Phạt nguội ô tô là gì? Những thông tin quan trọng tài xế cần biết (Update 2024)

Phạt nguội là hình thức xử phạt mới chỉ được áp dụng rộng rãi tại các tỉnh thành lớn của Việt Nam, tuy nhiên nhiều người vẫn chưa hiểu rõ phạt nguội là gì, những vi phạm nào thường bị phạt nguội cũng như mức xử phạt đối với những lỗi này như thế nào. Cùng Honda Ô tô Mỹ Đình tìm hiểu chi tiết nhé!

Phạt nguội ô tô là gì?

Phạt nguội là hình thức xử lý vi phạm  sau khi các phương tiện đã vi phạm được một khoảng thời gian nhất định. Với hình thức phạt này, chủ các phương tiện vi phạm không bị xử lý ngay khi vi phạm mà hình ảnh của cụ vi phạm mà hình ảnh của vụ vi phạm ấy sẽ được ghi lại bằng hệ thống camera lắp đặt trên đường phố và gửi về cho trung tâm xử lý.

Phạt nguội vi phạm xe ô tô
Phạt nguội vi phạm xe ô tô

Ngoài các dữ liệu từ camera, cơ chế phạt nguội còn có thể áp dụng khi các tư liệu vi phạm quy định tại Điều 24 Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định về tiếp nhận, xác minh thông tin, hình ảnh phản ánh vi phạm trật tự, an toàn giao đông đường bộ do tổ chức, cá nhân cung cấp hoặc đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội.

Theo đó, thông tin, hình ảnh phản ánh vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được tiếp nhận từ các nguồn sau:

  • Ghi thu được bằng thiết bị kỹ thuật của tổ chức, cá nhân (không phải phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ);
  • Đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội.

Trường hợp thông tin, hình ảnh phản ánh đúng, xác định có hành vi vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền hoặc báo cáo người có thẩm quyền xử phạt theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính.

Các lỗi phạt nguội thường gặp và mức xử phạt

Một số lỗi phạt nguội phổ biến như sau:

Chạy quá tốc độ quy định

Đây là một trong những lỗi phổ biến nhất khiến các tài xế bị phạt nguội, đặc biệt khi chạy xe trên cao tốc và đường đi tỉnh. Hành vi chạy quá tốc độ quy định sẽ được hệ thống camera bắn tốc độ ghi lại, sau đó gửi dữ liệu về trung tâm xử lý làm cơ sở xử phạt.

Xe chạy quá tốc độ trên đường cao tốc
Xe chạy quá tốc độ trên đường cao tốc

Phạt tiền từ 4 – 6 triệu với trường hợp chạy quá tốc độ quy định từ 10 – 20 km/h, đồng thời bị cơ quan chức năng tước giấy phép lái xe 1 – 3 tháng. Nếu chạy quá tốc độ từ 20 – 35 km/h, người điều khiển sẽ bị trước giấy phép 2 – 4 tháng. Đặc biệt, nếu chạy quá tốc độ trên 35 km/h, tài xế sẽ bị phạt 10-12 triệu và tước giấy phép 2 – 4 tháng.

Vượt đèn đỏ/vàng

Hành vi điều khiển ô tô vượt đèn đỏ/vàng sẽ bị phạt 4 – 6 triệu. Bên cạnh đó, người điều khiển còn bị tước giấy phép lái xe 1 – 4 tháng nếu gây vi phạm.

Xe ô tô vượt đèn đỏ trên đường
Xe ô tô vượt đèn đỏ trên đường

Đi sai làn đường

Hành vi điều khiển ô tô đi sai làn đường quy định cũng dễ khiến lái xe bị phạt nguội. Lỗi này thường xảy ra với các ô tô lưu thông trong thành phố. Nếu vi phạm lỗi này, tài xế ô tô sẽ bị phạt 3 – 5 triệu, tước giấy phép lái xe 1- 3 tháng. Còn trong trường hợp gây tai nạn sẽ bị phạt 10 – 12 triệu, tước giấy phép lái xe 2 – 4 tháng.

Xe ô tô đi sai làn đường quy định
Xe ô tô đi sai làn đường quy định

Đi ngược chiều

Lỗi đi ngược chiều trên đường một chiều hoặc trên đường có biển “cấm đi ngược chiều” đối với ô tô sẽ bị phạt 3 – 5 triệu đồng. Nếu gây tai nạn giao thông sẽ phạt 10 – 12 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 2 – 4 tháng. Trường hợp đi ngược chiều trên cao tốc, lùi xe trên cao tốc sẽ bị phạt 16 – 18 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 5 – 7 tháng.

Xe ô tô đi ngược chiều
Xe ô tô đi ngược chiều

Nộp phạt nguội xe ô tô ở đâu?

Quy định về hình thức, thủ tục nộp tiền phạt nguội được ghi trong khoản 1 Điều 20 Nghị định 118/2021/NĐ-CP. Theo đó, cá nhân, tổ chức vi phạm có thể nộp tiền phạt nguội bằng một trong các hình thức sau:

  • Nộp tiền phạt nguội tại trụ sở công an giao thông được ghi trong thông báo.
  • Nộp tiền mặt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp phạt tại ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước mở tài khoản (được ghi rõ trong quyết định xử phạt).
  • Chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi rõ trong quyết định xử phạt. Người nộp phạt có thể tiến hành thanh toán trực tuyến thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia hoặc dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian.
  • Nộp tiền phạt vào Kho bạc nhà nước thông qua dịch vụ bưu chính (Bưu điện).
  • Theo quy định Khoản 1 Điều 56, Khoản 2 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính, người vi phạm còn có thể nộp tiền cho người có thẩm quyền xử phạt trong trường hợp:
  • Người vi phạm bị xử phạt hành chính không lập biên bản (khi bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 VNĐ đối với cá nhân, 500.000 VNĐ đối với tổ chức) và người có thẩm quyền xử phạt đã ra quyết định xử phạt vi phạm tại chỗ.
  • Ở khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, miền núi khiến việc di chuyển khó khăn, các cá nhân, tổ chức vi phạm có thể nộp tiền cho người có thẩm quyền.
Người vi phạm phạt nguội nộp phạt theo quy định
Người vi phạm phạt nguội nộp phạt theo quy định

Thời gian nộp phạt nguội là bao lâu?

Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 Điều 73 quy định thời gian nộp phạt nguội. Kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính, người vi phạm phải chấp hành nộp phạt nguội trong thời gian 10 ngày.

Trong trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày, người vi phạm có thể thực hiện theo thời hạn được ghi trên đó.

Người vi phạm phải chấp hành nộp phạt nguội trong thời gian 10 ngày
Người vi phạm phải chấp hành nộp phạt nguội trong thời gian 10 ngày

Các cách nộp phạt nguội nhanh chóng

Cách 1: Nộp phạt tại chỗ cho CSGT

Nộp phạt tại chỗ là hình thức nộp phạt thuận tiện, nhanh chóng và đơn giản nhất đối với các lỗi vi phạm giao thông đường bộ mà nhiều chủ phương tiện lựa chọn.

Cách 2: Nộp phạt thông qua chuyển khoản cho kho bạc nhà nước

Trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận quyết định xử phạt, cá nhân hoặc tổ chức vi phạm phải nộp tiền tại Kho bạc nhà nước hoặc nộp chuyển khoản vào tài khoản Kho bạc Nhà nước. Nếu quá thời hạn 10 ngày mà cá nhân/tổ chức không nộp phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt. Cứ mỗi một ngày chậm nộp phạt, cá nhân/tổ chức đó phải chịu mức lãi suất trả chậm là 0,05% tổng số tiền phạt phải nộp.

Cách 3: Nộp phạt thông qua ngân hàng

Theo Nghị định 11/2020/NĐ-Cp có quy định về thủ tục hành chính, hướng dẫn người dân nộp phạt vào ngân sách nhà nước theo phương thức điện tử. Nếu thực hiện nộp phạt vi phạm giao thông theo cách này, cá nhân/tổ chức cần làm theo các bước sau:

  • Bước 1: Đến trụ sở giao dịch của ngân hàng hoặc đăng nhập vào hệ thống thanh toán điện tử ngân hàng mà cá nhân/tổ chức đang sử dụng.
  • Bước 2: Ngân hàng sẽ lập chứng từ để nộp tiền phạt của bạn vào ngân sách nhà nước.
  • Bước 3: Ngân hàng tiến hành kiểm tra thông tin tài khoản và điều kiện trích nợ tài khoản.

– Nếu kiểm tra phù hợp thì ngân hàng sẽ làm thủ tục chuyển tiền vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước đầy đủ và kịp thời.

– Nếu kiểm tra không phù hợp, ngân hàng sẽ gửi thông báo chưa thực hiện thành công giao dịch cho người thực hiện thanh toán để thực hiện lại các bước.

Quy trình nộp phạt nguội ô tô

Trình tự nộp phạt nguội ô tô
Trình tự nộp phạt nguội ô tô

Các bước tiến hành nộp phạt nguội ô tô như sau:

  • Bước 1: Hình ảnh phương tiện vi phạm sau khi được ghi lại sẽ chuyển cho bộ phận trích xuất để lưu các thông tin về phương tiện vi phạm như: biển số xe, thời gian xảy ra vi phạm, tuyến đường vi phạm, lỗi vi phạm, đồng thời trích in hình ảnh vi phạm kèm theo phiếu xác nhận kết quả vi phạm. Sau đó, hình ảnh được chuyển cho lực lượng cảnh sát giao thông khu vực để làm căn cứ xử phạt vi phạm hành chính. Theo đó, việc giao nhận hình ảnh vi phạm cùng phiếu xác nhận kết quả sẽ được ghi chép vào sổ theo dõi, có chữ ký của bộ phận xử lý hình ảnh vi phạm và lưu trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính.
  • Bước 2: Sau khi nhận được hình ảnh vi phạm an toàn giao thông và phiếu xác nhận kết quả, cảnh sát giao thông sẽ thông báo đến tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm và yêu cầu người này đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
  • Bước 3: Sau khi đã xác định đúng người vi phạm, cảnh sát giao thông sẽ tiến hành lập biên bản xử phạt hành chính và kèm theo hình ảnh vi phạm thu được bằng thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.

Câu hỏi thường gặp

Nộp phạt nguội muộn có bị phạt không?

Theo khoản 1 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định về thời gian nộp phạt: Nếu quá thời hạn nộp phạt, người vi phạm sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt. Số tiền nộp phạt nguội sẽ được tính cộng dồn thêm theo từng ngày, cứ mỗi ngày chậm nộp phạt nguội, người vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.

Công thức tính tiền nộp phạt nguội chậm:

Số tiền nộp phạt = Số tiền phạt chưa nộp + (Số tiền phạt chưa nộp x 0,05% x Số ngày chậm nộp)

Ví dụ: Một người điều khiển phương tiện giao thông bị phạt nguội 600.000 VNĐ, chủ xe muộn 15 ngày sẽ cần trả toàn bộ số tiền phạt là.

Số tiền nộp phạt = 600.000 + ( 600.000 x 0,05% x 15) = 604.500 đồng

Nếu không nộp phạt nguội thì sao?

Nếu quá thời hạn nộp phạt nguội, chủ phương tiện sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt theo Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012. Khoản 1 Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy định các cá nhân, tổ chức khi bị xử phạt vi phạm hành chính cần phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày tính từ ngày nhận quyết định, trừ trường hợp thời hạn thi hành ghi trên quyết định nhiều hơn 10 ngày. Vì vậy, bất kỳ đối tượng nào nếu vi phạm giao thông bị ra quyết định xử phạt hành chính, đều phải chấp hành quyết định xử phạt.

Nếu không nộp phạt nguội đúng hạn, người vi phạm sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt. Theo Nghị định 166/2013/NĐ-CP; cơ quan có thẩm quyền xử lý có quyền dùng các biện pháp cưỡng chế người vi phạm thi hành quyết định xử phạt, cụ thể:

  • Bị khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản.
  • Bán đấu giá những tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt.
  • Trong trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm cố tình thực hiện hành vi tẩu tán tài sản, cơ quan có thẩm quyền sẽ thu tiền, tài sản của đối tượng do cá nhân, tổ chức khác đang nắm giữ.
  • Buộc người vi phạm thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.

Phạt nguội có bị tước giấy phép lái xe không?

Tùy thuộc vào mức độ vi phạm, cơ quan có thẩm quyền sẽ quyết định tước bằng lái xe của đối tượng vi phạm hay không. Chẳng hạn, chủ phương tiện bị tước bằng lái khi sử dụng điện thoại trong lúc điều khiển xe hoặc dừng xe/quay đầu xe/đỗ xe sai vị trí.

Giấy phép lái xe (CSGT) có gọi điện thông báo phạt nguội không?

Mọi trường hợp phạt nguội đều nhận được văn bản thông báo hoặc giấy mời nộp phạt từ Trụ sở Công an cấp xã, phương tiếp nhận thông báo từ CSGT. Chính vì thế, CSGT không gọi điện hoặc nhắn tin trực tiếp cho bất kỳ đối tượng vi phạm nào.

Trong trường hợp bạn nhận được điện thoại hoặc tin nhắn nộp phạt trực tuyến thì đây có khả năng cao là một hình thức lừa đảo tài sản từ nhóm đối tượng lừa đảo nguy hiểm. Điều bạn nên làm là ghi lại số điện thoại và gửi thông tin đến đầu số 156 của Bộ Thông tin và Truyền thông xử lý.

Như vậy, Honda Ô tô Mỹ Đình đã cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về quy định phạt nguội. Hy vọng những chia sẻ chi tiết bên trên, các bạn đã hiểu hơn về hình thức xử phạt mới này và chủ động kiểm tra phạt nguội để nắm bắt thông tin nhé. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0375 83 79 79 hoặc tới showroom tại 02 Lê Đức Thọ, Cầu Giấy, Hà Nội để được giải đáp và tư vấn chi tiết!


5/5 - (1 bình chọn)

CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT

LIÊN HỆ VỚI HONDA Ô TÔ MỸ ĐÌNH






    0375837979
    Messenger Honda Mỹ Đình
    Zalo Honda Mỹ Đình