Rô tuyn ô tô – Phân loại, dấu hiệu hỏng và cách thay thế 

Rô tuyn ô tô đóng vai trò là khớp nối các chi tiết trong hệ thống khung gầm của xe. Trên xe sẽ được phân loại thành rất nhiều loại rô tuyn mà bài viết này sẽ chia sẻ chi tiết đến bạn. Cùng Honda Mỹ Đình tìm hiểu về rô tuyen trên ô tô, phân loại chúng và nhận biết được dấu hiệu bộ phận này gặp vấn đề. 

Khái niệm Rô tuyn ô tô là gì?

Rotuyn ô tô hay còn gọi là Ball joint, chúng là các khớp cầu nối liên kết hệ thống treo với gầm và hệ thống truyền lực của xe. Bộ phận này có vai trò trực tiếp đến khả năng điều hướng xe vì chúng được coi là hệ thống dẫn lái. 

Rotuyn ô tô hay còn gọi là Ball joint là các khớp nối ở hệ thống gầm ô tô (Ảnh: Sưu tầm internet)
Rotuyn ô tô hay còn gọi là Ball joint là các khớp nối ở hệ thống gầm ô tô (Ảnh: Sưu tầm internet)

Cấu tạo của rotuyn là các ổ trục cầu liên kết tay điều khiển với các khớp đánh lái, bao gồm một viên bi và trục khớp có vỏ bên ngoài. Bộ phận này được làm từ thép chịu lực cường độ cao đảm bảo hoạt động bền bỉ và chịu được tác động mạnh. Trong hệ thống dẫn lái, khung gầm có nhiều bộ phận kết nối bằng rô tuyn, vì thế chúng được phân thành nhiều loại. 

Phân loại rô tuyn ô tô hiện nay 

Trên một chiếc xe ô tô hiện tại thường sử dụng 3 loại rotuyn: rotuyn lái, rotuyn trụ đứng, rotuyn cân bằng. Dưới đây sẽ là chi tiết cấu tạo, chức năng của mỗi loại mà chủ xe có thể tham khảo. 

Rotuyn lái ô tô 

Rô tuyn lái hay rotuyn thước lái lại được phân chia thành 2 loại: rotuyn lái trong và rotuyn lái ngoài. Cấu kiện này nằm trong hệ thống lái cũng như truyền động của xe. Thiết kế một đầu rotuyn gắn vào thước lái (cơ động, có thể xoay tròn) và đầu còn lại gắn với rotuyn lái ngoài.

Rô tuyn lái hay rotuyn thước lái nằm trong hệ thống lái và truyền động ô tô  (Ảnh: Sưu tầm internet)
Rô tuyn lái hay rotuyn thước lái nằm trong hệ thống lái và truyền động ô tô  (Ảnh: Sưu tầm internet)

Khi vô lăng xoay, thước lái làm việc thì các truyền động sẽ từ thước lái tác động đến đầu nối với rotuyn lái trong. Lực tác động chuyển thành các cử động điều khiển moay ơ và truyền động được truyền tới rotuyn lái ngoài.

Cả rotuyn lái trong và rotuyn lái ngoài đều được nối một đầu với moay ơ sau đó được bọc thêm một lớp cao su bảo vệ trục khớp. Vì thế các khớp nối này có thể hoạt động xoay khá linh hoạt. 

Rotuyn lái trong và ngoài hoạt động độc lập với nhau, mối liên kết chỉ đến từ moay ơ nhưng khá chặt chẽ để hệ thống vận hành một cách trơn tru, giúp bánh xe di chuyển và xe được điều hướng. Nguyên nhân chính dẫn đến lái lệch chính là do các rô tuyn này mòn, cong hoặc biến dạng. 

Rotuyn ô tô loại trụ đứng

Rotuyn trụ đứng thường được gọi với tên khác là rotuyn chịu lực bao gồm rotuyn trụ trên và rotuyn trụ dưới. Vai trò của rô tuyn trụ đứng là  liên kết trụ lái với càng chữ A của xe. Đồng thời đây cũng là nơi chịu lực theo chiều dọc bánh xe tác động vào hệ thống treo để xe được ổn định, giảm thiểu rung động của xe khi di chuyển.

Rotuyn trụ đứng thường được gọi với tên khác là rotuyn chịu lực (Ảnh: Sưu tầm internet)
Rotuyn trụ đứng thường được gọi với tên khác là rotuyn chịu lực (Ảnh: Sưu tầm internet)

Rotuyn trụ đứng ảnh hưởng đến độ êm ái trong quá trình lái xe, nếu nó hỏng lái xe cảm giác rung và giật khá mạnh. Ngoài ra còn có tiếng ồn khó chịu và khiến lốp mòn không đều. 

Rotuyn thanh cân bằng

Rotuyn thanh cân bằng hay rotuyn thanh giằng nằm ở gầm trước của xe, bộ phận này có nhiệm vụ giữ cho xe thăng bằng khi đang di chuyển hay khi xe đánh lái trong điều kiện đường xấu. 

Rotuyn thanh cân bằng nằm ở gầm trước của ô tô (Ảnh: Sưu tầm internet)
Rotuyn thanh cân bằng nằm ở gầm trước của ô tô (Ảnh: Sưu tầm internet)

Rotuyn thanh cân bằng nối trực tiếp với moay ơ nên có cử động rất linh hoạt, khi xe di chuyển thì thanh này di chuyển theo. Vì thế xe luôn ổn định, không lật dù vào cua ở tốc độ cao. 

Dấu hiệu cho biết Rotuyn xe ô tô sắp hoặc đã hỏng 

Rô tuyn cũng là bộ phận đảm bảo khả năng vận hành ổn định và êm ái của xe ô tô. Vì thế nếu nó hỏng hoạt hoạt động không như ban đầu thì cảm nhận của người lái rất rõ ràng. Dưới đây là một vài dấu hiệu cho thấy vấn đề có thể đang nằm ở rô tuyn ô tô. 

Góc đặt bánh xe lệch, bánh nghiêng 

Các khớp của rô tuyn thước lái và rô tuyn trụ đứng nếu mòn và lệch sang một bên sẽ khiến góc đặt bánh xe bị lệch. Tất nhiên độ lệch bánh xe và góc đặt còn tác động bởi nhiều yếu tố khác nữa. Tuy nhiên khi có dấu hiệu này thì việc kiểm tra rô tuyn là rất cần thiết. 

Lốp xe mòn không đều

Cũng như góc đặt bánh xe, khi thấy hiện tượng lốp xe mòn không đều thì có thể là do thước lái, hệ thống treo hoặc nhiều nguyên nhân khác. Tuy nhiên các rô tuyn hư hỏng khiến góc đặt bánh xe lệch cũng là một nguyên nhân khiến lốp xe mòn không đều, bị trao nếu di chuyển tốc độ cao. 

Rô tuyn ô tô hỏng khiến góc bánh xe lệch, lốp mòn không đều (Ảnh: Sưu tầm internet)
Rô tuyn ô tô hỏng khiến góc bánh xe lệch, lốp mòn không đều (Ảnh: Sưu tầm internet)

Vô lăng và xe bị rung lắc 

Rô tuyn ô tô ở bất kỳ vị trí nào hỏng khiến các liên kết giữa các bánh xe với vô lăng, hệ thống treo không còn liền mạnh. Từ đó dẫn đến hiện tượng độ trễ khi đánh lái hoặc di chuyển trên đường gồ ghề xe dễ bị rung lắc mạnh. Xe cũng sẽ bị rung lắc theo vì bánh xe sẽ giúp chủ xe cảm nhận rõ rệt điều này, đặc biệt là lúc vào cua. 

Khi nào cần thay rô tuyn mới cho ô tô? 

Mỗi bộ phận chi tiết của xe ô tô đều phải hoạt động ổn định thì xe mới vận hành chính xác và trơn tru. Dù bất kỳ phụ tùng nào gặp vấn đề thì đều sẽ ảnh hưởng tới chiếc xe, rô tuyn không phải là một ngoại lệ. 

Đặc biệt rô tuyn ô tô phải làm việc liên tục trong quá trình xe vận hành, lại là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với môi trường. Vì vậy khả năng bị oxy hóa, mài mòn rất cao dẫn đến hỏng hóc thường xuyên hơn. 

Nếu muốn rotuyn luôn hoạt động ổn định và đặt được tuổi thọ cao nhất. Các bạn nên kiểm tra rotuyn lái và hệ thống lái khi mang xe đi bảo dưỡng. Qua đó hạn chế những hư hỏng đến từ các chi tiết nhỏ như vỡ khớp nối, cong, vênh rotuyn, mòn đệm cao su,…

Rô tuyn sẽ được kiểm tra nếu không thể sửa chữa sẽ phải thay thế (Ảnh: Sưu tầm internet)
Rô tuyn sẽ được kiểm tra nếu không thể sửa chữa sẽ phải thay thế (Ảnh: Sưu tầm internet)

Khi các rô tuyn gặp phải vấn đề và xe có các dấu hiệu phía trên chúng tôi cung cấp, bạn nên mang xe tới các garage kiểm tra và sửa chữa sớm. Tùy vào tình trạng mà các kỹ thuật viên sửa chữa sẽ yêu cầu sửa chữa hoặc thay mới khi cần thiết mà không có bất cứ thời gian cụ thể nào. 

Những cách kiểm tra rô tuyn cơ bản cho lái xe 

Nếu phát lái xe không dễ dàng để phát hiện các dấu hiệu phía trên chúng tôi cung cấp. Các bạn muốn kiểm tra rô tuyn xe của mình trước khi nó hỏng hóc và gửi đến bạn tín hiệu. Dưới đây sẽ là một vài cách kiểm tra cơ bản mà bạn có thể áp dụng: 

  • Nghe âm thanh từ bánh xe: Khi lái xe mà bạn nghe thấy bất kỳ va chạm bất thường, rầm rầm hoặc đập liên tục từ phía trước. Có nghĩa đó là lúc hệ thống dẫn hướng bánh xe đang gặp vấn đề, điều đó có nghĩa là các rotuyn đang mòn dần. 
  • Xác định vị trí các rô tuyn: Cơ bản có khớp trên và dưới khớp tay lái, hoặc rô tuyn cân bằng thì ở cầu trước của xe,…Người lái có thể kiểm tra  chụp cao su trên các khớp có trong một mảnh không. Nếu chúng rách hoặc biến mất, khớp đó có thể cần thay thế. Hoặc hiện tượng các khiwps nối có dầu rò rỉ thì cũng cần thay thế và tiện thể bạn nên kiểm tra luôn xem có bụi bẩn bám trên bề mặt không nhé. 
  • Kiểm tra tay lái và hệ thống dẫn hướng bánh lái: Chủ xe có thể kích phía trước của xe lên sau đó di chuyển khớp xung quanh bằng tay hoặc bánh xe bằng tay. Cảm giác bánh xe di chuyển xung quanh quá nhiều ( lắc ) thì lúc đó rotuyn có thể cần thay thế.
Kiểm tra rô tuyn thường xuyên qua bánh xe, tay lái (Ảnh: Sưu tầm internet)
Kiểm tra rô tuyn thường xuyên qua bánh xe, tay lái (Ảnh: Sưu tầm internet)

Hướng dẫn chủ xe tự thay thế rô tuyn 

Nếu đang di chuyển trên đường mà gặp phải bất trắc, xung quanh không có một gara nào hoặc bất kỳ ai hỗ trợ. Chủ xe hoàn toàn có thể tự thực hiện thay rô tuyn ô tô của mình thông qua các bước dưới đây. 

Bước 1:  Chọn vị trí rộng rãi, trống trải 

Khi thay thế rotuyn trên ô tô, các chủ xe nên chọn vị trí có nền phẳng, sau đó kéo phanh tay cho an toàn. Tiếp theo dùng con đội thủy lực để nâng hai bánh xe trước lên, sau đó sử dụng mễ kê kê phía dưới gầm và phải đảm bảo bánh xe sau không di chuyển nhé. 

Bước 2: Sử dụng đúng rô tuyn ô tô của bạn 

Chủ xe nên dựa theo thông tin về hãng xe, năm sản xuất cho người bán phụ tùng để họ có thể lấy chính xác loại rotuyn phù hợp với xe của bạn. Nếu chuẩn bị được sẵn trên xe thì càng tốt, không thì bạn bắt buộc phải đi mua. 

Bước 3: Tháo bánh 

Cần lưu ý là thay thế rô tuyn nào thì tháo bánh xe đó thôi nhé, ngoài ra thì tùy thuộc vào hệ thống treo mà chúng ta sẽ tháo các chi tiết khác nhau. Tiếp theo các bạn sẽ phải nới lỏng các thanh đòn chữ A trên hoặc dưới hoặc các thanh xoắn để tạo thêm nhiều không gian hơn cho việc tháo các bộ phận khác . 

Chỉ tháo chi tiết ở hệ thống treo, còn trong hệ thống phanh có xilanh bánh xe, ống dầu phanh thì không nên thoải. Vì các chi đó không ảnh hưởng đến rô tuyn, ngoài ra khi tháo ra bạn sẽ rất khó để lắp lại, cũng như rất mất thời gian. 

Các bước thay thế Rô tuyn ô tô đơn giản ngay trên đường  (Ảnh: Sưu tầm internet)
Các bước thay thế Rô tuyn ô tô đơn giản ngay trên đường  (Ảnh: Sưu tầm internet)

Bước 4:  Vệ sinh bu lông, ốc vít và thao rotuyn cũ

  • Đầu tiên cần rút chốt gài và sử dụng dùng cờ lê để nới đai bu lông rô tuyn 
  • Do rotuyn nằm dưới gầm xe nên sẽ có rất nhiều bụi bẩn bám vào, khiến cho chúng ta gặp khó khăn khi tháo. Để dễ dàng hơn các bạn nên sử dụng các chất chuyên dụng để vặn nó dễ dàng. 

Nếu không có dụng cụ tháo, các bạn cũng có thể sử dụng búa. Vặn đai ốc sao cho mặt của đai ốc bằng với mặt của bulông rồi dùng búa gõ lên trên đai ốc, rotuyn bị tác động mạnh sẽ lỏng ra. Trường hợp không có búa thì bắt buộc bạn phải tháo  đòn chữ A dưới và mang tới cửa hàng gia công để ép rotuyn cũ ra và ép rotuyn mới vào.

Bước 6: Thực hiện lắp rô tuyn mới 

  • Việc cần làm là đút phần đầu của rotuyn vào lỗ trên ngõng moay ơ sau đó vặn ốc để cố định nó. Tuy nhiên trước khi thực hiện vẫn phải đảm bảo rotuyn của bạn phù hợp với chiếc xe nhé. 
  • Để biết chính xác lực xiết các bulong trên rotuyn các bạn chỉ cần nhìn chốt giữ có thể xỏ vào được là đúng chuẩn. Bởi sau khi xiết ốc, các bạn cần xỏ chốt giữ trên đầu của rotuyn để đảm bảo khi xe chạy thì các đai ốc này không văng ra ngoài. 

Giá thay thế ro tuyn ô tô trên thị trường 

Giá của rôtuyn ô tô trên thị trường tùy thuộc vào bạn cần loại nào và dòng xe của bạn là gì. Tuy nhiên tham khảo giá từ các nhà cung cấp phụ tùng với dòng xe thông dụng là khoảng từ 200 ngàn tới 600.000VNĐ. 

Rô tuyn sẽ có giá phụ thuộc dòng xe và loại nào (Ảnh: Sưu tầm internet)
Rô tuyn sẽ có giá phụ thuộc dòng xe và loại nào (Ảnh: Sưu tầm internet)

Để không phải thay thế phụ tùng này thường xuyên, các bạn hãy thực hiện theo khuyến cáo của nhà sản xuất là kiểm tra tổng thể hệ thống lái, hệ thống treo sau mỗi 10.000 km để đảm bảo tính an toàn khi sử dụng, gia tăng tuổi thọ cho các bộ phận. 

Kết luận 

Trên đây là những thông tin về Rô tuyn ô tô chúng tôi muốn chia sẻ đến với khách hàng. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã có thêm những thông tin và kinh nghiệm hữu ích trong việc chăm sóc và bảo vệ chiếc xế cưng của mình. Honda Mỹ Đình sẽ cung cấp thêm nhiều bài viết nữa giúp chủ xe tự tin khi vận hành ô tô trên đường nhé. 

Đánh giá post

LIÊN HỆ VỚI HONDA Ô TÔ MỸ ĐÌNH






    0375837979
    Messenger Honda Mỹ Đình
    Zalo Honda Mỹ Đình