Hướng dẫn thắt dây an toàn xe ô tô đúng cách & an toàn cho mọi người

Bạn có biết rằng, chỉ một cú va chạm nhẹ ở tốc độ 40km/h cũng có thể khiến cơ thể bạn văng về phía trước với lực tương đương rơi từ tầng 3 của một tòa nhà? Trong tình huống đó, dây an toàn chính là một “vệ sĩ” giúp giữ bạn ở lại trên ghế, bảo vệ bạn khỏi những chấn thương nghiêm trọng. Hơn nữa, việc thắt dây an toàn còn được quy định bắt buộc bởi pháp luật. Vì vậy, cùng cố vấn Bùi Hải Nam của Honda Ô tô Mỹ Đình tìm hiểu chi tiết về cách thắt dây an toàn đúng cũng như những điều cần lưu ý nhé!

Tại sao phải thắt dây an toàn khi đi xe ô tô?

Dây an toàn xe ô tô rất quan trọng với cả người lái và hành khách khi ngồi trên xe. Dưới đây là một số lợi ích giúp bạn hiểu thêm vai trò của dây đai bảo vệ này.

Giảm thiểu thương vong khi xảy ra tai nạn

Dây an toàn giúp giữ chặt cơ thể bạn trên ghế, ngăn không cho bạn bị văng ra khỏi xe hoặc va đập mạnh vào các bộ phận bên trong xe khi xảy ra va chạm. Điều này giúp giảm thiểu đáng kể các chấn thương nghiêm trọng như chấn thương sọ não, gãy xương, chấn thương nội tạng,… Theo thống kê, việc thắt dây an toàn có thể giảm tới 50% nguy cơ tử vong và 45% nguy cơ bị thương nặng cho người ngồi ở hàng ghế trước khi xảy ra tai nạn.

Cài dây an toàn sẽ không bị văng ra khỏi xe nếu tai nạn xảy ra (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bảo vệ vùng mặt khi xảy ra tai nạn

Khi xe ô tô di chuyển với tốc độ cao từ trên 70km/ mà dừng lại đột ngột sẽ khiến cơ thể của bạn lao về phía trước theo quán tính. Nếu bạn có thắt dây an toàn trên xe ô tô, cơ thể sẽ được giữ lại để tránh phần đầu không bị đập mạnh vào vị trí kính chắn gió (với người lái) hay ghế phía trước (với hành khách trên xe). Các tổn thương nguy hiểm cho phần đầu sẽ được giảm đáng kể. Nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng cũng được hạn chế tối đa.

Dây an toàn có thể giúp bảo vệ vùng mặt khi xe bị va chạm (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Dây an toàn có thể giúp bảo vệ vùng mặt khi xe bị va chạm

Ngăn ngừa việc bị văng ra khỏi xe.

Khi bạn thắt dây an toàn trên xe, nếu va chạm mạnh xảy ra sẽ không bị bật văng ra ngoài xe theo lực quán tính. Bởi nhiều trường hợp va chạm, xe có thể bị lật hay bung 2 cánh cửa. Khi đó, dây đai an toàn sẽ có nhiệm vụ giữ chặt người bạn vào vị trí ghế ngồi. Ngoài việc không bị văng ra khỏi xe thì cơ thể của bạn cũng hạn chế bị va đập với kính cửa, vô lăng hay các bộ phận khác trên xe.

Thắt dây an toàn giúp giảm tình trạng bị văng ra khỏi xe
Thắt dây an toàn giúp giảm tình trạng bị văng ra khỏi xe

Giúp túi khí hoạt động hiệu quả hơn

Các chuyên gia nhận định, thực hiện cách thắt dây an toàn xe ô tô còn giúp túi khí có thể thuận lợi bung ra khi xe bị tai nạn. Bởi thiết kế của dây an toàn và túi khí mặc dù là 2 bộ phận có cơ chế hoạt động riêng nhưng chúng tôi đóng vai trò bảo vệ người ngồi trên xe nếu bị sự cố va chạm.

Thắt dây an toàn sẽ giúp hiệu quả bảo vệ của túi khí phát huy tốt nhất (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Thắt dây an toàn sẽ giúp hiệu quả bảo vệ của túi khí phát huy tốt nhất

Tuy nhiên, nhiều thử nghiệm xe ô tô cho thấy, túi khí sẽ không hoạt động tốt nếu người ngồi trên xe không thắt dây đai an toàn. Bởi nếu bạn không cài dây an toàn, dù túi khí bung ra khi va chạm, người bạn vẫn bị hất văng ra ngoài. Hiệu quả bảo vệ của túi khí sẽ không thể phát huy tối đa như mong muốn thiết kế ban đầu.

Hạn chế va đập giữa các hành khách trong xe

Nhiều trường hợp xe ô tô xảy thương tích với hành khách ngồi trên xe do sự cố tự va đập vào nhau vì không thắt dây an toàn. Nếu bạn cài dây an toàn, vị trí mỗi người sẽ được cố định. Bất kể xe bị lật, xoay ngang hay phanh đột ngột cũng có thể hạn chế va chạm đến mức tối đa.

Thắt dây an toàn giúp hạn chế va đập giữa các hành khách khi xảy ra tai nạn
Thắt dây an toàn giúp hạn chế va đập giữa các hành khách khi xảy ra tai nạn

Nếu bạn không thắt dây an toàn có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng như sau:

  • Tăng nguy cơ tử vong và chấn thương nặng: Việc không thắt dây an toàn làm tăng đáng kể nguy cơ tử vong và chấn thương nặng khi xảy ra tai nạn.
  • Gây nguy hiểm cho người khác trong xe: Khi không thắt dây an toàn, bạn có thể bị văng ra khỏi ghế và va đập vào người khác trong xe, gây thương tích cho họ.
  • Vi phạm pháp luật và bị xử phạt: Theo Luật Giao thông đường bộ Việt Nam, việc không thắt dây an toàn khi ngồi trên xe ô tô là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt hành chính.

Hướng dẫn cách thắt dây an toàn xe ô tô đơn giản 

Cách thắt dây an toàn xe ô tô rất dễ thực hiện. Chỉ với 5 bước sau, bạn có thể sử dụng thiết kế này để bảo vệ cho mình hiệu quả khi ngồi trên xe ô tô:

Bước 1: Điều chỉnh tư thế ngồi trên ghế đúng cách

Trước khi thắt dây an toàn, bạn cần điều chỉnh lại tư thế ngồi để phần hông và lưng được cố định trên ghế. Tư thế ngồi trên ô tô cần giữ cho lưng càng thẳng càng tốt. Khi va chạm xảy ra, nếu bạn ngồi thẳng lưng, không chỉ dây đai có thể bảo vệ bạn mà còn giúp hạn chế lực tác động lên cơ thể được tốt nhất.

Chỉnh tư thế ngồi đúng là việc cần làm trước khi thắt dây an toàn (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Chỉnh tư thế ngồi đúng là việc cần làm trước khi thắt dây an toàn

Bước 2: Kéo dây an toàn đi qua người

Thao tác thắt dây an toàn trên xe ô tô được thực hiện khi bạn đã ngồi ổn định tư thế. Dây đai cần được choàng qua người và cài chốt cố định. Bạn nên điều chỉnh dây để đảm bảo sự thoải mái nhưng cũng không nên để quá lỏng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả bảo vệ bạn khi ô tô phát sinh va chạm. 

Dây an toàn cần được kéo qua người trước khi cố định dây đai (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Dây an toàn cần được kéo qua người trước khi cố định dây đai

Bước 3: Điều chỉnh dây an toàn ở phía dưới

Thao tác cài dây đai an toàn cần chú ý phần dây đai dưới phải đi qua vùng xương chậu và bụng dưới. Dây không được nằm ở vị trí cao hơn dạ dày. Riêng phụ nữ mang thai cần kéo dây đai dưới xuống vị trí thấp hơn bụng, tuyệt đối không thắt ngang hay trên bụng bầu để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Dây đai dưới cần thắt ở vị trí ngang xương chậu hay bụng dưới (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Dây đai dưới cần thắt ở vị trí ngang xương chậu hay bụng dưới

Bước 4: Điều chỉnh dây đai an toàn phía trên

Cách thắt dây an toàn trên cần điều chỉnh đi qua vai và thân người. Tốt nhất nên để dây đi qua vị trí ngực và xương đòn, không ép dây lên mặt, cổ, dưới cánh tay hay sau lưng. Điều này sẽ đảm bảo hiệu quả cố định cơ thể bạn của dây đai được tốt nhất.

Dây đai trên nên đi qua vùng ngực và xương đòn ở vai (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Dây đai trên nên đi qua vùng ngực và xương đòn ở vai

Bước 5: Kiểm tra lần cuối toàn bộ dây an toàn trước khi cho xe chạy

Trước khi cho xe chạy, bạn cần kiểm tra lại 1 lần cuối các dây đai trên và dưới đã được thắt đúng cách chưa. Chỉ khi đảm bảo dây đã được cài đúng vị trí bạn mới điều khiển xe tham gia giao thông. Sự cẩn thận này sẽ bảo vệ cho bạn tối ưu nhất khi xe vận hành trên mọi cung đường.

Một số điều cần lưu ý khi thắt dây an toàn

Việc thắt dây an toàn là vô cùng quan trọng đối với tất cả mọi người khi tham gia giao thông bằng ô tô. 

  • Đảm bảo dây đai ngang qua xương chậu và dây đai chéo qua vai nằm giữa ngực, không được xoắn hoặc vặn.
  • Dây đai quá lỏng sẽ không bảo vệ bạn hiệu quả, trong khi dây đai quá chặt có thể gây khó thở hoặc chấn thương.
  • Đảm bảo dây đai không bị sờn, rách hoặc hư hỏng.
  • Nếu dây đai bị hư hỏng, hãy thay thế ngay lập tức.

Tuy nhiên, đối với một số đối tượng đặc biệt, cần có những lưu ý riêng để đảm bảo an toàn và thoải mái tối đa.

ĐỐI TƯỢNG

LƯU Ý

Trẻ em

  • Luôn sử dụng ghế trẻ em đúng với độ tuổi, cân nặng và chiều cao của trẻ. Ghế trẻ em giúp  bảo vệ trẻ khỏi những chấn thương nghiêm trọng trong trường hợp xảy ra tai nạn.
  • Trẻ em dưới 13 tuổi không nên ngồi ghế trước, vì túi khí có thể gây nguy hiểm cho trẻ.
  • Đảm bảo dây đai an toàn được cài chặt và không bị xoắn, vặn.

Phụ nữ mang thai

  • Đặt phần dây đai ngang qua xương chậu, dưới bụng bầu, không được đặt trên bụng bầu.
  • Phần dây đai chéo qua vai nên nằm giữa hai bầ ngực, tránh siết chặt vào bụng.
  • Nếu có bất kỳ lo ngại nào về việc thắt dây an toàn khi mang thai, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Người khuyết tật

  • Nếu có khó khăn trong việc sử dụng dây an toàn thông thường, hãy tìm kiếm các loại dây đai an toàn chuyên dụng dành cho người khuyết tật.
  • Điều chỉnh ghế ngồi sao cho thoải mái và đảm bảo dây an toàn có thể được thắt chặt.
  • Nếu cần thiết, hãy nhờ người khác hỗ trợ thắt dây an toàn.

Người già

  • Người già thường có xương khớp yếu hơn, nên cần chú ý thắt dây an toàn vừa đủ chặt, không quá lỏng hoặc quá chặt.
  • Nếu người già gặp khó khăn trong việc tự thắt dây an toàn, hãy hỗ trợ họ.

Những sai lầm thường gặp khi thắt dây an toàn trên ô tô

Những sai lầm thường mắc phải khi thắt dây an toàn xe ô tô
Những sai lầm thường mắc phải khi thắt dây an toàn xe ô tô

Thắt dây an toàn là một hành động đơn giản nhưng vô cùng quan trọng để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, nhiều người vẫn mắc phải những sai lầm khi thắt dây an toàn, làm giảm hiệu quả bảo vệ của nó. Một số sai lầm thường gặp như sau:

  • Không thắt dây an toàn: Đây là sai lầm nghiêm trọng nhất. Dù chỉ di chuyển một quãng đường ngắn, bạn cũng nên thắt dây an toàn để bảo vệ bản thân và những người xung quanh.
  • Thắt dây an toàn quá lỏng: Dây an toàn quá lỏng sẽ không thể giữ chặt cơ thể bạn khi xảy ra va chạm, khiến bạn có thể bị văng ra khỏi xe hoặc va đập mạnh vào các bộ phận bên trong xe.
  • Thắt dây an toàn quá chặt: Ngược lại, dây an toàn quá chặt có thể gây khó thở, cản trở quá trình hô hấp và gây khó chịu khi lái xe.
  • Đặt dây đai sai vị trí: Đối với dây đai ngang, không được đặt trên bụng. Đối với dây đai chéo, không được đặt dưới nách hoặc sau lưng.
  • Để dây đai bị xoắn hoặc vặn: Dây đai bị xoắn hoặc vặn sẽ không thể hoạt động hiệu quả khi xảy ra va chạm.
  • Sử dụng dây đai đã cũ hoặc hư hỏng: Dây đai bị sờn, rách hoặc hư hỏng có thể đứt khi xảy ra va chạm, không đảm bảo an toàn cho bạn.
  • Không sử dụng ghế trẻ em: Trẻ em dưới 13 tuổi hoặc có chiều cao dưới 150cm cần phải ngồi trên ghế trẻ em phù hợp với độ tuổi và cân nặng để đảm bảo an toàn tối đa.
  • Cho trẻ em ngồi ghế trước: Túi khí ở ghế trước có thể gây nguy hiểm cho trẻ em dưới 13 tuổi.
  • Phụ nữ mang thai thắt dây an toàn không đúng cách: Dây đai ngang nên được đặt dưới bụng bầu, không được đặt trên bụng bầu.
  • Người già và người khuyết tật không được hỗ trợ thắt dây an toàn: Nếu người già hoặc người khuyết tật gặp khó khăn trong việc tự thắt dây an toàn, hãy hỗ trợ họ.

Các quy định pháp luật về thắt dây an toàn và mức phạt

Không thắt dây an toàn sẽ bị xử phạt từ 300.000 VNĐ trở lên, tùy theo từng trường hợp (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Không thắt dây an toàn sẽ bị xử phạt từ 300.000 VNĐ trở lên, tùy theo từng trường hợp

Quy định về thắt dây an toàn

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, tất cả hành khách trên xe ô tô phải thắt dây an toàn khi xe đang chạy, bao gồm cả người ngồi ở hàng ghế trước và hàng ghế sau (nếu có trang bị dây an toàn).

Mức phạt đối với hành vi không thắt dây an toàn hoặc thắt dây an toàn không đúng cách

  • Người điều khiển xe: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu không thắt dây an toàn khi lái xe hoặc chở người trên xe không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn).
  • Người ngồi trên xe: Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng nếu không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn).

Các trường hợp được miễn trừ hoặc có quy định đặc biệt

  • Phụ nữ có thai: Theo quy định, phụ nữ có thai được miễn thắt dây an toàn nếu có giấy chứng nhận của bác sĩ hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền xác nhận tình trạng sức khỏe không cho phép thắt dây an toàn.
  • Người khuyết tật: Người khuyết tật cũng được miễn thắt dây an toàn nếu có giấy chứng nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận tình trạng sức khỏe không cho phép thắt dây an toàn.
  • Trẻ em dưới 1,35m: Trẻ em dưới 1,35m phải ngồi trên ghế an toàn dành cho trẻ em hoặc được giữ bởi người lớn.

Câu hỏi thường gặp (FAQ)

Có phải tất cả các xe ô tô đều có dây an toàn không?

Theo quy định pháp luật Việt Nam, tất cả các xe ô tô sản xuất và nhập khẩu từ năm 2008 trở đi đều phải được trang bị dây an toàn cho tất cả các vị trí ngồi. Điều này được quy định tại Thông tư số 07/2008/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải.

Tuy nhiên, đối với các xe ô tô sản xuất trước năm 2008, việc trang bị dây an toàn không bắt buộc. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho bản thân và hành khách, bạn nên trang bị thêm dây an toàn cho xe của mình nếu chưa có.

Ngoài ra, một số loại xe chuyên dụng như xe cứu thương, xe cứu hỏa,… có thể có những quy định riêng về việc trang bị dây an toàn.

Khi nào thì không nên thắt dây an toàn?

Mặc dù thắt dây an toàn là rất quan trọng để đảm bảo an toàn khi đi xe ô tô, nhưng có một số trường hợp đặc biệt, theo quy định của pháp luật bạn không nên thắt dây an toàn như sau:

  • Khi xe đang lội nước: Nếu xe bị ngập nước và bạn cần thoát ra ngoài nhanh chóng, việc thắt dây an toàn có thể cản trở quá trình thoát hiểm.
  • Khi xe bị cháy: Trong trường hợp xe bị cháy, bạn cần nhanh chóng thoát ra ngoài. Dây an toàn có thể gây khó khăn và làm mất thời gian quý báu.
  • Khi bị kẹt trong xe: Nếu bạn bị kẹt trong xe sau một tai nạn, dây an toàn có thể cản trở việc di chuyển và thoát ra ngoài.

Làm thế nào để kiểm tra dây an toàn có hoạt động tốt không?

Việc kiểm tra dây an toàn thường xuyên là rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho bạn và hành khách trên xe. Dưới đây là các bước kiểm tra đơn giản bạn có thể tự thực hiện:

  • Kiểm tra bằng mắt thường: Quan sát toàn bộ dây đai để phát hiện các dấu hiệu hư hỏng như sờn, rách, đứt hoặc các vết mòn bất thường. Kiểm tra khóa cài có bị nứt, vỡ, biến dạng hoặc khó khăn khi thao tác đóng/mở không. Kiểm tra xem bộ cuộn dây có hoạt động trơn tru không. Kéo dây đai ra và thả nhẹ, dây đai phải tự động thu về một cách nhẹ nhàng và không bị kẹt.
  • Kiểm tra bằng cách kéo mạnh dây đai: Dùng lực kéo mạnh dây đai ra khỏi bộ cuộn. Dây đai phải bị giữ lại và không thể kéo ra quá một khoảng giới hạn nhất định. Nếu dây đai bị kéo ra dễ dàng, có nghĩa là bộ cuộn đã bị hỏng và cần được thay thế.
  • Kiểm tra đèn báo và âm thanh cảnh báo: Khởi động xe và kiểm tra xem đèn báo dây an toàn có sáng hay không. Nếu đèn báo không sáng hoặc sáng liên tục dù đã thắt dây an toàn, có thể có sự cố về hệ thống điện hoặc cảm biến. Nếu xe của bạn có chức năng cảnh báo bằng âm thanh khi không thắt dây an toàn, hãy kiểm tra xem âm thanh có hoạt động bình thường không.
  • Kiểm tra bằng cách lái thử: Thắt dây an toàn và lái xe với tốc độ chậm. Quan sát xem dây đai có tự động siết chặt khi bạn phanh gấp hoặc tăng tốc đột ngột không. Nếu dây đai không siết chặt, có nghĩa là bộ căng đai đã bị hỏng và cần được thay thế.

Có bắt buộc thắt dây an toàn khi ngồi ở hàng ghế sau không?

Theo quy định hiện hành tại Việt Nam, việc thắt dây an toàn khi ngồi ở hàng ghế sau trên xe ô tô là bắt buộc nếu tại vị trí ghế ngồi có trang bị dây an toàn.

Quy định này dựa trên Nghị định 100/2019/NĐ-CP và Công ước quốc tế 1968 về Giao thông đường bộ, mà Việt Nam đã tham gia vào năm 2014. Cụ thể:

  • Nghị định 100/2019/NĐ-CP: Quy định rõ người điều khiển và hành khách ngồi trênxe (ở các vị trí có trang bị dây an toàn) phải thắt dây an toàn.
  • Công ước quốc tế 1968 về Giao thông đường bộ: Quy định về việc sử dụng dây an toàn cho tất cả hành khách trên xe ô tô, bao gồm cả hàng ghế sau.

Người ngồi trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) có thể bị phạt tiền từ 300.000 đến 500.000 đồng.

Thắt dây an toàn là một hành động nhỏ nhưng có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc bảo vệ tính mạng và sức khỏe của bạn cũng như những người đồng hành trên mọi chuyến đi. Đừng chủ quan hay xem nhẹ việc thắt dây an toàn, hãy biến nó thành một thói quen tự động mỗi khi bước lên xe. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, liên hệ ngay với Honda Ô tô Mỹ Đình qua hotline 0375 83 79 79 hoặc tới showroom tại 02 Lê Đức Thọ, Cầu Giấy, Hà Nội để giải đáp và tư vấn chi tiết nhé!


5/5 - (1 bình chọn)

LIÊN HỆ VỚI HONDA Ô TÔ MỸ ĐÌNH






    0375837979
    Messenger Honda Mỹ Đình
    Zalo Honda Mỹ Đình