Hệ thống phân phối lực phanh điện tử (EBD): Công dụng, cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Hệ thống phanh là một trong những hệ thống quan trọng nhất trong xe ô tô. Để giúp hoạt động phanh đạt hiệu quả tối ưu và đảm bảo an toàn cho người dùng, các hãng xe hơi hiện đại trang bị thêm hệ thống phân phối lực phanh điện tử giúp phân bổ lực phanh lên mỗi bánh phù hợp, đồng thời duy trì khả năng kiểm soát, mang lại sự an toàn tối đa. Cùng Honda Ô tô Mỹ Đình tìm hiểu chi tiết về hệ thống này nhé!

Đôi nét về hệ thống phân phối lực phanh điện tử (EBD)

Hệ thống phân phối lực phanh điện tử là gì?

Hệ thống phân phối phanh điện tử (EBD – Electronic BrakeForce Distribution) là công nghệ phanh ô tô tự động, trong đó lực phanh trên mỗi bánh của ô tô có thể thay đổi tùy theo các yếu tố như tải trọng trên mỗi bánh, điều kiện đường xá và tốc độ của xe…

Hệ thống EBD giúp ngăn ngừa và triệt tiêu tình trạng mất kiểm soát (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Hệ thống EBD giúp ngăn ngừa và triệt tiêu tình trạng mất kiểm soát (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hiện nay, hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD được trang bị trên hầu hết các dòng xe tô tô hiện đại. Đây là một trong các tính năng an toàn quan trọng trên xe ô tô. Bên cạnh đó, hệ thống EBD còn có tác dụng ngăn ngừa và triệt tiêu tình trạng mất kiểm soát, duy trì trạng thái cân bằng trong mọi trường hợp, qua đó giảm thiểu tối đa nguy cơ xảy ra tai nạn. 

Công dụng

Hệ thống ABS và EBD bổ trợ lẫn nhau để phát huy tác dụng tối ưu nhất (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Hệ thống ABS và EBD bổ trợ lẫn nhau để phát huy tác dụng tối ưu nhất (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hệ thống EBD có khả năng tự kích hoạt, điều khiển lực phanh sao cho phù hợp với từng bánh xe khi cần thiết, kể cả trong trường hợp người lái không đạp phanh. Tuy nhiên, hệ thống này cũng cần có sự bổ trợ của hệ thống chống bó cứng phanh ABS để phát huy tác dụng tối ưu nhất. Nếu EBD hoạt động đến ngưỡng phanh thì bánh xe sẽ bị bó cứng, hệ thống ABS sẽ lập tức can thiệp để bánh đó lấy lại gia tốc, giúp tài xế lấy lại trạng thái cân bằng cho xe và tiếp tục vận hành an toàn. 

Trong khi đó, hệ thống ABS có một hạn chế là lực phanh của các bánh xe gần như nhau nên khi đạp phanh, xe vẫn đi thêm 1 đoạn nữa. Khi đó, hệ thống EBD sẽ can thiệp để cân bằng lại lực phanh, giúp quãng đường phanh ngắn hơn. 

Nguồn gốc hình thành

Thông thường, tải trọng tác động lên các bánh xe ô tô là không giống nhau, tải trọng tác động lên cầu trước khác cầu sau hay trong quá trình di chuyển vào cua, tải trọng tác động lên các bánh xe ở phía trong và phía ngoài hoàn toàn khác nhau. Chính vì thế, trong từng trường hợp, cần một lực phanh phù hợp với các bánh xe. 

Quãng đường phanh có EBD được rút ngắn lại (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Quãng đường phanh có EBD được rút ngắn lại (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trước đây, vấn đề phân bổ lực phanh được thực hiện bởi các van cơ khí nhưng các van này không thể giải quyết được vấn đề phân bổ lực phanh một cách tối ưu. Do vậy, để thay thế cho các van cơ khí, đồng thời rút ngắn quãng đường phanh, hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD ra đời.

Cấu tạo của hệ thống phân phối lực phanh điện tử

Hệ thống EBD cũng dùng chung một số “phần cứng” với hệ thống ABS như cảm biến tốc độ ở từng bánh xe, tốc độ xe và bộ điều khiển trung tâm ECU. Thêm vào đó, EBD còn sử dụng thêm một số cảm biến khác để tăng hiệu quả đánh giá tình huống. 

Cấu tạo của EBD có phần cứng giống với hệ thống ABS (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Cấu tạo của EBD có phần cứng giống với hệ thống ABS (Ảnh: Sưu tầm Internet)
  • Cảm biến tốc độ bánh xe (Wheel Speed Sensor – WSS) là thiết bị điện tử có tác dụng theo dõi tốc độ các bánh xe và truyền thông tin về bộ điều khiển ECU để phát hiện tình trạng bất thường khi đạp phanh. Cảm biến tốc độ bánh xe gồm 1 nam châm vĩnh cửu, cuộn dây và lõi từ. Vị trí lắp cảm biến tốc độ thay đổi theo từng kiểu xe. 
  • Bộ điều khiển lực phanh dùng để điều khiển lực phanh phù hợp nhất đến từng vị trí khác nhau. Bộ điều khiển lực phanh sẽ bơm dầu vào đường dẫn và kích hoạt các xi lanh trên từng phanh. 
  • Bộ điều khiển (Electronic Control Unit – ECU) là bộ điều khiển điện tử nhận đầu vào từ các cảm biến tốc độ. Bộ điều khiển này có tác dụng so sánh tốc độ của bánh xe với tốc độ xe ô tô. Nếu phát hiện thấy bánh xe nào đó bị trượt, nó sẽ sử dụng bộ điều chỉnh lực phanh để tác động lực phanh phù hợp nhằm giảm tốc độ xe hoặc dừng xe hoàn toàn.
  • ECU có vai trò như “bộ não”, kiểm soát mọi hoạt động của động cơ thông qua việc tiếp nhận dữ liệu từ các cảm biến sau đó truyền về ECU xử lý tín hiệu và đưa ra quyết định cho các bộ phận như góc đánh lửa, lực phanh ở mỗi bánh,…
  • Cảm biến độ lệch thân xe (Yaw sensor) là bộ cảm biến có nhiệm vụ đo vận tốc góc (chuyển dịch tự động) và độ giảm tốc theo mọi hướng của độ lệch xe khi xe bắt đầu vào cua, sau đó truyền tín hiệu đến bộ điều khiển ECU để điều chỉnh lực phanh phù hợp, đảm bảo an toàn và ổn định cho xe. Ngoài ra, cảm biến Yaw cũng có thể sử dụng kết hợp với hệ thống kiểm soát ổn định điện tử (ESC) để ngăn ngừa tai nạn lật xe. 
  • Cảm biến góc xoay vô lăng (cảm biến góc lái) có tác dụng ghi lại góc xoay của vô lăng, sau đó gửi tín hiệu về ECU để hệ thống nhận biết người lái đang muốn dịch chuyển xe về hướng nào đó. Nếu nhận thấy góc xoay vô lăng, các bánh xe và độ nghiêng thân xe không đồng nhất, cảm biến sẽ truyền tín hiệu tới ECu để thực hiện điều chỉnh lực phanh. Dữ liệu từ bộ cảm biến này sẽ giúp xe thăng bằng khi đánh lái gấp hoặc tránh vật cản bất ngờ trên đường. 

Nguyên lý hoạt động của hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD

EBD hoạt động dựa vào các tín hiệu đầu vào của ABS (Ảnh: Sưu tầm Internet)
EBD hoạt động dựa vào các tín hiệu đầu vào của ABS (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hệ thống phanh điện tử EBD làm việc cũng dựa trên các tín hiệu đầu vào của ABS như cảm biến tốc độ bánh xe, cảm biến giảm tốc, cảm biến gia tốc ngang và chức năng xử lý của bộ điều khiển ECU. 

Khi khởi động xe, tất cả các dữ liệu trong quá trình di chuyển sẽ được truyền về bộ điều khiển ECU qua các cảm biến. Đồng thời, nó cũng theo dõi tốc độ quay của bánh xe và sự thay đổi tốc quay này thông qua các cảm biến để xác định tải trọng trên từng vị trí. Nếu xe bị nghiêng quá giới hạn cho phép, hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD sẽ tự động kích hoạt và thực hiện điều khiển lực phanh phù hợp cho từng bánh xe. Cụ thể nguyên lý hoạt động của hệ thống phân phối điện tử EBD được thực hiện trong 3 trường hợp sau:

Lái xe cua sang phải quá nhanh

Nếu lái xe cua gấp về bên phải, cảm biến gia tốc ngang và cảm biến gia tốc tải trọng sẽ nhận được dữ liệu xe nghiêng về bên trái, sau đó thông báo đến ECU. Lúc này, nếu lái xe không kiểm soát được tay lái, gây mất lái thì ECU sẽ chủ động can thiệp, giảm tốc các bánh xe bằng cách mở van dầu thắng dù cho người lái không đạp phanh. 

Lái xe cua sang trái quá nhanh

Khi xe cua gấp về bên trái, trọng lượng của xe sẽ dồn sang phải, khi đó hệ thống EBD sẽ tăng lực phanh lên bánh phía trái nhiều hơn. Trong trường hợp này, nếu xe của bạn không được trang bị hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD, khi có sự cố thì 4 bánh xe nhận lực phanh như nhau dẫn đến xe bị mất cân bằng và trượt ra khỏi đường. Lúc này, bộ điều khiển nhận được thông tin, sẽ tự động điều chỉnh lực phanh để hiệu suất phanh đạt cao nhất, quãng đường dừng xe đạt khoảng cách ngắn nhất nhưng vẫn đảm bảo được thăng bằng cho xe. 

Trường hợp xe phanh gấp

Khi di chuyển trên đường gặp phải chướng ngại vật, xe phải phanh gấp, thì toàn bộ trọng lượng xe sẽ đồn về 2 bánh trước cộng thêm trọng lượng của động cơ. 

Hiệu quả hoạt động của hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD

Hệ thống EBD phối hợp với hệ thống ABS và ESC để kiểm soát xe tối ưu (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Hệ thống EBD phối hợp với hệ thống ABS và ESC để kiểm soát xe tối ưu (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD có khả năng dồn lực phanh cho từng bánh xe khác nhau, nhưng chức năng này sẽ vô tác dụng nếu bánh xe đó bị bó cứng. Vì vậy hệ thống EBD kết hợp với hệ thống chống bó cứng phanh (ABS) để có thể tăng hoặc giảm áp lực phanh lên từng bánh xe để tối đa hóa lực dừng trong khi vẫn duy trì khả năng kiểm soát phương tiện. Thông thường phần đầu xe chịu nhiều trọng lượng hơn và EBD phân phối lực phanh ít hơn cho phanh sau nên phanh sau không bị bó cứng và gây trượt bánh. Trong một số hệ thống, EBD phân phối nhiều lực phanh hơn ở phanh sau trong quá trình đạp phanh ban đầu trước khi tác động của việc chuyển trọng lượng trở nên rõ ràng. 

Hệ thống EBD có thể hoạt động cùng với hệ thống ABS và hệ thống kiểm soát ổn định điện tử (ESC) để giảm thiểu gia tốc chệch hướng Yaw khi rẽ. ESC so sánh góc vô lăng với tốc độ quay của xe bằng cảm biến tỷ lệ lệch Yaw. “Yaw” là chuyển động quay của xe quanh trọng tâm thẳng đứng (rẽ trái hoặc phải). Nếu cảm biến chệch hướng phát hiện độ lệch ít (hoặc nhiều) hơn so với góc vô lăng nên tạo ra, thì ô tô đang thiếu (thừa lái) và ESC kích hoạt một trong các phanh trước hoặc phanh sau để xoay ô tô trở lại hướng dự kiến. 

Một số lưu ý khi sử dụng hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD

Lưu ý tìm hiểu kỹ cách sử dụng hệ thống phân phối lực phanh điện tử trước khi sử dụng (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Lưu ý tìm hiểu kỹ cách sử dụng hệ thống phân phối lực phanh điện tử trước khi sử dụng (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD là một công nghệ quan trọng trong hệ thống phanh của xe ô tô giúp cải thiện hiệu suất phanh và an toàn khi lái xe. Sau đây là một số lưu ý khi sử dụng EBD trên xe ô tô: 

  • Hiểu về hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD: Trước tiên bạn cần hiểu cách EBD hoạt động. Hệ thống này là một phần của hệ thống phanh chung của xe, và nhiệm vụ chính của nó là phân phối lực phanh từng bánh xe theo nhu cầu để đảm bảo hiệu suất phanh tốt nhất. 
  • Không can thiệp quá mức: Hệ thống EBD tự động điều chỉnh lực phanh cho từng bánh xe dựa trên tình huống lái xe và tải trọng. Tránh can thiệp một cách thủ công khi bạn cảm thấy không cần thiết. 
  • Kiểm tra hệ thống phanh định kỳ: Đảm bảo rằng hệ thống phanh, bao gồm bố thắng và bố bánh xe, được kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ. EBD hoạt động tốt khi hệ thống phanh của bạn còn trong tình trạng tốt. 
  • Điều chỉnh áp suất lốp đúng cách: Áp suất lốp ảnh hưởng đến hiệu suất của EBD. Đảm bảo rằng áp suất lốp ở mức đúng theo quy định của nhà sản xuất. 
  • Sử dụng phanh đúng cách: Sử dụng pedal phanh một cách đều và không đột ngột. Điều này giúp EBD hoạt động tốt hơn và duy trì sự ổn định khi bạn phanh. 
  • Thay thế lốp đúng kích thước: Sử dụng lốp có cùng kích thước và đặc điểm với lốp gốc của xe. Lốp không đúng kích thước cũng gây ảnh hưởng đến hiệu suất của EBD. 

Như vậy, Honda Ô tô Mỹ Đình đã cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD. Đây là một hệ thống quan trọng nằm trong hệ thống an toàn được trang bị trên các dòng xe hiện nay. Qua việc tìm hiểu về cấu  tạo, nguyên lý hoạt động của nó, hy vọng bạn sẽ ứng dụng để sử dụng một cách hiệu quả nhất. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 037 583 7979 hoặc tới showroom tại 02 Lê Đức Thọ, Cầu Giấy, Hà Nội để được tư vấn chi tiết nhé!


Đánh giá post

CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT

LIÊN HỆ VỚI HONDA Ô TÔ MỸ ĐÌNH






    0375837979
    Messenger Honda Mỹ Đình
    Zalo Honda Mỹ Đình