Vô lăng ô tô: Cấu tạo, chức năng và những điều cần biết khi sử dụng  

Vô lăng là một bộ phận quan trọng của hệ thống lái, có vai trò quyết định đối với một chiếc xe ô tô. Mỗi người lái xe sẽ cần phải biết về bộ phận này trước khi vận hành chiếc xe của mình. Honda Mỹ Đình sẽ giúp các bạn tìm hiểu về bộ phận điều khiển xe trước khi vận hành nó ngay ở nội dung bài viết dưới đây.

Vô lăng ô tô là gì? 

Vô lăng ô tô hay tay lái ô tô là bộ phận trong hệ thống lái của xe giúp xe có thể chuyển hướng theo yêu cầu của người lái. Tay lái ô tô đầu tiên xuất hiện cùng chiếc xe với dạng cần đẩy dài có nguyên lý hoạt động giống bánh lái của những con thuyền. 

Khi đó người lái phải điều khiển cần đẩy sang chiều ngược lại để chuyển hướng. Sau này, đến năm 1894, vô lăng xe ô tô như hiện tại mới được phát triển với tên gọi bánh lái. 

Vô lăng là yếu tố then chốt giúp chuyển hướng xe bằng các lệnh quay của tài xế (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Vô lăng là yếu tố then chốt giúp chuyển hướng xe bằng các lệnh quay của tài xế (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Alfred Vacheron là người sáng chế ra vô lăng tròn như hiện nay là bộ phận không thể thiếu trên một chiếc xe. Vô lăng là yếu tố then chốt giúp chuyển hướng xe bằng các lệnh quay của tài xế thông qua hệ thống trục lái để tác động tới bánh trước khi ua rẽ, quay đầu, lùi, đỗ xe,… 

Theo quy ước của từng quốc gia khác nhau về luật đường bộ mà vô lăng sẽ được đặt bên phải hay bên trái của xe sao cho phù hợp. Tuy nhiên vị trí đặt luôn phải là thuận lợi nhất cho người lái quan sát. Ở Việt Nam vô lăng xe được đặt ở bên trái. 

Quá trình phát triển của vô lăng đến ngày nay không chỉ đóng vai trò là chuyển hướng của xe. Trên vô lăng hiện tại còn có rất nhiều các chức năng khác đi kèm cùng với sự phát triển của công nghệ. Vẫn là hình tròn giống như thuở sơ khai nhưng hiện tại vô lăng đã có rất nhiều thay đổi khác xin mời bạn đọc cùng khám phá ở bên dưới. 

Vật liệu của tay lái 

Ban đầu, tay lái được chế tạo từ sắt, gang hoặc gỗ nhưng hiện nay đã có sự thay đổi khá lớn. Thường vô lăng ô tô ngày nay được chế tạo bằng hợp kim nhôm hoặc magie có độ bền cao. Ngoài ra chúng còn được bọc da hoặc ốp vân gỗ bên ngoài. 

Kích thước của tay lái xe ô tô 

Kích thước của vô lăng ở các loại xe con, xe khách, xe đua khác nhau (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Kích thước của vô lăng ở các loại xe con, xe khách, xe đua khác nhau (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Kích thước của vô lăng ở các loại xe con, xe khách, xe đua, xe tải  khác nhau để phù hợp với từng loại xe. Thường thì các loại xe càng to thì kích thước vô lăng càng lớn thường có đường kính trên 40cm. Tay lái xe khách có những xe 45 chỗ ngồi đường kính vào khoảng 47cm. 

Tay lái nhỏ thì sẽ có vòng quay nhỏ và mang tới khả năng chính xác cao hơn. Tuy nhiên xe ô tô con thông thường sẽ có vòng đánh lái lớn để phù hợp với các điều kiện di chuyển. 

Cấu trúc của vô lăng trên ô tô 

Thường tay lái sẽ có 3 chấu, kích thước dao động trong khoảng từ 13 đến 15 inch nếu là hình tròn. Còn một số loại vô lăng có hình dạng đặc biệt khác kích thước cũng tương tự và không quá lớn. 

Trước đây tay lái ô tô được thiết kế 2, 3 hoặc 4 chấu hình ngôi sao 3 cánh hoặc hình chữ thập 4 chấu. Nhưng hiện nay với sự hiện đại của công nghệ các thiết kế này được biến đổi giúp chiếc xe trở nên thẩm mỹ hơn. Trên tay lái ô tô hiện nay còn được tích hợp thêm còi, phím điều khiển, các chế độ lái, lẫy chuyển số,..

Các nút bấm thường xuất hiện trên tay lái ô tô hiện nay 

Như đã nói ở trên, vô lăng ô tô thuần tuý chỉ là một bộ phận giúp điều khiển chiếc xe đi đúng hướng. Tuy nhiên ngày nay trên tay lái được tích hợp nhiều phím chức năng khác để người lái thuận tiện hơn khi sử dụng và điều khiển xe. 

  • Các phím chức năng như nhận cuộc gọi đến, điều khiển dàn âm thanh, bật tắt chức năng duy trì vận tốc, bật tắt chức công nghệ an toàn cho xe. 
  • Tay lái được tích hợp thêm còi 
  • Các nút điều chỉnh vị trí tay lái lên, xuống, dài, ngắn đề phù hợp hơn với người lái trong một số loại xe. 
  • Các loại cần gạt, điều chỉnh đèn xi nhan, đèn pha.
  • Cụm lẫy chuyển số thể thao
  • Với một số xe còn có luôn cần số trên tay lái. 
Những nút bấm cơ bản trên vô lăng như: nhận cuộc gọi, điều khiển âm thanh (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Những nút bấm cơ bản trên vô lăng như: nhận cuộc gọi, điều khiển âm thanh (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những tiêu chí được dùng để đánh giá một vô lăng chất lượng 

Thường khi bước vào trong xe thì vô lăng chiếm một phần lớn trong các yếu tố đánh giá nội thất. Cảm giác lái của xe cũng có một phần lớn tác động từ vô lăng. Vậy như thế nào là một tay lái tốt các bạn có biết? 

Tiêu chí kích thước 

Mỗi hãng xe, dòng xe như đã nói sẽ có kích thước tay lái khác nhau, trừ một số dòng xe sang vô lăng được thiết kế riêng cho tài xế. Còn lại các vô lăng đều vừa so với tay người lái và có thể điều chỉnh được. 

Tiêu chí chất liệu, độ bám 

Chất liệu vô lăng đảm bảo bền bỉ, đẹp, không gây khó chịu cho da tay người lái. Ngoài ra không được trơn trượt và phải có độ bám tốt để cảm giác lái xe luôn là tốt nhất. 

Chất liệu và độ bám dùng để đánh giá chất lượng vô lăng (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Chất liệu và độ bám dùng để đánh giá chất lượng vô lăng (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Kiểu dáng và cảm giác lái

Kiểu dáng, màu sắc của tay lái ô tô nên phù hợp với tổng thể nội thất của xe. Ngoài ra yếu tố mang tới cảm giác lái tốt cũng là tiêu chí đánh giá từ kiểu dáng của tay lái. Tất nhiên sẽ còn rất nhiều tiêu chí khác nữa như là cảm giác lái êm, nhẹ và mượt mà do hệ thống trợ lực điện công nghệ cao cho vô lăng. Nhưng kiểu dáng và hình thức sẽ là yếu tố tác động lớn nhất tới đánh giá người dùng. 

Hướng dẫn sử dụng vô lăng hiệu quả cho lái mới

Cách đánh lái và trả lái xe ô tô là kỹ thuật cơ bản mà bất kỳ ai cũng cần phải nắm được, đặc biệt là các lái mới. Thực hiện đúng quy trình thì người lái xe mới xử lý được mọi tình huống khi di chuyển trên đường, tránh được những nguy hiểm khi vận hành xe. Để đánh lái và sử dụng vô lăng hiệu quả, các bạn hãy tham khảo hướng dẫn ngay dưới đây. 

Vần vô lăng kiểu kéo – đẩy 

Bắt đầu từ vị trí cầm lái chuẩn góc 3h và 9h, người lái sẽ xoay vô lăng cùng chiều với hướng di chuyển mong muốn. Ví dụ rẽ phải thì xoay theo chiều kim đồng hồ, tay phải kéo xuống vị trí 6h và tay trái đẩy lên vị trí 12h. Nếu rẽ trái người lái thực hiện các bước tương tự nhưng ngược lại là được. 

Những cách đánh lái cơ bản như kéo đẩy, vắt chéo (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Những cách đánh lái cơ bản như kéo đẩy, vắt chéo (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Vần vô lăng bằng 1 tay 

Đây là cách đánh lái sử dụng cho người có kỹ thuật tốt hơn một chút và tự tin vào cảm nhận của mình. Nếu là lái mới chúng tôi không khuyến nghị sử dụng cách đánh lái này. Thực hiện vần vô lăng bằng 1 tay theo hướng mong muốn, trong khi tay còn lại sẽ thực hiện các nhiệm vụ như xi nhan, gạt số,…

Thực hiện vần vô lăng bằng 1 tay. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Thực hiện vần vô lăng bằng 1 tay. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đánh lái kiểu bắt chéo tay 

Kỹ thuật đánh lái vắt chéo tay được sử dụng nhiều nhất và phù hợp với những lái mới bởi độ an toàn cao. Kiểu đánh lái này hai tay sẽ không trùng nhau mà tạo thành hình chữ X. Ví dụ người lái muốn rẽ trái, tay phải từ vị trí 3 giờ sẽ đánh lái ngược chiều kim đồng hồ đến vị trí 10 giờ, đồng thời tay trái sẽ đặt ở vị trí 2 giờ và đón tay lái, tiếp theo đặt tay phải ở vị trí 6 giờ đón vô lăng từ tay trái vừa trả. Cách đánh lái này đặc biệt phù hợp với những tình huống cua gấp trên đường sẽ cho độ an toàn cao đối với xe. 

Kỹ thuật đánh lái vắt chéo tay (Ảnh: Sưu tầm Internet) 
Kỹ thuật đánh lái vắt chéo tay (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trả lái khi đánh vô lăng ô tô 

Đánh lái và trả lái là kỹ thuật cơ bản mỗi lái xe cần biết (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Đánh lái và trả lái là kỹ thuật cơ bản mỗi lái xe cần biết (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngoài việc đánh lái ô tô, chủ phương tiện cũng cần thành thạo cả kỹ thuật trả lái để xe trở về đúng hướng an toàn. Thao tác này có mục đích là bánh xe trở lại thăng bằng sau khi đã đánh lái để xe được chuyển động thẳng. Người điều khiển xe chỉ cần trả ngược lại vô lăng theo đúng các kỹ thuật phía trên theo hướng ngược lại chính là kỹ thuật trả lái.

Vô lăng trên các dòng xe ô tô Honda

Xe ô tô Honda hiện nay sử dụng vô lăng có kích thước rất giống nhau. Trong đó đường kính là 36,83cm và chu vi vành vào khoảng 11,43cm. Các dòng xe ô tô của Honda như CR-V, City, Accord, HR-V,…đều sử dụng một thiết kế vô lăng 3 chấu kiểu thể thao với logo chữ H ở chính giữa. Các nút bấm được bố trí ở 2 chấu ngang vô lăng. 

Hãng xe đến từ Nhật Bản tất nhiên trang bị công nghệ trợ lực lái điện trên tất cả các dòng xe của họ sản xuất. Đối với xe Honda mới sản xuất, gần như tất cả đều có lẫy chuyển số trên vô lăng, ngay cả Honda City mới là sedan hạng B cũng đã có chức năng này. 

Hệ thống nút bấm trên vô lăng ô tô Honda thì không có sự thay đổi quá nhiều. Các phím tăng giảm âm lượng, cài đặt Cruise Control, nút đàm thoại rảnh tay và lựa chọn danh mục,…

Xe ô tô Honda hiện nay sử dụng vô lăng có kích thước 36,83cm có 3 chấu (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Xe ô tô Honda hiện nay sử dụng vô lăng có kích thước 36,83cm có 3 chấu (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những lỗi thường gặp trên vô lăng và cách khắc phục 

Trong quá trình vận hành và sử dụng, các chủ xe sẽ không tránh khỏi những lỗi  vô lăng. Nhiều người sẽ không biết phải làm thế nào vì không tay lái chắc chắn không thể vận hành xe. Dưới đây là một số thông tin chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn các lỗi tay lái thường gặp nhất cùng với cách để khắc phục. 

Hiện tượng vô lăng khó vần, nặng 

Có rất nhiều lý do khiến vô lăng “giở chứng” và thường bắt nguồn từ việc người sử dụng không chú ý bảo dưỡng định kỳ. Nếu gặp trường hợp vô lăng khó vần và nặng thì sẽ có một vài nguyên nhân cơ bản dưới đây: 

  • Thước lái bị lão hoá khiến vô lăng bị cứng sau khi xe khởi động. Nhiều chủ xe cho rằng lỗi này không đáng ngại vì có trợ lực điện nên vô lăng sẽ dần lấy lại cảm giác mượt mà. Tuy nhiên nếu không khắc phục sớm hậu quả đối với chiếc xe chắc chắn sẽ nghiêm trọng. 
  • Lốp bị mòn hoặc thiếu hơn dẫn đến vô lăng bị nặng. Do đó, bạn cần thường xuyên kiểm tra lốp theo đúng chỉ số PSI khuyến cáo của nhà sản xuất. 
  • Dầu trợ lực thiếu cũng là nguyên nhân khiến tay lái của xe bị nặng hơn bình thường. Dầu trợ lực lái tích tụ bụi, cặn bẩn theo thời gian và nếu bá quá nhiều bụi bẩn khiến không thể bôi trơn trục lái, bạn nên thường xuyên kiểm tra và thay thế dầu trợ lực lái sau 6 đến 7 vạn km. 

Vô lăng đánh và trả lái chậm 

Hiện tượng trả lái chậm thường do áp suất và lưu lượng dầu bơm không đảm bảo khiến thước lái dịch chuyển chậm và đánh lái cũng chậm hơn bình thường. “Bệnh” này được chữa bằng cách bôi trơn thước lái nhưng cần nhờ thợ chuyên nghiệp nhằm đảm bảo an toàn thay vì bạn tự thực hiện.

Vô lăng khó vần, trả lái chậm là những lỗi cơ bản (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Vô lăng khó vần, trả lái chậm là những lỗi cơ bản (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hiện tượng vô lăng bị khoá 

Hiện tượng khóa vô lăng cũng khá thường xuyên xảy ra khi vận hành. Nếu gặp trường hợp này đó là khi vô lăng bị cứng, không xoay hay xê dịch gì được. Có nhiều chủ xe gặp trường hợp này rất lo sợ không biết phải xử lý thế nào. 

Nguyên nhân thường là do tài xế cố tình xoay vô lăng sau khi đã đỗ xe và tắt máy xe. Tính năng này hữu ích trong một số trường hợp nhất định, nhưng về tổng thể nếu xảy ra hiện tượng này thường gây khó khăn cho các tài xế. Để khắc phục tình trạng này đơn giản nhất của vấn đề này là chỉ cần khởi động xe thì vô lăng tự động sẽ được mở khóa.

Những câu hỏi thường gặp liên quan đến vô lăng ô tô 

Sử dụng tay lái sao cho an toàn, thoải mái? Có nên bọc tay lái hay không? Đó là những câu hỏi được rất nhiều chủ xe đưa ra trên các diễn đàn. Chúng tôi sẽ giúp các chủ xe có được lời giải đáp ngay ở nội dung dưới đây. 

Có nên bọc vô lăng xe ô tô không? 

Vô lăng là một trong các chi tiết trên xe ô tô chịu ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố bên ngoài. Sau khoảng thời gian dài sử dụng, nó sẽ dễ bị oxy hóa, nhanh cũ hay hư hỏng,…Vì thế chủ xe cần chú trọng đến việc chăm sóc và bảo dưỡng vô lăng. Bọc vô lăng chính là phương pháp bảo vệ hiệu quả, được nhiều người sử dụng nhất. Thực tế hiện nay có rất nhiều tài xế bọc vô lăng ô tô để giúp tăng thời gian sử dụng và giúp cảm giác cầm lái tốt hơn, thoải mái hơn rất nhiều. Vì thế câu trả lời ở đây đó là nên bọc vô lăng xe của bạn nhé. 

Vô lăng xe nên bọc nhưng cần phải lưu ý khi thực hiện (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Vô lăng xe nên bọc nhưng cần phải lưu ý khi thực hiện (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cần lưu ý gì khi bọc vô lăng ô tô? 

  • Để bọc vô lăng đẹp các chủ xe nên chọn chất liệu tốt, phù hợp với vành của tay lái xe để cảm giác lái thoải mái, đảm bảo an toàn khi điều khiển. 
  • Cần vệ sinh sạch sẽ vô lăng bằng các dung dịch chuyên dụng trước khi bọc, sau khi bọc cần kiểm tra độ an toàn. 
  • Vệ sinh thường xuyên lớp bọc tay lái. 

Cần lưu ý gì khi vệ sinh vô lăng

Cũng tương tự như nhiều phụ kiện khác trên xe ô tô, vô lăng cũng cần phải thường xuyên vệ sinh, đặc biệt khi bọc thì càng cần phải quan tâm vì trong điều kiện thời tiết nắng nóng như nước ta là điều kiện để sản sinh vi khuẩn. Khi vệ sinh, cần phải lưu ý lau bằng nước sạch và lau khô, không để tình trạng  bẩn kéo dài sẽ khiến các chất bẩn thấm sâu khó có thể vệ sinh được. 

Kết luận 

Vô lăng là bộ phận không thể thiếu với bất kỳ chiếc xe ô tô nào dù trong quá khứ hay hiện tại. Các bạn đã được khám phá rất nhiều thông tin thú vị liên quan đến bộ phận này của xe trong bài viết trên. Honda Mỹ Đình còn cung cấp rất nhiều bài viết về các bộ phận khác của xe ô tô để bạn tìm hiểu và theo dõi. 


Đánh giá post

CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT

LIÊN HỆ VỚI HONDA Ô TÔ MỸ ĐÌNH






    0375837979
    Messenger Honda Mỹ Đình
    Zalo Honda Mỹ Đình