Bán trục ô tô: Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và các loại phổ biến

Bán trục ô tô, còn được gọi là trục cầu, là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống truyền động của bất kỳ chiếc xe nào. Nó đóng vai trò như một cầu nối quan trọng, truyền lực từ hộp số đến bánh xe, giúp xe di chuyển và vận hành một cách trơn tru. Nếu bán trục gặp vấn đề, chiếc xe của bạn có thể gặp khó khăn trong việc di chuyển, thậm chí là không thể hoạt động. Cùng cố vấn Bùi Hải Nam của Honda Ô tô Mỹ Đình tìm hiểu chi tiết nhé!

Bán trục ô tô là gì?

Bán trục ô tô hay trục cầu là một thanh sắt truyền momen xoắn từ cầu chủ động ô tô hay từ động cơ truyền đến và truyền tới bánh xe chủ động. Công dụng chính là dùng trong các chuyển động lên/xuống của các bánh xe. Với hệ thống treo độc lập, xe cầu trước thì bán trục là bộ phận duy trì bánh xe ở một góc nhất định trong khi xe chuyển động. 

Bán trục ô tô hay trục cầu là bộ phận truyền momen xoắn đến bánh xe (Ảnh: Sưu tầm internet) 
Bán trục ô tô hay trục cầu là bộ phận truyền momen xoắn đến bánh xe

Hiểu đơn giản bán trục hay trục cầu trên xe là thanh sắt dài hoặc có khớp nối ngang thân xe. Nó kết nối cầu của hệ thống chuyển động với bánh để truyền lực từ động cơ đến các bánh xe. 

Công dụng của trục cầu xe ô tô 

Ngoài công dụng chính của bán trục đối với hệ thống chuyển động thì dưới đây là một vài công dụng khác của bộ phận này: 

  • Tạo ra sự đồng tốc: Khớp nối trong bán trục xe có tốc độ không thay đổi, dùng để loại bỏ tình trạng tốc độ không đồng đều giữa bán trục và trục bị dẫn động, bất kể góc của khớp nối như thế nào. Khớp nối sẽ được sử dụng đặc biệt hiệu quả với hệ thống treo độc lập. 
  • Truyền momen đến bánh xe: Một vật dùng để truyền momen xoắn từ động cơ tới bánh xe, đặc biệt là từ bánh xe chủ động tới các bánh xe không chủ động. Nếu là trên xe chuyển động toàn thời gian, bán trục lại càng phát huy hết tác dụng của nó. 
  • Tạo sự ổn định: Trục cầu xe ô tô tạo nên một sự ổn định trong hệ thống chuyển động dù xe lên dốc, vào cua hay xuống dốc. Bộ phận đảm bảo lực truyền đến các bánh xe theo nhu cầu người lái, địa hình,…
  • Mang khả năng chịu tải: Có một số trường hợp bạn sẽ thấy trục cầu này gãy làm đôi đó là khi va chạm hoặc trọng tải xe quá lớn so với khả năng của nó. Đây là nơi trọng lực, trọng tải của xe tác động lên cũng khá lớn. 
Trục cầu dùng để truyền lực từ cầu chủ động đến bánh xe chủ động (Ảnh: Sưu tầm internet) 
Trục cầu dùng để truyền lực từ cầu chủ động đến bánh xe chủ động

Cấu tạo bán trục ô tô

Bán trục ô tô (hay còn gọi là trục cầu) gồm các bộ phận chính sau:

Trục láp

Đây là bộ phận trung tâm của bán trục, có dạng thanh trụ tròn, thường làm bằng thép hợp kim chịu lực cao. Bộ phận này có chức năng truyền momen xoắn từ vi sai đến khớp nối và cuối cùng là bánh xe chủ động.

Khớp nối

Có hai loại khớp nối chính:

  • Khớp homokinetic (khớp CV): Cho phép bán trục truyền momen xoắn ở các góc khác nhau mà không làm thay đổi tốc độ quay của bánh xe. Thường được sử dụng ở các xe dẫn động cầu trước.
  • Khớp các đăng (khớp U): Cho phép bán trục truyền momen xoắn khi có sự thay đổi góc giữa trục láp và vi sai. Thường được sử dụng ở các xe dẫn động cầu sau.

Chức năng chính của khớp nối là đảm bảo việc truyền momen xoắn được liên tục và êm ái khi bánh xe chuyển động lên xuống hoặc xoay ngang.

Ổ bi

Là các vòng bi được lắp ở hai đầu trục láp, giúp trục láp quay trơn tru trong vỏ bảo vệ. Ô bi có chức năng giảm ma sát và mài mòn giữa trục láp và vỏ bảo vệ, đảm bảo bán trục hoạt động ổn định và bền bỉ.

Phớt chắn dầu

Là các vòng đệm cao su được lắp ở hai đầu trục láp, ngăn không cho dầu mỡ bên trong hộp số hoặc vi sai rò rỉ ra ngoài có tác dụng bảo vệ các bộ phận bên trong khỏi bụi bẩn và nước, đồng thời giữ cho dầu mỡ luôn được bôi trơn đầy đủ.

Cấu tạo trục cầu xe ô tô
Cấu tạo trục cầu xe ô tô

Nguyên lý hoạt động của bán trục ô tô

Bán trục ô tô hoạt động dựa trên nguyên lý truyền động cơ học, cụ thể là truyền momen xoắn từ hộp số đến bánh xe chủ động, giúp xe di chuyển.

Hoạt động của bán trục xe ô tô
Hoạt động của bán trục xe ô tô

Quá trình truyền momen xoắn

  • Động cơ: Động cơ tạo ra momen xoắn thông qua quá trình đốt cháy nhiên liệu.
  • Hộp số: Momen xoắn từ động cơ được truyền qua hộp số, nơi nó được điều chỉnh về tốc độ và lực kéo phù hợp với điều kiện vận hành.
  • Vi sai: Từ hộp số, momen xoắn được truyền đến vi sai. Vi sai có nhiệm vụ phân phối momen xoắn giữa hai bánh xe chủ động, cho phép chúng quay với tốc độ khác nhau khi xe vào cua.
  • Bán trục (Trục láp): Bán trục nhận momen xoắn từ vi sai và truyền đến khớp nối.
  • Khớp nối: Khớp nối có nhiệm vụ truyền momen xoắn từ trục láp đến bánh xe chủ động, đồng thời cho phép bánh xe quay tự do khi xe vào cua. Có hai loại khớp nối chính:
  • Khớp homokinetic (khớp CV): Thường được sử dụng ở các xe dẫn động cầu trước, cho phép truyền momen xoắn ở các góc khác nhau mà không làm thay đổi tốc độ quay của bánh xe.
  • Khớp các đăng (khớp U): Thường được sử dụng ở các xe dẫn động cầu sau, cho phép truyền momen xoắn khi có sự thay đổi góc giữa trục láp và vi sai.
  • Bánh xe chủ động: Nhận momen xoắn từ bán trục và quay, tạo ra lực kéo cho xe di chuyển.

Vai trò của khớp nối

Khớp nối đóng vai trò quan trọng trong việc cho phép bánh xe quay tự do khi xe vào cua. Khi xe vào cua, bánh xe bên trong sẽ quay chậm hơn bánh xe bên ngoài. Khớp nối cho phép bán trục điều chỉnh góc độ để truyền momen xoắn đến bánh xe một cách êm ái, không gây ra tiếng ồn hay rung động.

Vai trò của khớp nối trong bán trục xe ô tô
Vai trò của khớp nối trong bán trục xe ô tô

Phân loại đối với trục cầu xe ô tô

Theo khả năng chịu tải

Có 4 kiểu phân loại trục cầu dựa trên khả năng chịu tải (Ảnh: Sưu tầm internet) 

  • Bán trục không giảm tải

Đây là loại trục cầu có ổ bị trong và ổ bi ngoài gắn trực tiếp lên nó nên sẽ chịu toàn bộ các lực tải của xe và động cơ khi quay. Vì tính không an toàn nên ô tô hiện tại ngày nay sẽ không sử dụng loại trục cầu này.

Trục cầu không giảm tải
Trục cầu không giảm tải

Cấu tạo: Ổ bi gắn toàn bộ lên trục cầu, bộ phận này chịu toàn bộ lực tải của xe. Vì lý do đó nên hiện tại đã không còn được sử dụng trên thị trường.

Ưu điểm: Cấu tạo đơn giản, giá thành rẻ, dễ bảo dưỡng.

Nhược điểm: Khả năng chịu tải kém, dễ bị hư hỏng khi gặp tải trọng lớn, không phù hợp với xe tải nặng.

  • Bán trục giảm tải ½

Loại trục này có đặc điểm là ổ bi trong đặt ở vỏ visai, chỉ có ổ bi ngoài đặt trên bán trục. Chi phí tạo ra loại bán trục này rẻ hơn và có thể phân bổ được lựa nhiều nên sử dụng nhiều trên các máy kéo và ô tô du lịch là chính.

Bán trục giảm tải một nửa (Ảnh: Sưu tầm internet) 
Bán trục giảm tải một nửa

Cấu tạo: Loại trục cầu này có may ơ đơn giản gắn vào bán trục qua một then và chốt. Ổ bi cũng được lắp vào vị trí giữa vỏ cầu, trục cầu. Cấu tạo như vậy sẽ khiến trục cầu loại này chỉ chịu nửa trọng tải xe, đặc biệt là tải trọng ngang khi xe vào vị trí quay vòng. Một kết cấu đơn giản, giá thành rẻ nên sử dụng nhiều trên các loại xe du lịch hiện nay.

Ưu điểm: Khả năng chịu tải tốt hơn bán trục không giảm tải, phù hợp với xe tải nhẹ và xe khách.

Nhược điểm: Cấu tạo phức tạp hơn, giá thành cao hơn.

  • Bán trục giảm tải ¾

Ổ bi trong loại trục cầu này cũng đặt ở vỏ visai như trục cầu giảm tải ½. Nhưng ổ bi ngoài lại được đặt ở dầm cầu và lồng vào trong máy ơ của bánh xe. Khả năng chịu lực của loại trục cầu này được phân bổ rộng hơn nên sử dụng nhiều trên xe con, một số loại xe tải.

Bán trục giảm tải ¾
Bán trục giảm tải ¾

Cấu tạo: Trục cầu giảm tải ¾ và hoàn toàn có cấu trúc hoàn toàn giống nhau, đầu ngoài trục tựa lên ổ bi, ổ bi đặt giữa bánh xe chủ động và dầm cầu nên bộ phận dầm sẽ chịu lực cho trục cầu. Cấu trúc này giúp trục cầu không phải chịu lực và tải trọng quá lớn, vì thế có thể sử dụng trên ô tô trọng tải trung bình và lớn. 

Ưu điểm: Khả năng chịu tải rất tốt, phù hợp với xe tải nặng và xe chuyên dụng.

Nhược điểm: Cấu tạo phức tạp nhất, giá thành cao nhất.

  • Bán trục giảm tải hoàn toàn

Loại trục cầu này có một chút khác biệt so với trục cầu giảm tải ¾ là các ổ bi được đặt gần nhau. Khả năng chịu tải tốt nên nó được sử dụng nhiều trên các loại xe tải trung bình, lớn.

Bán trục giảm tải hoàn toàn
Bán trục giảm tải hoàn toàn

Cấu tạo: Tương tự loại bán trục giảm tải ¾ 

Ưu điểm: Khả năng chịu tải tốt nhất, độ bền cao, phù hợp với các xe tải siêu trường, siêu trọng.

Nhược điểm: Cấu tạo phức tạp, giá thành rất cao.

Theo kết cấu

  • Bán trục đặc

Bán trục đặc hoạt động bằng cách truyền momen xoắn trực tiếp từ vi sai đến bánh xe chủ động thông qua trục láp và khớp nối. Được làm từ thép đặc, có độ cứng và độ bền cao.

Ưu điểm: Chịu được tải trọng lớn, ít bị biến dạng.

Nhược điểm: Nặng hơn bán trục rỗng, làm tăng quán tính quay của bánh xe.

  • Bán trục rỗng

Bán trục rỗng hoạt động tương tự như bán trục đặc về nguyên lý truyền momen xoắn từ vi sai đến bánh xe chủ động. Điểm khác biệt chính là trục láp của bán trục rỗng được làm rỗng ruột, tạo thành một ống thép thay vì một khối thép đặc như bán trục đặc. Điều này giúp giảm trọng lượng đáng kể của bán trục. Được làm từ thép rỗng, có trọng lượng nhẹ hơn bán trục đặc.

Ưu điểm: Giảm quán tính quay của bánh xe, giúp xe tăng tốc nhanh hơn và tiết kiệm nhiên liệu.

Nhược điểm: Khả năng chịu tải kém hơn bán trục đặc.

LOẠI BÁN TRỤC

ƯU ĐIỂM

NHƯỢC ĐIỂM

PHÙ HỢP VỚI

Không giảm tải

Cấu tạo đơn giản, giá thành rẻ, dễ bảo dưỡng.

Khả năng chịu tải kém, dễ bị hư hỏng khi gặp tải trọng lớn.

Xe máy, xe ô tô nhỏ, xe con.

Giảm tải ½

Khả năng chịu tải tốt hơn bán trục không giảm tải, phù hợp với xe tải nhẹ và xe khách.

Cấu tạo phức tạp hơn, giá thành cao hơn.

Xe tải nhẹ, xe
khách.

Giảm tải ¾

Khả năng chịu tải rất tốt, phù hợp với xe
tải nặng và xe chuyên dụng.

Cấu tạo phức tạp nhất, giá thành cao nhất.

Xe tải nặng, xe chuyên dụng.

Giảm tải hoàn toàn

Khả năng chịu tải tốt nhất, độ bền cao, phù hợp với các xe tải siêu trường, siêu trọng.

Cấu tạo phức tạp, giá thành rất cao.

Xe tải siêu
trường, siêu trọng.

Bán trục đặc

Chịu được tải trọng lớn, ít bị biến
dạng.

Nặng hơn bán trục rỗng, làm tăng quán tính quay của bánh xe.

Xe tải nặng, xe chuyên dụng.

Bán trục rỗng

Giảm quán tính quay của bánh xe, giúp xe tăng tốc nhanh hơn và tiết kiệm nhiên liệu.

Khả năng chịu tải kém hơn bán trục đặc.

Xe con, xe thể thao.

Yêu cầu đối với chế tạo trục cầu xe ô tô

Vì là bộ phận chịu tải chính đối với xe ô tô nên khi chế tạo, các nhà sản xuất sẽ phải hết đảm bảo rất nhiều yếu tố. Dưới đây sẽ là một vài điều kiện cơ bản bắt buộc nhà sản xuất phải đảm bảo trước khi sử dụng trục cầu cho xe. 

  • Có thể truyền được momen: Công dụng của bộ phận này là truyền momen quay đến các bánh xe chủ động nên yêu cầu đầu tiên là đảm bảo truyền lực tốt đến các bánh xe, đặc biệt là bánh xe chủ động. 
  • Đảm bảo tốc độ góc đều đặn: Đảm bảo truyền lực nhưng phải đều để duy trì tốc độ góc của bánh xe chuẩn. Khi xe cầu trước di chuyển, bánh trước sẽ kéo theo các bánh xe, trục cầu đảm nhận được vai trò truyền lực ổn định tới toàn bộ bánh xe. 
Chế tạo trục cầu phải đảm bảo truyền lực, giữ tốc độ góc cho xe (Ảnh: Sưu tầm internet) 
Chế tạo trục cầu phải đảm bảo truyền lực, giữ tốc độ góc cho xe

Những dấu hiệu hư hỏng bán trục ô tô

Bán trục ô tô là một bộ phận quan trọng trong hệ thống truyền động, đảm bảo việc truyền momen xoắn từ động cơ đến bánh xe. Khi bán trục bị hư hỏng, nó sẽ ảnh hưởng đến khả năng vận hành và an toàn của xe. Dưới đây là một số dấu hiệu hư hỏng bán trục ô tô mà bạn cần lưu ý:

Tiếng ồn lạ khi di chuyển, đặc biệt là khi tăng tốc hoặc vào cua.

Tiếng lạch cạch, lục cục hoặc tiếng gõ: Thường xuất hiện khi xe tăng tốc, giảm tốc hoặc vào cua. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy khớp nối bán trục bị mòn hoặc hỏng.

Tiếng rít hoặc tiếng vo ve: Có thể là do ổ bi bán trục bị mòn hoặc thiếu mỡ bôi trơn.

Rung lắc khi tăng tốc hoặc giảm tốc

Rung lắc này có thể cảm nhận rõ rệt ở vô lăng, sàn xe hoặc ghế ngồi. Nguyên nhân có thể là do trục láp bị cong vênh hoặc khớp nối bị lỏng.

Xe bị lệch lái

Khi xe bị lệch lái sang một bên khi bạn buông tay khỏi vô lăng, có thể là do bán trục bị cong vênh hoặc hư hỏng.

Chảy mỡ hoặc dầu từ khớp nối

Đây là dấu hiệu cho thấy phớt chắn dầu của khớp nối đã bị hỏng, không thể ngăn chặn dầu mỡ rò rỉ ra ngoài. Nếu không khắc phục kịp thời, có thể dẫn đến thiếu mỡ bôi trơn và hư hỏng khớp nối.

Bánh xe không quay hoặc quay khó khăn

Nếu bánh xe không quay hoặc quay rất khó khăn khi xe đang nổ máy, có thể là do bán trục đã bị gãy hoặc hỏng nặng.

Bán trục ô tô bị hư hỏng
Bán trục ô tô bị hư hỏng

Lưu ý: Các dấu hiệu trên không phải lúc nào cũng chỉ ra rằng bán trục bị hư hỏng. Có thể có những nguyên nhân khác gây ra các triệu chứng này. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy một hoặc nhiều dấu hiệu trên, hãy mang xe đến gara để kiểm tra và khắc phục kịp thời. Việc phát hiện và sửa chữa sớm các hư hỏng bán trục sẽ giúp đảm bảo an toàn và hiệu suất vận hành của xe, đồng thời tiết kiệm chi phí sửa chữa.

Cách thay thế bán trục ô tô

Hướng dẫn thay bán trục xe ô tô
Hướng dẫn thay bán trục xe ô tô

Dụng cụ cần thiết

  • Bộ dụng cụ sửa chữa ô tô (cờ lê, tuýp, đầu khẩu, búa, kìm…)
  • Kích nâng ô tô và chân chống
  • Dầu bôi trơn
  • Khăn lau
  • Găng tay bảo hộ

Các bước thay thế bán trục ô tô

Bước 1: Chuẩn bị

  • Đỗ xe trên mặt phẳng, kéo phanh tay và chèn bánh xe.
  • Nâng xe lên bằng kích và đặt chân chống chắc chắn.
  • Tháo bánh xe cần thay bán trục.

Bước 2: Tháo bán trục cũ

  • Tháo ốc hãm trục láp trên moay-ơ bánh xe.
  • Tháo các bu lông giữ đầu trong của bán trục vào hộp số.
  • Dùng búa cao su hoặc dụng cụ chuyên dụng để tách đầu trong của bán trục khỏi hộp số.
  • Kéo bán trục ra khỏi moay-ơ bánh xe.

Bước 3: Lắp bán trục mới

  • Bôi một lớp dầu bôi trơn mỏng lên các đầu trục và khớp nối của bán trục mới.
  • Lắp đầu trong của bán trục vào hộp số và siết chặt các bu lông.
  • Lắp đầu ngoài của bán trục vào moay-ơ bánh xe và siết chặt ốc hãm trục láp.

Bước 4: Hoàn thiện

  • Lắp lại bánh xe và hạ kích xuống.
  • Kiểm tra lại độ chắc chắn của các bu lông và ốc vít.
  • Kiểm tra dầu hộp số và châm thêm nếu cần.

Lưu ý và cảnh báo an toàn

  • Nguy cơ xe rơi khi nâng: Đảm bảo xe được nâng và chống đỡ chắc chắn trước khi làm việc dưới gầm xe.
  • Nguy cơ bỏng: Động cơ và hệ thống xả có thể rất nóng, hãy cẩn thận khi làm việc gần chúng.
  • Nguy cơ bị thương do các bộ phận chuyển động: Luôn tắt máy và rút chìa khóa trước khi làm việc với hệ thống truyền động.
  • Nguy cơ hư hỏng các bộ phận: Sử dụng đúng dụng cụ và thao tác cẩn thận để tránh làm hỏng các bộ phận của xe.

Khuyến cáo

  • Nếu bạn không có kinh nghiệm hoặc không tự tin tự thay thế bán trục ô tô, hãy mang xe đến gara để được hỗ trợ.
  • Sau khi thay thế bán trục, bạn nên kiểm tra lại độ chụm bánh xe để đảm bảo xe vận hành an toàn và ổn định.

Giá bán trục ô tô

Giá bán trục ô tô có thể thay đổi đáng kể tùy thuộc vào nhiều yếu tố như loại xe, thương hiệu, chất liệu và đời xe. Dưới đây là bảng giá tham khảo bán trục ô tô theo một số dòng xe Honda phổ biến:

MẪU XE

GIÁ BÁN TRỤC (VNĐ)

Honda City

1.500.000 – 3.000.000

Honda Civic

2.000.000 – 4.000.000

Honda CR-V

2.500.000 – 5.000.000

Honda Accord

3.000.000 – 6.000.000

Lưu ý: Giá trên chỉ mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi tùy theo từng thời điểm và địa điểm bán. Chi phí thay thế bán trục tại gara thường bao gồm giá bán trục và công thay thế. Công thay thế có thể dao động từ 500.000 – 1.000.000 VNĐ tùy theo loại xe và gara.

Lời khuyên:

  • Khi mua bán trục ô tô, bạn nên ưu tiên chọn mua sản phẩm chính hãng hoặc các thương hiệu uy tín để đảm bảo chất lượng và độ bền.
  • Nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia hoặc kỹ thuật viên để được tư vấn về loại bán trục phù hợp với xe của bạn.
  • Kiểm tra kỹ sản phẩm trước khi mua để đảm bảo không có hư hỏng hoặc lỗi sản xuất.
  • Yêu cầu cửa hàng cung cấp giấy tờ bảo hành để đảm bảo quyền lợi của bạn.

Câu hỏi thường gặp (FAQ):

Bán trục ô tô bị hỏng có nguy hiểm không?

Bán trục ô tô bị hỏng có thể gây ra những nguy hiểm đáng kể cho người lái và hành khách trên xe. Những nguy hiểm tiềm ẩn như sau:

  • Mất kiểm soát: Nếu bán trục gãy hoặc khớp nối bị hỏng hoàn toàn, bánh xe có thể ngừng quay, khiến người lái mất kiểm soát xe, đặc biệt là khi đang di chuyển ở tốc độ cao hoặc vào cua.
  • Tai nạn giao thông: Việc mất kiểm soát xe có thể dẫn đến tai nạn nghiêm trọng, gây thương tích hoặc thậm chí tử vong cho người lái, hành khách và những người tham gia giao thông khác.
  • Hư hỏng các bộ phận khác: Bán trục bị hỏng có thể gây ra hư hỏng cho các bộ phận khác của hệ thống truyền động như hộp số, vi sai và hệ thống treo. Điều này dẫn đến chi phí sửa chữa tốn kém.

Làm thế nào để kéo dài tuổi thọ của bán trục ô tô?

Để kéo dài tuổi thọ của bán trục ô tô, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:

  • Bảo dưỡng định kỳ: Thay dầu hộp số và vi sai đúng định kỳ; kiểm tra mức dầu hộp số và vi sai; kiểm tra và thay thế phớt chắn dầu…
  • Lái xe cẩn thận: Tránh tăng tốc và phanh gấp đột ngột; tránh va đập mạnh, không chở quá tải…
  • Kiểm tra và sửa chữa kịp thời: Kiểm tra bán trục thường xuyên, sửa chữa ngay khi phát hiện vấn đề…
  • Lựa chọn phụ tùng chất lượng: Sử dụng bán trục chính hãng hoặc các sản phẩm chất lượng cao, không sử dụng bán trục cũ hoặc không rõ nguồn gốc…

Bán trục ô tô có liên quan gì đến hệ thống lái không?

Câu trả lời là có, bán trục ô tô có liên quan đến hệ thống lái, nhưng mức độ liên quan phụ thuộc vào loại hệ dẫn động của xe.

  • Xe dẫn động cầu trước (FWD)

Ở xe FWD, bán trục trước vừa có nhiệm vụ truyền động lực kéo, vừa chịu trách nhiệm một phần về việc đánh lái. Khi bạn xoay vô lăng, các thanh nối sẽ tác động vào khớp homokinetic (khớp CV) của bán trục, giúp bánh xe chuyển hướng. Do đó, nếu bán trục trước bị hỏng, nó không chỉ ảnh hưởng đến khả năng truyền động mà còn có thể gây ra các vấn đề về lái như xe bị lệch lái, rung lắc vô lăng hoặc khó đánh lái.

  • Xe dẫn động cầu sau (RWD) và xe dẫn động bốn cán (AWD/4WD)

Ở xe RWD và AWD/4WD, bán trục trước chỉ có nhiệm vụ đánh lái, không tham gia vào quá trình truyền động. Bán trục sau mới là bộ phận truyền động lực kéo. Do đó, nếu bán trục trước bị hỏng, nó sẽ chủ yếu ảnh hưởng đến khả năng đánh lái của xe, không ảnh hưởng đến khả năng truyền động.

Bán trục ô tô có cần bôi trơn không?

Bán trục ô tô cần được bôi trơn để hoạt động trơn tru và bền bỉ. Cụ thể hơn:

  • Khớp nối (CV joint hoặc U joint): Khớp nối là bộ phận chuyển động liên tục và chịu ma sát lớn, do đó cần được bôi trơn thường xuyên để giảm mài mòn và đảm bảo hoạt động êm ái. Sử dụng mỡ bôi trơn đặc biệt dành cho khớp nối bán trục, thường là mỡ chịu nhiệt và áp suất cao.
  • Ổ bi: Ổ bi cũng là bộ phận chuyển động và cần được bôi trơn để giảm ma sát và kéo dài tuổi thọ. Sử dụng mỡ bôi trơn đặc biệt dành cho ổ bi, thường là mỡ chịu nhiệt và tốc độ cao.
  • Trục láp: Trục láp thường không cần bôi trơn trực tiếp vì nó được bảo vệ bởi vỏ bảo vệ và phớt chắn dầu. Tuy nhiên, việc thay dầu hộp số và vi sai đúng định kỳ sẽ giúp bôi trơn gián tiếp cho trục láp.

Bán trục ô tô đóng vai trò quan trọng trong việc truyền động lực từ động cơ đến bánh xe, giúp xe di chuyển. Bán trục cũng ảnh hưởng đến khả năng đánh lái và sự ổn định của xe khi vận hành. Việc kiểm tra và bảo dưỡng bán trục định kỳ là rất cần thiết để đảm bảo an toàn và hiệu suất vận hành của xe. Bỏ qua việc bảo dưỡng bán trục có thể dẫn đến những hư hỏng nghiêm trọng, gây nguy hiểm cho người lái và hành khách. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, liên hệ ngay Honda Ô tô Mỹ Đình qua hotline 0375 83 79 79 hoặc tới showroom tại 02 Lê Đức Thọ, Cầu Giấy, Hà Nội để được giải đáp và tư vấn chi tiết nhé!


Đánh giá post

CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT

LIÊN HỆ VỚI HONDA Ô TÔ MỸ ĐÌNH






    0375837979
    Messenger Honda Mỹ Đình
    Zalo Honda Mỹ Đình