10+ nguyên nhân xe báo đèn check engine và cách khắc phục

Đèn Check Engine bất ngờ bật sáng? Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo những nguy cơ tiềm ẩn, từ những trục trặc nhỏ đến hư hỏng nghiêm trọng của động cơ. Đừng để “cơn ác mộng” này làm gián đoạn hành trình của bạn! Cùng cố vấn Bùi Hải Nam của Honda Ô tô Mỹ Đình giải mã ý nghĩa đằng sau ánh đèn vàng khó chịu, khám phá các nguyên nhân thường gặp và hướng dẫn chi tiết cách khắc phục nhé!

Đèn check engine là gì?

Đèn Check Engine, còn được gọi là đèn báo lỗi động cơ hoặc đèn MIL (Malfunction Indicator Lamp), là một biểu tượng hình động cơ hoặc có chữ “Check Engine” trên bảng đồng hồ của xe ô tô. Đèn này thường có màu vàng hoặc cam, nằm ở vị trí dễ quan sát để người lái nhận biết.

Đèn check engine sáng khi hệ thống động cơ lỗi (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Đèn check engine sáng khi hệ thống động cơ lỗi

Đèn Check Engine có vai trò vô cùng quan trọng trong việc cảnh báo người lái về các vấn đề tiềm ẩn trong hệ thống động cơ hoặc hệ thống kiểm soát khí thải. Khi đèn này sáng lên, có nghĩa là một hoặc nhiều cảm biến trong xe đã phát hiện ra sự cố, và hệ thống điều khiển động cơ đã ghi nhận mã lỗi tương ứng.

Ý nghĩa của đèn check engine

Đèn Check Engine (đèn báo kiểm tra động cơ) trên bảng đồng hồ ô tô là một tín hiệu cảnh báo quan trọng, giúp người lái xe nhận biết các vấn đề tiềm ẩn trong hệ thống động cơ hoặc hệ thống kiểm soát khí thải. Tuy nhiên, tùy thuộc vào cách đèn sáng và màu sắc của đèn, ý nghĩa của nó cũng sẽ khác nhau.

Đèn sáng liên tục

Đèn sáng liên tục báo hiệu có sự cố trong hệ thống động cơ hoặc khí thải
Đèn sáng liên tục báo hiệu có sự cố trong hệ thống động cơ hoặc khí thải

Ý nghĩa: Đèn Check Engine sáng liên tục thường cho biết có sự cố trong hệ thống động cơ hoặc hệ thống kiểm soát khí thải. Sự cố này có thể không nghiêm trọng ngay lập tức, nhưng cần được kiểm tra và khắc phục sớm để tránh gây hư hỏng nặng hơn cho xe.

Mức độ nghiêm trọng: Mức độ nghiêm trọng của sự cố có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra đèn sáng.

Nguyên nhân phổ biến:

  • Cảm biến oxy bị lỗi.
  • Bugi đánh lửa kém.
  • Nắp bình xăng không được đóng chặt.
  • Lỗi hệ thống EVAP.
  • Các vấn đề về hệ thống nhiên liệu hoặc hệ thống đánh lửa.

Đèn nhấp nháy

Đèn nhấp nháy là dấu hiệu của sự cố nghiêm trọng hơn
Đèn nhấp nháy là dấu hiệu của sự cố nghiêm trọng hơn

Ý nghĩa: Đèn Check Engine nhấp nháy là dấu hiệu cảnh báo một sự cố nghiêm trọng hơn, có thể gây hư hỏng nghiêm trọng cho động cơ nếu không được xử lý ngay lập tức.

Mức độ nghiêm trọng: Rất nghiêm trọng. Bạn cần dừng xe ngay khi an toàn và mang xe đến gara gần nhất để kiểm tra và sửa chữa.

Nguyên nhân phổ biến:

  • Cháy hỏng động cơ.
  • Bộ chuyển đổi xúc tác quá nóng.
  • Các vấn đề nghiêm trọng về hệ thống đánh lửa.

Các màu sắc của đèn check engine

Màu sắc của đèn check engine báo hiệu những sự cố
Màu sắc của đèn check engine báo hiệu những sự cố
  • Vàng hoặc cam: Đây là màu sắc phổ biến nhất của đèn Check Engine. Nó thường chỉ ra một sự cố không quá nghiêm trọng, nhưng cần được kiểm tra và khắc phục sớm.
  • Đỏ: Đèn Check Engine màu đỏ thường chỉ ra một sự cố nghiêm trọng, cần được xử lý ngay lập tức để tránh hư hỏng nặng hơn cho động cơ.

10+ nguyên nhân cụ thể khiến đèn check engine bật sáng

Như đã biết, đèn check engine bật sáng khi xe khởi động và vận hành có nghĩa là xe của bạn đang gặp vấn đề ở hệ thống điều khiển hoặc động cơ. Nguyên nhân có thể là sự tác động của các bộ phận dưới đây:

Bugi

Bugi bị mòn, bị bẩn khiến đèn check bugi sáng vàng (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Bugi bị mòn, bị bẩn khiến đèn check bugi sáng vàng

Bugi có nhiệm vụ tạo ra dòng điện cao thể để bugi tạo ra tia lửa điện đốt cháy hỗn hợp khí và nhiên liệu trong xi lanh động cơ. Lỗi xe báo đèn check engine sáng thường do bugi xảy ra vấn để như bugi bị mòn, bị bẩn, đầu nối bugi hay dây dẫn điện cao áp bị hỏng. Những lỗi này có thể khiến bugi phát ra tia lửa yếu hay không đúng thời điểm, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình đốt cháy hỗn hợp khí và nhiên liệu. Điều này sẽ làm giảm hiệu suất động cơ, gây nên tình trạng máy rung, xe bị giật khi tăng ga, xe khó nổ máy, xe đang chạy thì chết máy,…

Bô bin đánh lửa

Bô bin bị hỏng ảnh hưởng đến hoạt động của bugi (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Bô bin bị hỏng ảnh hưởng đến hoạt động của bugi

Bô bin đánh lửa cung cấp dòng cao áp đến bugi, giúp bugi phát tia lửa điện đốt cháy hòa khí và nhiên liệu trong xi lanh động cơ. Khi bô bin đánh lửa bị hư hỏng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của bugi. Nghiêm trọng có thể khiến bugi không đánh lửa được dẫn đến tình trạng động cơ bỏ máy. Vì vậy, khi bô bin đánh lửa hỏng xe thường xe báo đèn check engine sáng vàng.

Kim phun nhiên liệu

Kim phun nhiên liệu bị tắc ảnh hưởng đến quá trình cung cấp nhiên liệu cho động cơ (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Kim phun nhiên liệu bị tắc ảnh hưởng đến quá trình cung cấp nhiên liệu cho động cơ

Kim phun nhiên liệu giúp cung cấp nhiên liệu cho buồng đốt để tạo ra sự cháy. Khi bình xăng của bạn chứa nhiều cặn bẩn và bạn không thay thế lọc xăng theo định kỳ, cặn bẩn trong nhiên liệu có thể làm nghẹt kim phun và ảnh hưởng đến quá trình làm việc của động cơ. Bên cạnh đó, khi bạn thường xuyên lái xe đến mức đèn báo mức nhiên liệu thấp sáng cũng có thể làm tăng cặn bẩn trong bình chứa làm sáng đèn check engine.

Nắp bình nhiên liệu

Nắp bình xăng chưa đóng kín khiến đèn check engine sáng (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Nắp bình xăng chưa đóng kín khiến đèn check engine sáng

Nếu nắp bình nhiên liệu không được đóng kín xe cũng sẽ báo lỗi đèn check engine. Vì vậy, nếu bạn thấy đèn check engine sáng, một trong những điều đầu tiên bạn cần kiểm tra chính là kiểm tra nắp bình xăng ngay lập tức.

Hệ thống kiểm soát hơi xăng (EVAP)

Hệ thống EVAP hư hỏng làm đèn check engine sáng (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Hệ thống EVAP hư hỏng làm đèn check engine sáng

Hệ thống kiểm soát hơi xăng (EVAP) được bố trí trên đường ống dẫn xăng, có nhiệm vụ hấp thụ hơi xăng đi qua bộ lọc để dẫn vào buồng chảy, ngắn hơi xăng bay từ bình xăng ra ngoài. Khi hệ thống này bị hư hỏng, đèn check engine cũng báo sáng. Lúc này, hơi xăng từ bình chứa xăng và hệ thống ống dẫn có thể bay ra ngoài môi trường và gây ô nhiễm.

Hệ thống tuần hoàn khí xả (EGR)

Đèn check engine sáng khi hệ thống tuần hoàn khí xả bị tắc (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Đèn check engine sáng khi hệ thống tuần hoàn khí xả bị tắc

Hệ thống tuần hoàn khí xả (EGR) đưa một phần khí xả trở lại hào chung với khí nạp giúp giảm nồng độ chất ô nhiễm NOx và tăng hiệu suất động cơ. Khi làm việc lâu ngày, van điều khiển và các đường ống dẫn khí thải của hệ thống này bị tắc do muội than trong khí thải khiến động cơ bị tiêu hao nhiên liệu và giảm công suất. Đây cũng là một trong những hiện tượng phổ biến khiến đèn check engine bật sáng. Vì vậy bạn nên vệ sinh định kỳ bộ tuần hoàn khí xả để giúp xe luôn vận hành trơn tru và giảm tiêu hao nhiên liệu.

Van hằng nhiệt

Van hằng nhiệt hư hỏng làm kẹt nước làm mát không thể tuần hoàn (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Van hằng nhiệt hư hỏng làm kẹt nước làm mát không thể tuần hoàn

Van hằng nhiệt có nhiệm vụ điều tiết sự tuần hoàn nước làm mát để làm mát động cơ. Van hằng nhiệt giúp đảm bảo nhiệt độ nước làm mát từ 80 – 95 độ C để động cơ vận hành tối ưu nhất. Sau lâu ngày sử dụng, van hằng nhiệt có thể bị hư hỏng và bị kẹt khiến nước làm mát không thể tuần hoàn, động cơ nóng quá mức và có thể bị bó máy. Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến sự vận hành của động cơ không ổn định và khiến đèn check engine báo sáng. Vì vậy, van hằng nhiệt cũng cần phải được kiểm tra và vệ sinh thường xuyên để phát hiện hư hỏng, thay thế kịp thời cho các động cơ hoạt động ổn định, đảm bảo an toàn.

Cảm biến lưu lượng khí nạp (MAF)

Cảm biến bị bám bụi khiến thông tin chuyển đi bị sai lệch (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Cảm biến bị bám bụi khiến thông tin chuyển đi bị sai lệch

Cảm biến lưu lượng khí nạn (MAF) có nhiệm vụ đo lưu lượng khí nạp đi vào động cơ, chuyển tín hiệu về ECM để ECM tính toán điều chỉnh lượng nhiên liệu và thời điểm đánh lửa phù hợp. Tuy nhiên, khi hoạt động lâu ngày, cảm biến này cũng dễ bị bám bụi bẩn làm thông tin chuyển về bị sai lệch, ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống. Do đó nếu phát hiện cảm biến lưu lượng khí nạp bị lỗi, đèn check engine sẽ bật sáng để thông báo.

Cảm biến oxy

Cảm biến oxy bị trục trặc phát thông tin sai lệch (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Cảm biến oxy bị trục trặc phát thông tin sai lệch

Cảm biến oxy giúp đo lượng oxy dư có trong khí thải động cơ, truyền tín hiệu về ECM. Qua những thông tin nhận được, ECM điều chỉnh tỷ lệ nhiên liệu, khí và thời điểm đánh lửa tối ưu hơn. Khi cảm biến oxy bị trục trặc, thông tin bị sai lệch, quá trình đốt cháy không còn hiệu quả nên xe thường phải tiêu thụ nhiều nhiên liệu hơn để bù vào. Do vậy, đèn check engine sáng thì rất có thể cảm biến oxy trên xe của bạn đã bị lỗi.

Bộ chuyển đổi xúc tác

Bộ chuyển xúc tác bị hư hỏng khiến đèn check engine sáng (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Bộ chuyển xúc tác bị hư hỏng khiến đèn check engine sáng

Bộ chuyển đổi xúc tác là thiết bị giúp các thành phần khí xả độc hại trước khi thải ra môi trường. Bộ phận này sẽ xuống cấp và bị hư hỏng theo thời gian do nhiên liệu không được đốt cháy hết tạo thành khói bám vào. Khi bộ chuyển đổi xúc tác bị hư hỏng, đèn check engine cũng báo sáng. Bộ phận này cần được thay mới sau khi làm việc một thời gian dài, nhất là với những xe quá cũ. Tuy nhiên để bảo vệ bộ chuyển đổi xúc tác, bạn vẫn nên bảo dưỡng định kỳ như các bộ phận khác của xe.

Hướng dẫn tự sửa chữa lỗi đèn check engine sáng đơn giản tại nhà

Đèn check engine sáng là một trong những nỗi lo lắng thường gặp của các chủ xe. Tuy nhiên, không phải lúc nào đèn báo sáng cũng đồng nghĩa với việc bạn phải mang xe đến gara. Một số lỗi đơn giản có thể được tự khắc phục tại nhà.

Hướng dẫn sử dụng đèn check engine
Hướng dẫn sử dụng đèn check engine

Một số nguyên nhân đèn check engine sáng & biện pháp khắc phục tại nhà:

  • Nắp bình xăng bị lỏng hoặc hở: Kiểm tra và vặn chặt nắp bình xăng. Nếu nắp bị hỏng hoặc nứt, hãy thay thế bằng nắp mới. Sau khi vặn chặt nắp, đèn Check Engine có thể không tắt ngay lập tức. Hãy lái xe một đoạn để hệ thống tự động kiểm tra và reset lại.
  • Bugi đánh lửa kém hoặc bẩn: Kiểm tra các bugi xem có bị bám muội than, mòn hoặc nứt không. Nếu bugi bẩn, bạn có thể vệ sinh bằng bàn chải sắt và dung dịch vệ sinh bugi. Nếu bugi hỏng, hãy thay thế bằng bugi mới đúng loại và đúng thông số kỹ thuật cho xe của bạn.
  • Lọc gió bẩn: Tháo lọc gió cũ ra và kiểm tra. Nếu lọc gió bẩn nhẹ, bạn có thể vệ sinh bằng máy nén khí hoặc bàn chải mềm. Nếu lọc gió quá bẩn hoặc hư hỏng, hãy thay thế bằng lọc gió mới.
  • Cảm biến oxy bị bẩn: Xác định vị trí cảm biến oxy (thường nằm trên đường ống xả). Tháo cảm biến ra và vệ sinh bằng dung dịch vệ sinh cảm biến oxy chuyên dụng. Lắp lại cảm biến và siết chặt.

Lưu ý an toàn:

  • Tắt máy xe trước khi thực hiện bất kỳ thao tác nào.
  • Đeo găng tay và kính bảo hộ khi làm việc với các bộ phận của xe.
  • Không tự ý tháo lắp các bộ phận mà bạn không có kiến thức và kinh nghiệm.
  • Nếu không chắc chắn về cách sửa chữa, hãy mang xe đến gara uy tín.

Khi nào cần mang xe tới gara/showroom sửa chữa:

Bên cạnh những lỗi có thể tự khắc phục tại nhà, có những lỗi đèn check engine nghiêm trọng, bạn nên mang xe đến gara/showroom để được đọc lỗi, kiểm tra và sửa chữa đúng cách:

  • Đèn check engine nhấp nháy: Đây là dấu hiệu của một sự cố nghiêm trọng, cần được xử lý ngay bởi kỹ thuật viên chuyên nghiệp.
  • Bạn không thể tự xác định nguyên nhân: Nếu bạn đã kiểm tra các bộ phận cơ bản nhưng không tìm ra nguyên nhân, hãy mang xe đến gara để được kiểm tra bằng máy đọc lỗi chuyên dụng.
  • Bạn không có đủ kiến thức và kinh nghiệm: Không nên tự ý tháo lắp các bộ phận phức tạp của xe nếu bạn không có đủ kiến thức và kinh nghiệm.

Nếu bạn cần sửa chữa hoặc thay thế các bộ phận của xe, hãy đến với Honda Ô tô Mỹ Đình. Chúng tôi có đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản và sử dụng phụ tùng chính hãng, đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt nhất cho chiếc xe của bạn.

Cách bảo dưỡng xe để tránh đèn check engine bật sáng

Hướng dẫn bảo dưỡng đèn check engine luôn hoạt động ổn định
Hướng dẫn bảo dưỡng đèn check engine luôn hoạt động ổn định

Để tránh đèn Check Engine bật sáng và đảm bảo xe luôn hoạt động tốt, bạn cần thực hiện các biện pháp bảo dưỡng định kỳ sau:

Thay dầu định kỳ

Dầu động cơ có vai trò bôi trơn và làm mát các bộ phận bên trong động cơ, giúp giảm ma sát và mài mòn. Nếu dầu động cơ quá cũ hoặc bẩn, nó sẽ không thể thực hiện tốt các chức năng này, dẫn đến hư hỏng động cơ và kích hoạt đèn Check Engine.

  • Loại dầu: Sử dụng loại dầu động cơ được khuyến nghị bởi nhà sản xuất xe. Thông thường, các loại dầu tổng hợp (synthetic) có chất lượng tốt hơn và tuổi thọ cao hơn so với dầu khoáng.
  • Tần suất thay dầu: Tần suất thay dầu phụ thuộc vào loại dầu bạn sử dụng và điều kiện vận hành của xe. Tuy nhiên, thông thường, bạn nên thay dầu sau mỗi 5.000 – 10.000 km hoặc 6 tháng, tùy theo điều kiện nào đến trước.

Kiểm tra các bộ phận liên quan

  • Lọc gió: Lọc gió bẩn sẽ làm giảm lượng không khí đi vào động cơ, ảnh hưởng đến quá trình đốt cháy nhiên liệu và có thể kích hoạt đèn Check Engine. Nên thay lọc gió định kỳ theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
  • Bugi: Bugi đánh lửa không hoạt động đúng cách cũng là một nguyên nhân phổ biến khiến đèn Check Engine sáng. Kiểm tra và thay bugi định kỳ theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
  • Dây cao áp: Dây cao áp truyền điện từ bô bin đến bugi. Nếu dây cao áp bị hỏng, sẽ gây ra hiện tượng mất lửa hoặc đánh lửa yếu, dẫn đến đèn Check Engine sáng.
  • Hệ thống nhiên liệu: Kiểm tra các bộ phận như bơm xăng, kim phun, lọc xăng để đảm bảo hệ thống nhiên liệu hoạt động tốt.
  • Hệ thống xả: Kiểm tra các bộ phận như ống xả, bộ chuyển đổi xúc tác để đảm bảo hệ thống xả không bị tắc nghẽn hoặc rò rỉ.

Sử dụng nhiên liệu chất lượng

  • Loại nhiên liệu: Sử dụng đúng chủng loại nhiên liệu được khuyến nghị bởi nhà sản xuất xe (xăng hoặc dầu diesel).
  • Chất lượng nhiên liệu: Chọn mua nhiên liệu từ các cây xăng uy tín để đảm bảo chất lượng nhiên liệu tốt, tránh các tạp chất có thể gây hại cho động cơ.

Câu hỏi thường gặp (FAQs)

Đèn Check Engine sáng có ảnh hưởng đến đăng kiểm không?

Trong quá trình kiểm tra khí thải, nếu đèn Check Engine sáng, xe sẽ không đạt yêu cầu và không thể hoàn thành quy trình đăng kiểm. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải khắc phục sự cố và kiểm tra lại.

Để tránh mất thời gian và công sức, bạn nên kiểm tra và khắc phục sự cố đèn Check Engine trước khi mang xe đi đăng kiểm. Một số kiến nghị trước khi mang xe đi đăng kiểm như sau:

  • Kiểm tra bằng máy đọc lỗi: Sử dụng máy đọc lỗi OBD-II để xác định mã lỗi cụ thể và tìm hiểu nguyên nhân gây ra đèn Check Engine sáng.
  • Sửa chữa sự cố: Tùy thuộc vào mã lỗi và nguyên nhân, bạn có thể tự sửa chữa hoặc mang xe đến gara uy tín để được kiểm tra và khắc phục.
  • Tắt đèn Check Engine: Sau khi đã sửa chữa xong, bạn cần xóa mã lỗi để tắt đèn Check Engine. Bạn có thể tự làm điều này bằng máy đọc lỗi hoặc nhờ kỹ thuật viên tại gara hỗ trợ.

Thay bugi nhưng đèn check engine vẫn sáng, tại sao?

Việc thay bugi mà đèn Check Engine vẫn sáng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, không chỉ đơn giản là lỗi ở bugi. Một số nguyên nhân phổ biến như sau:

  • Chưa xóa mã lỗi: Sau khi thay bugi, cần phải xóa mã lỗi đã lưu trong hệ thống điều khiển động cơ (ECU). Nếu không xóa mã lỗi, đèn Check Engine sẽ tiếp tục sáng mặc dù vấn đề đã được khắc phục. Bạn có thể sử dụng máy đọc lỗi OBD-II để xóa mã lỗi hoặc mang xe đến gara để thực hiện.
  • Bugi mới không tương thích hoặc bị lỗi: Đảm bảo rằng bugi mới bạn thay thế đúng loại và đúng thông số kỹ thuật cho xe của bạn. Bugi không tương thích hoặc bị lỗi cũng có thể gây ra đèn Check Engine sáng.
  • Bô bin đánh lửa bị hỏng: Bô bin đánh lửa cung cấp điện áp cao cho bugi để tạo ra tia lửa điện. Nếu bô bin bị hỏng, bugi sẽ không thể đánh lửa đúng cách, dẫn đến đèn Check Engine sáng.
  • Dây cao áp bị hỏng: Dây cao áp truyền điện áp cao từ bô bin đến bugi. Nếu dây cao áp bị hỏng, sẽ gây ra hiện tượng rò điện hoặc mất điện, khiến bugi không đánh lửa được.
  • Cảm biến oxy bị lỗi: Cảm biến oxy đo lượng oxy trong khí thải để điều chỉnh tỷ lệ nhiên liệu và không khí. Nếu cảm biến bị lỗi, sẽ gửi tín hiệu sai đến ECU, gây ra đèn Check Engine sáng.
  • Cảm biến lưu lượng khí nạp bị bẩn: Cảm biến MAF đo lượng không khí đi vào động cơ để điều chỉnh lượng nhiên liệu phun vào. Nếu cảm biến bị bẩn, sẽ đo sai lượng không khí, dẫn đến đèn Check Engine sáng.
  • Vấn đề về hệ thống nhiên liệu: Các vấn đề như tắc kim phun, bơm xăng yếu hoặc rò rỉ nhiên liệu cũng có thể gây ra đèn Check Engine sáng.

Sau khi đổ xăng, đèn check engine sáng lên, có phải do nhiên liệu không?

Đèn Check Engine sáng sau khi đổ xăng có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó có cả nguyên nhân liên quan đến nhiên liệu. Một số nguyên nhân liên quan đến nhiên liệu như sau:

  • Nhiên liệu kém chất lượng: Nhiên liệu không đạt tiêu chuẩn, có lẫn tạp chất hoặc chỉ số octane không phù hợp có thể gây ra hiện tượng cháy không hoàn toàn, làm ảnh hưởng đến hoạt động của động cơ và kích hoạt đèn Check Engine.
  • Đổ nhầm loại nhiên liệu: Nếu bạn vô tình đổ nhầm xăng vào xe chạy dầu (diesel) hoặc ngược lại, đèn Check Engine sẽ sáng lên để cảnh báo sự cố nghiêm trọng.
  • Nắp bình xăng không được đóng chặt: Nắp bình xăng bị lỏng hoặc hở có thể khiến hơi xăng thoát ra ngoài, làm thay đổi áp suất trong hệ thống nhiên liệu và kích hoạt đèn Check Engine.

Đèn Check Engine không chỉ là một biểu tượng nhỏ trên bảng đồng hồ, mà còn là người trợ giúp thầm lặng, luôn sẵn sàng cảnh báo bạn về những trục trặc tiềm ẩn trong “trái tim” của chiếc xe. Đừng chủ quan khi đèn này bất ngờ bật sáng, bởi đó có thể là dấu hiệu của những vấn đề nhỏ cần khắc phục sớm, hoặc thậm chí là những hư hỏng nghiêm trọng cần được xử lý ngay lập tức. Nếu có bắt cứ thắc mắc nào, liên hệ ngay với Honda Ô tô Mỹ Đình qua hotline 0375 83 79 79 hoặc tới showroom tại 02 Lê Đức Thọ, Cầu Giấy, Hà Nội để được giải đáp và tư vấn chi tiết nhé!


Đánh giá post

CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT

LIÊN HỆ VỚI HONDA Ô TÔ MỸ ĐÌNH






    0375837979
    Messenger Honda Mỹ Đình
    Zalo Honda Mỹ Đình