[Q&A] Tìm hiểu Hệ thống Hỗ trợ đổ đèo (HDC) từ A-Z

Hệ thống Hỗ trợ đổ đèo (HDC) là một trong những tính năng thường bị bỏ quên nhất trên xe ô tô, tuy nhiên đây lại là một tính năng rất hữu ích đối với những tài xế mới giúp họ vận hành xe hiệu quả hơn, an toàn hơn, đồng thời giúp kéo dài tuổi thọ hệ thống phanh trên xe. Cùng Honda Ô tô Mỹ Đình tìm hiểu chi tiết về hệ thống này nhé!

Hệ thống Hỗ trợ đổ đèo (HDC) là gì?

Hệ thống Hỗ trợ đổ đèo (HDC – Hill Descent Control) là hệ thống an toàn trên xe ô tô giúp kiểm soát tốc độ xe khi chạy xuống đèo dốc, hạn chế tình trạng người lái rà phanh liên tục gây nóng má phanh, sôi dầu phanh khiến xe bị bó cứng phanh, thậm chí là mất phanh. Hệ thống này hữu ích nhiều khi lái xe trên đường đèo, đường dốc.

Hệ thống Hỗ trợ đổ đèo (HDC) giúp kiểm soát tốc độ khi xuống đèo dốc
Hệ thống Hỗ trợ đổ đèo (HDC) giúp kiểm soát tốc độ khi xuống đèo dốc

Hệ thống Hỗ trợ đổ đèo sử dụng chung cơ cấu chấp hành với nhiều hệ thống an toàn khác như chống bó cứng phanh ABS, hệ thống kiểm soát lực kéo TCS,… nhằm điều chỉnh phanh và điều chỉnh momen động cơ để điều chỉnh tốc độ ở từng bánh xe.

Cấu tạo của hệ thống Hỗ trợ đổ đèo (HDC)

Hệ thống Hỗ trợ đổ đèo (HDC) được cấu tạo bởi các bộ phận chính như sau:

  • Cảm biến độ nghiêng: Cảm biến hoạt động khi nhận thấy xe đang di chuyển hay dừng đỗ ở khu vực có độ dốc từ 5 độ trở lên. Từ đó sẽ gửi tín hiệu về khu vực xử lý trung tâm ECU để đem ra tính toán và đưa ra quyết định vận hành xe.
  • Trung tâm xử lý ECU: Đây là nơi nhận và xử lý các tín hiệu được gửi đến từ các cảm biến, nhờ đó đưa ra các lệnh đến hệ thống phanh, áp suất giảm chấn cũng như momen xoắn một cách hoạt động phù hợp.
  • Cảm biến chuyển động của bánh xe: Có chức năng nhận biết tốc độ của bánh xe di chuyển thực tế, thông tin sẽ được gửi về bộ xử lý ECU khi nhận thấy dấu hiệu bánh xe bị trượt và yêu cầu phanh nhả ra, khi xe tiếp tục lăn bánh má phanh lại ép vào. Chức năng của cảm biến này không chỉ nằm ở việc phòng tránh hiện tượng hãm cứng của bánh xe mà còn nhằm hạn chế tối đa khả năng trượt khi phanh đột ngột.
  • Cảm biến áp suất giảm chấn: Tạo ra các tín hiệu chính xác về áp suất được truyền đến bộ xử lý ECU để thực hiện các tính toàn đưa ra hoạt động phù hợp với trọng lượng của xe khi được bộ phận hệ thống treo xác định.
  • Hệ thống phanh: Sau khi nhận diện được thông tin từ các cảm biến, trung tâm xử lý ECU sẽ tiếp nhận, xử lý và đưa ra kết quả, kích hoạt hệ thống phanh giúp cho xe di chuyển không bị lao nhanh và mất kiểm soát dù là khi  chân phanh không bị tác động.
  • Cảm biến áp suất phanh: ECU phát lệnh, đẩy lệ thống phanh vào hoạt động để ngăn chặn tình trạng trôi lệch ngay khi cảm nhận được dấu hiệu. Cảm biến giúp kiểm soát áp suất phanh một cách chính xác và đảm bảo áp suất phanh được điều chỉnh một cách tối ưu, giữ cho xe ổn định trên mọi địa hình.
  • Kiểm soát momen xoắn: Để đảm bảo xe không trôi hoặc trượt bánh khi khởi động và trong quá trình tăng tốc, hệ thống kiểm soát momen xoắn tự động kích hoạt. Các cảm biến chính cavs này đo lường momen xoắn cần thiết để truyền tới bánh xe thông qua hệ thống truyền lực. Quản lý hiệu quả momen xoắn giúp xe vận hành mượt mà và tối ưu, đặc biệt quan trọng trong các tình huống khẩn cấp.
Cấu tạo của hệ thống Hỗ trợ đổ đèo HDC trên xe ô tô
Cấu tạo của hệ thống Hỗ trợ đổ đèo HDC trên xe ô tô

Cơ chế hoạt động của hệ thống Hỗ trợ đổ đèo (HDC) như thế nào?

Hệ thống hỗ trợ đổ đèo xuất hiện trong một vài năm gần đây, nhờ hoạt động của hệ thống chống bó cứng phanh (ABS). Hệ thống Hỗ trợ đổ đèo trên thực tế gắn liền với hệ thống chống bó cứng phanh, sử dụng cùng một mạng lưới cảm biến trên lốp, cảm biến con quay hồi chuyển hoạt động phát hiện góc nghiêng của xe và các mô-đun kiểm soát lực phanh thích hợp khi cần thiết. Tất cả được gửi về hệ thống ECU để kiểm soát bộ ly hợp, hệ thống phanh, phân phối momen xoắn của động cơ đến các bánh xe. Hệ thống Hỗ trợ đổ đèo làm giảm áp lực phanh từ bàn đạp của tài xế.

Nguyên lý hoạt động của hệ thống Hỗ trợ đổ đèo HDC
Nguyên lý hoạt động của hệ thống Hỗ trợ đổ đèo HDC

Khi bạn kích hoạt chế độ Hỗ trợ đổ đèo trên xe, chức năng này sẽ hỗ trợ tự động phanh, duy trì tốc độ cố định. Để duy trì độ bám đường của lốp xe, hệ thống phanh sử dụng các lực tùy biến để sao cho chúng không bị bó cứng giúp cho người lái không bị cháy má phanh, bó cứng phanh mà phải đạp thắng liên tục trong lúc xuống dốc.

Trước đây, hệ thống HDC chỉ được trang bị trên một số dòng xe bán tải, xe địa hình… Tuy nhiên, hiện nay hệ thống Hỗ trợ đổ đèo đã xuất hiện trên nhiều mẫu xe thuộc phân khúc SUV, Crossover hay ngay cả những chiếc sedan cao cấp. Hiện Honda cũng đang trang bị hệ thống này trên các mẫu xe của mình, có thể kể đến như Honda HR-V, Honda CR-V, …

Ưu đãi Honda CRV tháng 5/2024
Ưu đãi Honda CRV tháng 5/2024
Play video

Hướng dẫn sử dụng các tính năng Hỗ trợ đổ đèo (HDC)

Thông thường để kích hoạt hệ thống Hỗ trợ đổ đèo (HDC), người lái sẽ ấn vào nút có ký hiệu như hình được bố trí ở gần khu vực cần số.

Sử dụng hệ thống Hỗ trợ đổ đèo đúng cách
Sử dụng hệ thống Hỗ trợ đổ đèo đúng cách

Sau khi ấn nút, màn hình lái sẽ hiển thị ký hiệu cho biết tính năng này đã được bật trên xe. Trong trường hợp lái xe đang sử dụng phanh, hệ thống HDC sẽ ở trạng thái chờ và không hỗ trợ phanh xe trong suốt thời gian này (đèn hiệu trên bảng đồng hồ không sáng).

Khác với hệ thống Khởi hành ngang dốc, hệ thống Hỗ trợ đổ đèo kiểm soát luôn cả tốc độ di chuyển của chiếc xe. Người lái xe cũng cũng có thể tăng giảm tốc độ qua hệ thống điều hành – Cruise Control.

Để tắt hệ thống Hỗ trợ đổ đèo, nhấn lại nút bấm trên bảng điều khiển cạnh cần số. Nếu nhìn thấy đèn LED trên nút đã tắt tức là bạn đã hủy thành công.

Phần lớn các hãng xe đều giới hạn tốc độ cho phép tính năng HDC hoạt động ở dưới ngưỡng 30 km/h hoặc 10 km/h, thậm chí là 5 km/h đối với những xe off-road, vượt quá tốc độ này hệ thống HDC sẽ tự ngừng hoạt động. Hệ thống sẽ sẽ ngừng kích hoạt khi nhận thấy tài xế đạp ga hoặc khi xe đã di chuyển trên đường bằng phẳng.

Trong một số trường hợp, lái xe đã di chuyển xuống quãng đường đèo khá dài trước khi sử dụng hệ thống HDC, má phanh sẽ bị nóng. Hệ thống sẽ không khởi chạy, hãy chờ phanh nguội trước khi bật chức năng này.

Một số lưu ý khi sử dụng hệ thống Hỗ trợ đổ đèo (HDC)

Hệ thống Hỗ trợ đổ đèo trên xe thường có thể kích hoạt khi tốc độ của đang dưới mức 30 km/h. Khi xe đạt đến tốc độ này, màn hình hiển thị trên bảng đồng hồ sẽ bật sáng đèn LED để thông báo rằng hệ thống đã sẵn sàng. Trong trường hợp người lái đang sử dụng bàn đạp phanh, hệ thống sẽ chuyển sang trạng thái chờ và không can thiệp vào hệ thống phanh trong thời gian này.

Lưu ý khi sử dụng hệ thống Hỗ trợ đổ đèo HDC đạt hiệu quả cao
Lưu ý khi sử dụng hệ thống Hỗ trợ đổ đèo HDC đạt hiệu quả cao

Khi sử dụng hệ thống này, người lái nên đặt xe ở chế độ số thấp hoặc vị trí số D hoặc R, tùy thuộc vào cấu hình của xe. Ngoài ra, quan trọng là chủ xe cần chú ý đến màn hình hiển thị trên bảng đồng hồ để theo dõi tình trạng của hệ thống và báo lỗi.

Mặc dù hệ thống hỗ trợ đổ đèo có thể giúp kiểm soát tốc độ nhưng người lái vẫn cần duy trì sự tự tin và cảnh giác trong quá trình lái xe. Việc theo dõi tình hình đường và sẵn sàng can thiệp khi cần thiết để đảm bảo an toàn.

Câu hỏi thường gặp

Hệ thống Hỗ trợ đổ đèo có cần thiết không?

Nhiều người lầm tưởng hệ thống Hỗ trợ đổ đèo dùng để đổ đèo nhưng thực tế hệ thống này ra đời nhằm mục đích hỗ trợ người lái tập trung vào vô lăng hơn ở những đoạn đường dốc, khó đi chứ không phải hỗ trợ người lái xe ở những đoạn đường đèo dốc uốn lượn quanh co.

Hệ thống Hỗ trợ đổ đèo thường thấy trên những chiếc SUV gầm cao và đặc biệt là sẽ xuất hiện nhiều trên những mẫu xe được trang bị hệ thống dẫn động 4 bánh AWD hoặc 4×4 do hệ thống này có thể tận dụng được tối đa các tính năng của xe để kiểm soát tốc độ của xe khi xuống dốc một cách hiệu quả.

Dù mang lại nhiều lợi ích như giúp kiểm soát tốc độ của xe khi đổ đèo dốc, góp phần mang lại sự thoải mái cho người lái… nhưng thực tế, nhiều người lái mới thường lãng quên hoặc chưa biết cách sử dụng tính năng này.

Trong thực tế, nhiều người sử dụng ô tô, đặc biệt là các lái mới do không nắm rõ cơ chế hoạt động của hệ thống hỗ trợ xuống dốc nên không tự tin khi sử dụng.

Hệ thống Hỗ trợ đổ đèo hoạt động trong điều kiện thời tiết nào?

Hệ thống Hỗ trợ đổ đèo (HDC) hoạt động tốt trong hầu hết các điều kiện thời tiết. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng hiệu suất của hệ thống có thể bị ảnh hưởng bởi điều kiện đường trơn hoặc mưa lớn.

Trong điều kiện đường trơn, hệ thống có thể khó duy trì tốc độ xuống dốc ổn định và người lái cần phải tập trung nhiều hơn để giữ xe đi an toàn.

Hệ thống Hỗ trợ đổ đèo có ảnh hưởng đến lượng nhiên liệu tiêu thụ không?

Hệ thống Hỗ trợ đổ đèo thường không ảnh hưởng đáng kể đến nhiên liệu trong điều kiện thông thường hoặc khi xe di chuyển trên đoạn đường phẳng. Hệ thống hỗ trợ chủ yếu hoạt động khi xe đang xuống dốc và giữ tốc độ thấp để đảm bảo an toàn, khi không cần thiết, người dùng có thể tự động tắt chúng.

Như vậy, Honda Ô tô Mỹ Đình đã cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng nhất về hệ thống Hỗ trợ đổ đèo (HDC). Hệ thống này hỗ trợ người lái trong việc đổ đèo, xuống dốc hiệu quả và an toàn hơn. Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cấu tạo, cơ chế hoạt động cũng như cách thức sử dụng đúng. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0375 83 79 79 hoặc tới showroom tại 02 Lê Đức Thọ, Cầu Giấy, Hà Nội để được giải đáp và tư vấn chi tiết nhé!


5/5 - (1 bình chọn)

LIÊN HỆ VỚI HONDA Ô TÔ MỸ ĐÌNH






    0375837979
    Messenger Honda Mỹ Đình
    Zalo Honda Mỹ Đình