Động cơ VTEC TURBO hoàn toàn mới – VẬN HÀNH BỨT PHÁ trên mọi cung đường

Honda là một hãng xe tiên phong trong công nghệ động cơ tăng áp có dung tích nhỏ tại Việt Nam, nổi bật với thế hệ động cơ VTEC TURBO 1.5L được sử dụng trên nhiều mẫu xe ô tô của hãng. Hệ thống động cơ này hiện đang là xu hướng của thế giới, có tác dụng hạ giảm lượng tiêu thụ nhiên liệu của xe, giúp bảo vệ môi trường. Cùng Honda Ô tô Mỹ Đình tìm hiểu về loại động cơ nổi bật này nhé!

VTEC TURBO là gì?

VTEC TURBO được gọi là “kỷ nguyên mới” vừa cho công suất cao, vừa có tính kinh tế bởi khả năng tiết kiệm nhiên liệu đáng kinh ngạc thông qua bộ qua công nghệ quan trọng là Dual VTEC (Valve Timing Electronic Control) cho cửa nạp và xả, hệ thống phun trực tiếp GDI và Turbo tăng áp có độ nhạy cảm  cao với cổng xả bằng điện.

Động cơ VTEC TURBO 1.5L hoàn toàn mới lần đầu tiên được xuất hiện tại Việt Nam trên chiếc xe Honda Civic. Nhờ vậy, Honda đã chính thức mở đầu cho một kỷ nguyên hoàn toàn mới tại Việt Nam. 

3 công nghệ quan trọng nhất xuất hiện trong VTEC TURBO 1.5L 

Trong động cơ VTEC TURBO bao gồm 3 công nghệ quan trọng như sau:

1. Hệ thống phun trực tiếp

VTEC TURBO sử dụng hệ thống GDI phun nhiên liệu trực tiếp vào xi lanh, hạ nhiệt độ trong xi lanh bằng nhiệt hóa hơi của xăng. Nhiên liệu được phun trực tiếp vào xi lanh, vì thế làm giảm nhiệt độ sinh ra do nhiên liệu bay hơi trong xi lanh. Họng nạp với áp suất cao khiến cho hỗn hợp khí, nhiên liệu nhanh chóng được hòa trộn, nâng cao hiệu quả đốt cháy giúp động cơ hoạt động trơn tru và nhạy bén. Các cổng nạp lớn giúp tăng cường luồng khí nạp và piston duy trì dòng chảy cho phép nhiên liệu được đốt cháy nhanh chóng và hiệu quả. Nhờ vào hiệu quả làm mát của phun trực tiếp và đốt cháy nhanh bằng lưu lượng dòng chảy cao, vấn đề kích nổ được giải quyết.

VTEC TURBO sử dụng hệ thống GDI phun nhiên liệu trực tiếp vào xi lanh (Ảnh: Sưu tầm Internet)
VTEC TURBO sử dụng hệ thống GDI phun nhiên liệu trực tiếp vào xi lanh (Ảnh: Sưu tầm Internet)

2. Dual VTEC cho cổng nạp và xả

Hệ thống điều chỉnh thời gian đóng/mở của van nạp và van xả, có tác dụng thay đổi thời gian hoạt động ở cả van nạp và van xả, kiểm soát thời gian khi cả hai van cùng mở song song, đảm bảo cho động cơ luôn được cung cấp lượng không khí tối ưu ở vòng tua cao và cho phép động cơ tăng áp đạt hiệu quả ngay cả khi số vòng tua thấp. 

Hệ thống điều chỉnh van đóng/mở (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Hệ thống điều chỉnh van đóng/mở (Ảnh: Sưu tầm Internet)

3. Bộ tăng áp với cổng xả điện tử

Bộ tăng áp với đường khí thải điện tử được trang bị các tuabin đường kính nhỏ giúp quay hiệu quả với năng lượng khí xả nhỏ. Kết quả là động cơ tăng áp nhạy bén, có thể dễ dàng phản hồi tương ứng khi nhấn chân ga tăng tốc. 

Bộ tăng áp nhạy bén, mang lại phản hồi nhanh chóng (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Bộ tăng áp nhạy bén, mang lại phản hồi nhanh chóng (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Một số hệ thống khác của động cơ VTEC TURBO

1. Bộ làm mát khí nạp (Intercooler)

Bộ làm mát khí nạp là một thiết bị được sử dụng để làm mát không khí nạp vào ở những động cơ được trang bị hệ thống cưỡng bức (hay còn gọi là tăng áp turbocharger hoặc siêu nạp – supercharger). Nếu không khí ở nhiệt độ cao không được làm mát, nhiệt độ trong động cơ sẽ tăng lên, gây ra kích nổ. 

Bộ làm mát có tác dụng làm mát khí nạp ở động cơ (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Bộ làm mát có tác dụng làm mát khí nạp ở động cơ (Ảnh: Sưu tầm Internet)

2. Ống xả làm mát bằng hệ thống đường nước được tích hợp vào đầu xi lanh

Động cơ tăng áp sử dụng khí thải nhiệt độ cao từ buồng đốt của động cơ để dẫn động turbo hoạt động. Do động cơ tăng áp có momen xoắn cao, khí thải từ buồng đốt có thể vượt quá 1.000 độ C. Áo nước trong dầu xi lanh giúp làm giảm nhiệt độ khí thải, trước khi nó đi vào bộ tăng áp turbocharger giúp độ bền của các chi tiết được nâng cao. 

Ống xả giúp làm giảm nhiệt độ khí thải trước khi đi vào bộ tăng áp (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Ống xả giúp làm giảm nhiệt độ khí thải trước khi đi vào bộ tăng áp (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nguyên lý hoạt động

Bộ tăng áp VTEC TURBO với công nghệ điều chỉnh đường khí thải bằng điện tử trang bị tuabin đường kính nhỏ quay hiệu suất với lượng khí thải ít giúp động cơ tăng áp đạt được khả năng thích ứng tức thì và mạnh mẽ khi nhấn chân ga. 

Hệ thống phun nhiên liệu trực tiếp và hòa trộn hỗn hợp ngay họng nạp với áp suất cao giúp xe nhanh chóng đạt mô men xoắn tương đương động cơ 2.4L thường. Với công nghệ điều chỉnh thời gian van kép (valve timing control – VTC) cho phép tăng áp hiệu quả ngay cả ở số vòng quay động cơ thấp. Họng nạp hòa trộn mạnh tối ưu hóa quá trình đốt cháy. Đầu xi lanh tích hợp ống xả làm mát bằng nước giúp giảm thiểu nhiệt lượng khí thải nhờ tối ưu khả năng tiết kiệm nhiên liệu. 

Động cơ VTEC TURBO cho vận hành công suất cao và khả năng tiết kiệm nhiên liệu vượt bậc (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Động cơ VTEC TURBO cho vận hành công suất cao và khả năng tiết kiệm nhiên liệu vượt bậc (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ưu nhược điểm của động cơ VTEC TURBO

Động cơ VTEC TURBO là một loại động cơ được sản xuất bởi Honda và có một số ưu điểm – nhược điểm như sau:

Ưu điểm

  • Hiệu suất tốt: Động cơ VTEC TURBO thường cung cấp hiệu suất tốt với công suất động cơ cao, đặc biệt khi kích hoạt chế độ VTEC (Variable Valve Timing and Lift Electronic Control). 
  • Tiết kiệm nhiên liệu: Khi không yêu cầu nhiều công suất, chế độ VTEC có thể tắt đi và sử dụng một lượng nhiên liệu ít hơn, giúp tiết kiệm nhiên liệu trong điều kiện lái bình thường. 
  • Hiệu quả cao ở mọi vòng tua: Động cơ VTEC TURBO thường cung cấp momen xoắn tốt ở nhiều vòng tua khác nhau, cải thiện trải nghiệm lái xe và động cơ mạnh mẽ trong mọi tình huống. 

Nhược điểm

  • Phức tạp và đắt tiền: Cấu trúc động cơ VTEC TURBO có cấu tạo phức tạp hơn so với các loại động cơ truyền thống, vậy nên việc sửa chữa hoặc bảo dưỡng sẽ khó khăn và tốn nhiều chi phí hơn. 
  • Khả năng sửa chữa khó khăn: Với sự phức tạp của công nghệ VTEC và TURBO, việc sửa chữa/bảo dưỡng động cơ sẽ khó khăn hơn và đòi hỏi kỹ thuật cao hơn. 
  • Thời gian phản ứng chậm: Đôi khi, việc kích hoạt VTEC TURBO có thể có thời gian phản ứng chậm, dẫn đến hiệu suất không được tận dụng tốt trong các tình huống ngắn hạn. 

Lưu ý khi đi xe ô tô sử dụng động cơ VTEC TURBO

Những chiếc xe ô tô sử dụng động cơ VTEC TURBO có bền hay không, vận hành êm ái hay không phụ thuộc rất lớn vào cách sử dụng vào bảo dưỡng của người dùng. Vì vậy, để có thể kéo dài tuổi thọ động cơ, bạn cần lưu ý một số điều sau:

1. Hạn chế di chuyển ngay sau khi nổ máy

Phần lớn động cơ trên xe ô tô hiện nay sử dụng hệ thống phun xăng điện tử nên sẽ không cần phải để xe nổ máy quá lâu trước khi di chuyển. Tuy nhiên, nếu xe dùng động cơ tăng áp thì các chuyên gia vẫn khuyên bạn nên vận hành không tải vài phút rồi mới lăn bánh. 

Do động cơ VTEC TURBO tăng áp sử dụng dầu bôi trơn chung với động cơ. Khi xe vừa nổ máy, dầu động cơ còn nguội nên lưu chuyển chậm hơn. Lúc này, dầu cũng cần thời gian để bơm lên. 

Nổ máy khoảng 2-3 phút trước khi di chuyển (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Nổ máy khoảng 2-3 phút trước khi di chuyển (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nhiệt độ lý tưởng để dầu lưu chuyển bôi trơn các chi tiết từ 80-95 độ C. Thời gian đợi nhiệt độ dầu tăng lên sẽ tùy thuộc vào cơ chế làm nóng động cơ khác nhau ở mỗi xe. Tuy nhiên thông thường nên cho xe nổ máy từ 2-3 phút trước khi lăn bánh. 

2. Không tắt máy ngay sau khi dừng

Đối với xe sử dụng động cơ hút khí tự nhiên thì tắt máy ngay sau khi dừng xe không quá ảnh hưởng. Tuy nhiên với xe dùng động cơ tăng áp thì nên hạn chế điều này vì nhiệt độ sinh ra rất cao. Dầu nhớt vừa đóng vai trò là chất bôi trơn, vừa là chất làm mát nên sẽ hấp thụ nhiệt độ từ động cơ. 

Nếu tắt động cơ đột ngột khi động cơ còn nóng, dầu trong động cơ sẽ không được lưu chuyển mà chỉ tiếp xúc cục bộ ở một số vị trí nóng. Điều này dễ khiến dầu bị giảm chất lượng, thành phần phụ gia trong dầu phân huỷ nhanh hơn, dầu biến chất nhanh hơn. Vì thế khi đi xe động cơ VTEC TURBO, người lái nên chú ý giảm tốc độ vài kilomet trước điểm đến. Sau khi dừng xe nên để xe nổ máy từ 2-3 phút sau đó mới tắt máy. 

3. Tránh chạy xe ở vòng tua quá thấp

Bộ Turbo tăng áp được dẫn động bởi khí xả động cơ. Nếu động cơ vận hành ở vòng tua máy quá thấp, turbo sẽ không đạt được ngưỡng quay. Điều này đồng nghĩa công suất xe sẽ không đạt được mức tối ưu nhất. Do đó chạy xe ở vòng tua máy quá thấp sẽ không đem lại hiệu quả tiết kiệm nhiên liệu như tưởng tượng. 

Tránh chạy xe ở vòng tua quá thấp (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Tránh chạy xe ở vòng tua quá thấp (Ảnh: Sưu tầm Internet)

4. Lái xe cẩn thận khi vào cua

Động cơ tăng áp sẽ có độ trễ nhất định khi tăng tốc. Do đó nếu không chú ý đến độ trễ này, người đi xe turbo dễ xảy ra hiện tượng thiếu lái hoặc dư lái khi vào cua, dẫn đến xe bị trượt, mất kiểm soát, thậm chí còn có thể bị mất lái. Vì thế, một lưu ý với bạn rằng không nên đạp ga sâu khi lái xe thoát khỏi cua. 

Lái xe cẩn thận khi đi vào khúc cua (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Lái xe cẩn thận khi đi vào khúc cua (Ảnh: Sưu tầm Internet)

5. Sử dụng xăng có chỉ số octane đúng khuyến cáo

Trong sách hướng dẫn sử dụng của từng loại xe, nhà sản xuất thường ghi rõ loại xăng có chỉ số octane bao nhiêu là phù hợp với xe. Vì thế, bạn nên tuân thủ theo khuyến nghị này, không nên dùng xăng có chỉ số octane thấp hơn, vì như vậy sẽ dễ khiến xe bị kích nổ nhiên liệu sai thời điểm, ảnh hưởng đến tuổi thọ động cơ lẫn bộ turbo tăng áp. 

6. Sử dụng dầu bôi trơn

Bộ Turbo tăng áp sử dụng chung dầu bôi trơn với động cơ. Ở một số xe tăng áp, dầu không bị hao hụt đáng kể trong một chu kỳ thay. Nhưng ở một số xe khác, lượng hao hụt dầu cao hơn bình thường nên cần bổ sung định kỳ. Do vậy, tốt nhất bạn nên nhờ hãng xe tư vấn để được hướng dẫn và bổ sung dầu đúng cách. 

Thay dầu bôi trơn động cơ định kỳ (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Thay dầu bôi trơn động cơ định kỳ (Ảnh: Sưu tầm Internet)

7. Thay lọc xăng đúng hạn

Bộ Turbo tăng áp quay bằng khí xả từ động cơ do đó rất nhạy cảm với chất lượng khí xả. Nếu lọc xăng bị bẩn, xăng bị nhiễm tạp chất sẽ lọt vào buồng đốt, tỷ lệ hỗn hợp xăng và không khí bị sai lệch. Điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng khí xả và trực tiếp gây hại không nhỏ cho turbo. Vì thế bạn cần kiểm tra và thay lọc xăng ô tô định kỳ đúng hạn. 

Chú ý thay lọc xăng/dầu thường xuyên (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Chú ý thay lọc xăng/dầu thường xuyên (Ảnh: Sưu tầm Internet)

8. Bảo dưỡng hệ thống làm mát định kỳ

Hệ thống làm mát khí nạp tăng áp cần được bảo dưỡng sau mỗi 160.000 km hoặc sớm hơn tuỳ theo điều kiện vận hành. Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm tra hệ thống làm mát và thay nước làm mát thường xuyên. 

Thay nước làm mát thường xuyên để đảm bảo xe vận hành êm ái (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Thay nước làm mát thường xuyên để đảm bảo xe vận hành êm ái (Ảnh: Sưu tầm Internet)

9. Kiểm tra hệ thống đường dẫn khí cao áp định kỳ

Trong một số trường hợp turbo tăng áp bị lỗi do hệ thống đường dẫn khí cao áp gặp trục trặc, ảnh hưởng đến lượng khí nạp vào động cơ. Lúc này, turbo phải làm việc vất vả hơn để bù vào. Do đó bạn nên kiểm tra hệ thống đường dẫn khí ao áo định kỳ để xử lý kịp thời nếu xảy ra rò rỉ. 

Với động cơ VTEC TURBO mang lại sức tăng tốc nhanh và mạnh mẽ tương đương với các loại động cơ có dung tích lớn mà vẫn giữ được khả năng tiết kiệm nhiên liệu tối ưu. Hy vọng với những thông tin về động cơ này do Honda Ô tô Mỹ Đình cung cấp đã mang lại cho bạn những thông tin hữu ích. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 037 583 7979 hoặc tới showroom tại 02 Lê Đức Thọ, Cầu Giấy, Hà Nội để được giải đáp và tư vấn chi tiết nhé!


Đánh giá post

CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT

LIÊN HỆ VỚI HONDA Ô TÔ MỸ ĐÌNH






    0375837979
    Messenger Honda Mỹ Đình
    Zalo Honda Mỹ Đình