Hệ thống Trợ lực lái điện thích ứng nhanh với chuyển động (MA-EPS) trên các dòng xe Honda (mới nhất)

MA-EPS là một chức năng thuộc hệ thống trợ lực lái phổ biến trên các dòng xe ô tô của Honda. Hệ thống này giúp đem lại cho khách hàng sự tự tin để thao tác nhanh nhạy, chính xác và ổn định trong suốt hành trình để khách hàng có thể an tâm chinh phục mọi nẻo đường. Cùng Honda Ô tô Mỹ Đình tìm hiểu chi tiết về tính năng này nhé!

Trợ lực lái điện thích ứng nhanh với chuyển động (MA-ESP) là gì?

Trợ lực lái điện thích ứng nhanh chới chuyển động (Motion Adaptive Electric Power Steering – MA-EPS) là sự kết hợp giữa hệ thống trợ lực lái điện tử EPS với hệ thống VSA. MA-EPS sử dụng dữ liệu về tốc độ và góc lái của xe làm tín hiệu đầu vào để phân tích, tính toán và đưa ra những điều chỉnh cho hệ thống lái. Lực đánh lái sẽ nhẹ ngành khi xe vận hành ở tốc độ thấp và sẽ đầm khi vận hành ở tốc độ cao.

Trợ lực lái điện thích ứng nhanh với chuyển động (MA-ESP)
Trợ lực lái điện thích ứng nhanh với chuyển động (MA-ESP)

Trong các trường hợp thừa lái, thiếu lái, đường trơn trượt,…  MA-EPS giúp người lái dễ đánh tay lái về hướng ổn định và khó đánh lái về hướng mất ổn định. Như vậy sẽ giúp sẽ cân bằng hơn và an toàn hơn trên mọi cung đường.

Cấu tạo của hệ thống trợ lực lái điện thích ứng nhanh với chuyển động

Cấu tạo của hệ thống trợ lực lái điện thích ứng nhanh với chuyển động
Cấu tạo của hệ thống trợ lực lái điện thích ứng nhanh với chuyển động

Hệ thống trợ lực lái điện thích ứng nhanh với chuyển động (MA-EPS) bao gồm các cảm biến và các bộ điều khiển. Bộ mô đun điều khiển VSA xác định chuyển động của xe dựa trên thông tin gửi từ cảm biến tốc độ bánh xe, cảm biến góc lái và các thông tin đầu vào khác để điều khiển EPS. Nhìn chung, hệ thống MA-EPS có các bộ phận như sau:

  • Bộ cảm biến tốc độ bánh xe
  • Bộ điều khiển EPS
  • Bộ cảm biến góc lái
  • Bộ cảm biến momen lái
  • Động cơ EPS
  • Bộ điều khiển VSA (Bộ điều khiển được tích hợp trong bộ cảm biến tỷ lệ độ lệch – gia tốc bên)

Nguyên lý hoạt động của hệ thống trợ lực lái điện thích ứng nhanh với chuyển động (MA-EPS)

Trợ lực lái điện thích ứng nhanh với chuyển động (MA-EPS) là một hệ thống có chức năng làm ổn định chuyển động của xe bằng cách điều khiển momen trợ lực hệ thống lái của EPS khi xe đi trên bề mặt đường trơn trượt kết hợp với chức năng điều chỉnh tốc độ bánh xe của mô đun điều khiển VSA.

Nguyên lý hoạt động của hệ thống trợ lực lái điện thích ứng nhanh với chuyển động (MA-EPS)
Nguyên lý hoạt động của hệ thống trợ lực lái điện thích ứng nhanh với chuyển động (MA-EPS)

Hệ thống này được thiết kế để điều khiển momen hệ thống lái EPS theo cách làm giảm momen hệ thống lái của người lái xe theo hướng chuyển động của xe ổn định. Nó có nhiệm vụ làm giảm momen hệ thống lái theo hướng mà chuyển động xe trở nên ổn định và làm tăng momen hệ thống lái theo hướng không ổn định xe.

Ưu, nhược điểm của hệ thống trợ lực lái điện thích ứng nhanh với chuyển động (MA-EPS)

Ưu điểm

Trợ lực lái điện thích ứng nhanh với chuyển động mang lại nhiều ưu điểm so với hệ thống trợ lực lái truyền thống. Dưới đây là một số ưu điểm chính của MA-EPS trên xe ô tô:

  • Tiết kiệm năng lượng và tiêu thụ nhiên liệu: MA-EPS thường chỉ sử dụng năng lượng khi cần, giảm mức tiêu thụ năng lượng so với hệ thống trợ lực cơ học truyền thống, giúp tiết kiệm nhiên liệu.
  • Điều chỉnh linh hoạt theo tốc độ: Có khả năng điều chỉnh mức trợ lực dựa trên tốc độ di chuyển của xe, cung cấp trải nghiệm lái xe ổn định và linh hoạt ở cả tốc độ thấp và tốc độ cao.
  • Tích hợp với hệ thống an oàn và lái xe tự động: MA-EPS có thể tích hợp tốt với các hệ thống kiểm soát chống bó cứng phanh (ABS) và hệ thống chống trượt (Traction Control) cũng như công nghệ lái xe tự động.
  • Khả năng điều chỉnh nhạy bậc cao: Có thể điều chỉnh nhạy của hệ thóng trợ lực lái để phản ánh sở thích lái xe của người lái, từ lái êm và nhẹ đén lái mạnh và chính xác.
  • Trọng lượng nhẹ và thiết kế đơn giản: MA-EPS thường nhẹ hơn và có thiết kế đơn giản hơn so với hệ thống trợ lực lái cơ học, giúp giảm trọng lượng tổng thể của xe và cải thiện hiệu suất năng lượng.
  • Phản ứng nhanh và linh hoạt: MA-EPS cung cấp phản ứng nhanh và linh hoạt, giúp người lái cảm nhận được đường địa hình và điều khiển xe một cách dễ dàng.
  • Ít hao mòn và ít bảo dưỡng: Vì không có các thành phần cơ học phức tạp như hệ thống trợ lực lái cơ học, MA-EPS thường ít hao mòn và yêu cầu ít công bảo dưỡng.

Nhược điểm

Mặc dù trợ lực lái thích ứng nhanh chuyển động mang lại nhiều ưu điểm, nhưng cũng có một số nhược điểm cần xem xét:

  • Phụ thuộc vào điện năng: MA-EPS phụ thuọc hoàn toàn vào nguồn diện năng để hoạt động. Trong trường hợp xảy ra sự cố hoặc mất điện, hệ thống có thể làm giảm khả năng kiểm soát lái.
  • Khả năng chập chờn điện tử: Do sự phức tạp của các linh kiện điện tử, nếu có sự cố hoặc hỏng học, việc sửa chữa có thể trở nên phức tạp và đắt đỏ hơn so với các hệ thống trợ lực lái truyền thống.
  • Tương tác ít tự nhiên: Một số người lái có thể cảm thấy rằng MA-EPS cung cấp phản ứng ít tự nhiên hơn so với hệ thống trợ lực lái cơ học, đặc biệt là ở tốc độ cao.
  • Độ tin cậy trong môi trường khắc nghiệt: Trong môi trường với điều kiện làm khắc nghiệt, chẳng hạn như nhiệt độ cực cao hoặc cực thấp, có thể có ảnh hưởng đến hiệu suất của các thành phần điện tử trong hệ thống.
  • Chi phí khởi động cao:  Xe ô tô trang bị MA-EPS thường có phí mua ban đầu cao hơn so với các xe sử dụng hệ thống trợ lực lái cơ học.
  • Khả năng truyền động không cơ động: Trong trường hợp hỏng hóc hoặc sự cố, MA-EPS có thể không cung cấp độ cơ động như hệ thống lái cơ học, khiến cho lái xe trở nên khó khăn.
  • Khả năng mất kết nối lái: Do sự phụ thuộc vào hệ thống điện tử, có người lái cảm thấy rằng MA-EPS có thể khiến họ mất kết nối với cảm giác lái và đường bánh xe.

Hệ thống MA-EPS trên các dòng xe Honda

Việc sử dụng hệ thống MA-EPS đã hỗ trợ người lái rất nhiều trong việc lái xe an toàn và hiệu quả. Khi xe vận hành ở tốc độ thấp, lực đánh lái sẽ nhẹ nhàng, giúp người lái dễ dàng thao tác. Khi xe ở tốc độ cao, lực đánh lái sẽ đầm hơn, giúp người lái thao tác chính xác đảm bảo an toàn. Chính vì thế, Honda đã trang bị hệ thống này trên một số mẫu xe của mình.

BR-V

Trợ lực lái điện thích ứng nhanh với chuyển động mang lại phản hồi nhanh nhạy, chính xác và an toàn hơn khi xe bị mất ổn định.
Trợ lực lái điện thích ứng nhanh với chuyển động mang lại phản hồi nhanh nhạy, chính xác và an toàn hơn khi xe bị mất ổn định.

HR-V

Hệ thống lái trợ lực điện mang đến phản hồi nhạy và chính xác, để mỗi chuyển động của vô lăng đều nhẹ nhàng dù vào cua hay chuyển hướng.
Hệ thống lái trợ lực điện mang đến phản hồi nhạy và chính xác, để mỗi chuyển động của vô lăng đều nhẹ nhàng dù vào cua hay chuyển hướng.

Civic

Hệ thống lái trợ lực điện mang đến phản hồi nhạy và chính xác, để mỗi chuyển động của vô lăng đều nhẹ nhàng dù vào cua hay chuyển hướng.
Hệ thống lái trợ lực điện mang đến phản hồi nhạy và chính xác, để mỗi chuyển động của vô lăng đều nhẹ nhàng dù vào cua hay chuyển hướng.

CR-V

Hệ thống lái trợ lực điện mang đến phản hồi nhạy và chính xác, để mỗi chuyển động của vô lăng đều nhẹ nhàng dù vào cua hay chuyển hướng.
Hệ thống lái trợ lực điện mang đến phản hồi nhạy và chính xác, để mỗi chuyển động của vô lăng đều nhẹ nhàng dù vào cua hay chuyển hướng.

Một số điều cần lưu ý khi bảo dưỡng hệ thống MA-EPS

Để nâng cao tối đa tuổi thọ, chất lượng của hệ thống MA-EPS cũng như hạn chế tối đa những rủi ro, sự cố có thể gặp phải trong quá trình sử dụng. Người dùng cần đặc biệt quan tâm tới vấn đề bảo dưỡng hệ thống MA-EPS. Dưới đây là một vài điều cần lưu ý về vấn đề bảo dưỡng này:

  • Tuân thủ chu kỳ bảo dưỡng khuyến nghị từ phía nhà sản xuất: Thông thường, hệ thống lái trợ lái của xe chu kỳ bảo dưỡng từ 15.000 đến 20.000 km tuỳ thuộc từng hãng sản xuất. Việc bảo dưỡng này cực kỳ quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và độ an toàn của toàn hệ thống.
  • Bảo dưỡng tại các gara/showroom uy tín: Việc người dùng ham rẻ, muốn tiết kiệm chi phí hay chưa tìm hiểu kỹ về cơ sở sửa chữa đã để nhận những trải nghiệm và dịch vụ không tốt thường xuyên xảy ra. Do đó, để đảm bảo an toàn cho hệ thống trợ lái cũng như an toàn của người dùng, khi bảo dưỡng xe bạn nên tìm đến những đại lý, cơ sở uy tín có độ tin cậy cao.

Như vậy, Honda Ô tô Mỹ Đình đã cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về hệ thống Trợ lực lái điện thích ứng nhanh với chuyển động (MA-EPS). Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cách thức vận hành, ứng dụng của hệ thống này trên xe ô tô. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0375 83 79 79 hoặc tới showroom tại 02 Lê Đức Thọ, Cầu Giấy, Hà Nội để được giải đáp và tư vấn chi tiết nhé!


Đánh giá post

CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT

LIÊN HỆ VỚI HONDA Ô TÔ MỸ ĐÌNH






    0375837979
    Messenger Honda Mỹ Đình
    Zalo Honda Mỹ Đình