Trục các đăng Ô tô: Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và phân loại

Bạn có biết trục các đăng là một trong những bộ phận quan trọng nhất của hệ thống truyền động ô tô? Bộ phận này đảm nhận nhiệm vụ truyền sức mạnh từ động cơ đến các bánh xe, giúp chiếc xe của bạn chuyển động. Cùng Bùi Hải Nam của Honda Ô tô Mỹ Đình tìm hiểu chi tiết về trục các đăng ô tô từ cấu tạo, nguyên lý hoạt động, các loại trục các đăng phổ biến, cho đến các dấu hiệu hư hỏng và bảo dưỡng để đảm bảo chiếc xe của bạn luôn vận hành trơn tru và an toàn nhé!

Tổng quan về Trục Các Đăng

Trục các đăng là gì?

Trục các đăng là bộ phận trong hệ thống lái của xe dùng để truyền mô-men xoắn từ hộp số tới cầu sau hoặc vi sai. Bộ phận trục này không chỉ sử dụng trên ô tô mà còn được sử dụng trên thuyền và máy bay hay còn được gọi là trục Cardan hoặc trục truyền động.

Trục các đăng là bộ phận truyền mô-men xoắn từ hộp số tới cầu xe (Ảnh: Sưu tầm internet)
Trục các đăng là bộ phận truyền mô-men xoắn từ hộp số tới cầu xe

Trục chuyển động có cấu trúc dạng ống rỗng với sự kết hợp của khớp nối và khớp trượt. Ở hầu hết các ô tô bình dân hiện tại sử dụng trục này để dẫn động các bánh sau. Có thể nói đây là bộ phận trục được dùng để truyền công suất từ ​​đầu này sang đầu kia của ô tô.

Đặc điểm của trục dẫn động

Trục dẫn động ô tô có các đặc điểm cơ bản như sau:

  • Trục dẫn động hoạt động theo cách thức truyền lực từ trục ra của hộp số tới bộ vi sai.
  • Hoạt động này không tốn điện năng, không có thay đổi về RPM
  • Truyền công suất ở một độ cao khác, chẳng hạn như trục đầu ra của hộp số cách mặt đất 1 mét và bộ vi sai cách mặt đất 0,5 mét.
  • Có thể tự động điều chỉnh khi xe chạy qua chướng ngại vật. 
Trục các đăng còn gọi là trục dẫn động, truyền lực mà không cần tốn điện năng (Ảnh: Sưu tầm internet)
Trục các đăng còn gọi là trục dẫn động, truyền lực mà không cần tốn điện năng

Tầm quan trọng của trục các đăng trên xe ô tô

Trục các đăng, hay còn được gọi là trục cardan hoặc trục truyền động, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống truyền động của ô tô, đặc biệt là trên các xe sử dụng hệ dẫn động cầu sau (RWD) hoặc dẫn động bốn bánh (4WD). Tầm quan trọng của nó thể hiện qua các khía cạnh sau:

  • Truyền tải công suất: Trục các đăng là cầu nối trung gian, chịu trách nhiệm truyền tải công suất từ động cơ, qua hộp số đến vi sai, cuối cùng là đến các bánh xe, giúp xe chuyển động. Nếu không có trục các đăng, xe sẽ không thể di chuyển.
  • Linh hoạt và thích ứng: Nhờ có các khớp các đăng, trục dẫn động có thể thay đổi góc độ và chiều dài một cách linh hoạt, thích ứng với sự chuyển động lên xuống của hệ thống treo và sự thay đổi độ cao của bánh xe khi xe di chuyển trên địa hình không bằng phẳng. Điều này đảm bảo quá trình truyền động diễn ra liên tục và êm ái.
  • Đảm bảo an toàn: Trục các đăng được thiết kế để chịu được lực xoắn và lực uốn lớn, giúp đảm bảo an toàn cho người lái và hành khách. Nếu trục các đăng bị hỏng, xe có thể mất lái hoặc gặp các sự cố khác, gây nguy hiểm cho người sử dụng.
  • Tiết kiệm nhiên liệu: Trục các đăng chất lượng cao, được thiết kế tối ưu về trọng lượng và ma sát, có thể giúp giảm thiểu tổn thất năng lượng trong quá trình truyền động, từ đó góp phần tiết kiệm nhiên liệu cho xe.
  • Tăng tuổi thọ cho các bộ phận khác: Trục các đăng hoạt động linh hoạt giúp giảm thiểu áp lực lên các bộ phận khác trong hệ thống truyền động như hộp số, vi sai và các khớp nối, từ đó kéo dài tuổi thọ của chúng.

Cấu tạo của trục các đăng

Thuộc hệ thống truyền dẫn động cơ, trục các đăng là bộ phận có chức năng truyền mômen, lực giữa các cụm đặt cách xa nhau hoặc giữa các cụm của hệ thống truyền lực. Cụ thể, trục các đăng ở các xe FR và 4WD sẽ truyền công suất từ hộp số ngang/dọc đến bộ vi sai. Lúc này, trục các đăng có thể dịch chuyển lên xuống tùy vào điều kiện đường sá khác nhau và triệt tiêu sự thay đổi về chiều dài bằng rãnh then.

Vị trí lắp trục các đăng được bố trí sao cho bộ vi sau thấp hơn hộp số để từ đó trục bị nghiêng đi.

Vị trí của trục các đăng trên xe ô tô
Vị trí của trục các đăng trên xe ô tô

Phần trục

Trục các đăng là một ống thép nhẹ được làm bằng thép cacbon, nó đủ khỏe để chống cong và xoắn. Thông thường, chúng là một ống liền có hai khớp nối ở hai đầu hình hình thành các khớp đăng. Vì có sự rung động nhẹ ở dải tốc độ cao, nên ngày nay người ta thường sử dụng loại trục các đăng 3 khớp nối.

Cấu tạo các khớp trục
Cấu tạo các khớp trục
  • Trục các đăng có hai khớp nối: Tổng chiều dài mỗi đoạn của loại trục tương đối lớn. Điều này có nghĩa là khi trục các đăng quay ở dải tốc độ cao. Nó sẽ có xu hướng cong đi một chút và rung động mạnh hơn do mất đi độ cân bằng.
  • Trục các đăng có ba khớp nối: Chiều dài mỗi đoạn trục của trục các đăng ba khớp nối ngắn hơn, vậy nên độ cong do không cân bằng ngắn hơn. Độ rung động ở dải tốc độ cao từ đó cũng giảm.
  • Ổ đỡ giữa: Ổ đỡ giữa sẽ đỡ hai phần của trục các đăng và được lắp qua mặt bích vào các rãnh then hoa ở đầu trục trung gian. Bản thân ổ đỡ giữa có ống lót cao su che chắn và ổ đỡ này lại đỡ các trục các đăng. Nó được lắp vào thân xe bằng một giá đỡ.
Ổ đợ giữa trong trục các đăng
Ổ đợ giữa trong trục các đăng

Bởi vì người ta tách trục các đăng làm hai đoạn, ống lót cao su sẽ khử độ rung trong trục để ngăn sự rung này truyền tới khung xe. Vậy nên, độ rung và tiếng ồn từ trục các đăng ở dải tốc độ cao sẽ giảm xuống mức thấp nhất.

Khớp các đăng

Khớp các đăng có nhiệm vụ của truyền lực các đăng khử những biến đổi về góc phát sinh từ những thay đổi vị trí tương đối giữa bộ vi sai và hộp số, nhờ vậy mà việc truyền công suất từ hộp số tới bộ vi sai được diễn ra êm dịu.

Khớp các đăng giúp thay đổi vị trí góc phát sinh
Khớp các đăng giúp thay đổi vị trí góc phát sinh

Nguyên lý hoạt động của trục chuyển động ô tô

Trục chuyển động hoạt động như một cầu nối linh hoạt, truyền mô-men xoắn từ hộp số đến vi sai, giúp xe di chuyển. Các khớp các đăng cho phép trục thay đổi góc độ để thích ứng với sự chuyển động của hệ thống treo và địa hình đường, đảm bảo quá trình truyền động diễn ra êm ái và hiệu quả.

Nguyên lý hoạt động của trục các đăng ô tô
Nguyên lý hoạt động của trục các đăng ô tô

Nguyên lý hoạt động của trục chuyển động ô tô, còn được gọi là trục các đăng hoặc trục cardan, diễn ra như sau:

  • Đầu vào: Mô-men xoắn từ động cơ được truyền qua hộp số và đến bích nối đầu vào của trục chuyển động.
  • Ống trục: Ống trục có nhiệm vụ truyền mô-men xoắn này dọc theo chiều dài của nó. Do trục chuyển động thường được lắp đặt nghiêng so với hộp số và vi sai, nên ống trục phải có khả năng xoay và gập để thích ứng với sự thay đổi góc độ.
  • Khớp các đăng: Khớp các đăng, thường là khớp nối vạn năng, được lắp đặt ở hai đầu của trục chuyển động. Chúng cho phép ống trục xoay và gập theo các góc độ khác nhau mà không làm gián đoạn quá trình truyền mô-men xoắn.
  • Ống lót và phớt chắn bụi: Ống lót giúp giảm ma sát và mài mòn giữa các bộ phận của trục chuyển động, trong khi phớt chắn bụi bảo vệ các khớp nối khỏi bụi bẩn và nước, đảm bảo tuổi thọ của trục.
  • Đầu ra: Mô-men xoắn được truyền qua bích nối đầu ra của trục chuyển động đến vi sai. Từ vi sai, mô-men xoắn được phân phối đến các bánh xe, làm cho chúng quay và xe di chuyển.

Các loại trục các đăng phổ biến

Các loại trục các đăng hiện nay trên thị trường có rất nhiều cách khác nhau. Dưới đây các bạn có thể tham khảo một số loại trục phổ biến nhất hiện nay đang được sử dụng.

Phân loại theo kết cấu trục các đăng

Trục các đăng (hay còn gọi là trục truyền động) có thể được phân loại theo kết cấu thành hai loại chính: trục rỗng và trục đặc. Mỗi loại có những đặc điểm và ứng dụng khác nhau trong hệ thống truyền động của ô tô.

Trục rỗng

Trục thường lắp ở vị trí giữa hộp số ô tô (hoặc hộp số phụ) và hộp giảm tốc cầu ở các ô tô vận tải. Ngoài ra, trục cũng được chọn lắp ở ô tô động cơ đặt phía trước dẫn động ra các cầu phía sau.

Trục rỗng
Trục rỗng

Đặc điểm

  • Cấu tạo dạng thanh đặc, không thể điều chỉnh chiều dài
  • Nặng hơn trục rỗng
  • Khả năng chịu xoắn kém hơn trục rỗng
  • Số vòng quay nguy hiểm nhỏ hơn

Ưu điểm

  • Giảm trọng lượng xe, giúp tiết kiệm nhiên liệu.
  • Linh hoạt trong việc điều chỉnh chiều dài, phù hợp với nhiều loại xe.
  • Khả năng chịu xoắn tốt, đảm bảo truyền động ổn định.

Nhược điểm

  • Chi phí sản xuất cao hơn trục đặc.
  • Yêu cầu kỹ thuật gia công phức tạp hơn.

Ứng dụng: Thường được sử dụng trên các xe có động cơ đặt phía trước và dẫn động cầu sau (RWD) hoặc dẫn động bốn bánh (4WD) có chiều dài cơ sở lớn như xe tải, xe buýt, xe SUV…

Trục đặc

Trục đặc được áp dụng cho các bộ truyền động các đăng nối giữa hộp giảm tốc cầu tới các bánh xe chủ động. Khác với trục rỗng, nhờ có kích thước nhỏ gọn nên trục đặc thường được sử dụng tại những vị trí bị giới hạn về không gian. Kiểu trục này cũng có những hạn chế do không thay đổi được độ dài và số vòng quay nguy hiểm không cao.

Trục đặc
Trục đặc

Đặc điểm:

  • Cấu tạo dạng thanh đặc, không thể điều chỉnh chiều dài.
  • Nặng hơn trục rỗng.
  • Khả năng chịu xoắn kém hơn trục rỗng.
  • Số vòng quay nguy hiểm nhỏ hơn.

Ưu điểm:

  • Chi phí sản xuất thấp hơn trục rỗng.
  • Dễ dàng gia công và lắp đặt.
  • Cứng vững hơn, ít bị biến dạng khi chịu tải trọng lớn.

Nhược điểm:

  • Nặng hơn, làm tăng trọng lượng xe.
  • Không thể điều chỉnh chiều dài, chỉ phù hợp với một số loại xe nhất định.
  • Khả năng chịu xoắn kém hơn, có thể bị xoắn hoặc gãy khi chịu tải trọng quá lớn.

Ứng dụng: Thường được sử dụng trên các xe có động cơ đặt phía trước và dẫn động cầu trước (FWD) hoặc các xe có chiều dài cơ sở ngắn như xe con, xe hatchback, xe crossover,…

Phân loại theo kết cấu khớp các đăng

Trục các đăng ô tô có thể được phân loại dựa trên kết cấu của khớp các đăng thành hai loại chính: khớp các đăng mềm và khớp các đăng cứng.

Khớp các đăng mềm (Flexible Coupling)

Được coi như là trục đăng có chiều dài rất ngắn với vật liệu được lam cao su. Khớp có tác dụng thay đổi phương truyền momen ở mức rất nhỏ khoảng 6 độ và ghép nối giữa các bộ truyền động các đăng để tăng thêm khoảng cách.

Khớp các đăng mềm (Flexible Coupling)
Khớp các đăng mềm (Flexible Coupling)

Đặc điểm:

  • Được làm từ vật liệu đàn hồi như cao su hoặc polyurethane.
  • Có khả năng hấp thụ rung động và giảm tiếng ồn tốt.
  • Góc lệch trục cho phép nhỏ (thường dưới 10 độ).

Ưu điểm:

  • Giảm thiểu rung động và tiếng ồn truyền từ hệ thống truyền động đến thân xe, mang lại cảm giác êm ái khi lái xe.
  • Bù đắp được sai lệch nhỏ về độ thẳng hàng của trục, giúp giảm thiểu mài mòn và tăng tuổi thọ các bộ phận.

Nhược điểm:

  • Khả năng chịu tải và mô-men xoắn thấp hơn so với khớp cứng.
  • Không phù hợp với các ứng dụng đòi hỏi góc lệch trục lớn.

Ứng dụng: Thường được sử dụng trên các xe du lịch, xe con, xe tải nhẹ, nơi mà độ êm ái và giảm tiếng ồn là ưu tiên hàng đầu.

Khớp các đăng cứng (Rigid Coupling)

Được sử dụng chủ yếu trên ô tô nhờ độ bền cao, góc thay đổi phương truyền lớn nhưng khớp lại có kết cấu phức tạp. Hơn nữa cần bảo dưỡng và chăm sóc khớp thường xuyên.

Khớp các đăng cứng (Rigid Coupling)
Khớp các đăng cứng (Rigid Coupling)

Đặc điểm:

  • Được làm từ kim loại, thường là thép hoặc hợp kim.
  • Có khả năng chịu tải và mô-men xoắn lớn.
  • Cho phép góc lệch trục lớn hơn so với khớp mềm (thường từ 10 đến 30 độ).

Ưu điểm:

  • Độ bền cao, chịu được tải trọng và mô-men xoắn lớn.
  • Truyền động trực tiếp, không có sự mất mát năng lượng do biến dạng đàn hồi như khớp mềm.
  • Ít bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ và môi trường khắc nghiệt.

Nhược điểm:

  • Không có khả năng hấp thụ rung động và tiếng ồn.
  • Yêu cầu độ chính xác cao trong lắp đặt và căn chỉnh.

Ứng dụng: Thường được sử dụng trên các xe tải nặng, xe công nghiệp, xe địa hình, nơi đòi hỏi khả năng chịu tải lớn và hoạt động trong điều kiện khắc nghiệt.

Phân loại theo đặc tính tốc độ quay của khớp các đăng

Khớp các đăng đồng tốc (Constant Velocity Joint – CV Joint)

Khớp các đăng đồng tốc thường được lắp đặt tại các vị trí không gian hẹp. Điểm mạnh của khớp các đăng này là kết cấu đơn giản, hiệu suất truyền động rất cao và làm việc êm. Việc chế tạo yêu cầu độ chính xác cao, vật liệu tốt với giá thành cao, do đó đây cũng là mặt hạn chế của khớp các đăng đồng tốc.

Khớp các đăng đồng tốc (Constant Velocity Joint - CV Joint)
Khớp các đăng đồng tốc (Constant Velocity Joint – CV Joint)

Đặc điểm:

  • Đảm bảo tốc độ quay của trục ra luôn bằng tốc độ quay của trục vào, không phụ thuộc vào góc lệch trục.
  • Cấu tạo phức tạp hơn khớp các đăng khác tốc.
  • Có nhiều loại khác nhau như khớp bi cầu, khớp tripod,…

Ưu điểm:

  • Truyền động êm ái, không gây rung động và tiếng ồn.
  • Hiệu suất truyền động cao.
  • Độ bền tốt, tuổi thọ cao.

Nhược điểm:

  • Cấu tạo phức tạp, chi phí sản xuất cao hơn.

Ứng dụng: Thường được sử dụng trên các xe dẫn động cầu trước (FWD) và một số xe dẫn động bốn bánh (AWD), nơi trục dẫn động thường phải làm việc ở góc lệch lớn và tốc độ quay cao.

Khớp các đăng khác tốc (Non-Constant Velocity Joint)

Khớp các đăng khác tốc có góc thay đổi momen lớn, kết cấu đơn giản nhờ vậy mà giá thành loại khớp này thấp. Để đáp ứng được yêu cầu chuyển động của bộ truyền động các đăng, khớp cần kết hợp tối thiểu với một khớp khác tốc nữa. Khớp các đăng dạng chữ thập chính là đại diện của loại khớp này, thường được dùng ở bộ truyền giữa hộp số và hộp giảm tốc cầu xe.

Khớp các đăng khác tốc (Non-Constant Velocity Joint)
Khớp các đăng khác tốc (Non-Constant Velocity Joint)

Đặc điểm:

  • Tốc độ quay của trục ra không bằng tốc độ quay của trục vào khi có góc lệch trục.
  • Cấu tạo đơn giản hơn khớp các đăng đồng tốc.
  • Thường là khớp các đăng kiểu chữ thập.

Ưu điểm:

  • Cấu tạo đơn giản, chi phí sản xuất thấp.
  • Dễ dàng lắp đặt và bảo dưỡng.

Nhược điểm:

  • Gây ra rung động và tiếng ồn khi hoạt động ở góc lệch trục lớn.
  • Hiệu suất truyền động không cao bằng khớp đồng tốc.

Ứng dụng: Thường được sử dụng trên các xe tải, xe khách, xe nông nghiệp và một số xe dẫn động cầu sau (RWD) có góc lệch trục nhỏ.

Phân loại theo số lượng khớp các đăng trong bộ truyền

Loại đơn (Single Joint Propeller Shaft)

Có nghĩa là trong bộ truyền động các đăng chủ có duy nhất một khớp các đăng và chỉ sử dụng cho loại khớp các đăng đồng tốc.

Loại đơn (Single Joint Propeller Shaft)
Loại đơn (Single Joint Propeller Shaft)

Đặc điểm:

  • Chỉ có một khớp các đăng duy nhất trong hệ truyền động.
  • Thường chỉ sử dụng cho khớp các đăng đồng tốc (CV Joint).

Ưu điểm:

  • Cấu tạo đơn giản, gọn nhẹ.
  • Chi phí sản xuất thấp.
  • Ít gây rung động và tiếng ồn.

Nhược điểm:

  • Chỉ phù hợp với các xe có khoảng cách giữa hộp số và vi sai ngắn.
  • Không thể truyền động ở góc lệch trục lớn.

Ứng dụng: Thường được sử dụng trên các xe dẫn động cầu trước (FWD) có chiều dài cơ sở ngắn, hoặc các xe có động cơ và hộp số đặt ngang.

Loại kép (Double Joint Propeller Shaft)

Có tác dụng truyền momen xoắn giữa hai cụm, cơ cấu có khoảng cách lớn và được sử dụng cho loại khớp các đăng khác tốc hoặc kết hợp giữa khớp các đăng khác tốc và đồng tốc.

Loại kép (Double Joint Propeller Shaft)
Loại kép (Double Joint Propeller Shaft)

Đặc điểm:

  • Có hai khớp các đăng trong hệ truyền động.
  • Có thể sử dụng cho cả khớp các đăng đồng tốc (CV Joint) và khớp các đăng khác tốc (Universal Joint).

Ưu điểm:

  • Truyền động được ở góc lệch trục lớn hơn so với loại đơn.
  • Phù hợp với các xe có khoảng cách giữa hộp số và vi sai lớn.
  • Có thể kết hợp cả khớp đồng tốc và khớp khác tốc để tối ưu hóa hiệu suất truyền động.

Nhược điểm:

  • Cấu tạo phức tạp hơn loại đơn.
  • Chi phí sản xuất cao hơn.
  • Có thể gây ra rung động và tiếng ồn nếu không được cân bằng tốt.

Ứng dụng: Thường được sử dụng trên các xe dẫn động cầu sau (RWD) và dẫn động bốn bánh (4WD), đặc biệt là các xe có chiều dài cơ sở lớn như xe tải, xe buýt, xe SUV.

Sự thay đổi về tốc độ góc của khớp trục các đăng

Trên đây minh họa sự thay đổi về tốc độ của trục bị dẫn B, tạo thành một góc 30 độ với trục dẫn động A, khi bán trục A quay ở tốc độ không đổi.

  • Khi bán trục A (trục thứ cấp của hộp số) của khớp các đăng quay một vòng, trục bị dẫn B (trục các đăng) cũng quay một vòng.
  • Bán kính quay của các khớp này là lớn nhất (r2) khi mà trục chữ thập vuông góc với trục dẫn động (các góc quay là 90 và 270 độ). Nó hơi nhỏ hơn một chút (r1) khi trục chữ thập không vuông góc với trục dẫn động ( 0 – 180 – 360 độ).
  • Do tốc độ biến của chạc nối ở trục bi dẫn thay đổi mỗi lần quay đi 90 độ, tạo ra sự thay đổi về vận tốc góc đối với trục dẫn động. Sự thay đổi vận tốc góc này trở nên lớn hơn khi góc (a) giữa trục dẫn động A và trục bị dẫn B lớn hơn.
  • Các khớp các đăng ở đầu dẫn động (phía hộp số) của khớp kiểu Hook sẽ bị triệt tiêu các biến thiên về vận tốc góc này. Ngoài ra, các trục dẫn động và trục bị dẫn được đặt song song với nhau để tránh những biến động về tốc độ quay và momen quay.
Sự thay đổi về tốc độ góc của khớp trục các đăng
Sự thay đổi về tốc độ góc của khớp trục các đăng

Khớp nối mềm

Đường tâm nối trục các đăng, hộp số và bộ vi sau càng thẳng thì độ rung và tiếng ồn sẽ càng nhẹ. Vậy nên, ở một vài loại xe chở khách kiểu FR mới nhất, người ta sử dụng trục các đăng có góc bằng 0. Trục các đăng này cũng có các khớp nối mềm để đảm bảo ít độ rung và tiếng ồn nhất.

Cấu tạo của khớp nối mềm
Cấu tạo của khớp nối mềm

Khớp nối có tốc độ không đổi

Các khớp nối có tốc độ không đổi truyền momen quay êm dịu hơn nhưng đắt tiền hơn.

Hướng dẫn kiểm tra trục các đăng theo trình tự

Nếu khi lái xe mà nghe được tiếng kim loại va đập, cót két thì đó là dấu hiệu trục các đăng bị hư hỏng. Bạn có thể kiểm tra tình hình bằng cách sau đây:

Trình tự kiểm tra trục các đăng

Để kiểm tra tình trạng trục các đăng thì mọi người nên kiểm tra theo trình tự sau:

  • Tắt máy xe và kiểm tra tình trạng các đăng khi không hoạt động.
  • Bật máy và chú ý đến cách các đăng hoạt động khi lái.
  • Nếu không thể phát hiện dấu hiệu nào thì nên đem xe đến các trung tâm bảo dưỡng để được kiểm tra và sửa chữa kịp thời.
Kiểm tra trục các đăng bằng cách quan sát bên ngoài
Kiểm tra trục các đăng bằng cách quan sát bên ngoài

Kiểm tra bên ngoài

Lái xe có thể dùng kính phóng đại để kiểm tra các vết nứt bên ngoài trục và các khớp nối của truyền động trục các đăng.

Kiểm tra khi vận hành xe

Khi xe vận hành, lái xe thấy cụm truyền động trục các đăng phát ra tiếng kêu, có thể căn cứ vào đó để kiểm tra.

Kiểm tra các truyền động trục các đăng

  • Kiểm tra hư hỏng hoặc độ đảo trục các đăng và trục trung gian: Nếu độ đảo trục các đăng lớn hơn giá trị lớn (khoảng 0,8mm ~ 0.031inch), người dùng cần lưu ý thay mới trục các đăng.
  • Kiểm tra vòng bi chữ thập trục các đăng: Đảm bảo rằng trục chữ thập không bị kẹt bất cứ vị trí nào khi quay. Giữ chặt lấy trục khi quay nạng để kiểm tra độ rơ trục của vòng bi trục chữ thập. Cần thay thế vòng bi trục chữ thập nếu độ rơ hướng trục vòng bi lớn hơn khoảng 0,05mm.
  • Kiểm tra độ mòn và hư hỏng vòng bi đỡ trục các đăng: Để vòng bi quay tự do, thay thế nếu vòng bi hư hỏng hoặc không quay tự do được.
  • Kiểm tra vòng bi trục chữ thập: Kiểm tra độ êm của chuyển động vòng bi trục chữ thập, xem độ rơ dọc trục vòng bi có đảm bảo nhỏ hơn 0,05mm ~ 0.0021inch hay không.
  • Kiểm tra khớp nối trục các đăng đồng tốc: Hãy đảm bảo các vòng ổ bi không bị nứt, mòn. Tiếng lách cách khi quay do viên bi chuyển dịch thái quá cho thấy vòng ổ bi đã có vấn đề. Dù chỉ có 1 chi tiết bị nứt, gãy hoặc mòn thì cũng phải thay thế khớp đồng tốc.

Cách tháo lắp trục các đăng trên xe ô tô

Thông thường trục các đăng là một ống liền có hai khớp nối ở đầu hình thành các khớp các đăng. Vì có đôi chút rung động cơ tốc độ cao, nên ngày nay người ra thường sử dụng trục các đăng loại có 3 khớp nối.

Tháo lắp trục các đăng
Tháo lắp trục các đăng

Cách tháo cụm trục các đăng phía trước

  • Bước 1: Đánh dấu các dấu ghi nhớ trên mặt bích trục các đăng và mặt bích bộ vi sai.
Đánh dấu ghi nhớ vị trí trục các đăng
Đánh dấu ghi nhớ vị trí trục các đăng
  • Bước 2: Tháo 4 đai ốc, 4 bu lông, 4 vòng đệm và ngắt trục các đăng ra. Gióng thẳng các dấu ghi nhớ trên mặt bích trục các đăng và mặt bích của hộp số phụ.
Tháo đai ốc, bu lông và vòng đệm ra
Tháo đai ốc, bu lông và vòng đệm ra

Cách tháo cụm trục các đăng phía sau

  • Bước 1: Tháo cụm các đăng với vòng bi đỡ giữa. Gióng thẳng các dấu ghi nhớ trên mặt bích trục các đăng và mặt bích của bộ vi sai.
Tháo cụm các đăng và vòng bi đỡ
Tháo cụm các đăng và vòng bi đỡ
  • Bước 2: Tháo 4 đai ốc, 4 bu lông, 4 vòng đệm và ngắt trục các đăng ra. Tháo tiếp 2 bu lông và 2 vòng đệm ra khỏi dầm ngang khung xe.
Tiến hành tháo đai ốc, bu lông và vòng đệm của trục các đăng phía sau
Tiến hành tháo đai ốc, bu lông và vòng đệm của trục các đăng phía sau
  • Bước 3: Kéo trục các đăng ra. Lắp SST vào đuôi hộp số để tránh rò rỉ dầu.
Kéo trục các đăng ra
Kéo trục các đăng ra

Trục các đăng đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải công suất từ động cơ đến các bánh xe, giúp xe vận hành một cách êm ái và hiệu quả. Trục các đăng có nhiều loại khác nhau, mỗi loại có ưu nhược điểm riêng, phù hợp với từng loại xe và nhu cầu sử dụng. Nếu còn bất cứ điều nào thắc mắc về trục các đăng ô tô, liên hệ ngay với Honda Ô tô Mỹ Đình qua hotline 0375 83 79 79 hoặc tới showroom tại 02 Lê Đức Thọ, Cầu Giấy, Hà Nội để được giải đáp và tư vấn chi tiết nhé!


5/5 - (2 bình chọn)

CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT

LIÊN HỆ VỚI HONDA Ô TÔ MỸ ĐÌNH






    0375837979
    Messenger Honda Mỹ Đình
    Zalo Honda Mỹ Đình