Máy Phát Điện Ô Tô: Cấu Tạo, Nguyên Lý & Cách Bảo Dưỡng [update 2024]

Máy phát điện đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho các hệ thống điện trên ô tô, từ đèn pha, điều hòa cho đến các thiết bị giải trí. Hiểu rõ về máy phát điện ô tô sẽ giúp bạn chủ động bảo dưỡng và xử lý các sự cố kịp thời, đảm bảo chiếc xe luôn vận hành trơn tru. Trong bài viết sau, cố vấn kỹ thuật Vũ Tiến Cường của Honda Mỹ Đình sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cấu tạo, nguyên lý hoạt động của máy phát điện ô tô. Tìm hiểu chi tiết nhé!

Máy phát điện ô tô là gì?

Máy phát điện ô tô là thiết bị nằm trong khoang máy động cơ và được dẫn động bởi trục khuỷu, có nhiệm vụ cung cấp điện năng phục vụ cho hoạt động bình thường của xe như ắc quy hay hệ thống đèn xe, còi xe, điều hoà… Đây là một bộ phận quan trọng và không thể thiếu trên xe ô tô. Máy phát điện mang đến sự tiện nghi trong quá trình sử dụng cũng như đảm bảo an toàn cho tài xế khi lái xe.

Máy phát điện ô tô chuyển đổi cơ năng thành điện năng, trong đó nguồn cơ năng có thể là động cơ đốt trong, tua bin nước, tua bin gió,… Thiết bị này thường được gắn ở gần động cơ xe và được dẫn động bởi trục khuỷu.

Máy phát điện giúp cung cấp điện năng phục vụ các hoạt động của xe (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Máy phát điện giúp cung cấp điện năng phục vụ các hoạt động của xe

Cấu tạo của máy phát điện ô tô

Cấu tạo của máy phát điện trên xe ô tô (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Cấu tạo của máy phát điện trên xe ô tô

Máy phát điện ô tô bao gồm các bộ phận chính sau:

  • Stato (Phần cảm): Gồm các cuộn dây đồng được quấn trên lõi thép, tạo ra từ trường khi có dòng điện chạy qua.
  • Rotor (Phần ứng): Gồm các nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện, quay bên trong stator để tạo ra dòng điện xoay chiều.
  • Bộ chỉnh lưu (Rectifier): Chuyển đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều để cung cấp cho các thiết bị trên xe.
  • Puly (Pulley): Truyền chuyển động quay từ động cơ đến rotor.
  • Chổi than (Carbon brush): Truyền điện đến rotor (trong trường hợp rotor là nam châm điện).
  • Vỏ máy phát: Bảo vệ các bộ phận bên trong khỏi bụi bẩn và tác động bên ngoài.

Nguyên lý hoạt động của máy phát điện ô tô

Hành trình tạo ra điện bắt nguồn từ động cơ (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Hành trình tạo ra điện bắt nguồn từ động cơ
  1. Khi động cơ hoạt động, trục khuỷu quay và kéo theo puly của máy phát điện quay.
  2. Puly quay làm roto quay bên trong stator.
  3. Chuyển động quay của rotor trong từ trường của stato tạo ra dòng điện xoay chiều trong các cuộn dây stator (hiện tượng cảm ứng điện từ).
  4. Bộ chỉnh lưu chuyển đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều.
  5. Dòng điện một chiều được cung cấp cho các thiết bị điện trên xe và sạc lại ắc quy.

Các loại máy phát điện ô tô

Hiện nay, hầu hết các xe ô tô đều sử dụng máy phát điện xoay chiều (alternator) do hiệu suất cao và công suất lớn. Tuy nhiên, một số dòng xe cổ vẫn có thể sử dụng máy phát điện một chiều (dynamo).

Máy phát điện xoay chiều (Alternator)

Máy phát điện xoay chiều (Alternator) là loại máy phát điện phổ biến nhất trên các dòng xe ô tô hiện nay. Nó có nhiệm vụ chuyển đổi cơ năng từ động cơ thành điện năng dưới dạng dòng điện xoay chiều (AC), sau đó được chỉnh lưu thành dòng điện một chiều (DC) để cung cấp cho các thiết bị điện trên xe và sạc lại ắc quy.

Ưu điểm:

  • Hiệu suất cao: Máy phát điện xoay chiều có hiệu suất cao hơn so với máy phát điện một chiều (dynamo), tức là nó có thể chuyển đổi cơ năng thành điện năng với ít tổn thất hơn.
  • Công suất lớn: Máy phát điện xoay chiều có thể cung cấp công suất lớn hơn so với máy phát điện một chiều, đáp ứng được nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng trên các dòng xe hiện đại.
  • Độ bền cao: Máy phát điện xoay chiều có cấu tạo đơn giản hơn máy phát điện một chiều, ít bộ phận mài mòn, do đó có độ bền cao hơn.

Nhược điểm:

  • Cấu tạo phức tạp hơn máy phát điện một chiều: Do sử dụng bộ chỉnh lưu để chuyển đổi dòng điện, máy phát điện xoay chiều có cấu tạo phức tạp hơn so với máy phát điện một chiều.

Máy phát điện một chiều (Dynamo)

Máy phát điện một chiều (Dynamo) là một loại máy phát điện tạo ra dòng điện một chiều (DC) bằng cách sử dụng nguyên lý cảm ứng điện từ. Nó là một trong những loại máy phát điện đầu tiên được phát minh và sử dụng rộng rãi trong công nghiệp.

Ưu điểm:

  • Cấu tạo đơn giản: So với máy phát điện xoay chiều, máy phát điện một chiều có cấu tạo đơn giản hơn, dễ sản xuất và sửa chữa.
  • Giá thành rẻ: Do cấu tạo đơn giản nên máy phát điện một chiều có giá thành thấp hơn máy phát điện xoay chiều.

Nhược điểm:

  • Hiệu suất thấp: Máy phát điện một chiều có hiệu suất thấp hơn so với máy phát điện xoay chiều, tức là nó chuyển đổi cơ năng thành điện năng với nhiều tổn thất hơn.
  • Công suất nhỏ: Máy phát điện một chiều chỉ có thể cung cấp công suất nhỏ, không đủ để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng trên các dòng xe hiện đại.
  • Độ bền kém: Do sử dụng cổ góp và chổi than, máy phát điện một chiều dễ bị mòn và hư hỏng hơn so với máy phát điện xoay chiều.

Các Vấn Đề Thường Gặp Ở Máy Phát Điện Ô Tô Và Cách Khắc Phục

Máy phát điện ô tô, dù là một bộ phận quan trọng và có độ bền cao, nhưng không tránh khỏi việc gặp phải một số vấn đề trong quá trình sử dụng. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu hư hỏng và biết cách khắc phục sẽ giúp bạn đảm bảo an toàn khi lái xe, tiết kiệm chi phí sửa chữa và kéo dài tuổi thọ của máy phát.

Máy phát điện không sạc

Nguyên nhân

Máy phát điện ô tô không sạc thường có một số dấu hiệu như: đèn báo ắc quy trên bảng đồng hồ sáng, ắc quy yếu hay các thiết bị điện trên xe hoạt động không ổn định. Vấn đề này thường xuất phát từ một vài nguyên nhân sau đây:

  • Dây curoa bị hỏng, đứt hoặc chùng: Dây curoa là bộ phận truyền động từ động cơ đến máy phát điện. Nếu dây curoa bị hỏng, máy phát điện sẽ không hoạt động.
  • Bộ chỉnh lưu (Rectifier) bị hỏng: Bộ chỉnh lưu có nhiệm vụ chuyển đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều. Nếu bộ chỉnh lưu bị hỏng, máy phát điện sẽ không thể sạc ắc quy.
  • Chổi than bị mòn: Chổi than là bộ phận tiếp xúc với rotor để truyền điện. Khi chổi than bị mòn, tiếp xúc điện kém sẽ dẫn đến máy phát điện không sạc.
  • Đứt mạch trong cuộn dây stator hoặc rotor: Các cuộn dây stator và rotor là nơi tạo ra dòng điện. Nếu có đứt mạch, máy phát điện sẽ không hoạt động.

Đẻ khắc phục tình trạng này, bạn nên kiểm tra và thay thế các bộ phận vị hư hỏng như dây curoa, bộ chỉnh lưu, chổi than. Để đảm bảo an toàn và chất lượng sau khi thay, nên mang xe đến các gara uy tín để được kiểm tra và tư vấn chi tiết bởi đội ngũ kỹ thuật viên tay nghề cao.

Tiếng ồn bất thường từ máy phát điện

Tiếng ồn bất thường từ máy phát điện có thể xuất phát do các nguyên nhân như:

  • Ổ bi bị hỏng: Ổ bi giúp rotor quay trơn tru. Khi ổ bi bị hỏng, sẽ phát ra tiếng kêu rít hoặc vo ve.
  • Puly bị lỏng: Puly lỏng có thể gây ra tiếng kêu lạch cạch.
  • Cuộn dây stator hoặc rotor bị chạm: Khi cuộn dây bị chạm, sẽ phát ra tiếng kêu rít hoặc va đập.

Để khắc phục tình trạng này, bạn cần kiểm tra và thay thế ổ bi nếu cần, siết chặt puly hoặc mang xe đến gara để kiểm tra và sửa chữa cuộn dây stator hoặc rotor.

Mùi khét từ máy phát điện

  • Nguyên nhân:
    • Dây curoa bị trượt hoặc quá căng: Dây curoa ma sát quá mức với puly sẽ sinh ra nhiệt và gây mùi khét.
    • Chổi than bị mòn quá mức: Chổi than mòn quá mức sẽ gây ra tia lửa điện và sinh ra mùi khét.
    • Quá tải: Máy phát điện hoạt động quá tải trong thời gian dài có thể gây nóng và sinh ra mùi khét.
  • Cách khắc phục:
    • Kiểm tra và điều chỉnh độ căng của dây curoa.
    • Kiểm tra và thay thế chổi than nếu cần.
    • Giảm tải cho máy phát điện bằng cách tắt các thiết bị điện không cần thiết.

Cách kiểm tra máy phát điện ô tô

Trong trường hợp xe bị ngắt máy giữa đường do máy phát điện không hoạt động sẽ tiềm tàng rất nhiều nguy hiểm và nguy cơ gây tai nạn, đặc biệt trên đường cao tốc. Vì thế, việc người dùng biết cách để tự kiểm tra máy phát điện ô tô để tiến hành sửa chữa kịp thời là rất quan trọng.

Trước hết, bạn cần phải trang bị trên xe bộ dụng cụ chuyên dụng để tiện cho quá trình kiểm tra/sửa chữa diễn ra bất cứ lúc nào. Trong đó không thể thiếu vôn kế, dụng cụ cần thiết để đo các thông số điện.

Tiến hành thực hiện kiểm tra máy phát điện ô tô định kỳ
Tiến hành thực hiện kiểm tra máy phát điện ô tô định kỳ

Cách kiểm tra máy phát điện ô tô được thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Kiểm tra ắc quy

Sau khi tắt động cơ, bạn thực hiện gắn vôn kế vào ắc quy (đầu đỏ với cực dương và đầu đen với cực âm) và đọc thông số. Nếu điện áp ở mức lớn hơn 12V thì có thể tiến hành bước tiếp theo, nếu điện áp thấp hơn 12V thì cần sạc bình và đo lại điện áp khi sạc.

Bước 2: Khởi động xe

Sau khi đảm bảo ắc quy đã đủ để kích khởi động máy, bạn tiến hành đạp ga cho động cơ quay. Nên tăng ga với tốc độ 2.000 vòng/phút để động cơ nóng lên sau khoảng thời gian dài không hoạt động.

Bước 3: Giữ cho động cơ chạy ổn định và kiểm tra ắc quy

Người dùng tiếp tục đọc giá trị trên vôn kế, trong trường hợp thay đổi tốc độ của động cơ mà điện áp dao động ở mức 13 – 14.5V thì máy phát điện ở trạng thái bình thường. Nếu khác số này hoặc thấp hơn, chứng tỏ máy đang bị hỏng hoặc có vấn đề, vần kết hợp cùng việc kiểm tra các thiết bị điện trong xe như điều hòa, đèn,… để đảm bảo mọi thứ vẫn đang hoạt động tốt.

Lịch trình bảo dưỡng máy phát điện ô tô theo định kỳ

Việc bảo dưỡng máy phát điện xe ô tô cần phải được thực hiện nghiêm túc, đảm bảo cho các thiết bị trên xe hoạt động bình thường. Nếu máy phát điện sự cố, các hoạt động của ô tô cũng phải tạm dừng.

Tầm quan trọng của việc kiểm tra, sửa chữa định kỳ máy phát điện ô tô

Bảo dưỡng máy phát điện xe ô tô là công việc cần thực hiện nghiêm túc để đảm bảo an toàn cho cả hệ thống. Sở dĩ, tất cả các thiết bị trên xe (hệ thống media, định vị, điều chỉnh ghế, điện…) đều hoạt động dựa vào nguồn điện do máy phát điện cung cấp.

Khi máy phát gặp sự cố, các hoạt động của ô tô cũng phải tạm ngừng. Chính vì thế, công việc này là bắt buộc cần phải thực hiện để duy trì tính ổn định của động cơ, nâng cao độ bền cũng như giảm các hư hại không đáng có.

Bạn cần tuân thủ theo lịch trình của nhà sản xuất cho từng lại máy khác nhau. Các công việc cần thực hiện như kiểm tra rò rỉ điện, kiểm tra ắc quy, kiểm tra dây dẫn – hệ thống pin – hệ thống làm mát, đánh giá chất lượng dầu nhớt, làm sạch và lọc nhiên liệu,…

Việc bảo dưỡng máy phát điện cần tuân thủ theo lịch trình của nhà sản xuất cho từng loại máy khác nhau. Thông thường, khi máy phát điện trên xe ô tô có tuổi thọ 4-8 năm hoặc di chuyển quá 150.000 km thì cần bảo dưỡng định kỳ. Như vậy sẽ giúp tiết kiệm nhiên liệu, giảm các chi phí cho vận hành hoặc sửa chữa.

Lịch trình bảo dưỡng, sửa chữa máy phát điện ô tô

Việc bảo dưỡng máy phát điện được chia thành các mốc thời gian với những nội dung khác nhau. Cụ thể như sau:

Bảo trì máy phát điện (chế độ A): Định kỳ 6 tháng 1 lần

Với lần bảo dưỡng đầu tiên này, các chi tiết của máy phát điện thường chưa bị ảnh hưởng nhiều nên nội dung thực hiện bảo trì khá đơn giản. Bao gồm:

NỘI DUNG KIỂM TRA

BỘ PHẬN CẦN BẢO TRÌ

– Báo cáo chạy máy

– Động cơ có gặp phải tình trạng rò rỉ dầu nhớt, nước mát không

– Các thông số của đồng hồ và hệ thống an toàn

– Bộ áp lực nhớt

– Hệ thống khí nạp – xả

– Ống thông hơi, độ căng đai

– Tình trạng và khả năng làm việc của quạt làm mát

– Hiệu điện thế

– Thay bộ lọc nhớt

– Thay bộ lọc nhiên liệu

– Thay nhớt máy, dầu máy (theo định kỳ)

– Vệ sinh lọc gió

Bảo trì máy phát điện (chế độ A): Định kỳ 6 tháng 1 lần
Bảo trì máy phát điện (chế độ A): Định kỳ 6 tháng 1 lần

Tiểu tu (bảo trì chế độ B): Từ 500 giừ – 12 tháng 1 lần

Bảo trì lần 2 được thực hiện khi xe vận hành từ 500 giờ – 12 tháng. Lúc này, nhân viên kỹ thuật sẽ tiến hành kiểm tra và thay thế các chi tiết của máy phát điện ô tô để đảm bảo hiệu suất hoạt động:

NỘI DUNG KIỂM TRA

BỘ PHẬN CẦN BẢO TRÌ

– Nồng độ của nước làm mát

– Hệ thống lọc khí

– Các đường ống cứng, mềm hoặc các mối nối đảm bảo không bị đứt hoặc quá yếu, tránh chập cháy khi hoạt động

– Bộ chỉ thị áp lực trên đường nạp của ô tô

– Độ chặt của đai

– Hoạt động của cánh quạt

– Tình trạng của bộ tản nhiệt

– Điều chỉnh hiệu điện thế

– Thêm nước làm mát nếu thiếu

– Vệ sinh bụi bẩn của lọc khí

– Thay thế lọc gió (nếu cần)

– Thay thế đai nếu hư hỏng, nứt vỡ

– Lọc, thay nhớt máy

– Chạy thử, kiểm tra tổng thể

Tiểu tu (bảo trì chế độ B): Từ 500 giừ – 12 tháng 1 lần
Tiểu tu (bảo trì chế độ B): Từ 500 giừ – 12 tháng 1 lần

Trùng tu lần 1 (bảo trì chế độ C): 2.000 giờ (~4-7 năm) 1 lần

Khi ô tô vận hành từ 4-7 năm thì máy phát điện cũng như các bộ phận khác đã có những biểu hiện suy giảm hiệu suất. Do vậy chủ xe cần thực hiện kiểm tra, thay thế các linh kiện và nó sẽ tốn nhiều chi phí hơn các lần bảo trì trước đây.

NỘI DUNG KIỂM TRA

BỘ PHẬN CẦN BẢO TRÌ

– Vệ sinh động cơ 

– Điều chỉnh khe hở của xupap – béc phun

– Hệ thống bảo vệ motor

– Bôi mỡ cho bánh căng đai

– Kiểm tra, thay thế các đường ống hư hỏng

– Điện trong bình ắc quy

– Xiết lại các bu lông, đai ốc

– Đo độ cách điện của đầu phát

– Thay mới bình ắc quy nếu không đủ điều kiện

– Thay lọc nhớt

– Thay lọc nhiên liệu

– Thay lọc nước và nước làm mát

– Thay dây curoa trục, máy phát sạc bình ắc quy

– Bổ sung nhiên liệu

Trùng tu lần 1 (bảo trì chế độ C): 2.000 giờ (~4-7 năm) 1 lần
Trùng tu lần 1 (bảo trì chế độ C): 2.000 giờ (~4-7 năm) 1 lần

Trùng tu lần 2 (bảo trì chế độ D): 6.000 giờ (~7-10 năm) 1 lần

Sau từ 7-10 năm vận hành, máy phát điện đã hoạt động với công suất tối đa nên để đảm bảo hoạt động, bạn cần thực hiện trùng tu lần 2 với các nội dung sau:

NỘI DUNG KIỂM TRA

BỘ PHẬN CẦN BẢO TRÌ

– Thực hiện các nội dung của trùng tu lần 1

– Kiểm tra hệ thống làm mát (bằng máy phun hơi nước nóng, xúc rửa)

– Vệ sinh, cân chỉnh béc phun, bơm nhiên liệu

– Puli cánh quạt làm mát, puli giảm chấn, bơm nước

– Bộ tăng áp, bộ giảm chấn

– Bơm nhớt dưới gate

– Máy phát sạc ắc quy

– Bơm cao áp

– Đường ống dẫn khí nạp,
nước 

Trùng tu lần 2 (bảo trì chế độ D): 6.000 giờ (~7-10 năm) 1 lần
Trùng tu lần 2 (bảo trì chế độ D): 6.000 giờ (~7-10 năm) 1 lần

Quy trình bảo dưỡng máy phát điện ô tô

Cũng như các bộ phận khác trên xe ô tô, máy phát điện cũng cần phải có thời gian để bảo dưỡng định kỳ. Trước tiên bạn cần vệ sinh sạch sẽ vùng bên ngoài của máy phát điện bằng tấm vải sạch và khô.

Quy trình bảo dưỡng máy phát điện
Quy trình bảo dưỡng máy phát điện

Sau đó, bạn chỉ cần chuẩn bị một đồng hồ đo điện và tiến hành bảo dưỡng theo các bước sau đây:

  • Bước 1: Xác định vị trí của bình ắc quy

Việc đầu tiên bạn cần làm là mở nắp capo và tìm được vị trí của ắc quy trên xe của mình. Ắc quy thường nằm bên trái hoặc bên phải của khoang động cơ.

Còn ở một số xe thì ắc quy có thể được đặt ở phía dưới ghế giữa. Cách tốt nhất bạn nên tham khảo sách hướng dẫn sử dụng để xác định chính xác vị trí của nó.

  • Bước 2: Tắt máy và đo điện áp ắc quy

Khi đã xác định được vị trí của ắc quy, bạn hãy dùng Volt kế để đo điện áp của ắc quy. Chú ý, người dùng hãy đo điện áp của nó khi xe không khởi động. Bên cạnh đó, bạn phải đó đúng cực như que đỏ cực dương và que đen là cực âm.

  • Bước 3: Đọc điện áp đo được

Khi xe tắt máy điện áp đo được nếu lớn hơn hoặc bằng 12 Volt thì ắc quy xe hoàn toàn bình thường. Nếu điện áp ắc quy nhỏ hơn 12 Volt thì ắc quy đã hỏng và cần thay mới.

  • Bước 4: Nổ máy và đo điện áp ắc quy

Khi có kết quả đo điện ắc quy lúc không khởi động, bạn nên rút hết các dây đo và mở máy. Tiếp theo đó bạn hãy tiến hành đo lại điện áp 2 đầu ắc quy khi xe nổ máy.

  • Bước 5: Đọc điện áp đo được và tiến hành so sánh

Khi đã đo được điện áp lúc máy phát điện ô tô hoạt động, bạn so sánh kết quả này cùng với điện áp đo được khi tắt máy. Nếu như điện áp ắc quy lúc máy chạy cao hơn khi tắt máy từ 13.4-14 Volt thì máy đang hoạt động rất tốt.

Nếu kết quả so sánh theo chiều ngược lại thì máy phát điện ô tô của bạn đã bị hỏng. Bạn cần tiến hành sửa chữa và thay thế mới các bộ phận của máy phát.

Một số lưu ý đảm bảo máy phát điện ô tô luôn ở trong trạng thái tốt nhất

Đảm bảo máy phát điện luôn được vệ sinh sạch sẽ (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Đảm bảo máy phát điện luôn được vệ sinh sạch sẽ

Để duy trì hoạt động tốt cũng như tăng tuổi thọ của máy phát điện xe ô tô, bạn hãy thực hiện một số lưu ý cơ bản dưới đây:

  • Đảm bảo máy phát điện luôn sạch sẽ: Khi máy phát điện ô tô bị bám bụi bẩn quá nhiều khiến cho chổi than dễ bị kênh hoặc gặp phải các vấn đề khác (vòng tiếp xúc bị oxy hóa, dính dầu,…) khiến công suất điện của máy phát bị giảm đi đáng kể.
  • Không vận hành cùng lúc nhiều thiết bị điện: Khi sử dụng trong một thời gian dài, động cơ có thể bị hoạt động yếu dần đi và việc sử dụng nhiều tải cùng một lúc sẽ đòi hỏi nó phải hoạt động nhiều hơn thì mới đáp ứng đủ điện cho các thiết bị điện trong xe.
  • Thay thế dây đai máy phát điện đúng thời điểm: Dây curoa có chức năng truyền công suất của động cơ đến các bộ phận của hệ thống điện. Nếu nó ở trong tình trạng không tốt thì khó đảm bảo truyền tải hết công suất đến các bộ phận. Máy phát điện không đủ tải sẽ không thể hoạt động ổn định hoặc không đạt công suất. Bạn nên thay dây curoa sau 70.000 – 100.000km tùy theo mức độ hư hỏng của nó.
  • Thực hiện đúng quy trình bảo dưỡng ô tô: Bảo dưỡng máy phát điện sẽ có thể giúp bạn phát hiện kịp thời các sự cố để máy phát điện cũng như các bộ phận khác hoạt động tốt hơn. Vì thế hãy chú ý những quy trình bảo dưỡng máy phát điện ô tô.

Câu hỏi thường gặp

Giá sửa máy phát điện xe ô tô là bao nhiêu?

Tùy thuộc vào nguyên nhân dẫn đến hư hỏng máy phát điện mà sẽ có biện pháp khắc phục khác nhau. Để biết được nguyên nhân chính xác đến từ đâu, bạn nên mang xe tới các gara/showroom sửa chữa có đầy đủ các công cụ hỗ trợ chẩn đoán và được các kỹ thuật viên sẽ đưa ra biện pháp xử lý chính xác nhất.

Đối với máy phát điện, nếu bộ phận nào bị hư hỏng thì cần thay mới bộ phận đó là hệ thống lại có thể hoạt động bình thường trở lại. Còn nếu như máy phát điện hư hỏng quá nghiêm trọng, cách tốt nhất là bạn nên thay mới. Giá máy phát điện xe ô tô hiện nay dao động khoảng 10 triệu đồng.

Sửa chữa máy phát điện ô tô bị hư hỏng như thế nào?

Nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu hư hỏng máy phát điện trên ô tô của bạn, cần nhanh chóng xác định vấn đề và sửa chữa kịp thời.

Nếu các dấu hiệu xuất phát từ những bộ phận cần điện năng do máy phát điện cung cấp thì có thể tiến hành sửa chữa bộ phận đó hoặc thay mới tùy theo mức độ hư hỏng và trình độ kỹ thuật của kỹ thuật viên sửa chữa. Sau đó hãy khởi động lại xe và kiểm tra xem các bộ phận đó đã hoạt động ổn định trở lại hay chưa. Nếu chưa thì khả năng cao máy phát điện đang gặp vấn đề.

Có những trường hợp, máy phát điện chỉ bị hư hỏng nhẹ các mối hàn. Các kỹ thuật viên chỉ cần hàn lại các mối hàn là xong. Việc sửa máy điện ô tô đòi hỏi các kỹ thuật viên sửa chữa phải có trình độ cao, bởi đây là một thiết kế tiên tiến và liên quan mật thiết tới nhiều bộ phận khác trên xe. Bạn không nên tự ý sửa chữa máy phát điện ô tô tại nhà nếu như không muốn có những hư hỏng khác phát sinh.

Lưu ý: Khi đang điều khiển xe mà máy phát điện gặp vấn đề, bạn nên tắt các thiết bị điện không cần thiết như: radio, đèn pha, điều hòa,… để giữ điện năng của bình ắc quy sao cho động cơ có đủ thời gian để di chuyển xe về gara.

Tại sao phải dùng đến tiết chế máy phát điện ô tô?

Máy phát điện ô tô quay cùng với tốc độ của động cơ. Nhưng tốc độ động cơ lại thường xuyên thay đổi khiến cho tốc độ của máy phát điện không ổn định. Nếu như máy phát điện không có bộ ổn áp thì hệ thống nạp không cung cấp được dòng điện ổn định cho các thiết bị điện ô tô không hoạt động.

Cho dù tốc độ của máy phát điện có thay đổi như thế nào thì điện áp ở các thiết bị điện vẫn duy trì không thay đổi và tùy vào sự thay đổi của cường độ dòng điện trong mạch mà cần điều chỉnh lại cho hợp lý.

Như vậy, Honda Ô tô Mỹ Đình đã cung cấp cho bạn những thông tin về tầm quan trọng của máy phát điện, cấu tạo, nguyên lý hoạt động cũng như cách kiểm tra, bảo dưỡng để máy phát điện luôn hoạt động tốt, cung cấp đủ điện cho xe vận hành. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, liên hệ với chúng tôi ngay qua hotline 0375 83 79 79 hoặc tới showroom tại 02 Lê Đức Thọ, Cầu Giấy, Hà Nội để được tư vấn và giải đáp chi tiết nhé!


Đánh giá post

CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT

LIÊN HỆ VỚI HONDA Ô TÔ MỸ ĐÌNH






    0375837979
    Messenger Honda Mỹ Đình
    Zalo Honda Mỹ Đình