Hệ thống 4WD, hay còn gọi là hệ dẫn động bốn bánh, là một công nghệ truyền động cho phép cả bốn bánh xe cùng nhận được lực kéo từ động cơ, mang đến khả năng bám đường vượt trội trên những con đường trơn trượt, gồ ghề hoặc địa hình off-road đầy thử thách. Cùng cố vấn Bùi Hải Nam của Honda Ô tô Mỹ Đình khám phá chi tiết về hệ thống 4WD, từ khái niệm cơ bản, các loại 4WD phổ biến, ưu nhược điểm của từng loại, cách sử dụng hiệu quả trong từng điều kiện địa hình, đến những lưu ý quan trọng về bảo dưỡng và sửa chữa nhé!
4WD là gì?
4WD (Four wheel drive) tức là hệ dẫn động 4 bánh. Nói một cách dễ hiểu, hệ dẫn động 4 bánh bán thời gian 4WD là loại xe có thể dẫn động bằng 2 bánh hoặc 4 bánh tùy vào lựa chọn của người lái thông qua một cơ cấu gài cầu (hoạt động bằng cơ hoặc bằng điện) đặt bên trong xe. Điều kiện của thao tác có hơi khác nhau tùy vào loại xe, có xe thì phải dừng lại mới gài cầu được nhưng cũng có loại cho phép gài cầu ngay khi đang chạy ở một vận tốc nhất định.
Hệ dẫn động 4WD (4×4) thường xuất hiện ở những xe tải, bán tải dẫn động bánh sau và xe SUV cỡ lớn, hệ dẫn động 4×4 cung cấp sức kéo tốt nhất trong điều kiện đường địa hình. Các mẫu xe được trang bị hệ thống dẫn động bốn bánh 4WD được thiết kế với:
- Gầm cao hơn (điều chỉnh được độ cao thông qua hệ thống treo)
- Góc thoát trước/sau cao nhằm để đi đường đồi núi
- Hệ thống treo cứng vững hơn và được trang bị lốp chuyên dụng
- Lực kéo cực mạnh với bộ khóa vi sai
- Hỗ trợ khởi hành ngang dốc và ngắt kết nối hoạt động của thanh giằng
Lịch sử hình thành của hệ thống dẫn động 4WD
Năm 1893, kỹ sư người Anh tên là Bramah Joseph Diplock đã kết hợp một động cơ đốt ngoài cùng hệ thống dẫn động 4WD được thiết kế cho những con đường gồ ghề kèm, hệ thống này sử dụng ba bộ vi sai và có bốn bánh xe dẫn động.
Chiếc xe đầu tiên được trang bị hệ thống dẫn động 4 bánh là mẫu Spyker 60 HP, do Dutch Jacobus và Hendrik Jan Spijker sáng chế vào năm 1903. Mẫu xe này chỉ được trang bị hai chỗ ngồi và nhằm mục đích đi đường đồi núi. Sau đó là mẫu xe Dernburg Wagen được sản xuất bởi tập đoàn Daimler Motoren Gesellschaft, một sản phẩm khác của Mercedes-Benz hợp tác cùng BMW là dòng G-series đã xuất hiện trước khi huyền thoại – Jeep được trang bị hệ thống dẫn động 4 bánh với khả năng lựa chọn giữa cấp số nhanh, cấp số chậm và thông thường.
Hệ thống dẫn động 4 bánh đã được phát triển trong suốt thập niên 1950 và 1960, với việc bộ vi sai trước được tách biệt nhằm giúp cho chiếc xe cải thiện hiệu suất tiêu hao nhiên liệu. Năm 1963, mẫu xe gia đình Jeep Wagoneer trang bị hệ thống dẫn động bốn bánh đi cùng hộp số tự động. Cho đến 1973, Jeep tạo được bước tiến lớn với hệ thống có tên gọi Quadra Trac, đây là hệ thống dẫn động bốn bánh toàn thời gian đầu tiên của ngành công nghiệp xe hơi.
Cấu tạo và kết cấu của hệ thống 4WD
Cấu tạo cơ bản của hệ thống 4WD
Cấu tạo cơ bản của hệ thống 4WD bao gồm các bộ phận chính sau, phối hợp nhịp nhàng để truyền lực kéo từ động cơ đến cả bốn bánh xe:
- Hộp số phụ (Transfer Case): Là bộ phận trung gian giữa hộp số chính và các trục dẫn động cầu trước và cầu sau. Có chức năng phân phối lực kéo từ động cơ đến hai cầu theo tỷ lệ nhất định (thường là 50/50) hoặc tùy chỉnh theo chế độ lái. Một số hộp số phụ còn có các chế độ “High” và “Low” để điều chỉnh tỷ số truyền, cung cấp lực kéo lớn hơn ở tốc độ thấp khi vượt địa hình khó khăn.
- Vi sai trung tâm (Center Differential): Có nhiệm vụ phân phối lực kéo giữa cầu trước và cầu sau một cách linh hoạt, cho phép các bánh xe quay với tốc độ khác nhau khi xe vào cua. Giúp xe vận hành ổn định và tránh hiện tượng trượt bánh khi vào cua trên đường trơn trượt.
- Trục các đăng (Driveshafts): Là các trục nối giữa hộp số phụ với vi sai cầu trước và cầu sau. Truyền mô-men xoắn từ hộp số phụ đến các bánh xe.
- Khớp nối (Universal Joints): Được lắp đặt ở hai đầu của trục các đăng. Cho phép trục các đăng chuyển động linh hoạt theo các góc độ khác nhau khi xe di chuyển trên địa hình không bằng phẳng.
- Vi sai cầu trước và cầu sau (Front and Rear Differentials): Tương tự như vi sai trung tâm, vi sai cầu trước và cầu sau có nhiệm vụ phân phối lực kéo giữa các bánh xe trên cùng một trục. Cho phép các bánh xe quay với tốc độ khác nhau khi xe vào cua.
Ngoài ra, hệ thống 4WD còn có thể bao gồm các bộ phận khác như:
- Khóa vi sai: Giúp khóa cứng vi sai trung tâm hoặc vi sai cầu để tăng lực kéo khi vượt địa hình khó.
- Bộ điều khiển điện tử: Điều khiển hoạt động của hệ thống 4WD, bao gồm việc chuyển đổi giữa các chế độ lái, kích hoạt khóa vi sai,…
Kết cấu của hệ thống 4WD
Có 2 hệ thống dẫn động 4WD cơ bản. Nếu xe có động cơ đặt theo kiểu truyền thống, các bộ phận bánh sau chủ động tương tự như lắp đặt hai bánh trước chủ động. Thêm vào đó là hộp số phụ được lắp giữa trục ra của hộp số và trục các đăng.
- Hộp số phụ có vai trò trực tiếp đưa công suất. Cả hai trục các đăng được gắn đến hộp số phụ, trục các đăng sau đưa công suất đến bộ vi sai giống như hệ thống dẫn động hai bánh trước. Trục các đăng trước đưa công suất đến bộ vi trước.
- Trong hệ thống dẫn động 4WD này, hai bánh trước được dẫn động giống nhau như kiểu xe dẫn động cầu sau chủ động. Hộp số phụ được lắp trên hộp số đặt ngang hay trên một phần của nó. Công suất truyền qua trục các đăng sau đến bộ vi sai sau.
Nguyên lý hoạt động của hệ thống 4WD
4WD gián đoạn
Trục ra của hộp số chia làm hai thành phần:
- Phần dài được dẫn động bởi càng gạt. Phần dài của trục ra quay sẽ dẫn động các đăng sau.
- Phần ngắn hơn phía trước được nối đến phần dài chỉ khi càng gạt dẫn động bốn bánh xe được dịch chuyển ăn khớp với đầu trục của trục ngắn.
Khi muốn hai bánh dẫn động:
- Trục ra không nối bởi sự dịch chuyển càng gạt dẫn động bốn bánh không ăn khớp.
- Trục dài dẫn động trục các đăng sau nhưng không truyền mô men ra trước.
- Dẫn động bốn bánh được ăn khớp bằng cách dịch chuyển càng gạt bốn bánh ăn khớp với trục ngắn.
- Mô men khi ấy được truyền đến cả 2 trục các đăng trước và sau.
Xe trang bị kiểu hộp số phụ này sẽ không được hoạt động, có thể hư hỏng nếu bật chế độ 4WD trên mặt đường nhựa cứng và khô, bởi vì:
- Các bánh trước của xe sẽ quay nhanh hơn các bánh sau.
- Kết quả là sự quay tăng lên của bánh chủ động dẫn đến hư hỏng chúng.
Sự quay này xuất phát từ sự gia tăng ứng suất bên trong giữa các phần của trục trước và sau. Đây là nguyên nhân gây nên sự khác nhau giữa tốc độ của hai trục này. Khi ấy, các bánh xe sẽ bị mòn lốp hay các bộ phận dẫn động sẽ bị hư hỏng.
Trên những chiếc xe trang bị hệ thống dẫn động 4WD bán thời gian với khóa vi-sai, mỗi bánh xe được nhận 25% lực mô-men xoắn để tránh tình trạng bánh xe quay tít và mất độ bám, cả ở chế độ High và chế độ Low.
Trên những dòng xe đời mới hơn, lái xe có thể chuyển từ chế độ 2WD sang chế độ 4WD High ngay trong khi xe chạy, nhưng phải dừng xe hoàn toàn nếu muốn chuyển sang chế độ 4WD Low.
4WD thường xuyên
Xích dẫn động truyền công suất từ bánh xe chủ động đến bánh xích vỏ vi sai. Một bộ vi sai bên trong vỏ truyền moment đến cả hai trục của hộp số phụ. Bộ vi sai cho phép trục trước và sau quay khác tốc độ trong khi vẫn truyền động công suất. Điều này cho phép sử dụng liên tục ở chế độ 4WD.
Bộ vi sai được trang bị với một bộ vi sai chống trượt, nó cung cấp sự dẫn động đến cả hai trục trước và sau nếu một trong các bánh xe bị quay.
Trong điều kiện kéo xấu, bộ vi sai có cơ cấu để khóa hoạt động của vi sai. Điều này cung cấp một sự dẫn động trực tiếp đến cả hai trục trước và sau.
Một hộp số phân phối:
- Sử dụng xích dẫn động và một bộ vi sai.
- Dãy tốc độ thấp và cao được hoàn thành qua các bánh răng.
- Bộ vi sai này có thể khóa khi một bánh quay trơn, khóa không dính khi xe dịch chuyển trên đường khô.
4WD thường xuyên có khớp mềm V
Những hộp số phân phối loại này hoạt động một phần giống với bộ vi sai ở trên. Sự khác nhau cơ bản là sử dụng khớp thủy lực để thay thế bộ vi sai hạn chế trượt kiểu cơ khí.
Khớp nối thủy lực:
- Gồm một chuỗi các đĩa thép và rãnh các đĩa không chạm vào nhau.
- Khớp nối được đổ đầy dầu silicon trong không gian giữa các đĩa.
- Công suất truyền đến các bánh sau phải qua đi qua khớp thủy lực này.
Trong suốt quá trình hoạt động bình thường (bánh xe không trượt), khớp thủy lực không hoạt động. Nhưng khi một bánh xe xuất hiện hiện tượng quay trơn, khớp thủy lực sẽ truyền mô men đến các cầu để điều kiện kéo tốt nhất.
Chất lỏng silicon trong khớp thủy lực rất đặc, nhầy và đặc biệt không chuyển thành trạng thái lỏng nếu nhiệt độ trong quá trình hoạt động tăng lên.
- Khi một trục quay nhiều do một trong các bánh xe bị trượt, tốc độ khớp nối cũng tăng lên.
- Các đĩa ly hợp được đẩy quay trong dầu, khi ấy tốc độ của chúng cũng tăng lên.
- Khi chất lỏng được kéo giữa các đĩa và dịch chuyển, nó giãn nở, tăng ma sát và cản trở tốc độ trục quay nhanh.
Khớp nối không khóa các trục với nhau nhưng nó điều khiển độ trượt bằng cách gửi mômen đến trục quay chậm. Khớp nối thủy lực hộp số phụ cũng có một bộ vi sai bên trong.
Hệ thống dẫn động 4WD loại thường xuyên và gián đoạn với khớp mềm V làm cho xe có thể hoạt động thích hợp với chế độ 2WD trong thời gian chạy bình thường khi không có sự chênh lệch về tốc độ quay giữa các bánh trước và sau.
Khi có sự chênh lệch về tốc độ quay giữa các bánh xe trước và sau như khi xe quay vòng hoặc chạy trên đường trơn, có tuyết, hệ thống này truyền lực dẫn động đến các bánh sau. Nhờ vậy, nó đảm bảo điều kiện ổn định trong khi chạy ở các điều kiện đường xá khác nhau.
Ưu, nhược điểm của hệ thống 4WD
Xe 4WD nếu được truyền lực có thể chạy trên nhiều điều kiện địa hình, đặc biệt là đường gồ ghề hay lầy lội. Cụ thể hệ thống 4WD có những ưu, nhược điểm cụ thể như sau:
Ưu điểm
Xe 4WD là xe được dẫn động 2 cầu với sức mạnh động cơ truyền trực tiếp đến cả 4 bánh xe thông qua một số hộp phụ. Hộp số này có nhiệm vụ phân phối lực kéo lên cầu trước. Thế mạnh của xe 4WD phải kể đến là:
- Phục vụ tốt cho khả năng vượt địa hình của xe vì lực kéo được phân bổ đều trên 2 trục trước sau với tỉ lệ 50:50, giúp người lái chủ động được lực kéo đến các bánh xe giúp xe vượt qua những chướng ngại trên các cung đường khó.
- Xe có sức tải tốt do 4 bánh xe vừa làm nhiệm vụ kéo và đẩy xe chuyển động về phía trước. Mặt khác khi chạy chế độ 1 cầu nhanh, xe sẽ sử dụng cầu sau làm nhiệm vụ đẩy, do đó khả năng tải nặng của xe cũng tương tự như xe dẫn cầu sau.
- Lực quay vòng của lốp xe rất ổn định vì 4 bánh xe đều được truyền lực.
- Lực bám của lốp xe cao và không bị ảnh hưởng bởi các thay đổi bên ngoài nên xe di chuyển rất ổn định trên đường thẳng, đồng thời tăng hiệu suất khởi hành và tăng tốc xe.
- Nhờ sở hữu lực bám tốt mà xe 4WD có thể leo dốc tốt và đặc biệt khả năng chạy trên đường có tuyết/gồ ghề tốt hơn nhiều lần so với các loại xe 2 bánh.
Nhược điểm
Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng xe 4WD vẫn có những nhược điểm như sau:
- Do có kích thước khá lớn nên tốn diện tích và khiến trọng tâm xe nâng cao lên, gây ảnh hưởng đến khả năng cân bằng xe, nhất là khi cua ở tốc độ cao. Vì thế, khi đi vào khúc cua, vận tốc quay của 2 cầu trước sau là giống nhau nên 2 bánh trước dễ bị trượt. Thế nên, các chuyên gia có lời khuyên dành cho tài xế nên gài chế độ 2 cầu nhanh khi đi đường dài bởi sẽ khó kiểm soát tay trái, lốp dễ bị hao mòn, ảnh hưởng xấu đến hệ thống phân phối lực kéo của xe.
- Không sử dụng tốt trên tất cả các loại địa hình.
- Thách thức kỹ năng lái xe của người dùng khi thao tác gài cầu phù hợp với điều kiện địa hình.
- Trọng lượng lớn khiến xe bị nặng, tốn nhiều nhiên liệu hơn.
- Cấu tạo phức tạp hơn nên giá thành cao hơn, chi phí bảo dưỡng, sửa chữa cũng đắt hơn.
Khi nào nên sử dụng xe 4WD?
Ở hệ dẫn động 4WD này sức mạnh của động cơ sẽ được truyền đi từ hộp số tới hộp truyền động và hộp số phụ. Bộ phận này có nhiệm vụ phân phối lực giữa cầu trước và cầu sau của xe, sao cho mô men xoắn luôn được duy trì ở mức cao nhất giúp xe dễ dàng vượt qua những con đường đầm lầy hoặc khi tải nặng.
Nhìn chung, hệ dẫn động 4WD giúp xe cải thiện độ bám đường cho xe trong điều kiện địa hình bùn đất, gồ ghề và không được khuyến nghị sử dụng trên những con đường bằng phẳng, trơn tru, khô ráo. Đặc biệt khi di chuyển off-road thường xuyên thì xe 4WD là một sự lựa chọn hợp lý nhất.
Xe 4WD gián đoạn đặc biệt phù hợp để sử dụng trên địa hình khó khăn hoặc trong điều kiện thời tiết không thuận lợi như đường trơn trượt, đường đất hay địa hình không bằng phẳng. Các điều kiện này giúp hệ thống 4WD cung cấp sự ổn định và khả năng vượt trội. Tuy nhiên, việc sử dụng 4WD cũng còn phụ thuộc vào loại xe cụ thể và thiết kế hệ thống 4WD của nó.
Xe 4WD thường xuyên được ưu tiên sử dụng khi đường bị ướt, tuyết, băng hoặc đầy trơn trượt, 4WD giúp cải thiện độ bám và ổn định xe. Ngoài ra, trên những địa hình núi non, rừng rậm hoặc đất đai gồ ghề, nơi cần khả năng vượt qua chướng ngại vật tốt cũng nên sử dụng xe 4WD. Khi vượt những loại địa hình này, bạn cần chú ý vững tay lái và hiểu rõ khả năng của xe để tránh gặp nguy hiểm.
Hướng dẫn sử dụng hệ dẫn động 4WD
Khi nào nên sử dụng chế độ gài cầu 2H, 4H, 4L?
Việc lựa chọn chế độ gài cầu 2H, 4H, hay 4L trên hệ thống 4WD phụ thuộc vào điều kiện đường xá và nhu cầu sử dụng cụ thể. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết:
Dẫn động cầu sau – 2H (2 High)
Chỉ sử dụng cầu sau để dẫn động xe, cầu trước không được truyền lực.
Khi nào nên sử dụng:
- Đường bằng phẳng, khô ráo: Đây là chế độ mặc định và tiết kiệm nhiên liệu nhất cho việc di chuyển hàng ngày trên đường phố, đường cao tốc.
- Khi muốn tiết kiệm nhiên liệu: 2H giúp giảm ma sát và tiêu hao năng lượng, tối ưu hóa mức tiêu thụ nhiên liệu.
Dẫn động 4 bánh cao – 4WD HIGH hay 4H
Sử dụng cả cầu trước và cầu sau để dẫn động xe, lực kéo được phân bổ đều cho cả 4 bánh.
Khi nào nên sử dụng:
- Đường trơn trượt: Khi gặp đường mưa, tuyết, băng hoặc đường đất ẩm ướt, chế độ 4H giúp tăng cường độ bám đường và ổn định thân xe, giảm thiểu nguy cơ trượt bánh.
- Đường gồ ghề, địa hình nhẹ: Trên những đoạn đường không bằng phẳng, nhiều ổ gà hoặc sỏi đá, 4H giúp xe di chuyển ổn định hơn.
- Kéo rơ-moóc hoặc tải nặng: Khi kéo rơ-moóc hoặc chở tải nặng, chế độ 4H giúp phân bổ lực kéo đều cho cả 4 bánh, giảm tải cho động cơ và tăng khả năng kéo.
Dẫn động 4 bánh thấp – 4WD LOW hay 4L
Sử dụng cả cầu trước và cầu sau để dẫn động xe, nhưng với tỷ số truyền thấp hơn so với 4H, cung cấp mô-men xoắn lớn hơn ở tốc độ thấp.
Khi nào nên sử dụng:
- Địa hình off-road khó khăn: Khi vượt qua các địa hình khó khăn như đồi dốc, bùn lầy, cát lún, đá hộc, chế độ 4L giúp xe có lực kéo cực đại để vượt qua chướng ngại vật.
- Kéo vật nặng ở tốc độ thấp: Khi cần kéo vật nặng ở tốc độ thấp, 4L cung cấp mô-men xoắn lớn hơn, giúp xe kéo dễ dàng hơn.
Lưu ý: Không nên sử dụng 4H và 4L trên đường khô ráo, bằng phẳng. Việc sử dụng 4WD không cần thiết trên đường tốt có thể gây mòn lốp, tăng tiêu hao nhiên liệu và ảnh hưởng đến hệ thống truyền động. Khi chuyển đổi giữa các chế độ gài cầu, hãy tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất để tránh gây hư hỏng cho hộp số và hệ thống truyền động. Khi sử dụng chế độ 4L, tốc độ tối đa của xe thường bị giới hạn ở mức thấp (khoảng 40-60km/h).
Hướng dẫn chi tiết cách chuyển đổi giữa các chế độ gài cầu trên xe 4WD
Các chế độ gài cầu trên xe dẫn động 4 bánh 4WD hay 4×4 thường được bố trí trên các cụm núm xoay, các nút bấm chọn đối với xe gài cầu điện tử và cần số gài cầu. Ký hiệu các chế độ gài cầu thường là 2H – 4H – 4L hay 2H – 4L – 4HLc – 4LLc (khóa vi sai trung tâm). Trong đó:
- 2H – Chế độ 1 cầu nhanh: Xe dẫn động 2 bánh chạy với tốc độ cao, thường được sử dụng khi xe chạy ở điều kiện đường xá bình thường, xe vận hành nhẹ nhàng, tiết kiệm nhiên liệu.
- 4H – Chế độ 2 cầu nhanh: Xe dẫn động 4 bánh chạy với tốc độ cao, thường được sử dụng trên điều kiện đường trơn, đường sỏi độ bám đường kém, đặc biệt điều kiện đường cua dốc trơn trượt.
- 4L – Chế độ 2 cầu chậm: Xe dẫn động 4 bánh chạy với tốc độ chậm, thường sử dụng trong các điều kiện lái xe off-road cần sức kéo lớn đưa xe di chuyển như keo dốc cao, đường bùn lầy, kéo vật nặng,…
Tùy theo từng loại địa hình mà người lái có thể chủ động chuyển đổi chế độ cầu xe phù hợp. Việc chuyển đổi các chế độ cũng cần tuân thủ các quy tắc để vận hành cho đúng.
- Chuyển chế độ từ 2H → 4H: Chuyển đổi bình thường khi xe đang chạy ở tốc độ dưới 100 km/h.
- Chuyển chế độ từ 4H → 2H: Chuyển đổi bình thường ở mọi tốc độ.
- Chuyển chế độ từ 2H → L4: Xe số tự động (dừng xe – cần số N – chuyển cầu), xe số sàn (dừng xe – đạp côn – chuyển cầu).
- Chuyển chế độ từ 4H → L4: Xe số tự động (dừng xe – cần số N – chuyền cầu), xe số sàn (dừng xe – đạp côn – chuyển cầu)
Lưu ý khi gài cầu hệ dẫn động 4WD
Một vài tài xế cho rằng 4WD là hệ dẫn động siêu năng lực vì nó có thể giúp mang lại trải nghiệm lái tốt hơn trong các điều kiện khác nhau. Tuy nhiên, trước khi sử dụng 4WD, người dùng cần phải chú ý:
- Nếu sử dụng 4WD không chính xác thì người lái có thể gặp nguy hiểm. Khi không kiểm soát được tốc độ, nhiều khả năng là xe sẽ bị trượt nhiều hơn và nghiêng hơn khi đi trên đường. Hệ dẫn động 4WD không mang lại trải nghiệm lái tốt trong điều kiện không thuận lợi nếu như tốc độ xe không được kiểm soát.
- 4WD không có khả năng giúp phanh tốt hơn hoặc giúp ổn định khi rẽ.
- Sử dụng 4WD khi không cần thiết sẽ gây lãng phí nhiều nhiên liệu hơn. Trong điều kiện lái bình thường, nên tắt chế độ này đi để tiết kiệm nhiên liệu.
- Nếu cố di chuyển xe 4WD trên mặt đường khô hoặc quá cứng, chế độ 4WD được kích hoạt, người dùng có thể cảm thấy khó khăn hơn để chuyển hướng. Bên cạnh đó, tình trạng này diễn ra lâu và thường xuyên có thể làm hỏng các thiết bị bên trong bộ truyền động và khiến lốp mòn nhanh hơn.
- Việc cài đặt cầu/tắt hoàn toàn có thể chủ động được, nghĩa là người dùng có thể chọn chế độ 2 cầu để cải thiện mô men xoắn.
Các lỗi thường gặp của hệ thống 4WD và cách khắc phục
Hệ thống 4WD (Four-Wheel Drive) mang lại khả năng vận hành vượt trội trên nhiều địa hình, nhưng cũng có thể gặp phải một số lỗi thường gặp. Dưới đây là danh sách các lỗi phổ biến và cách khắc phục:
Tiếng ồn và rung lắc
Nguyên nhân:
- Lốp xe mòn không đều
- Áp suất lốp không đúng
- Các bộ phận truyền động bị mòn hoặc hư hỏng
- Dầu hộp số/vi sai quá cũ hoặc thiếu
Cách khắc phục:
- Kiểm tra và khắc phục các vấn đề về lốp xe.
- Thay thế các bộ phận bị mòn hoặc hư hỏng.
- Thay dầu hộp số/vi sai theo định kỳ.
- Nếu không tự khắc phục được, nên mang xe đến gara để kiểm tra và sửa chữa.
Rò rỉ dầu
Nguyên nhân:
- Gioăng phớt bị hỏng
- Ốc vít lỏng
- Vỏ hộp số/vi sai bị nứt hoặc thủng
Cách khắc phục:
- Thay thế các gioăng phớt bị hỏng.
- Siết chặt các ốc vít.
- Sửa chữa hoặc thay thế vỏ hộp số/vi sai nếu cần.
- Mang xe đến gara nếu rò rỉ dầu nghiêm trọng.
Đèn báo lỗi 4WD
Nguyên nhân:
- Lỗi cảm biến
- Lỗi hệ thống điện
- Lỗi cơ khí
Cách khắc phục:
- Đọc mã lỗi bằng máy chẩn đoán chuyên dụng để xác định nguyên nhân cụ thể.
- Thay thế cảm biến hoặc sửa chữa hệ thống điện nếu cần.
- Mang xe đến gara để kiểm tra và sửa chữa nếu đèn báo lỗi vẫn tiếp tục sáng.
Lưu ý: Bảo dưỡng định kỳ hệ thống 4WD theo khuyến cáo của nhà sản xuất để đảm bảo hoạt động ổn định và phát hiện sớm các hư hỏng tiềm ẩn. Khi gặp bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy mang xe đến gara để kiểm tra và khắc phục kịp thời. Không tự ý sửa chữa nếu bạn không có đủ kiến thức và kỹ năng.
So sánh hệ dẫn động 4WD và AWD
Hệ dẫn động 4 bánh (4WD) và hệ dẫn động tất cả các bánh (AWD) đều có khả năng truyền lực kéo đến cả bốn bánh xe, nhưng chúng có những khác biệt đáng kể về thiết kế, hoạt động và ứng dụng. Dưới đây là bảng so sánh chi tiết giữa hai hệ thống này:
ĐẶC ĐIỂM | 4WD (FOUR-WHEEL DRIVE) | AWD (ALL-WHEEL DRIVE) |
Loại hệ thống | Bán thời gian (Part-time) | Toàn thời gian (Full-time) hoặc tự động (Automatic) |
Kiểm soát | Người lái chủ động lựa chọn chế độ 2H, 4H và 4L | Hệ thống tự động điều chỉnh lực kéo giữa các bánh |
Phân bổ lực kéo | Thường phân bổ đều 50/50 cho cầu trước và sau | Phân bổ lực kéo linh hoạt giữa các bánh tùy theo điều kiện |
Khả năng off-road | Tốt hơn, phù hợp với địa hình khó khăn | Kém hơn, chủ yếu hỗ trợ trên đường trơn trượt |
Tiêu thụ nhiên liệu | Cao hơn do hệ thống nặng và phức tạp hơn | Thấp hơn do hệ thống nhẹ và hiệu quả hơn |
Chi phí | Thường rẻ hơn | Thường đắt hơn |
Độ bền | Tốt, nếu được bảo dưỡng đúng cách | Tốt, nhưng có thể phức tạp hơn trong việc sửa chữa |
Ứng dụng | Xe bán tải, xe địa hình, một số SUV | Xe sedan, crossover, một số SUV cao cấp |
Ưu điểm |
|
|
Nhược điểm |
|
|
Câu hỏi thường gặp
Các dòng xe phổ biến nào có sử dụng 4WD?
Dưới đây là một số dòng xe SUV, bán tải, crossover phổ biến có trang bị hệ thống 4WD (Four-Wheel Drive) cùng với ưu nhược điểm của chúng:
Ưu điểm | Nhược điểm | |
SUV (Sport Utility Vehicle) |
|
|
Bán tải (Pickup Truck) |
|
|
Crossover (CUV) |
|
|
Vì sao ngày càng ít xe sử dụng hệ dẫn động 4WD?
- Cấu tạo 4WD không thích hợp với những dòng xe gầm thấp, xe cỡ nhỏ: Hệ dẫn động 4WD chiếm không gian khá lớn bên dưới gầm xe, trọng lượng nặng. Chính điều này khiến hệ dẫn động 4WD không phù hợp với các dòng xe khung gầm liền unibody, xe gầm thấp vốn đề cao sự linh hoạt. Vì vậy, khả năng ứng dụng hệ dẫn động này cũng hạn chế trên nhiều phân khúc.
- Không thể sử dụng 2 cầu trên điều kiện thông thường: Chế độ 2 cầu 4H và 4L trên hệ dẫn động 4WD không hoạt động trên đường nhựa nơi có độ ma sát cao. Hai chế độ này chỉ phù hợp để lái trên cát, tuyết, bùn và đường gồ ghề với độ ma sát mặt đường thấp. Đây là một khiếm khuyết đáng tiếc của hệ dẫn động 4WD.
- Yêu cầu nhiều kỹ năng từ người lái: Khác với hệ dẫn động bốn bánh toàn thời gian, hệ dẫn động 4WD yêu cầu người lái có nhiều kinh nghiệm trong lái xe, khả năng cảm nhận mặt đường để lựa chọn chế độ gài cầu phù hợp. Ngoài ra các kinh nghiệm lái xe trên đường cát, đường bùn lầy… cũng sẽ phát huy tối đa năng lực của hệ dẫn động 4WD. Trong khi đó, hệ dẫn động AWD làm thay người lái khá nhiều công đoạn. Vì vậy có thể coi hệ dẫn động AWD như một hộp số tự động, trong khi hệ dẫn động 4WD như một hộp số sàn và người lái sẽ đóng vai trò trung tâm với những kỹ năng đặc biệt.
- Khả năng nâng cấp 4WD đã hết hạn: Nhờ sự ra đời của các tính năng an toàn hiện đại như hệ thống ABS, hệ thống cân bằng điện tử và kiểm soát lực kéo, hệ dẫn động AWD ngày càng phát triển và hiện đại hơn. Trong khi đó, hệ dẫn động 4WD gần như không phụ thuộc vào bất kỳ tính năng hiện đại nào. Thậm chí khi gài cầu, hệ thống kiểm soát lực kéo và hệ thống cần bằng điện tử còn được hệ thống tự động vô hiệu hóa.
Hệ dẫn động 4WD có gây ra tiếng ồn lớn không?
Hệ dẫn động 4WD thường gây ra nhiều tiếng ồn hơn khi được kích hoạt, đặc biệt khi xe di chuyển trên đường khô ráo. Tiếng ồn này là do sự ma sát giữa các bánh răng và các bộ phận truyền động trong hệ thống 4WD khi chúng hoạt động cùng lúc. Khi chuyển về chế độ 2WD, tiếng ồn sẽ giảm đi đáng kể. Ngoài ra, tiếng ồn còn có thể xuất phát từ:
Tình trạng của hệ thống 4WD:
- Hệ thống 4WD cũ hoặc không được bảo dưỡng tốt: Các bộ phận bị mòn, thiếu dầu bôi trơn hoặc hư hỏng có thể gây ra tiếng ồn lớn hơn khi hoạt động.
- Lốp xe không đồng đều: Nếu các lốp xe có độ mòn không đều, chúng có thể tạo ra tiếng ồn khi hệ thống 4WD hoạt động, đặc biệt là khi xe vào cua.
Địa hình và điều kiện vận hành:
- Đường off-road: Khi di chuyển trên địa hình off-road, hệ thống 4WD phải làm việc nhiều hơn để cung cấp lực kéo, điều này có thể gây ra tiếng ồn lớn hơn do sự ma sát và hoạt động của các bộ phận truyền động.
- Đường trơn trượt: Trên đường trơn trượt, hệ thống 4WD cũng có thể gây ra tiếng ồn do bánh xe bị trượt hoặc mất độ bám.
Cách âm của xe:
- Chất lượng cách âm của xe: Các dòng xe có chất lượng cách âm tốt sẽ giảm thiểu được tiếng ồn từ hệ thống 4WD truyền vào khoang lái.
4WD có ảnh hưởng đến khả năng tăng tốc của xe không?
Câu trả lời là có, hệ thống 4WD có ảnh hưởng đến khả năng tăng tốc của xe, nhưng không phải lúc nào cũng theo hướng tiêu cực.
Ảnh hưởng tích cực:
- Bám đường tốt hơn: Trên các bề mặt trơn trượt hoặc địa hình xấu, hệ thống 4WD giúp phân bổ lực kéo đều cho cả 4 bánh, tăng cường độ bám đường và giúp xe tăng tốc nhanh hơn so với hệ dẫn động 2WD.
- Giảm thiểu hiện tượng trượt bánh: Khi tăng tốc mạnh, hệ thống 4WD giúp giảm thiểu hiện tượng trượt bánh, đặc biệt là trên các bề mặt trơn trượt, từ đó giúp xe tăng tốc hiệu quả hơn.
Ảnh hưởng tiêu cực:
- Trọng lượng nặng hơn: Hệ thống 4WD thường nặng hơn so với hệ dẫn động 2WD, do đó có thể làm tăng trọng lượng xe và ảnh hưởng đến khả năng tăng tốc.
- Tổn thất truyền động: Do lực kéo được truyền đến cả 4 bánh, hệ thống 4WD có thể gây ra một số tổn thất truyền động, làm giảm một phần công suất và mô-men xoắn của động cơ, ảnh hưởng đến khả năng tăng tốc.
- Tiêu hao nhiên liệu: Hệ thống 4WD thường tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn so với hệ dẫn động 2WD, do đó có thể ảnh hưởng gián tiếp đến khả năng tăng tốc của xe.
Hệ thống 4WD (Four-Wheel Drive) không chỉ là một tính năng, mà còn là một công cụ đắc lực giúp bạn chinh phục mọi cung đường, từ những con phố đông đúc đến những địa hình hiểm trở. Nếu bạn là người yêu thích khám phá, thường xuyên di chuyển trên nhiều địa hình khác nhau, hoặc đơn giản là muốn sở hữu một chiếc xe có khả năng vận hành mạnh mẽ và an toàn, hệ thống 4WD là một lựa chọn không thể bỏ qua. Hãy liên hệ ngay với Honda Ô tô Mỹ Đình qua hotline 0375 83 79 79 hoặc tới showroom tại 02 Lê Đức Thọ, Cầu Giấy, Hà Nội để được tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc về 4WD nhé!
- Website: https://hondaotomydinh.vn/
- Fanpage: Honda Ô tô Hà Nội – Mỹ Đình
- Youtube: Honda Ô tô Hà Nội – Mỹ Đình
- Hotline: 0375 83 79 79
Với những chiến lược đầu tư và kinh doanh đúng đắn, Honda Ôtô Mỹ Đình tự hào được đánh giá là một trong các nhà phân phối uy tín nhất hiện nay. Honda Ôtô Mỹ Đình luôn cam kết phục vụ quý khách hàng theo phong cách chuyên nghiệpnhằm mang đến các dịch vụ tốt nhất, vượt trên cả sự mong đợi của quý vị.
CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Thư cảm ơn! Cảm ơn Quý khách hàng đã tham gia Chương trình hướng dẫn an toàn giao thông và kỹ năng lái xe an toàn tháng 9 năm 2024 của Honda Mỹ Đình
Nội dung bài viết4WD là gì?Lịch sử hình thành của hệ thống dẫn động 4WDCấu [...]
Th9
Honda CR-V trả góp lên đến 80%, duyệt vay nhanh, lãi suất ưu đãi T10/2024
Nội dung bài viết4WD là gì?Lịch sử hình thành của hệ thống dẫn động 4WDCấu [...]
Honda CR-V màu xám 2024: Hình ảnh & Giá lăn bánh, CTKM T10/2024
Nội dung bài viết4WD là gì?Lịch sử hình thành của hệ thống dẫn động 4WDCấu [...]
Th9
HONDA CITY RS: Hình ảnh, TSKT, CTKM Tháng 010/2024
Nội dung bài viết4WD là gì?Lịch sử hình thành của hệ thống dẫn động 4WDCấu [...]
Honda: Ưu đãi kép, giảm tới 80 triệu, hỗ trợ 50% trước bạ với xe lắp ráp
Nội dung bài viết4WD là gì?Lịch sử hình thành của hệ thống dẫn động 4WDCấu [...]
Th9
So sánh Honda Civic các phiên bản: Hình ảnh, thông số kỹ thuật và báo giá chi tiết (10/2024)
Nội dung bài viết4WD là gì?Lịch sử hình thành của hệ thống dẫn động 4WDCấu [...]
Th8
Trả góp Honda Civic hỗ trợ vay tới 85% – Duyệt vay 24h
Nội dung bài viết4WD là gì?Lịch sử hình thành của hệ thống dẫn động 4WDCấu [...]
Th8
Honda Civic Khuyến Mãi Hấp Dẫn Chỉ Có Trong Tháng 10/2024
Nội dung bài viết4WD là gì?Lịch sử hình thành của hệ thống dẫn động 4WDCấu [...]
Th8
LIÊN HỆ VỚI HONDA Ô TÔ MỸ ĐÌNH