Honda City là xe hạng gì? Tìm hiểu về phân loại và đặc điểm nổi bật

Honda City là một dòng xe gây chú ý bởi thiết kế linh hoạt và thông minh, kiểu dáng đô thị và động cơ vận hành ổn. Xe có không gian nội thất rộng rãi, trang bị các công nghệ tiên tiến cùng tính năng an toàn đem đến cho khách hàng trải nghiệm thoải mái trong mỗi chuyến đi. Tuy nhiên, có nhiều người chưa biết xe Honda City là xe hạng gì. Hãy cùng Honda Ôtô Mỹ Đình giải đáp thắc mắc đó qua bài viết dưới đây nhé!

Các phân khúc hạng xe ô tô phổ biến tại Việt Nam

Trước khi đi vào tìm hiểu câu trả lời cho câu hỏi Honda City là xe hạng gì?, chúng ta cần tìm hiểu xem các tiêu chí nào để phân loại xe và tại Việt Nam có những loại xe ô tô nào.

Các tiêu chí phân loại xe

Phân loại các hạng xe ô tô phổ biến (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Phân loại các hạng xe ô tô phổ biến (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Để phân loại xe, người ta cần căn cứ vào các tiêu chí sau:

1. Công dụng của xe

Dựa vào mục đích sử dụng và số lượng ghế ngồi, xe ô tô được phân loại theo:

  • Xe con (số lượng ghế ngồi): 5 chỗ, 7 chỗ, 9 chỗ, 16 chỗ,…
  • Xe khách: xe 25 chỗ, xe 50 chỗ, xe giường nằm,…
  • Xe bán tải (Chở người và hàng hóa): xe 2-4 chỗ + hàng hóa,… 
  • Xe tải (Chuyên chở hàng): xe tải nhỏ, xe tải lớn,…
  • Xe chuyên dùng: xe chở rác, xe cẩu, xe trộn bê tông,…

2. Kích thước của xe

Mỗi loại xe sẽ có kích thước khác nhau và có thể căn cứ vào số đo kích thước xe để xếp loại:

  • Chiều dài của xe 
  • Chiều rộng của xe
  • Chiều cao của xe
  • Bán kính vòng quay
  • Khoảng sáng gầm

3. Loại nhiên liệu sử dụng

Một số loại nhiên liệu thường được xe ô tô sử dụng đó là:

  • Xăng
  • Diesel
  • Điện
  • Xăng kết hợp với điện (Hybrid)

Một số phân khúc hạng xe tại Việt Nam

Tại Việt Nam, dựa vào các tiêu chuẩn quy định, các loại xe được xếp hạng theo các phân khúc:

Phân khúc hạng A – xe cỡ nhỏ (City Cars)

Honda Brio thuộc phân khúc hạng A (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Honda Brio thuộc phân khúc hạng A (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Phân khúc hạng A bao gồm các dòng xe con, xe gia đình cỡ nhỏ với động cơ dung tích khoảng từ 1L đến 1,2L và có chiều dài cơ sở khoảng 2.400 mm.

Kích thước tiêu chuẩn: từ 3300 x 1450 x 1400 đến 3700 x 1500 x 1450 (mm)

Những mẫu xe thuộc phân khúc này có kích thước nhỏ nên thuận tiện sử dụng trong thành phố, dễ dàng xoay trở trong các con đường nhỏ, ngõ ngách. Tuy nhiên, khi đi trên đường cao tốc, tốc độ của xe vẫn không thua kém so với các xe lớn nhưng do kích thước nhỏ nên xe hạng A khi xảy ra va chạm sẽ luôn thiệt thòi hơn.

Xe thuộc phân khúc này được chị em phái nữ hay những người mua xe lần đầu ưu tiên lựa chọn vì tính nhỏ gọn, giá thành rẻ và thích hợp sử dụng hàng ngày.

Phân khúc hạng B – xe bình dân cỡ nhỏ (Subcompact Cars)

Honda City là xe hạng gì? (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Honda City là xe hạng gì? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xe phân khúc hạng B có 4 hoặc 5 cửa và thiết kế 4 ghế nhưng được đăng ký chở 5 người. Chiều dài cơ sở của xe dao động khoảng 2.500 – 2.600 mm và dung tích động cơ khoảng 1.4 – 1.6L nên khả năng vận hành tốt hơn xe hạng A.

Kích thước tiêu chuẩn: từ 3700 x 1550 x 1450 đến 3900 x 1550 x 1600 (mm)

Phân khúc này được chia làm 2 phân khúc nhỏ hơn là Sedan hạng B và Hatchback hạng B. Đây cũng là phân khúc xe được nhiều khách hàng nữ, những người mua xe lần đầu và từng sở hữu xe hứng thú.

Chính sách giảm giá niêm yết và thuế trước bạ đối với các dòng xe ô tô Honda lắp ráp.
Play video

Phân khúc hạng C – xe bình dân cỡ vừa (Compact Cars)

Honda CR-V phân khúc hạng C (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Honda CR-V phân khúc hạng C (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xe ở phân khúc hạng C cũng được trang bị động cơ từ 1.4 – 2.2L hay 2.5L, chiều dài cơ sở khoảng 2.700 (mm). Phân khúc này là phân khúc xe phổ biến nhất thế giới vì tính “đủ dùng” cho tất cả các nhu cầu từ thành thị, xa lộ hay nông thôn. Tại thị trường Việt Nam, phân khúc này cũng đang hoạt động rất sôi nổi. 

Kích thước tiêu chuẩn: từ 3900 x 1700 x 1550 đến 4100 x 1700 x 1600 (mm)

Play video

Phân khúc hạng D – xe bình dân cỡ lớn  (Top-Middle Class Vehicles)

Honda Accord thuộc phân khúc hạng D (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Honda Accord thuộc phân khúc hạng D (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Phân khúc xe hạng D có lợi thế về khoảng chứa, đủ chỗ cho 5 người lớn và có khoang chứa đồ rộng, hệ thống động cơ mạnh mẽ và ở những phiên bản cao cấp thường dùng loại 6 xi-lanh. Đại diện của phân khúc này được chia thành 2 loại là Sedan và SUV.

Kích thước tiêu chuẩn: từ 3100 x 1700 x 1600 đến 4300 x 1750 x 1700 (mm)

Phân khúc hạng E – xe hạng sang (Upper Class Vehicles)

Phân khúc E là phân khúc khởi đầu cho niềm đam mê chơi “xe sang” của người dùng. Đối với xe hạng D và E, khái niệm về chiều dài cơ sở không còn được áp dụng và người ta chỉ so sánh các dòng xe sang với nhau. 

Nhờ sử dụng động cơ tăng áp có dung tích 2.0 lít cùng kích thước không quá lớn tạo nên trải nghiệm lái xe tuyệt vời và linh hoạt uyển chuyển.

Phân khúc hạng F – xe hạng sang cỡ lớn (Luxury Class Vehicles)

Xe thuộc phân khúc này được tạo ra chính xác là dành cho các công/bà chủ, những người có điều kiện kinh tế giàu mạnh mới có thể sở hữu được. Xe hạng sang cỡ lớn được phân làm 3 phân khúc nhỏ:

  • Xe hạng sang cỡ trung: Không gian rộng rãi, thiết kế mạnh mẽ, trang thiết bị sang trọng.
  • Xe hạng sang cao cấp: Thường được trang bị 8 – 12 xi-lanh và tập hợp những tính năng công nghệ hiện đại, tiện nghi nhất hãng xe.
  • Xe siêu sang: Xe này được sản xuất với số lượng rất ít, rất hiếm, được cá nhân hóa theo sở thích của khách hàng, các công đoạn được làm thủ công và sử dụng những chất liệu quý hiếm.

Phân khúc hạng M – xe MPV (Multi Purpose Vehicles) hay Minivan

MPV là dòng xe đa năng dành cho gia đình, có thể chở tới 7 người, không gian rộng rãi, hàng ghế thứ 3 có thể gập lại tạo thêm không gian chứa đồ. Gầm xe thấp và kiểu dáng thuôn dài trông mềm mại hơn kiểu xe SUV. 

Còn Minivan là xe chuyên chở khách (cũng có thể dùng cho gia đình đông thành viên), với không gian nội thất rộng nối liền với khoang hành lý. Nhìn bên ngoài trông gần giống như MPV nhưng có kích thước lớn hơn, cửa bên hông có thể thiết kế dạng cửa lùa để hành khách dễ dàng lên xuống, đi lại. 

Phân khúc hạng S – xe coupe thể thao (Super Luxury Vehicle)

Cùng sử dụng khối động cơ lên đến 12 xi-lanh nhưng xe phân khúc hạng S mang đến trải nghiệm lái cực kỳ phấn khích với tốc độ cao, cảm giác thể thao mạnh mẽ. Ngoài ra, các dòng xe như roadster, convertible (xe mui trần 2 chỗ) và những chiếc siêu xe đều thuộc phân khúc này. 

Phân khúc hạng J – xe CUV/SUV (Crossover Utility Vehicle/Sport Utility Vehicle)

Honda HR-V thuộc phân khúc hạng J (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Honda HR-V thuộc phân khúc hạng J (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xe CUV/SUV là loại xe có ưu thế khi di chuyển trên những địa hình khó, thường có khoảng sáng gầm cao với thiết kế thân xe có thể đứng thẳng và kiểu hình hộp vuông vức. CUV có kết cấu thân xe liền khối, thân và khung là một. Nhưng SUV lại có hệ thống thân và khung xe rời sau đó lắp vào nhau. 

Xe ở phân khúc này được phân loại như hạng nhỏ, hạng trung, và kích thước lớn, xe bình dân, xe hạng sang,…

Phân khúc bán tải 

Với khả năng chuyên chở (khoang chở hàng hóa lộ thiên) tuyệt vời, áp dụng sử dụng được trong nhiều trường hợp cùng chính sách thuế tương đối hợp lý dẫn đến mẫu xe này được ưa chuộng. 

Honda City là xe hạng gì?

Honda City là xe hạng gì? (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Honda City là xe hạng gì? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Honda City là một cái tên ấn tượng trong phân khúc xe sedan hạng B. Honda City được đánh giá là có không gian rộng bậc nhất trong phân khúc (4.553 x 1.748 x 1.467 mm với lần lượt chiều dài x chiều rộng x chiều cao). Honda City có ưu điểm về ngoại hình trẻ trung, cuốn hút cùng hàng loạt các thiết bị hiện đại, tiện nghi vượt trội. Đi kèm với đó là hệ thống động cơ mạnh mẽ 1.5L sản sinh 118 mã lực, mô men xoắn 145 Nm kết hợp hộp số tự động vô cấp CVT. Nhờ sử dụng động cơ này giúp xe tiết kiệm nhiên liệu đối ưu. Thêm vào đó xe còn có thiết kế nội thất và ngoại thất thời thượng, đi trước thời đại.

Tại thị trường Việt Nam, ô tô Honda City là mẫu xe đang phải cạnh tranh mạnh mẽ cùng với các đối thủ khác trong phân khúc. Honda City thường xuyên được đem lên bàn cân để so kè với các đối thủ khác bởi vì mức giá có vẻ nhỉnh hơn các hãng khác. Tuy nhiên, sau khi nhìn vào những thông số kỹ thuật, những tính năng ấn tượng, người dung cũng hiểu tại sao lại lại có sự chênh lệch này. Chính vì thế không ngoa khi mẫu xe này liên tục được xếp hàng đầu trong phân khúc xe sedan hạng B.

Honda City – Dẫn đầu phân khúc xe Sedan hạng B

Honda City là dòng xe dẫn đầu phân khúc xe sedan hạng B bởi lý do:

Thiết kế và kiểu dáng

Honda City thiết kế sang trọng (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Honda City thiết kế sang trọng (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ở mỗi phiên bản nâng cấp của mình, Honda City đều cải thiện kích thước tổng thể. Phiên bản Honda City 2023 này, xe có chiều dài tăng thêm 36 mm so với trước, tiếp tục là mẫu xe dài nhất trong phân khúc, gần sát với hạng C. 

Kích thước cụ thể: 

Kích thước xe (mm)4.589 x 1.748 x 1.467
Chiều dài cơ sở (mm)2.600
Khoảng sáng gầm xe (mm)134
Bán kính vòng quay (m)5

Thiết kế Honda City hạng B này được thừa hưởng nhiều đặc điểm của Honda CivicHonda Accord. Mang phong thái mạnh mẽ, chững chạc thêm một vài nét thể thao và cá tính hơn. Đầu xe có lướt tản nhiệt theo kiểu “đôi cánh vững chãi” với một thanh nan bản to chạy dài kết hợp với một tấm lưới tổ ong uốn cong. Có lẽ điểm thu hút nhất phần đầu xe là cụm đèn full LED chia khoang đẹp xuất sắc.

Gương chiếu hậu được tách rời khỏi trụ A giúp tầm quan sát rộng hơn, được trang bị đầy đủ tính năng chỉnh điện, gập điện và đèn báo rẽ. Về tổng quan, chiều cao giảm xuống nên phần đuôi xe Honda City 2023 trông cân đối và hợp lý hơn.

Xe Honda City có đầy đủ 6 màu (trắng ngà, ghi bạc, đen, titan, đỏ và xanh đậm) cho bạn sự lựa chọn đa dạng hơn.

Nội thất hiện đại, tiện nghi

Nội thất Honda City hiện đại, tiện nghi (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Nội thất Honda City hiện đại, tiện nghi (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Honda City ở khu vực lái xe được trang bị màn hình trung tâm có kích thước lớn hiển thị đa thông tin, đường viền mỏng thanh thoát cùng cụm điều khiển điều hoà được thiết kế tinh tế. Hàng ghế trước được thiết kế theo form thể thao, bệ hông lớn ôm sát lấy người ngồi. Hàng ghế sau rộng rãi vượt trội, khoảng trống để chân thoải mái, có bệ tay cùng ngăn đặt nước ở trung tâm.

Xe ôtô City được trang bị màn hình 8 inch nhạy bén. Hệ thống âm thanh 8 loa bắt tai. Xe tích hợp đầy đủ các tính năng kết nối có Apple Carplay/Android Auto, đàm thoại rảnh tay, quay số bằng giọng nói, Bluetooth, USB,… Hệ thống điều hoà tự động 1 vùng, có cửa gió riêng cho hàng ghế phía sau rất hiện đại.

Hệ thống động cơ mạnh mẽ

Nội thất Honda City hiện đại, tiện nghi (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Nội thất Honda City hiện đại, tiện nghi (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Honda City sử dụng động cơ hút khí tự nhiên I4 1.5L i-VTEC DOHC cho công suất tối đa 119 mã lực tại 6.600 vòng/phút, hộp số tự động vô cấp CVT và mô men xoắn 145Nm với 4.300 vòng/phút.

Lái xe an toàn

Gói Honda Sensing của Honda City (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Gói Honda Sensing của Honda City (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Honda City được trang bị gói Honda Sensing đầy đủ các tính năng đảm bảo an toàn cho người lái và hành khách như hệ thống chống bó cứng phanh ABS, hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp BA, hệ thống phân bổ lực phanh điện tử EBD, hỗ trợ khởi hành ngang dốc HSA, hệ thống cân bằng điện tử VSA,…

Các câu hỏi thường gặp về xe sedan hạng B

Xe sedan hạng B nào có kích thước lớn nhất?

Trong phân khúc xe sedan hạng B, không gian nội thất là một tiêu chí quan trọng ảnh hưởng đến quyết định mua của khách hàng. Tại thị trường Việt Nam, Honda City là một cái tên nổi bật, được đánh giá cao về không gian sử dụng trong xe. Xe có kích thước chiều dài, chiều rộng và chiều cao lần lượt là 4.553 x 1.748 x 1.467 (mm) với chiều dài cơ sở là 2.600 mm. Buồng lái không gian để chân rộng rãi, khoảng trống đủ để tài xế thoải mái thực hiện các thao tác. Không gian phía sau cũng được tối ưu, thêm tựa tay và hộc đựng nước đem đến cảm giác thoải mái và thư giãn cho hành khách. Khoang hành lý đủ vừa 2 vali to và các vật dụng khác, đáp ứng nhu cầu đa dạng của chủ xe.

Xe sedan hạng B nào tiết kiệm nhiên liệu nhất?

Nổi tiếng là một thương hiệu chuyên sản xuất các dòng xe tiết kiệm nhiên liệu, không ngạc nhiên khi Honda City là một cái tên nổi bật trong top các dòng xe sedan hạng B về khả năng tiết kiệm nhiên liệu. Mức độ tiêu thụ nhiên liệu chu trình tổ hợp của xe là 5,68 lít/100km, chu trình đô thị cơ bản là 7,29 lít/100km và 4,73 lít/100km. Với khả năng tiết kiệm nhiên liệu nổi bật của mình, Honda City sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn.

Xe sedan hạng B nào đáng mua nhất?

So với các dòng xe khác trong phân khúc xe sedan hạng B thì Honda City được đánh giá mà mẫu xe giữ giá tốt và có giá thành hợp lý. Giữ ưu thế về khả năng tiết kiệm nhiên liệu bậc nhất trong phân khúc, không gian xe rộng rãi, hệ thống động cơ mạnh mẽ, khỏe khoắn cùng thiết kế hài hòa, bắt mắt – Honda City sẽ không làm bạn thất vọng. Ngoài ra, xe còn được xếp hạng 5 sao về mức độ an toàn (theo đánh giá của Tổ chức đánh giá xe mới Đông Nam Á – ASEAN NCAP).

Như vậy, Honda City là dòng xe nổi bật và xếp hạng top đầu trong phân khúc xe sedan hạng B. Đây sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn và gia đình bạn. Nếu có nhu cầu mua Honda City, đừng ngần ngại liên hệ ngay với Honda Ô tô Mỹ Đình qua hotline 037 583 7979 hoặc qua trực tiếp cửa hàng tại 02 Lê Đức Thọ, Cầu Giấy, Hà Nội để được đội ngũ nhân viên tư vấn và báo giá chi tiết.


Đại lý Honda Mỹ Đình – Tổng kho xe lớn nhất miền Bắc

Đánh giá post

CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT

LIÊN HỆ VỚI HONDA Ô TÔ MỸ ĐÌNH






    0375837979
    Messenger Honda Mỹ Đình
    Zalo Honda Mỹ Đình