Cảm biến nhiệt độ nước làm mát: Vị trí, Cấu tạo và Nguyên lý hoạt động

Cảm biến nhiệt độ nước làm mát là một bộ phận nhỏ bé nhưng lại đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giữ cho động cơ luôn hoạt động ở nhiệt độ lý tưởng, tránh tình trạng quá nhiệt gây hư hỏng nghiêm trọng. Tại đây, Cố vấn Bùi Hải Nam của Honda Ô tô Mỹ Đình sẽ giải thích chi tiết về cấu tạo, chức năng, cách kiểm tra, dấu hiệu hư hỏng và thậm chí là hướng dẫn thay thế cảm biến để bạn có thể tự tin chăm sóc chiếc xe của mình.

Cảm biến nhiệt độ nước làm mát là gì? 

Cảm biến nhiệt độ nước làm mát là bộ phận lắp kèm động cơ xe được sử dụng để đo nhiệt độ làm mát của động cơ sau đó gửi tín hiệu về ECU nhằm thực hiện một số hiệu chỉnh. Cơ bản cảm biến sẽ thông báo để điều chỉnh thời gian phun nhiên liệu, thời điểm đánh lửa,…để xe có thể hoạt động ổn định, tiết kiệm.

Bộ phận cảm biến nhiệt độ nước làm mát trong hệ thống làm mát xe ô tô
Bộ phận cảm biến nhiệt độ nước làm mát trong hệ thống làm mát xe ô tô

Cảm biến nhiệt độ này còn được gọi là cảm biến ECT hoặc ETCS ngày nay gắn trên thân động cơ. Ngoài ra còn một số cảm biến hỗ trợ khác gắn ở van hằng nhiệt hoặc trên két nước để giám sát quá trình giảm nhiệt độ động cơ. Cấu tạo của cảm biến ECT hình trụ rỗng với ren ngoài, bên trong là nhiệt điện trở có hệ số nhiệt điện trở âm để điện trở tăng lên khi nhiệt độ thấp và ngược lại.

Chức năng của cảm biến nhiệt độ nước làm mát

Cảm biến nhiệt độ nước làm mát (Coolant Temperature Sensor – CTS) đóng vai trò như một “trạm quan sát nhiệt độ” của động cơ, cung cấp thông tin quan trọng cho hệ thống điều khiển và người lái để đảm bảo động cơ hoạt động ở nhiệt độ tối ưu. Cụ thể, cảm biến này có các chức năng chính sau:

Giám sát nhiệt độ động cơ

  • Cung cấp thông tin cho ECU: Cảm biến liên tục đo nhiệt độ nước làm mát và gửi tín hiệu về bộ điều khiển động cơ (ECU). ECU sử dụng thông tin để điều chỉnh các thông số vận hành của động cơ như thời điểm phun nhiên liệu, góc đánh lửa và tốc độ quạt làm mát.
  • Phát hiện quá nhiệt: Nếu nhiệt độ động cơ vượt quá ngưỡng cho phép, cảm biến sẽ gửi tín hiệu cảnh báo đến ECU, giúp kích hoạt các biện pháp bảo vệ động cơ như tăng tốc độ quả làm mát hoặc cảnh báo người lái.
Sự tăng/giảm của điện áp truyền đến ECU quyết định hoạt động làm mát động cơ
Sự tăng/giảm của điện áp truyền đến ECU quyết định hoạt động làm mát động cơ

Điều khiển hệ thống làm mát

  • Quạt gió: ECU dựa vào tín hiệu từ cảm biến để điều khiển tốc độ quạt gió, đảm bảo động cơ làm mát hiệu quả. Khi nhiệt độ tăng, ECU sẽ tăng tốc độ quạt để tăng cường khả năng làm mát.
  • Van hằng nhiệt: Van hằng nhiệt có nhiệm vụ điều chỉnh lưu lượng nước làm mát qua két nước. ECU sẽ điều khiển van hằng nhiệt mở hoặc đóng dựa trên tín hiệu từ cảm biến để duy trì nhiệt độ động cơ ở mức ổn định.
  • Bơm nước: Trong một osos hệ thống làm mát hiện đại, ECU cũng có thể điều khiển tốc độ bơm nước dựa trên tín hiệu từ cảm biến để tối ưu hóa hiệu suất làm mát.

Cung cấp thông tin cho người lái

  • Đồng hồ nhiệt độ: Tín hiệu từ cảm biến nhiệt độ nước làm mát được hiển thị trên đồng hồ nhiệt độ trên bảng điều khiển, giúp người lái theo dõi nhiệt độ động cơ và nhận biết các dấu hiệu bất thường.

Các chức năng khác

Ngoài các chức năng chính trên, cảm biến nhiệt độ nước làm mát còn có thể được sử dụng để:

  • Hiệu chỉnh tỷ lệ hòa khí: Trong các động cơ sử dụng bộ chế hòa khí, cảm biến nhiệt độ nước làm mát giúp điều chỉnh tỉ lệ hòa khó giữa không khí và nhiên liệu để đảm bảo quá trình đốt cháy diễn ra hiệu quả.
  • Điều chỉnh thời điểm đánh lửa: ECU có thể điều chỉnh thời điểm đánh lửa dựa trên nhiệt độ động cơ để tối ưu hóa hiệu suất và giảm thiểu khí thải.
  • Điều khiển hệ thống phun xăng điện tử: Trong các động cơ phun xăng điện tử, cảm biến nhiệt độ nước làm mát cung cấp thông tin cho ECU để điều chỉnh lượng nhiên liệu phun vào động cơ.
Điều khiển hệ thống phun xăng điện tử
Điều khiển hệ thống phun xăng điện tử

Cấu tạo của cảm biến nhiệt độ nước làm mát

Cảm biến nhiệt độ nước làm mát có cấu tạo khá đơn giản nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu suất hoạt động của động cơ. Các bộ phận cấu thành cảm biến bao gồm:

Vỏ cảm biến

Thường được làm bằng nhựa hoặc kim loại (nhôm, đồng) để chịu được nhiệt độ cao và áp suất trong hệ thống làm mát. Có tác dụng bảo vệ các linh kiện bên trong cảm biến khỏi tác động của môi trường bên ngoài. Có ren để vặn vào vị trí lắp đặt trên động cơ hoặc đường ống nước làm mát.

Vỏ cảm biến
Vỏ cảm biến

Đầu dò nhiệt

Là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với nước làm mát để đo nhiệt độ. Thường được làm bằng đồng hoặc thép không gỉ để đảm bảo độ bền và khả năng truyền nhiệt tốt. Có thể có dạng thanh dài hoặc dạng viên nhỏ tùy theo thiết kế của cảm biến.

Đầu dò nhiệt
Đầu dò nhiệt

Điện trở nhiệt

Là linh kiện chính của cảm biến, có khả năng thay đổi điện trở theo nhiệt độ. Thường được làm bằng vật liệu bán dẫn như oxit kim loại hoặc gốm. Điện trở của thermistor giảm khi nhiệt độ tăng và ngược lại.

Mạch điện tử

Gồm các linh kiện điện tử như tụ điện, điện trở, transistor,… Có nhiệm vụ xử lý tín hiệu điện trở từ thermistor và chuyển đổi thành tín hiệu điện áp tương ứng để gửi về ECU.

Mạch điện tử
Mạch điện tử

Đầu nối điện

Là bộ phận kết nối cảm biến với hệ thống điện của xe. Thường có dạng giắc cắm hoặc đầu cosse.

Đầu nối điện
Đầu nối điện

Nguyên lý hoạt động của cảm biến nhiệt độ nước làm mát

Cảm biến nhiệt độ nước làm mát ô tô ECT được đặt ở bên trong khoang nước động cơ và tiếp xúc trực tiếp với nước. Vì cảm biến có hệ số điện trở âm nên khi nhiệt độ của nước làm mát thấp thì điện trở cảm biến sẽ cao hơn và ngược lại. Sự thay đổi giá trị điện trở sẽ làm thay đổi giá trị điện áp gửi đến ECU.

Hoạt động ECU: Gửi một điện áp từ bộ ổn áp qua điện trở giới hạn dòng (điện trở này có giá trị không đổi – 5V) tới cảm biến rồi về ECU và ra mass. ECU sẽ điều khiển tăng lượng xăng phun và góc đánh lửa sớm trong 2 trường hợp:

  • Khi nhiệt độ nước làm mát thấp, điện trở cảm biến cao, điện áp đặt giữa 2 đầu bộ chuyển đổi A/D lớn. Điện áp cao được biến đổi thành một dãy xung vuông. Bộ vi xử lý giải mã và báo về ECU.
  • Khi nhiệt độ nước làm mát cao, điện trở cảm biến thấp, điện áp đặt giữa 2 đầu bộ chuyển đổi A/D thấp, ECU nhận được tín hiệu rằng động cơ đang nóng sẽ cho chỉnh giảm xăng phun và góc đánh lửa sớm.
Quá trình thay đổi tốc độ xe sẽ làm  điện trở của cảm biến thay đổi (Ảnh: Sưu tầm internet) 
Quá trình thay đổi tốc độ xe sẽ làm  điện trở của cảm biến thay đổi

Sơ đồ mạch điện cảm biến nhiệt độ nước làm mát

Phần cảm biến được đặt ở phía trên của thân máy, gần phần họng nước làm mát của động cơ xe ô tô. Trong một số trường hợp khác, cảm biến sẽ được lắp trên nắp máy. Theo đó, bộ phận này thường có 2 chân, 1 chân tín hiệu THW và 1 chân mass E2.

Sơ đồ mạch điện cảm biến nhiệt độ nước làm mát
Sơ đồ mạch điện cảm biến nhiệt độ nước làm mát

5+ Dấu hiệu hư hỏng cảm biến nhiệt độ nước làm mát

Cảm biến nhiệt độ nước làm mát có thể bị lỗi theo thời gian sử dụng. Vì thế phải biết cách phát hiện các dấu hiệu của cảm biến nhiệt độ bị lỗi hay hỏng để khắc phục trước khi ảnh hưởng tới xe và người lái. Dưới đây là các lỗi thường gặp nhất cũng như tín hiệu cho thấy cảm biến này bị lỗi mà chủ xe sẽ phải quan tâm. 

Trường hợp đèn tín hiệu ở màn hình trung tâm sáng 

Một trong những dấu hiệu đầu tiên và dễ dàng nhận ra nhất khi cảm biến nhiệt độ nước làm máy bị lỗi là đèn kiểm tra động cơ sẽ hiển thị trên bảng điều khiển mỗi khi mở khóa xe. Nếu có phát hiện bất kỳ vấn đề nào với mạch của cảm biến thì đèn sẽ sáng cho biết xe cần được kiểm tra. 

Đèn kiểm tra động cơ sẽ hiển thị trên bảng điều khiển nghĩa là ECT gặp lỗi (Ảnh: Sưu tầm internet) 
Đèn kiểm tra động cơ sẽ hiển thị trên bảng điều khiển nghĩa là ECT gặp lỗi

Động cơ quá nhiệt hoặc không đạt nhiệt độ làm việc tối ưu

Cảm biến nhiệt độ nước làm mát bị hỏng có thể khiến ECU không nhận được thông tin chính xác về nhiệt độ động cơ. Điều này dẫn đến việc ECU không thể điều khiển hệ thống làm mát một cách hiệu quả, khiến động cơ quá nóng hoặc không đạt được nhiệt độ làm việc tối ưu.

Khi động cơ quá nhiệt, kim đồng hồ nhiệt độ trên bảng điều khiển chỉ quá cao hoặc quá thấp so với bình thường. Động cơ có hiện tượng ì ạch, mất công suất, hoặc có tiếng kêu lạ. Có thể thấy hơi nước bốc lên từ khoang động cơ.

Động cơ quá nhiệt hoặc không đạt nhiệt độ làm việc tối ưu
Động cơ quá nhiệt hoặc không đạt nhiệt độ làm việc tối ưu

Quạt làm mát và hệ thống làm mát không hoạt động

Cảm biến nhiệt độ nước làm mát cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều khiển quạt gió. Nếu cảm biến bị hỏng, quạt gió có thể hoạt động không đúng cách, hoặc luôn chạy hoặc không chạy.

Một số dấu hiệu thường gặp như quạt gió chạy liên tục ngay cả khi động cơ đã nguội, quạt gió không hoạt động ngay cả khi động cơ đã nóng, Động cơ quá nhiệt do quạt gió không hoạt động…

Mức tiêu hao nhiên liệu tăng đột ngột

Cảm biến ECT lỗi thì sẽ không gửi tín hiệu hoặc gửi tín hiệu sai đến máy tính trên bo mạch dẫn đến ECU điều chỉnh sai. Vì thế nhiên liệu sẽ bị tiêu hao nhiều hơn so với thông thường. 

Ví dụ một cảm biến bị lỗi có thể gửi tín hiệu động cơ đang nguội và nhiều nhiên liệu hơn sẽ được đưa ra để làm nóng động cơ nhanh chóng. Nhưng thực chất thì động cơ đang rất nóng và càng tiêu hao nhiên liệu nhanh, hiệu suất động cơ vừa kém mà nhiên liệu lại tiêu hao rất nhanh. 

Tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn bình thường là dấu hiệu ECT lỗi (Ảnh: Sưu tầm internet) 
Tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn bình thường là dấu hiệu ECT lỗi

Động cơ khó khởi động hoặc hoạt động không ổn định

Cảm biến nhiệt độ nước làm mát cung cấp thông tin cho ECU để điều chỉnh lượng nhiên liệu phun vào động cơ và thời điểm đánh lửa. Nếu cảm biến bị hỏng, ECU sẽ không thể điều chỉnh các thông số này một cách chính xác, dẫn đến động cơ khó khởi động hoặc hoạt động không ổn định.

Động cơ khó khởi động, đặc biệt là khi trời lạnh. Động cơ bị rung giật, ì ạch, hoặc chết máy khi đang chạy. Mức tiêu hao nhiên liệu tăng đột ngột.

Động cơ khó khởi động hoặc hoạt động không ổn định
Động cơ khó khởi động hoặc hoạt động không ổn định

Ống xả của xe xuất hiện khói đen 

Do tín hiệu nhiệt độ ở động cơ không chính sáng, ECU có thể làm giàu hỗn hợp nhiên liệu khiến  quá trình đốt cháy trở nên khó khăn hơn bình thường. Khi đó sẽ xuất hiện nhiên liệu thừa cháy trong ống xả và tạo ra khói đen đặc. Một hiện tượng nghiêm trọng nếu điều khiển xe trong tình trạng như vậy thời gian dài dẫn đến hỏng ống xả mà còn dẫn đến ô nhiễm môi trường.

Ống xả của xe có khói đen cũng là dấu hiệu ECT hỏng (Ảnh: Sưu tầm internet) 
Ống xả của xe có khói đen cũng là dấu hiệu ECT hỏng

Cách kiểm tra cảm biến nhiệt độ nước làm mát

Xác định vị trí cảm biến nhiệt độ nước làm mát

  • Vị trí: Cảm biến thường được đặt ở gần bộ điều nhiệt hoặc trên đường ống nước làm mát. Vị trí chính xác có thể khác nhau tùy theo từng loại xe, bạn có thể tham khảo sách hướng dẫn sử dụng xe hoặc tìm kiếm thông tin trên internet.
  • Hình dáng: Cảm biến thường có hình trụ, được làm bằng kim loại hoặc nhựa, có một đầu cắm điện và một đầu dò tiếp xúc với nước làm mát.
Vị trí của cảm biến nước làm mát
Vị trí của cảm biến nước làm mát

Kiểm tra bằng mắt thường

  • Kiểm tra dây điện và đầu nối: Đảm bảo dây điện không bị đứt, gãy, chuột cắn hoặc bị oxy hóa. Đầu nối phải chắc chắn, không bị lỏng lẻo hay rỉ sét.
  • Kiểm tra cảm biến: Quan sát cảm biến xem có bị nứt vỡ, rò rỉ hay không. Nếu có dấu hiệu hư hỏng vật lý, bạn cần thay thế cảm biến mới.

Kiểm tra bằng đồng hồ vạn năng

  • Bước 1: Kiểm tra điện trở của cảm biến. Xem điện trở có bị thay đổi so với thông số mà nhà sản xuất đưa ra hay không.
  • Bước 2: Chọn chế độ đo điện trở trên đồng hồ vạn năng. 
  • Bước 3: Nối đầu đo của đồng hồ vào hai chân của cảm biến. Bạn không cần quan tâm đến cực âm hay cực dương vì cảm biến nhiệt không chia cực. 
  • Bước 4: Tiến hành đo. Khi nhúng cảm biến vào nước lạnh, kết quả đo điện trở sẽ rơi vào khoảng 4,8 đến 6,6 Ω. Khi dùng bật lửa hơ nóng thì kết quả đo rơi vào 0,2 – 0,3 Ω. Nếu kết quả không như vậy, nghĩa là cảm biến nhiệt độ nước làm mát đã bị hỏng. Cần phải thay thiết bị mới cho động cơ của bạn.
Kiểm tra bằng đồng hồ vạn năng
Kiểm tra bằng đồng hồ vạn năng

Kiểm tra bằng máy chẩn đoán

  • Kết nối máy chẩn đoán: Kết nối máy chẩn đoán với cổng OBD-II của xe.
  • Đọc mã lỗi: Nếu cảm biến bị hỏng, máy chẩn đoán sẽ hiển thị mã lỗi tương ứng.
  • Kiểm tra dữ liệu trực tiếp: Máy chẩn đoán cũng có thể hiển thị dữ liệu trực tiếp từ cảm biến, bao gồm cả nhiệt độ nước làm mát. So sánh giá trị này với nhiệt độ thực tế của động cơ để đánh giá độ chính xác của cảm biến.
Kiểm tra bằng máy chẩn đoán
Kiểm tra bằng máy chẩn đoán

Cách thay thế cảm biến nhiệt độ nước làm mát

Cảm biến nhiệt độ nước làm mát (CTS) đóng vai trò quan trọng trong hệ thống làm mát của động cơ ô tô. Nếu cảm biến này bị hỏng, nó có thể gây ra các vấn đề như động cơ quá nhiệt, quạt làm mát không hoạt động hoặc đèn báo nhiệt độ động cơ sáng. Đặc biệt, việc thay thế cảm biến nhiệt độ nước làm mát khá đơn giản và bạn có thể tự làm tại nhà.

Cách thay cảm biến nước làm mát
Cách thay cảm biến nước làm mát

Dụng cụ cần thiết:

  • Cảm biến nhiệt độ nước làm mát mới (đảm bảo đúng loại cho xe của bạn)
  • Cờ lê hoặc mỏ lết phù hợp với kích thước cảm biến
  • Dung dịch làm mát
  • Phễu
  • Khăn lau

Các bước thực hiện:

Bước 1: Chuẩn bị

Đảm bảo động cơ đã nguội hoàn toàn trước khi bắt đầu. Xác định vị trí của cảm biến nhiệt độ nước làm mát (thường nằm ở gần bộ điều nhiệt hoặc trên đường ống nước làm mát). Tham khảo sách hướng dẫn sử dụng xe để biết thêm chi tiết về vị trí và cách tháo lắp cảm biến.

Bước 2: Xả bớt nước làm mát

Mở nắp két nước hoặc bình chứa phụ để giảm áp suất trong hệ thống làm mát. Đặt một chậu hoặc khay dưới cảm biến để hứng nước làm mát chảy ra. Tháo vít hoặc kẹp giữ cảm biến và nhẹ nhàng rút cảm biến ra. Một ít nước làm mát sẽ chảy ra, vì vậy hãy chuẩn bị sẵn khăn lau.

Bước 3: Lắp cảm biến mới

Vệ sinh vị trí lắp cảm biến trên động cơ hoặc đường ống nước làm mát. Quấn một ít băng tan (teflon tape) quanh ren của cảm biến mới để đảm bảo kín khít. Vặn cảm biến mới vào vị trí và siết chặt vừa đủ, tránh làm hỏng ren. Kết nối lại giắc cắm điện của cảm biến.

Bước 4: Bổ sung nước làm mát

Dùng phễu để đổ nước làm mát vào bình chứa phụ đến mức quy định. Đóng nắp bình chứa phụ và két nước. Khởi động động cơ và để nó chạy trong vài phút để nước làm mát tuần hoàn. Kiểm tra lại mức nước làm mát và bổ sung thêm nếu cần thiết.

Bước 5: Kiểm tra rò rỉ

Quan sát kỹ xung quanh cảm biến và các mối nối để đảm bảo không có rò rỉ nước làm mát. Nếu có rò rỉ, hãy siết chặt lại các mối nối hoặc thay thế các bộ phận bị hỏng.

Một số lưu ý:

  • Sử dụng đúng loại cảm biến nhiệt độ nước làm mát cho xe của bạn.
  • Đeo găng tay bảo hộ và kính bảo hộ khi thực hiện các thao tác.
  • Cẩn thận không làm đổ nước làm mát lên các bộ phận điện tử của xe.
  • Nếu bạn không tự tin, hãy mang xe đến gara để được hỗ trợ bởi kỹ thuật viên chuyên nghiệp.

Câu hỏi thường gặp

Giá cảm biến nhiệt độ nước làm mát là bao nhiêu?

Giá cảm biến nhiệt độ nước làm mát ô tô trên thị trường hiện nay dao động khá rộng, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thương hiệu, loại xe, chất lượng sản phẩm và địa điểm mua.

Thương hiệu

Loại cảm biến

Giá tham khảo (VNĐ)

Denso, Bosch, Hella

Chính hãng

500.000 – 1.000.000

VDO, Facet, Meat & Doria

OEM

200.000 – 500.000

OEM không rõ nguồn gốc

Aftermarket

50.000 – 200.000

Có thể tự thay cảm biến nhiệt độ nước làm mát tại nhà được không?

Câu trả lời là , bạn hoàn toàn có thể tự thay cảm biến nhiệt độ nước làm mát tại nhà nếu có đủ kiến thức, kỹ năng và dụng cụ cần thiết. Tuy nhiên, việc này đòi hỏi sự cẩn thận và tỉ mỉ để tránh gây ra các hư hỏng không đáng có cho hệ thống làm mát và động cơ xe.

Ưu điểm của việc tự thay cảm biến tại nhà:

  • Tiết kiệm chi phí: Bạn không phải trả tiền công cho thợ sửa chữa.
  • Chủ động về thời gian: Bạn có thể tự quyết định thời gian thay thế cảm biến mà không cần phải chờ đợi lịch hẹn của gara.
  • Tự kiểm soát chất lượng: Bạn có thể tự lựa chọn và mua cảm biến chất lượng tốt để thay thế.

Nhược điểm của việc tự thay cảm biến tại nhà:

  • Cần có kiến thức và kỹ năng: Bạn cần có kiến thức cơ bản về hệ thống làm mát ô tô và kỹ năng sử dụng các dụng cụ sửa chữa.
  • Nguy cơ gây hư hỏng: Nếu không thực hiện đúng cách, bạn có thể làm hỏng cảm biến mới hoặc các bộ phận khác trong hệ thống làm mát.
  • Không có bảo hành: Nếu bạn tự thay cảm biến và gặp sự cố, bạn sẽ không được bảo hành từ nhà sản xuất hoặc gara.

Các loại cảm biến nhiệt độ nước làm mát phổ biến là gì?

Các loại cảm biến nhiệt độ nước làm mát phổ biến hiện nay bao gồm:

Cảm biến nhiệt điện trở
(Thermistor)

Cảm biến nhiệt điện (Thermocouple)

Cảm biến nhiệt độ nước
làm mát sử dụng IC

Định nghĩa

Đây là loại cảm biến phổ biến nhất hiện nay, hoạt động dựa trên nguyên lý thay đổi điện trở theo nhiệt độ. Khi nhiệt độ tăng, điện trở của thermistor giảm và ngược lại. ECU sẽ đo điện trở này để xác định nhiệt độ nước làm mát.

Loại cảm biến này hoạt động dựa trên hiệu ứng Seebeck, tức là tạo ra điện áp khi có sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai đầu của
hai kim loại khác nhau. ECU sẽ đo điện áp này để xác định nhiệt độ nước làm mát.

Loại cảm biến này sử dụng một mạch tích hợp (IC) để đo nhiệt độ và chuyển đổi thành tín hiệu điện áp.

Ưu điểm

– Giá thành rẻ

– Độ chính xác cao

– Dễ dàng thay thế

– Chịu được nhiệt độ cao hơn so với thermistor.

– Đáp ứng nhanh với sự thay đổi nhiệt độ.

– Độ chính xác cao.

– Tích hợp
nhiều tính năng như tự động bù nhiệt độ, bảo vệ quá dòng,…

Nhược điểm

– Có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường như độ ẩm, bụi bẩn.

– Giá thành cao hơn thermistor.

– Độ chính xác thấp hơn thermistor.

– Giá thành cao.

– Khó sửa chữa hơn so với hai loại trên.

Như vậy, cảm biến nhiệt độ nước làm mát đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo động cơ ô tô hoạt động ổn định, hiệu quả và bền bỉ. Nó không chỉ giúp giám sát nhiệt độ động cơ, điều khiển hệ thống làm mát mà còn góp phần tối ưu hóa hiệu suất hoạt động của động cơ. Nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, đừng ngần ngại liên hệ ngay với Honda Ô tô Mỹ Đình qua hotline 0375 83 79 79 hoặc tới showroom tại 02 Lê Đức Thọ, Cầu Giấy, Hà Nội để được tư vấn chi tiết nhé!


Đánh giá post

CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT

LIÊN HỆ VỚI HONDA Ô TÔ MỸ ĐÌNH






    0375837979
    Messenger Honda Mỹ Đình
    Zalo Honda Mỹ Đình