cố một cách an toàn và hiệu quả.

Mẹo lái xe tiết kiệm nhiên liệu dựa trên vòng tua máy

Vòng tua máy không chỉ là một chỉ số kỹ thuật, mà còn là công cụ hữu ích giúp bạn lái xe tiết kiệm nhiên liệu hơn. Dưới đây là một số mẹo nhỏ bạn có thể áp dụng:

  • Chuyển số sớm: Khi vòng tua máy đạt đến khoảng 2000-2500 vòng/phút (đối với động cơ xăng), hãy nhanh chóng chuyển lên số cao hơn. Điều này giúp động cơ hoạt động ở vòng tua thấp hơn, tiết kiệm nhiên liệu hơn.
  • Giữ vòng tua máy ổn định: Tránh tăng tốc và giảm tốc đột ngột. Thay vào đó, hãy duy trì tốc độ ổn định và tăng tốc từ từ. Điều này giúp giảm thiểu sự biến thiên vòng tua máy và tiết kiệm nhiên liệu.
  • Hạn chế để xe chạy không tải: Khi dừng xe chờ đèn đỏ hoặc tắc đường, hãy tắt máy nếu thời gian dừng quá lâu (trên 1 phút). Điều này giúp tiết kiệm nhiên liệu và giảm lượng khí thải.
  • Sử dụng chế độ lái tiết kiệm nhiên liệu (ECO mode): Nếu xe của bạn có chế độ lái ECO mode, hãy sử dụng chế độ này để tối ưu hóa hiệu suất động cơ và tiết kiệm nhiên liệu.

 Vòng tua máy là một thông số quan trọng giúp bạn đánh giá tình trạng hoạt động của động cơ và lái xe một cách tiết kiệm, an toàn. Hiểu rõ về vòng tua máy và áp dụng các mẹo lái xe tiết kiệm nhiên liệu sẽ giúp bạn bảo vệ động cơ, kéo dài tuổi thọ xe và giảm chi phí vận hành. Nếu có bất cứ thắc mắc hay câu hỏi nào, hãy liên hệ ngay qua hotline 0375 83 7979 hoặc tới showroom tại 02 Lê Đức Thọ, Cầu Giấy, Hà Nội để được tư vấn và giải đáp chi tiết nhé!


5/5 - (1 bình chọn)

LIÊN HỆ VỚI HONDA Ô TÔ MỸ ĐÌNH






    0375837979
    Messenger Honda Mỹ Đình
    Zalo Honda Mỹ Đình