Khung gầm ô tô: Cấu tạo, phân loại & cách bảo dưỡng

Khung gầm ô tô được ví như “xương sống” của chiếc xe, đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn, hiệu suất và tuổi thọ của xe. Một khung gầm chắc chắn không chỉ giúp xe vận hành êm ái, ổn định mà còn bảo vệ bạn và gia đình trong những tình huống va chạm. Cùng cố vấn Bùi Hải Nam của Honda Ô tô Mỹ Đình tìm hiểu chi tiết từ cấu tạo, các loại khung gầm phổ biến, đến những dấu hiệu hư hỏng thường gặp và cách bảo dưỡng để hệ thống khung gầm luôn bền bỉ và vận hành êm ái nhé!

Tổng quan về khung gầm ô tô

Khung gầm ô tô là gì?

Khung gầm ô tô hay còn được biết đến với tên tiếng Anh là Classis hoặc Frame. Khung gầm là thuật ngữ chuyên ngành mô tả khung hay cấu trúc của một chiếc xe ô tô. Giống như khung xương của cơ thể người, khung gầm giúp định hình chiếc xe, hỗ trợ hoạt động của xe và nâng đỡ chính cho mọi thành phần của xe.

Khung gầm ô tô
Khung gầm ô tô

Khung và gầm có sự liên kết chặt chẽ với nhau tạo nên hình dáng tổng thể của một chiếc xe. Hệ thống này được làm chủ yếu từ thép hoặc các vật liệu cứng khác trên thị trường như Carbon,…

Vai trò của khung gầm ô tô

Khung gầm ô tô là bộ phận quan trọng nhất của một chiếc xe. Nó không chỉ là nền tảng để lắp ráp các bộ phận khác mà còn đảm nhận nhiều vai trò then chốt, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất, độ an toàn và tuổi thọ của xe.

Hỗ trợ và chịu tải trọng

  • Khung gầm là bộ phận chịu toàn bộ trọng lượng của xe, bao gồm trọng lượng bản thân, hành khách, hàng hóa và các bộ phận khác. Nó phân phối trọng lượng này đều lên các bánh xe, đảm bảo sự cân bằng và ổn định khi xe di chuyển.
  • Khung gầm cũng phải chịu đựng các lực tác động từ mặt đường, từ đó bảo vệ các bộ phận bên trong xe khỏi hư hỏng.

Cung cấp nền tảng lắp ráp

  • Khung gầm là nơi lắp đặt các bộ phận quan trọng khác của xe như động cơ, hộp số, hệ thống treo, hệ thống lái, hệ thống phanh, bình nhiên liệu, hệ thống ống xả,…
  • Nó tạo ra một cấu trúc vững chắc để các bộ phận này hoạt động ổn định và hiệu quả.

Đảm bảo an toàn

  • Khung gầm được thiết kế để hấp thụ và phân tán lực tác động trong trường hợp va chạm, giúp bảo vệ người ngồi trong xe.
  • Các hệ thống an toàn như túi khí, dây đai an toàn cũng được gắn kết với khung gầm.
  • Khung gầm vững chắc giúp xe ổn định hơn khi vào cua, phanh gấp hoặc di chuyển trên đường trơn trượt, giảm thiểu nguy cơ mất lái và tai nạn.

Ảnh hưởng đến khả năng vận hành

  • Khung gầm có ảnh hưởng lớn đến khả năng vận hành của xe, bao gồm khả năng tăng tốc, phanh, vào cua và vượt địa hình.
  • Một khung gầm cứng vững và được thiết kế tốt sẽ giúp xe vận hành ổn định, êm ái và dễ dàng kiểm soát.

Tác động của độ bền của xe

  • Khung gầm chịu tác động của nhiều yếu tố như tải trọng, rung động, va đập và điều kiện thời tiết.
  • Một khung gầm chất lượng cao, được làm từ vật liệu bền bỉ và được bảo dưỡng đúng cách sẽ giúp xe có tuổi thọ lâu dài.
Khung gầm ô tô có vai trò quan trọng trong xe ô tô
Khung gầm ô tô có vai trò quan trọng trong xe ô tô

Cấu tạo của khung gầm ô tô

Hệ thống khung gầm như đã nói là một mạng lưới các liên kết của nhiều bộ phận. Chúng ta sẽ thấy được ở dưới khung gầm xe có rất nhiều các chi tiết từ lớn đến nhỏ đó là: 

Khung xe 

Khung xe tất nhiên là thành phần chính của khung gầm ô tô với các thanh dọc đảm nhận chịu lực chính, các thanh giằng ngang nối để liên kết 2 thanh dọc. Chức năng là để đỡ và chịu lực cho toàn bộ các bộ phận khác trên xe, đảm bảo cả khả năng khí độc học khi thiết kế và lắp đặt khung.

Khung xe ô tô
Khung xe ô tô

Động cơ 

Động cơ tất nhiên là bộ phận quan trọng nhất để chiếc xe có thể vận hành. Nó cũng được gắn trên khung xe nhưng tùy vào từng hệ dẫn động mà được gắn, trước, sau hay giữa xe. Trên thị trường hiện tại có 3 loại động cơ khác nhau, tuy nhiên có 2 loại chính được sử dụng là động cơ đốt trong và động cơ điện với cấu tạo và chi tiết hết sức phức tạp.

Động cơ tất nhiên là bộ phận quan trọng nhất để chiếc xe có thể vận hành
Động cơ tất nhiên là bộ phận quan trọng nhất để chiếc xe có thể vận hành

Hệ thống làm mát 

Hệ thống làm mát hay bộ tản nhiệt động cơ giúp trao đổi nhiệt để nhiệt độ động cơ không cao quá mức cho phép. Quạt, máy bơm tuần hoàn nước và bộ truyền động đai quạt của hệ thống tản nhiệt cũng được lắp đặt trên khung xe.

Hệ thống làm mát ô tô
Hệ thống làm mát ô tô

Hệ thống treo

Hệ thống treo bao gồm các bộ phận như lò xo, giảm xóc, thanh cân bằng, thanh giằng… Hệ thống này có chức năng hấp thụ rung động từ mặt đường, mang lại cảm giác êm ái khi lái xe, giúp bánh xe luôn tiếp xúc tốt với mặt đường, đảm bảo độ bám đường và ổn định khi vận hành, giảm thiểu độ nghiêng của thân xe khi vào cua, đảm bảo độ nghiêng của thân xe khi vào cua, phanh hoặc tăng tốc.

Hệ thống treo trên xe ô tô
Hệ thống treo trên xe ô tô

Hệ thống truyền động 

Bộ phận cuối cùng nằm trong hệ thống khung gầm đó là hệ thống truyền động. Trong đó có rất nhiều bộ phận khác đóng vai trò giới hạn hoặc thay đổi các mối quan hệ giữa tốc độ của bánh xe với tốc độ của động cơ xe.

Hệ thống truyền động trên xe ô tô
Hệ thống truyền động trên xe ô tô

Hệ thống điện

Hệ thống điện trên xe cũng được lắp ở khung gầm, chiếm khoảng 20% diện tích nhưng lại có tác dụng điều khiển cả chiếc xe. Hệ thống điện tham gia thêm vào quá trình mã hóa và cung cấp năng lượng để điều chỉnh tất cả các chức năng ở trên xe.

Hệ thống điện trên xe ô tô
Hệ thống điện trên xe ô tô

Hệ thống lái 

Ngoài các bộ phận nằm ở khung gầm thì hệ thống lái nói chung cũng được đặt tại khung gầm. Trong đó có cơ cấu lái, trợ lực lái và dẫn động lái với 3 loại chính. Ngoài ra còn có hệ thống trợ lực cũng nằm trong hệ thống lái này đặt ở khung gầm của ô tô.

Hệ thống lái trên xe ô tô
Hệ thống lái trên xe ô tô

Hệ thống phanh 

Có 4 hệ thống phanh được sử dụng phổ biến trên ô tô là phanh đĩa, phanh tang trống, phanh khẩn cấp và phanh bó cứng ABS. Hệ thống này tất nhiên là không thể thiếu và cũng được đặt ở khung gầm ô tô.

Hệ thống phanh trên xe ô tô
Hệ thống phanh trên xe ô tô

Thân vỏ xe

Thân vỏ xe là các tấm kim loại được hàn hoặc ghép lại với nhau có chức năng bảo vệ người ngồi trong xe khỏi các tác động từ bên ngoài, tạo hình dáng cho xe.

Thân vỏ xe ô tô
Thân vỏ xe ô tô

Ngoài ra, khung gầm ô tô còn bao gồm nhiều bộ phận khác như hệ thống ống xả, bình nhiên liệu,… Tất cả các bộ phận này phối hợp với nhau để tạo nên một chiếc xe hoàn chỉnh, đảm bảo sự vận hành an toàn, hiệu quả và thoải mái cho người sử dụng.

Các loại khung gầm ô tô phổ biến

Phân loại theo hình dáng

Khung gầm hình thang (Ladder Frame):

Gồm hai thanh dầm dọc song song được nối với nhau bằng các thanh ngang, tạo thành hình dạng giống như một chiếc thang.

Khung gầm hình thang (Ladder Frame)
Khung gầm hình thang (Ladder Frame)

Ưu điểm:

  • Chịu lực tốt, độ cứng cao, độ bền vượt trội.
  • Dễ dàng sửa chữa và thay thế các bộ phận.

Nhược điểm:

  • Nặng, làm tăng trọng lượng xe và tiêu hao nhiên liệu.
  • Không gian nội thất hạn chế.
  • Khả năng hấp thụ xung lực kém, ảnh hưởng đến độ an toàn khi va chạm.

Phù hợp với: Xe tải, xe bus, xe SUV cỡ lớn và các loại xe chuyên dụng cần khả năng chịu tải cao và độ bền lớn.

Khung gầm hình xương sống (Backbone Frame)

Gồm một thanh dầm trung tâm chạy dọc theo chiều dài xe, các bộ phận khác được gắn vào thanh dầm này.

Khung gầm hình xương sống (Backbone Frame)
Khung gầm hình xương sống (Backbone Frame)

Ưu điểm:

  • Cấu trúc đơn giản, trọng lượng nhẹ hơn khung gầm hình thang.
  • Độ cứng xoắn tốt, giúp xe ổn định khi vào cua.

Nhược điểm:

  • Khả năng chịu lực kém hơn khung gầm hình thang.
  • Không gian nội thất hạn chế.

Phù hợp với: Xe thể thao nhỏ, xe đua, một số dòng xe cổ điển.

Khung gầm hình khối (Monocoque)

Thân xe và khung gầm được tích hợp thành một khối thống nhất, các tấm kim loại được hàn hoặc ghép lại với nhau.

Khung gầm hình khối (Monocoque)
Khung gầm hình khối (Monocoque)

Ưu điểm:

  • Trọng lượng nhẹ, giúp tiết kiệm nhiên liệu và tăng tốc tốt hơn.
  • Không gian nội thất rộng rãi hơn.
  • Khả năng hấp thụ xung lực tốt hơn, tăng độ an toàn khi va chạm.

Nhược điểm:

  • Khó sửa chữa và thay thế các bộ phận khi bị hư hỏng.
  • Chi phí sản xuất cao hơn.

Phù hợp với: Hầu hết các loại xe du lịch hiện đại, xe sedan, xe hatchback, xe crossover.

Khung gầm hình ống (Tubular Frame)

Gồm các ống thép được hàn hoặc ghép lại với nhau, tạo thành một cấu trúc khung vững chắc.

Khung gầm hình ống (Tubular Frame)
Khung gầm hình ống (Tubular Frame)

Ưu điểm:

  • Rất cứng và nhẹ.
  • Có thể tùy chỉnh để phù hợp với nhiều loại xe khác nhau.

Nhược điểm:

  • Chi phí sản xuất cao.
  • Khó sửa chữa.

Phù hợp với: Xe đua, xe thể thao hiệu suất cao.

Phân loại theo cấu trúc

Khung gầm body-on-frame (Khung gầm rời)

Khung gầm và thân xe được chế tạo riêng biệt, sau đó thân xe được bắt vào khung xe bằng bu lông. Khung xe thường được làm bằng thép hoặc nhôm, có dạng hình thang hoặc hinh chữ nhật, chịu trách nhiệm chính về độ cứng và chịu lực xe.

Khung gầm rời
Khung gầm rời

Ưu điểm:

  • Chịu tải tốt, độ bền cao, đặc biệt phù hợp với các loại xe tải nặng, xe bus, xe SUV cỡ lớn và các loại xe chuyên dụng cần khả năng chuyên chở nặng và vượt địa hình.
  • Dễ dàng sửa chữa và thay thế các bộ phận, vì khung xe và thân xe tách rời.

Nhược điểm:

  • Nặng hơn so với các loại khung gầm khác, ảnh hưởng đến hiệu suất và tiêu thụ nhiên liệu.
  • Không gian nội thất hạn chế do khung xe chiếm nhiều diện tích.
  • Khả năng hấp thụ xung lực va chạm kém hơn, ảnh hưởng đến độ an toàn của hành khách.

Khung gầm unibody (khung gầm liền khối)

Khung xe và thân xe được tích hợp thành một khối thống nhất, thường được làm bằng thép hoặc nhôm. Cấu trúc này giúp giảm trọng lượng và tăng độ cứng xoắn của xe.

Khung gầm unibody (khung gầm liền khối)
Khung gầm unibody (khung gầm liền khối)

Ưu điểm:

  • Nhẹ hơn so với khung gầm body-on-frame, giúp tiết kiệm nhiên liệu và tăng tốc tốt hơn.
  • Không gian nội thất rộng rãi hơn do không có khung xe riêng biệt.
  • Khả năng hấp thụ xung lực va chạm tốt hơn, tăng độ an toàn cho hành khách.

Nhược điểm:

  • Khó sửa chữa và thay thế các bộ phận khi bị hư hỏng, vì khung xe và thân xe liền khối.
  • Độ bền không cao bằng khung gầm body-on-frame, đặc biệt khi chịu tải trọng lớn.

Phù hợp với: Hầu hết các loại xe du lịch hiện đại, xe sedan, xe hatchback, xe crossover.

Khung gầm spaceframe

Khung xe được tạo thành từ các thanh thép hoẵ nhôm được hàn lại với nhau theo hình dạng không gian đa chiều, tạo thành một cấu trúc khung nhẹ, cứng vững và an toàn.

Khung gầm spaceframe
Khung gầm spaceframe

Ưu điểm:

  • Rất nhẹ và cứng vững, mang lại hiệu suất vận hành tốt và độ an toàn cao.
  • Cho phép thiết kế linh hoạt, tạo ra các kiểu dáng xe đa dạng.

Nhược điểm: 

  • Chi phí sản xuất cao do yêu cầu công nghệ và vật liệu tiên tiến.
  • Khó sửa chữa khi bị hư hỏng.

Phù hợp với: Xe thể thao, xe đua và một số dòng xe sang trọng.

Hệ thống khung gầm xe Honda City
Hệ thống khung gầm xe Honda City

Hiện nay, hầu hết các loại xe ô tô của Honda đều sử dụng khung gầm liền khối (unibody). Tuy nhiên, Honda có những cải tiến và điều chỉnh riêng cho từng dòng xe để tối ưu hóa hiệu suất và tính năng của chúng, cụ thể như sau:

  • Honda City, HR-V, BR-V: Các mẫu xe này sử dụng khung gầm liền khối được phát triển trên nền tảng của Honda City, với sự điều chỉnh để phù hợp với kích thước và đặc tính của từng dòng xe. Khung gầm này được thiết kế để tối ưu hóa không gian nội thất, mang lại sự thoải mái cho hành khách.
  • Honda CR-V: Mẫu xe này cũng sử dụng khung gầm liền khối, nhưng được Honda cải tiến với công nghệ ACE (Advanced Compatibility Engineering). Công nghệ này giúp tăng cường khả năng hấp thụ và phân tán lực tác động trong trường hợp va chạm, bảo vệ hành khách tốt hơn.
  • Honda Civic, Accord: Các mẫu xe sedan này sử dụng khung gầm liền khối với độ cứng cao, giúp cải thiện khả năng vận hành và ổn định của xe.

Kiểm tra & Bảo dưỡng Khung gầm ô tô

Khi nào cần kiểm tra khung gầm ô tô?

Thời gian cần bảo dưỡng khung gầm ô tô
Thời gian cần bảo dưỡng khung gầm ô tô

Việc kiểm tra khung gầm ô tô thường xuyên là rất quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu suất hoạt động của xe. Bạn nên kiểm tra khung gầm trong các trường hợp sau:

  • Định kỳ: Theo khuyến nghị của nhà sản xuất, bạn nên kiểm tra khung gầm định kỳ sau mỗi 10.000 – 20.000 km hoặc 6 tháng/lần, tùy thuộc vào điều kiện vận hành và loại xe.
  • Sau va chạm: Nếu xe của bạn gặp va chạm, dù là nhỏ hay lớn, bạn nên kiểm tra khung gầm để chắc chắn rằng không có hư hỏng nào ảnh hưởng đến sự an toàn của xe.
  • Khi có dấu hiệu bất thường: Nếu bạn nghe thấy tiếng ồn lạ, cảm thấy rung lắc bất thường hoặc xe bị lệch lái, hãy kiểm tra khung gầm ngay lập tức.

Bảo dưỡng định kỳ khung gầm ô tô

Bảo dưỡng định kỳ khung gầm ô tô là rất quan trọng để đảm bảo xe luôn hoạt động ổn định, an toàn và kéo dài tuổi thọ. Các công việc bảo dưỡng khung gầm thường bao gồm:

  • Vệ sinh gầm xe: Loại bỏ bụi bẩn, bùn đất và các tạp chất khác bám vào khung gầm.
  • Kiểm tra và siết chặt bu lông, đai ốc: Đảm bảo các bu lông, đai ốc liên quan đến hệ thống treo, lái và phanh được siết chặt đúng tiêu chuẩn.
  • Kiểm tra và thay thế các bộ phận mòn: Kiểm tra độ mòn của các bộ phận như má phanh, đĩa phanh, rô tuyn, giảm xóc,… và thay thế nếu cần thiết.
  • Tra dầu mỡ bôi trơn: Bôi trơn các khớp nối, rotuyn để giảm ma sát và mài mòn.

Một số dấu hiệu hư hỏng thường gặp & cách sửa chữa

Khung gầm ô tô, dù được thiết kế để chịu đựng lực tác động và điều kiện khắc nghiệt, vẫn có thể gặp phải những hư hỏng không mong muốn. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và hiểu rõ nguyên nhân, cách khắc phục sẽ giúp bạn bảo vệ chiếc xe của mình và đảm bảo an toàn khi lái xe.

Dấu hiệu hư hỏng khung gầm ô tô
Dấu hiệu hư hỏng khung gầm ô tô

Một số hư hỏng thường gặp

  • Gỉ sét: Là vấn đề phổ biến nhất, đặc biệt ở những khu vực có khí hậu ẩm ướt hoặc xe thường xuyên đi qua vùng ngập nước. Gỉ sét có thể làm suy yếu cấu trúc khung gầm, gây nguy hiểm khi vận hành. Để giải quyết bạn cần vệ sinh, xử lý gỉ sét và sớn phủ gầm.
  • Cong, vênh, nứt gãy: Có thể xảy ra do va chạm mạnh, đi qua ổ gà lớn hoặc chở quá tải.
  • Hư hỏng hệ thống treo: Các bộ phận như giảm xóc, lò xo, rô tuyn bị mòn hoặc hỏng sẽ ảnh hưởng đến khả năng vận hành và độ êm ái của xe. Để có thể giải quyết, bạn cần nắn hoẵ thay thế các bộ phận hư hỏng.
  • Hư hỏng hệ thống lái: Các vấn đề như lệch thước lái, hỏng rô tuyn lái có thể khiến xe bị lệch lái, khó kiểm soát. Vì vậy,với những hư hỏng về hệ thống lái, hãy kiểm tra, sửa chữa hoặc thay thế các chi tiết hư hỏng.
  • Hư hỏng hệ thống phanh: Ống dẫn dầu phanh bị rò rỉ, má phanh mòn quá mức sẽ làm giảm hiệu quả phanh, gây nguy hiểm cho người lái và hành khách. Vì vậy,với những hư hỏng về hệ thống phanh, hãy kiểm tra, sửa chữa hoặc thay thế các chi tiết hư hỏng.

Nguyên nhân

  • Tai nạn, va chạm: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các hư hỏng nghiêm trọng cho khung gầm.
  • Sử dụng lâu ngày: Theo thời gian, các bộ phận của khung gầm sẽ bị mòn và lão hóa, giảm hiệu suất hoạt động.
  • Bảo dưỡng kém: Việc không bảo dưỡng định kỳ, không kiểm tra và thay thế các bộ phận mòn sẽ làm tăng nguy cơ hư hỏng khung gầm. 
  • Điều kiện đường xá: Đường xấu, ổ gà, ngập nước cũng là những tác nhân gây hư hỏng khung gầm.

Dấu hiệu nhận biết

  • Tiếng ồn lạ: Khi xe di chuyển, bạn nghe thấy tiếng kêu cọt kẹt, rít, lạch cạch từ gầm xe.
  • Xe rung lắc: Xe bị rung lắc mạnh, đặc biệt là khi đi qua đường xấu hoặc phanh gấp.
  • Xe bị lệch lái: Khi buông tay lái, xe tự động lệch về một bên.
  • Vô lăng nặng: Vô lăng khó xoay trở, nặng hơn bình thường.
  • Lốp mòn không đều: Lốp xe bị mòn không đều, một bên mòn nhanh hơn bên kia, hoặc mòn theo hình răng cưa.
  • Rò rỉ dầu: Phát hiện dầu chảy ra từ gầm xe.

Lưu ý khi sửa chữa

  • Lựa chọn gara uy tín, có kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại.
  • Sử dụng phụ tùng chính hãng để đảm bảo chất lượng và độ bền.
  • Yêu cầu báo giá chi tiết trước khi sửa chữa.
  • Kiểm tra kỹ xe sau khi sửa chữa để đảm bảo không còn vấn đề gì.

Khung gầm ô tô chính là nền tảng vững chắc cho sự an toàn, hiệu suất và tuổi thọ của chiếc xe. Việc kiểm tra và bảo dưỡng khung gầm thường xuyên không chỉ giúp bạn phát hiện và khắc phục sớm các hư hỏng tiềm ẩn, mà còn đảm bảo chiếc xe luôn vận hành êm ái, ổn định và tiết kiệm nhiên liệu. Đầu tư vào việc bảo dưỡng khung gầm là đầu tư vào sự an toàn và giá trị lâu dài của chiếc xe của bạn. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0375 83 79 79 hoặc tới showroom tại 02 Lê Đức Thọ, Cầu Giấy, Hà Nội để được giải đáp và tư vấn chi tiết nhé!


Đánh giá post

CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT

LIÊN HỆ VỚI HONDA Ô TÔ MỸ ĐÌNH






    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    0375837979
    Messenger Honda Mỹ Đình
    Zalo Honda Mỹ Đình