Tiêu chuẩn lực siết bu lông bánh xe ô tô & 7 lưu ý quan trọng

Bu lông bánh xe giúp kết nối các bộ phận xe lại với nhau. Khi các kết nối này gặp vấn đề thì sẽ có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho người dùng cũng như các phương tiện khác trong quá trình di chuyển. Vì vậy, bạn cần thường xuyên kiểm tra bu lông bánh xe để đảm bảo an toàn và vững tâm lái xe trên mọi chặng đường. Cùng Honda Ô tô Mỹ Đình tìm hiểu chi tiết hơn về bộ phận quan trọng này nhé!

Bu lông bánh xe ô tô là gì?

Bu lông bánh xe (hay bu lông tắc kê) chính là một trong những sản phẩm dùng để ghép nối các chi tiết lại với nhau. Thông thường các bu lông tắc kê sẽ được sử dụng để kết nối với nhau giữa bánh xe và thân xe đảm bảo sự kết nối an toàn.

Bu lông bánh xe để kết nối các bộ phận giữa bánh xe và thân xe
Bu lông bánh xe để kết nối các bộ phận giữa bánh xe và thân xe

Có thể nói, bu lông bánh xe chính là một sản phẩm vô cùng quan trọng. Nó đảm bảo việc kết nối các bộ phận một cách chặt chẽ. Đây là một trong những chi tiết vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo hệ thống di chuyển một cách an toàn và vững vàng.

Tầm quan trọng của bu lông bánh xe

Bu lông bánh xe đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối, lắp ghép, thay thế hay tháo rời các chi tiết, vật tư lại với nhau nhằm tạo một hệ thống bền vững, chặt chẽ. Bu lông bánh xe ô tô thường xuất hiện để kết nối các chi tiết trong liên kết giữa bánh xe và thân xe. Do đó nếu bị mất nó sẽ làm mất kết cấu xe, từ đó gây ra những hậu quả nghiêm trọng và có thể gây tai nạn khi di chuyển. Đặc biệt khi bạn di chuyển với tốc độ cao hoặc ở những khu vực đường khó đi thì việc mất bu lông hoặc bu lông bị lỏng sẽ rất nguy hiểm. Vì thế, để đảm bảo an toàn, bạn cần thường xuyên kiểm tra và siết lại bu lông bánh xe.

Bu lông bánh là bộ phận liên kết quan trọng nối thân xe với bánh xe (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Bu lông bánh là bộ phận liên kết quan trọng nối thân xe với bánh xe

Tiêu chuẩn lực siết bu lông bánh xe ô tô

Lực siết bu lông bánh xe ô tô ở mỗi vị trí, mỗi hãng xe sẽ được yêu cầu khác nhau. Chính vì thế, bạn cần nắm rõ cách tính lực siết bu lông xe ô tô cùng các tiêu chuẩn đi kèm để giúp bạn thực hiện việc siết bu lông bánh xe của mình nhanh gọn, dễ dàng và đảm bảo bu lông được siết đủ lực, đúng tiêu chuẩn.

Tiêu chuẩn lực siết bu lông bánh xe ô tô đúng chuẩn (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Tiêu chuẩn lực siết bu lông bánh xe ô tô đúng chuẩn

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về tiêu chuẩn về lực siết bu lông bánh xe là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng và hiệu quả siết mở bu lông. Nếu việc xác định lực siết bu lông bánh xe không chuẩn, lực không đủ sẽ dẫn đến hiện tượng các con ốc bu lông bị lỏng và rơi mất. Từ đó khiến cho các điểm tiếp nối hay gắn kết bị giảm chất lượng. Có 2 tiêu chuẩn sau:

  • Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8298:2009: Công trình thủy lợi – yêu cầu kỹ thuật trong chế tạo và lắp ráp thiết bị cơ khí, kết cấu thép.
  • Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1916:1995 về bu lông, ốc vít cấy và đai ốc – yêu cầu kỹ thuật.

Đối với Việt Nam chưa có tiêu chuẩn rõ ràng nhưng cũng đã có yêu cầu về lực siết bu lông dưới dạng phụ lục đính kèm trong một vài tiêu chuẩn về lắp ghép cơ khí như sau:

Bảng tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8298:2009

Kích thước bu lông (mm)

Momen siết bu lông (daNm) đối với loại bu lông

4.6

4.8

5.6

5.8

6.6

6.8

8.8

10.9

8

0,892

1,190

1,110

1,480

1,330

1,780

2,370

3,340

9

1,35

1,80

1,68

2,25

2,02

2,70

3,60

5,06

10

1,79

2,38

2,24

2,98

2,68

3,58

4,77

6,72

12

3,04

4,05

3,80

5,07

4,56

6,08

8,11

11,41

14

4,82

5,43

6,03

8,04

7,24

9,85

12,87

18,11

16

7,34

9,79

9,18

12,24

11,02

14,89

19,59

27,56

18

9,97

13,29

12,46

16,62

14,96

19,94

26,59

37,40

20

14,32

19,10

17,90

23,87

21,48

28,85

38,20

53,71

22

19,12

25,50

23,90

31,87

28,68

38,25

51,00

71,71

24

24,60

32,80

30,74

41,00

36,90

49,20

65,60

92,24

27

35,92

47,90

44,90

59,87

53,88

71,85

95,80

134,71

30

45,00

60,00

56,25

75,00

67,50

90,00

120,0

168,75

33

66,00

88,00

82,50

110,0

99,00

132,00

176,0

247,50

36

85,13

113,50

106,40

141,87

127,68

170,24

227,0

319,21

Những nguyên nhân xe ô tô thường bị mất bu lông bánh xe

Việc mất bu lông bánh xe là một trong những vấn đề khá phổ biến xảy ra ở xe ô tô. Bu lông bánh xe bị mất chính là một trong những điều vô cùng quan trọng làm ảnh hưởng đến quá trình an toàn khi di chuyển của bạn. Dưới đây là một số nguyên nhân ô tô thường bị mất bu lông bánh xe:

Bị trộm mất

Bu lông bánh xe bị trộm mất (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Bu lông bánh xe bị trộm mất

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến bu lông bánh xe của bạn bị mất chính là do bị trộm. Bởi vì để có thể tháo được lốp xe ô tô thì việc đầu tiên đó chính là tháo bỏ bu lông bánh xe.

Do đó việc mất bánh xe ô tô có thể do những người có hành vi muốn trộm cắp lốp xe gây ra. Vì thế bạn cần thường xuyên kiểm tra khu vực bánh xe để kiểm tra xem bu lông của bạn còn hay mất. Nếu như đã bị mất, bạn cần lắp lại bu lông và siết lại cẩn thận để đảm bảo di chuyển an toàn cũng như không bị mất lốp xe.

Bị mất do quá trình di chuyển

Bu lông bánh xe bị rơi mất trong khi di chuyển trên đường (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Bu lông bánh xe bị rơi mất trong khi di chuyển trên đường

Nếu bạn thường xuyên di chuyển trên những con đường gồ ghề nhiều vật cản và đi trong thời gian dài thì tốc độ rung xe cao thì có thể làm cho các liên kết bu lông bánh xe bị lỏng.

Khi các liên kết này bị lỏng sẽ khiến cho nó bị rơi mất trong quá trình di chuyển. Do đó việc bảo trì và kiểm tra các khu vực có bu lông tắc kè xe ô tô một cách thường xuyên, nhất là khi chuẩn bị đi xe đường dài là một điều vô cùng quan trọng.

Bị lắp sai bu lông bánh xe

Lắp bu lông sai kích thước và không phù hợp với loại xe (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Lắp bu lông sai kích thước và không phù hợp với loại xe

Bu lông bánh xe có kích thước khác nhau đối với từng loại xe, hãng xe, vậy nên nếu bất cẩn lấy nhầm bu lông hoặc thao tác không chuẩn cũng có thể tạo ra các xung đột làm nới lỏng ốc vít. Nếu không đi bảo trì thường xuyên thì sau một thời gian ốc xít cũng tự rơi ra khỏi vị trí.

Do lâu ngày không được bảo trì

Bu lông bánh xe bị han rỉ (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Bu lông bánh xe bị han rỉ

Bu lông bánh xe bị ngấm nước lâu ngày có thể bị oxi hóa gây gỉ sét, thêm tác động qua lại và rung động của xe làm các bánh răng mòn và trở nên không còn khớp như ban đầu nữa. Theo đó, các bu lông bánh xe sẽ bị rơi ra.

Hướng dẫn siết bu lông bánh xe đúng cách

Siết bu lông bánh xe theo công thức

Khi siết bu lông bánh xe bạn thường có thói quen siết theo chiều kim đồng hồ, lần lượt qua các bu lông. Nếu siết như vậy thì phần bánh xe ở bu lông thứ nhất sẽ tiếp xúc với moay ơ trước khi các bu lông khác được siết, gây tiếp xúc không đều giữa các phần khác nhau của bánh xe. Điều này có thể khiến bánh xe bị uốn cong, nứt.

Cách tốt nhất là bạn nên siết các bu lông theo đường chéo hoặc ngôi sao như hình minh họa bên dưới. Siết theo thứ tự trong hình sẽ giúp cho các phần của bánh xe sát vào moay ơ một cách đều nhau hơn.

Sơ đồ siết bu lông bánh xe trên các loại xe khác nhau
Sơ đồ siết bu lông bánh xe trên các loại xe khác nhau

Bánh xe ở trạng thái nào thì mới siết bu lông?

Thông thường khi sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống phanh bạn sẽ cần nâng xe và tháo bánh xe ra. Vì thế, khi lắp lại bạn cần lắp bánh xe lên trước và gá các bu lông vào. Bạn không nên siết các bu lông này khi xe chưa được hạ xuống mặt đất.

Tốt nhất là bạn nên siết bu lông này khi các bánh xe đã nằm trên mặt đất, vì khi đó bạn có thể siết các bu lông mà bánh xe không quay được.

Trạng thái của bu lông bánh xe phù hợp
Trạng thái của bu lông bánh xe phù hợp

Nếu không có cần siết lực thì phải làm như thế nào?

Nếu xe của bạn ít khi phải sửa chữa các vấn đề nghiêm trọng thì không cần thiết phải mua cần siết lực, bởi chi phí cho một cần siết lực là khá lớn mà bạn không muốn mua nó chỉ để siết bu lông bánh xe.

Bạn không nên đứng lên cần siết để cố siết chặt các bu lông, vì đối với các xe hơi thì lực siết bu lông bánh xe sau khoảng vài tháng để xem có bu lông nào bị hỏng không.

Siết bu lông bánh xe
Siết bu lông bánh xe

Chú ý: Ở một số gara, các thợ sửa chữa thường dùng loại súng cơ khí để siết bu lông. Loại này thường có nguồn gốc từ Đài Loan, Trung Quốc nên sai số rất lớn (khoảng 40%).

Ví dụ: Khi siết bu lông chủ yêu cầu siết với lực 20 Nm nhưng súng lại cung cấp một lực 28-30 Nm nên rất dễ tuôn ren. Vì thế cần phải xem sổ tay hướng dẫn của xe và không nên bóp súng quá mạnh. Bóp vừa đủ lực để siết bu lông sau đó dùng thiết bị kiểm tra lực bu lông. Nếu thiếu lực thì thêm lực bằng cách siết lực đến khi vừa đủ.

Lưu ý khi sử dụng bu lông bánh xe ô tô

Thường xuyên kiểm tra và siết bu lông bánh xe đúng tiêu chuẩn (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Thường xuyên kiểm tra và siết bu lông bánh xe đúng tiêu chuẩn

Khi sử dụng bu lông bánh xe trên xe ô tô, có một số lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu suất của hệ thống bánh xe. Dưới đây là một số lưu ý:

1. Sử dụng bu lông chất lượng cao: Luôn sử dụng bu lông chất lượng cao và đáng tin cậy, không nên tiết kiệm khi mua bộ phận này. Bu lông bánh xe quan trọng cho an toàn khi lái xe, nên không nên chọn các bu lông rẻ tiền hoặc không rõ nguồn gốc.

2. Tuân thủ mô men xoắn cài đặt: Mô men xoắn cài đặt cho bu lông bánh xe cần tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất xe. Sử dụng bộ cân xoắn để đảm bảo rằng bạn đã áp dụng đủ mô men xoắn đúng cách. Cài đặt mô men xoắn không đúng có thể gây ra vấn đề như lỏng bu lông hoặc hỏng đĩa bánh xe.

3. Kiểm tra thường xuyên: Kiểm tra bu lông bánh xe định kỳ để đảm bảo rằng chúng không bị lỏng hoặc bị mòn. Nếu bạn cảm thấy có rung động hoặc xe phát ra tiếng động lạ từ bánh xe, hãy kiểm tra bu lông ngay lập tức.

4. Không sử dụng chất liệu làm kín đỉnh bu lông: Không nên sử dụng chất liệu như keo dính hoặc sơn để làm kín đỉnh bu lông bánh xe. Thay vào đó, tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất về việc sử dụng hoặc không sử dụng chất liệu này.

5. Thay thế bu lông khi cần thiết: Nếu bạn thấy bu lông bánh xe bị hỏng hoặc mòn, hãy thay thế chúng ngay lập tức. Bu lông bánh xe yếu là một nguy cơ lớn cho an toàn khi lái xe.

6. Không sử dụng lực cơ học quá mức: Khi bạn lắp hoặc tháo bu lông bánh xe, sử dụng công cụ cơ học chuyên dụng và tuân thủ mô men xoắn đề xuất. Không sử dụng lực cơ học quá mức, vì điều này có thể gây hỏng bu lông hoặc bánh xe.

7. Tự kiểm tra thường xuyên: Thường xuyên kiểm tra bu lông bánh xe, đặc biệt sau khi điều kiện đường đi khắc nghiệt hoặc sau khi bạn đã tháo bu lông để thay lốp.

Câu hỏi thường gặp về bu lông bánh xe ô tô

Hậu quả gì khi xe mất bu lông bánh xe?

Khi xe mất từ 1-2 bu lông bánh xe sẽ gây ra những tiếng kêu lọc cọc ở phần bánh bị mất ốc, chưa gây nên hậu quả quá nghiêm trọng. Tuy nhiên khi bánh xe chỉ còn lại 1-2 bu lông thì sẽ vô cùng nguy hiểm, nhất là khi di chuyển với tốc độ cao, bánh xe có thể bị rơi ra và gây tai nạn.

Có cách nào hạn chế mất bu lông bánh xe ô tô không?

Để tránh trường hợp bu lông bánh xe bị mất, bạn có thể áp dụng một số cách để hạn chế như sau:

  • Sử dụng bu lông bánh xe có kích thước lệch chuẩn: Bạn có thể dùng 4 bu lông bánh xe có kích thước khác nhau nhưng vẫn phải khớp ren.
  • Sử dụng khóa bu lông bánh xe: Mỗi bộ khóa sẽ kèm 5 bu long, bánh xe kèm khóa. Chỉ cần thay 1 bu lông kèm khóa là bạn đã có thể tránh được việc bị trộm lốp ô tô. Khi thay lốp chỉ cần mở khóa là được.

Có thể sử dụng công cụ nào để siết bu lông bánh xe?

Bạn có thể siết bu lông bánh xe bằng các công cụ phổ biến như sau:

  • Sử dụng cờ lê lực: Hiện nay, cờ lê lực là dụng cụ kiểm tra lực siết bu lông có độ chính xác cao nhất. Ưu điểm của cờ lê lực so với các loại cờ lê thông thường đó là có thể điều chỉnh lực, đến lực phù hợp sẽ có âm báo, tránh tình trạng vặn lực chưa tới, hoặc quá chặt làm hỏng, gây chờn ốc. Tuy nhiên, nếu thực hiện theo cách này thì phần bánh xe ở bu lông thứ nhất phải tiếp xúc với moay ơ trước khi các bu lông khác được siết.
  • Sử dụng súng siết ốc: Trong trường hợp không có cần xiết lực, các bạn có thể sử dụng súng vặn ốc bằng khí nén. Cách này ưu điểm là nhanh, tuy nhiên nhược điểm là không thể kiểm tra lực, cũng như vặn lực chính xác theo yêu cầu của nhà sản xuất.
  • Sử dụng các dụng cụ khác: Trong trường hợp bạn tự sửa chữa xe tại nhà và xe không gặp phải những vấn đề quá nghiêm trọng, thì không nhất thiết phải sắm tay vặn chỉnh lực làm gì. Bởi chi phí cho một chiếc cờ lê lực, cũng tương đối lớn so với mục đích chỉ để viết bu lông của bánh xe. Thay vào đó, các bạn có thể sử dụng bộ dụng cụ sửa chữa ô tô đa năng như: chữ thập, chữ T,… hoặc một bộ tuýp tiêu chuẩn, bộ cờ lê với các kích cỡ cần thiết là đủ. Để xiết lực phù hợp, bạn phải dựa vào cảm nhận của đôi bàn tay và siết bu lông theo thứ tự như trên, cho đến khi cảm thấy chắc tay và không vặn được nữa.

Như vật, bu lông bánh xe là bộ phận liên kết tuy nhỏ nhưng có vai trò rất quan trọng trong việc giúp xe vận hành ổn định và đảm bảo an toàn cho người dùng. Hãy thường xuyên kiểm tra và siết bu lông bạn nhé. Nếu có bất cứ thắc mắc hay câu hỏi này, liên hệ ngay với Honda Ô tô Mỹ Đình qua hotline 0375 83 79 79 hoặc tới showroom 02 Lê Đức Thọ, Cầu Giấy, Hà Nội để được tư vấn và giải đáp chi tiết nhé!


5/5 - (1 bình chọn)

LIÊN HỆ VỚI HONDA Ô TÔ MỸ ĐÌNH






    0375837979
    Messenger Honda Mỹ Đình
    Zalo Honda Mỹ Đình