Van hằng nhiệt có vai trò rất quan trọng trong hệ thống làm mát trên xe ô tô. Bộ phận này tuy nhỏ nhưng lại đóng góp rất lớn trong việc điều hoà nhiệt độ và kiểm soát sự quá nhiệt của động cơ. Vì thế khi sử dụng bạn cần chú ý sử dụng đúng cách cũng như thường xuyên bảo dưỡng để hệ thống làm mát luôn hoạt động ổn định. Bài viết dưới đây, cố vấn kỹ thuật Vũ Tiến Cường của Honda Mỹ Đình sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cấu tạo, nguyên lý hoạt động cùng tác dụng của bộ phận này.
Van hằng nhiệt là gì?
Van hằng nhiệt là một bộ phận nhỏ trong hệ thống làm mát của động cơ. Mặc dù là chi tiết nhỏ nhưng lại có ảnh hưởng lớn đến việc ổn định nhiệt độ của động cơ, giúp xe tiết kiệm nhiên liệu và gia tăng tuổi thọ, độ bền cho xe.
Van hằng nhiệt ô tô thường được lắp trên đường ống dẫn từ động cơ đến két nước. Bộ phận này có công dụng điều chỉnh nhiệt độ nước làm mát của động cơ đến mức ổn định bằng cách khống chế lượng chất lỏng đi qua két nước làm mát.
Tác dụng của van hằng nhiệt đối với hệ thống nước làm mát trên ô tô
Van hằng nhiệt có vai trò quan trọng trong hệ thống làm mát trên xe ô tô. Chức năng chính của bộ phận này là điều hoà nhiệt độ và kiểm soát sự quá nhiệt của động cơ. Trong đó, lò xo trong van hằng nhiệt có nhiệm vụ điều tiết lượng nước làm mát từ lốc máy vào bộ tản nhiệt, đảm bảo cho động cơ hoạt động hiệu quả. Lúc này, van hằng nhiệt sẽ tự động đóng lại hoặc mở ra. Khi van đóng, quá trình luân chuyển nước làm mát không diễn ra khiến động cơ tăng nhiệt độ. Ngược lại, khi van mở, nước làm mát sẽ chảy đến bộ tản nhiệt, qua đó hạ nhiệt động cơ.
Cấu tạo của van hằng nhiệt
Van hằng nhiệt được cấu tạo từ các bộ phận chính như: van chính, van thứ cấp, xi lanh nạp, con dấu và lò xo. Mỗi chi tiết đảm nhận những chức năng riêng, cụ thể:
- Van chính: Các van chính giúp kiểm soát dòng chảy của nước làm mát của động cơ. Khi nhiệt độ trong hệ thống làm mát tăng lên, van sẽ dần mở ra và xả nhiều nước làm mát hơn đến bộ tản nhiệt.
- Van thứ cấp: Khi van cấp mở, nước làm mát sẽ đi qua bộ tản nhiệt và lưu thông theo một trình khép kín. Trường hợp nhiệt độ nước làm mát tăng lên, van này sẽ đóng lại và nước làm mát được dẫn đến bộ tản nhiệt động cơ. Động cơ sẽ nhanh chóng nóng lên nếu nước làm mát không di chuyển đến bộ tản nhiệt kịp thời.
- Xi lanh nạp: Khi nhiệt độ nước làm mát động cơ tăng lên, xi lanh nạp đầy sáp (loại sáp đặc biệt có thể giãn nở theo nhiệt) bắt đầu tan chảy (chuyển từ dạng rắn sang dạng lỏng). Sự nóng chảy này sẽ làm cho van chính mở ra, nước làm mát dẫn trực tiếp vào bộ tản nhiệt. Trường hợp nước làm mát thấp, sáp ở trạng thái rắn thì van xả của bộ tản nhiệt mở.
- Con dấu: Một con dấu được sử dụng để ngăn chặn bất kỳ dòng chảy không mong muốn nào đi qua van chính của bộ tản nhiệt. Ngoài ra, để con dấu hoạt động chính xác và hiệu quả thì vị trí đặt phải sạch sẽ và gọn gàng.
- Lò xo: Khi nhiệt độ nước làm mát xuống dưới mức quy định (khoảng dưới 87 độ C) thì lò xo này sẽ đưa van chính trở về vị đóng.
Cơ chế hoạt động của van hằng nhiệt
Van hằng nhiệt hoạt động thông qua phản ứng với những thay đổi về nhiệt độ nước làm mát động cơ. Vì thế, nếu nước làm mát động cơ nguội thì van hằng nhiệt sẽ đóng. Ngược lại, nếu nước làm mát động cơ đủ nóng thì van sẽ được mở ra để nước làm mát đi tới bộ tản nhiệt và làm mát động cơ.
Khi xe ô tô mới khởi động, động cơ vẫn chưa được làm nóng nên van hằng nhiệt sẽ đóng, quá trình trao đổi nước làm mát không diễn ra. Khi nhiệt độ trong dầu động cơ cao hơn mức quy định (từ 87 – 102 độc C) thì van nước làm mát mở.
Trong trường hợp nước làm mát ở nhiệt độ thấp hơn 87 độ C, lò xo đẩy xi lanh đi lên làm van đóng lại. Lúc này, nước làm mát không thể di chuyển qua van hằng nhiệt. Cho đến khi động cơ đạt nhiệt độ từ 87 – 95 độ C thì Parafin (hỗn hợp có nhiều hydrocarbon từ dầu hoả) sẽ làm giãn nở đẩy sức cản của lò xò và xi lanh đi xuống. Van hằng nhiệt sẽ mở thông đường nước từ động cơ ra két làm mát.
Những dấu hiệu hư hỏng van hằng nhiệt
Khi thấy xe của bạn xuất hiện một số dấu hiệu sau đây chứng tỏ van hằng nhiệt của bạn đang bị hư hỏng. Bạn cần chú ý quan sát để phát hiện kịp thời để sửa chữa.
Động cơ quá nóng
Nếu van hằng nhiệt bị lẹt ở vị trí đóng, nước làm mát động cơ sẽ không thể chảy vào bộ tản nhiệt. Nếu động cơ chạy trong trường hợp này quá lâu sẽ có nguy cơ bị hư hỏng. Thêm vào đó, động cơ quá nóng cũng có thể do các lý do khác. Nó có thể là do mức độ làm mát thấp hoặc máy bơm nước bị hỏng, cũng có thể có rò rỉ trong hệ thống nước làm mát…
Động cơ quá nguội
Nếu van hằng nhiệt bị kẹt ở vị trí mở, chất làm mát động cơ cháy không ngừng đến bộ tản nhiệt. Điều này sẽ khiến động cơ mất nhiều thời gian hơn để đạt đến nhiệt độ làm việc của nó cũng như duy trì nó ở nhiệt độ tối ưu.
Khi động cơ quá nguội có thể dẫn đến hiệu quả làm việc thấp hơn của dầu động cơ khiến đẩy nhanh tốc độ hao mòn các bộ phận động cơ, giảm hiệu quả của động cơ và làm hao phí nhiên liệu.
Hiệu suất động cơ kém
Van hằng nhiệt giúp động cơ hoạt động ở nhiệt độ làm việc tối ưu, nếu van hằng nhiệt hoạt động không tốt có thể dẫn đến các vấn đề trong hiệu suất động cơ.
Rò rỉ nước làm mát
Một dấu hiệu khác cho thấy van hằng nhiệt gặp vấn đề là nước làm mát bị rò rỉ. Khi bị hư hỏng, bộ phận này sẽ không cho phép chất lỏng chảy mà bị kẹt lại ở vị trí đóng. Điều này có thể khiến chất làm mát rò rỉ qua miếng đệm nằm giữa bộ tản nhiệt và bình chứa, thấm ra khỏi vỏ của van hoặc qua các đường ống dẫn và chảy xuống dưới gầm xe.
Cách kiểm tra van hằng nhiệt trên xe ô tô
Cách kiểm tra van hằng nhiệt tại nhà
Bước 1: Kiểm tra đồng hồ báo nhiệt độ nước trên xe
Khi van hằng nhiệt bị kẹt có thể làm cho kim báo nhiệt bị nhảy lên đến vùng nguy hiểm màu đỏ chỉ trong vòng 5 đến 15 phút xe nổ máy.
Bước 2: Tắt máy xe và để cho động cơ nguội trước khi mở nắp capo
Tìm két làm mát và mở nắp két.
Bước 3: Xả bớt nước làm mát ra khỏi két nước
Mở vít xả ở đáy két nước để xả bớt một ít nước vào 1 cái bình cho đến khi mực nước trong két thấp xuống dưới ống trên của két nước. Xả khoảng từ 1-2 lít nước làm mát. Bạn có thể sử dụng nước làm mát này nếu nó còn mới.
Bước 4: Xác định vị trí van hằng nhiệt
Van hằng nhiệt thường được đặt trong ống trên của két nước. Tháo bệ đỡ và lấy van hằng nhiệt ở bên trong ra. Thông thường sẽ có đánh số trên van để cho biết nhiệt độ mở van (nằm giữa 70-90 độ C).
Bước 5: Đổ đầy nước vào nồi và cho van hằng nhiệt vào để van ngập hoàn toàn trong nước
Bước 6: Đun nóng nước trong nồi và đặt một đồng hồ đo nhiệt độ nước vào nồi
Kiểm tra nhiệt độ thường xuyên, đồng thời quan sát van hằng nhiệt. Nếu bạn thấy van hằng nhiệt bắt đầu mở khi nhiệt độ nước trong nồi vừa chạm đến nhiệt độ mở thiết kế được ghi trên van. Van sẽ mở hoàn toàn khi nước trong nồi đạt nhiệt độ cao hơn mức thiết kế khoảng 10 độ C. Nếu van hằng nhiệt vẫn đóng, nó cần phải được thay mới.
Cách kiểm tra van hằng nhiệt khi đang đi trên đường
Bước 1: Kiểm tra xem kim đồng hồ báo nhiệt có lên gần ngưỡng nguy hiểm không
Hãy tắt máy xe ngay sau khi bạn thấy đồng hồ báo nhiệt độ nước lên đến ngưỡng nguy hiểm.
Bước 2: Mở nắp capo xe cho máy nguội và tìm vị trí các ống két nước
Nếu nắp capo quá nóng, hãy chờ ít nhất 10 phút trước khi mở nó.
Bước 3: Chạm tay vào ống trên của két nước
Ông này có thể đang có nhiệt độ rất nóng nên chỉ chạm vào nó trong vài giây bằng đầu ngón tay. Tương tự với ống dưới của két nước. Cả hai ống thường khá nóng, nếu có 1 ống rất nóng còn 1 ống cảm thấy mát hoặc lạnh cho thấy van hằng nhiệt dường như đã bị kẹt đóng.
Sử dụng tay bóp ống nước
Bước 1: Đề nổ làm ấm nước trong két
Khởi động xe và đề nổ cầm chừng một lát hoặc lái xe 1 đoạn ngắn để làm ấm nước trong két.
Bước 2: Mở nắp capo trong khi động cơ đang hoạt động
Chú ý đeo găng tay cách nhiệt và tìm ống trên của két nước (ống cho nước đi ra két mà nối với van hằng nhiệt).
Bước 3: Dùng tay bóp chặt phần giữa của ống
Khi buông ra bạn sẽ cảm thấy rung nhẹ khi nước chạy qua. Nếu ống quá căng để có thể bóp chặt thì có thể van hằng nhiệt bị kẹt đóng.
Hướng dẫn xử lý van hằng nhiệt ô tô bị lỗi
Nếu van hằng nhiệt trên xe ô tô của bạn bị lỗi hoặc không hoạt động đúng cách, dưới đây là một số bước bạn có thể áp dụng để xử lý tình này. Tuy nhiên, lưu ý rằng việc xử lý van hằng nhiệt có thể yêu cầu kiến thức và kỹ năng cơ khí cơ bản, nên nếu bạn không tự tin, hãy đưa xa vào gara/showroom để được kiểm tra và sửa chữa bởi các chuyên viên kỹ thuật.
- Kiểm tra nhiệt độ động cơ: Van hằng nhiệt hoạt động dựa trên nhiệt độ động cơ. Nếu bạn nghi ngờ van hàng nhiệt bị lỗi, hãy kiểm tra xem nhiệt độ động cơ có đạt mức hoạt động bình thường không. Nếu nhiệt độ động cơ thấp hơn thông số hoạt động bình thường, van hằng nhiệt có thể không mở đúng.
- Kiểm tra điện áp và dây nối: Nếu van hằng nhiệt của bạn hoạt động dựa trên điện áp, hãy kiểm tra dây nối và kết nối điện. Đảm bảo rằng không có dây nối nào bị đứt hoặc kết nối kém.
- Kiểm tra van hằng nhiệt: Nếu bạn xác định rằng van hằng nhiệt đã hỏng hoặc không thể sửa chữa, hãy thay thế nó bằng bộ phận mới. Đảm bảo bạn sử dụng van hằng nhiệt phù hợp với loại động cơ và mô hình của xe.
- Kiểm tra hệ thống làm mát: Đôi khi hệ thống làm mát có vấn đề khiến van hằng nhiệt không hoạt động đúng cách. Hãy kiểm tra cấp nước làm mát, bơm nước làm mát và cách làm mát tổng thể của xe.
- Kiểm tra cảm biến nhiệt độ: Cảm biến nhiệt độ động cơ có thể gây ra lỗi van hằng nhiệt nếu chúng bị hỏng. Kiểm tra cảm biến và thay thế nếu cần.
Như vậy, Honda Ô tô Mỹ Đình đã cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng về van hằng nhiệt. Hy vọng qua bài viết này bạn đọc sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích, sử dụng van hằng nhiệt an toàn và đúng cách. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên hệ với chúng tôi qua hotline 1037 583 7979 hoặc tới showroom tại 02 Lê Đức Thọ, Cầu Giấy, Hà Nội để được tư vấn và giải đáp chi tiết nhé!
Honda Ô tô Mỹ Đình – Tổng kho lớn nhất miền Bắc
- Website: https://hondaotomydinh.vn/
- Fanpage: Honda Ô tô Hà Nội – Mỹ Đình
- Youtube: Honda Ô tô Hà Nội – Mỹ Đình
- Hotline: 0375 83 79 79
Với 2 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực ô tô, tôi tự tin mang đến cho khách hàng những thông tin chính xác và đầy đủ, là nguồn tham khảo đáng tin cậy giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm các thông tin hữu ích.
CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Honda CR-V L 2025: Hình ảnh, TSKT, Giá lăn bánh 11/2024
Nội dung bài viếtVan hằng nhiệt là gì?Tác dụng của van hằng nhiệt đối với [...]
Th11
Honda CR-V G 2025: Hình ảnh, TSKT, Giá lăn bánh 11/2024
Nội dung bài viếtVan hằng nhiệt là gì?Tác dụng của van hằng nhiệt đối với [...]
Th11
“Feel the Performance” tháng 10: Bạn đã bỏ lỡ điều gì?
Nội dung bài viếtVan hằng nhiệt là gì?Tác dụng của van hằng nhiệt đối với [...]
Th11
Honda CR-V L AWD 2025: Hình ảnh, TSKT, Ưu đãi 11/2024
Nội dung bài viếtVan hằng nhiệt là gì?Tác dụng của van hằng nhiệt đối với [...]
Th11
Sự kiện trải nghiệm lái thử xe tháng 11 – Ngập tràn quà tặng lớn 🎁
Nội dung bài viếtVan hằng nhiệt là gì?Tác dụng của van hằng nhiệt đối với [...]
Th11
Honda Civic RS 2025: Giá Bán, Thông Số Kỹ Thuật Và Ưu Đãi Lớn
Nội dung bài viếtVan hằng nhiệt là gì?Tác dụng của van hằng nhiệt đối với [...]
Th11
Honda Civic e:HEV RS 2025: Đánh giá chi tiết thông số kỹ thuật và giá lăn bánh
Nội dung bài viếtVan hằng nhiệt là gì?Tác dụng của van hằng nhiệt đối với [...]
Th11
Honda Civic G 2025 – Cập Nhật Thông Số Kỹ Thuật và Giá Lăn Bánh
Nội dung bài viếtVan hằng nhiệt là gì?Tác dụng của van hằng nhiệt đối với [...]
Th11
LIÊN HỆ VỚI HONDA Ô TÔ MỸ ĐÌNH