[Khám phá] Phanh tay điện tử xe ô tô & 5 hiểu lầm của lái mới

Hiện nay, phanh tay điện tử đang dần thay thế phanh tay cơ học trên các mẫu xe hiện đại bởi tính năng vượt trội cùng khả năng đảm bảo an toàn tối ưu cho người dùng. Phanh tay điện tử hỗ trợ người dùng tránh rơi vào những tình huống phanh khẩn cấp và có thể nguy hiểm. Đây là một bộ phận an toàn quan trọng trên xe ô tô. Cùng Honda Ô tô Mỹ Đình tìm hiểu chi tiết về bộ phận này nhé!

Đôi nét về phanh tay điện tử

Phanh tay điện tử xe ô tô là gì?

Phanh tay điện tử là một hệ thống trang bị an toàn thông minh trên xe ô tô. Loại phanh này cho phép người dùng có thể điều khiển hoàn toàn tự động. Vị trí đặt phanh cũng rất dễ được nhìn thấy thông qua ký hiệu (P) nằm cạnh khu vực cần số hoặc vị trí taplo của xe.

Phanh tay điện tử là trang bị phổ biến trên các dòng xe hiện đại (Ảnh: Honda Ô tô Mỹ Đình)
Phanh tay điện tử là trang bị phổ biến trên các dòng xe hiện đại (Ảnh: Honda Ô tô Mỹ Đình)

Phanh tay điện tử được các nhà sản xuất xe nghiên cứu và thiết kế nhằm mục đích đảm bảo an toàn cho người lái xe khi dừng – đỗ xe trong những trường hợp tài xế quên hạ hoặc kéo phanh tay, hỗ trợ quá trình phanh xe ổn định và an toàn hơn.

Hiện nay, Honda là một thương hiệu cho ra mắt nhiều mẫu xe với trang bị hệ thống phanh tay điện tử đầy đủ tiện nghi và mới mẻ. Hệ thống phanh tay điện tử của Honda được nghiên cứu và thiết kế với cảm biến điện tử giúp phân phối đều lên từng bánh xe. Từ đó hệ thống có thể kiểm soát, điều khiển xe một cách dễ dàng và an toàn nhất, đặc biệt trong những tình huống đột ngột.

Các dòng xe được Honda trang bị phanh tay điện tử:

Chức năng của phanh tay điện tử

Để khắc phục hạn chế của phanh tay thông thường và tránh khỏi những tình huống nguy hiểm khi dừng xe trên các dốc nghiêng, phanh tay điện tử giúp tài xế giảm tốc trong những trường hợp khẩn cấp nhờ vào khả năng điều khiển hãm phanh hoàn toàn tự động.

Phanh tay điện tử giúp bạn tránh khỏi những trường hợp khẩn cấp (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Phanh tay điện tử giúp bạn tránh khỏi những trường hợp khẩn cấp (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cấu tạo phanh tay điện tử

Dựa vào hệ thống phanh điều khiển điện tử ECB, cơ cấu chấp hành phanh tay điện tử đảm nhận rất tốt công việc bao gồm dừng, đỗ xe bên đường, hỗ trợ khởi hành ngang dốc và kích hoạt chế độ Start/Stop.

Hệ thống phanh tay điện tử bao gồm những bộ phận sau:

  • Bộ điều khiển hệ thống phanh tay điện tử
  • Cơ cấu chấp hành phanh
  • Công tắc phanh tay
  • Đèn hiển thị trên mặt đồng hồ taplo
Cấu tạo phanh tay điện tử trên xe ô tô (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Cấu tạo phanh tay điện tử trên xe ô tô (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bên cạnh đó, để hệ thống phanh điện tử hoạt động được còn cần đến các bộ phận hỗ trợ kiểm soát khác như: Bộ điều khiển phanh ABS, cảm biến bàn đạp chân phanh, cảm biến vị trí bàn đạp ly hợp, công tắc AUTO HOLD…

Nguyên lý hoạt động của phanh tay điện tử

Về nguyên lý hoạt động, phanh tay điện tử được điều khiển tự động bởi hệ thống ECU hoặc điều khiển trực tiếp bởi người dùng thông qua công tắc (P) dạng gạt hoặc bấm nằm trên bảng điều khiển xe. Nghĩa là khi dừng đỗ xe trong trạng thái AUTO HOLD được bật, người điều khiển chỉ chuyển cần số về P hoặc nhấn hết hành trình bàn đạp phanh, hệ thống phanh tay điện tử sẽ tự động kích hoạt phanh đỗ để đảm bảo an toàn.

Phanh tay điện tử được khiển bởi hệ thống ECU hoặc qua sự điều khiển của người dùng (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Phanh tay điện tử được khiển bởi hệ thống ECU hoặc qua sự điều khiển của người dùng (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Sử dụng phanh tay điện tử sẽ hạn chế tối đa việc xe lao theo dốc khi tài xế bất cẩn quên kéo phanh tay lúc dừng, đỗ xe. Ngoài ra, trong tình huống nếu người lái quên nhả phanh tay mã vẫn đạp ga thì hệ thống phanh tay điện tử cũng sẽ tự động “Unlock” tránh tính trạng bó phanh hoặc cháy phanh tay.

Ưu nhược điểm của phanh tay điện tử xe ô tô

Tuy là một công nghệ hiện đại được nhiều hãng xe tích hợp cho những chiếc xe của mình. Tuy nhiên, song song với những ưu điểm nổi bật thì hệ thống phanh tay điện thư vẫn tồn tại những nhược điểm nhất định. Cụ thể:

Ưu điểm của phanh tay điện tử xe ô tô

Phanh tay điện tử có nhiều ưu điểm nổi bật, được đánh giá cao và đang dần thay thế cho phanh tay cơ khí trước đây. Cụ thể như sau:

  • Tạo không gian hiện đại và sang trọng: Khi các nhà sản xuất muốn tối ưu hóa các chức năng trên xe ô tô, tối giản không gian nội thất, bảng taplo, phanh tay điện tử đã ra đời nhằm thay thế tay nắm phanh thông thường giúp cabin ô tô trở nên sang trọng và hiện đại hơn.
  • Tính năng giữ phanh ngang dốc: Phanh tay điện tử còn có tính năng tự động ngừng kích hoạt khi xe chạy, kèm khả năng giữ phanh tự động “Brake Hold” khi dừng ngang dốc.
  • Giảm thiểu rủi ro: Hạn chế những rủi ro có thể xảy ra khi chủ phương tiện quên sử dụng thắng tay, đảm bảo độ an toàn cho hệ thống truyền động của xe.
  • Hỗ trợ dừng, đỗ và khởi động xe: Khi di chuyển trên đoạn đường dốc, hệ thống phanh tay điện tử sẽ hỗ trợ việc dừng hay khởi động tốt hơn, tránh việc bị tuột dốc.
  • Loại bỏ tình trạng kẹt, bó phanh: Loại bỏ tình trạng bị kẹt tay phanh, bó phanh khi xe không được bảo dưỡng định kỳ.

Nhược điểm của phanh tay điện tử xe ô tô 

Mặc dù sở hữu nhiều ưu điểm nhưng phanh tay điện tử vần tồn tại những nhược điểm như sau:

  • Tuổi thọ không cao: Mặc dù tần suất hư hỏng của phanh tay điện tử không thường xuyên nhưng có nhiều ý kiến và trải nghiệm thực tế cho rằng tuổi thọ sử dụng của phanh không cao.
  • Phụ thuộc vào ắc quy: Khi ắc quy không hoạt động thì đồng nghĩa với việc không thể cài được phanh tay điện tử, gây bất tiện cho người dùng. 
  • Chi phí sửa chữa cao: Khi hệ thống phanh gặp trục trặc, chi phí sửa chữa cao. 
  • Hiện tượng rung khi phanh: Khi sử dụng phanh, đạp phanh, một số xe cho xuất hiện hiện tượng rung nhẹ. 

Phân biệt phanh tay điện tử với phanh tay truyền thống?

Hiện nay, phanh tay điện tử đang dần thay thế phanh tay cơ khí truyền thống vì sự tiện lợi và dựa trên sự ra đời của nó là hạn chế những nhược điểm của phanh tay truyền thống. Dưới đây là bảng phân biệt phanh tay điện tử và phanh tay truyền thống:

So sánhPhanh tay truyền thốngPhanh tay điện tử
Ưu điểm
  • Thiết kế đơn giản, dễ sửa chữa và lắp đặt.
  • Chi phí sửa chữa, thay thế thấp hơn.
  • Tuổi thọ các chi tiết cao hơn. 
  • Hạn chế được các nhược điểm của phanh tay truyền thống như bó phanh, kẹt phanh.
  • Tiết kiệm diện tích cho xe.
  • Thiết kế hiện đại và sang trọng hơn. 
  • Thao tác thực hiện đơn giản.
  • Tránh được các tai nạn không đáng có khi quên nhả phanh tay. 
Nhược điểm
  • Chiếm diện tích lớn trong xe.
  • Thao tác sử dụng khó.
  • Cần được bảo dưỡng định kỳ để tránh hiện tượng bó phanh. 
  • Tuổi thọ thấp.
  • Chi phí sửa chữa khi gặp vấn đề đắt hơn.
  • Khi di chuyển bàn đạp phanh xuất hiện hiện tượng rung nhẹ. 
  • Khi ắc quy chết thì phanh tay điện tử cũng sẽ không hoạt động. 

5 hiểu lầm nghiêm trọng về phanh tay điện tử

Hiểu lầm về phanh tay điện tử trên xe ô tô có thể gây nhầm lẫn và dẫn đến sự hiểu biết sai lầm. Dưới đây là một số hiểu lầm phổ biến mà lái mới thường xuyên mắc phải:

1. Phanh tay điện tử không cần bảo dưỡng

Một số người dùng nghĩ rằng phanh tay điện tử không cần phải bảo dưỡng. Tuy nhiên, như bất kỳ hệ thống trên xe hơi khác, phanh tay điện tử vẫn cần phải được kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo hoạt động đúng cách.

2. Không cần lo lắng về trục truyền qua lại

Một số người nghĩ rằng phanh tay điện tử loại bỏ cần trục truyền qua lại và không gây phiền hại. Tuy nhiên, hệ thống phanh tay điện tử vẫn có cơ chế sao chép trục truyền để đảm bảo rằng bạn có thể sử dụng phanh tay khi cần thiết.

3. Không an toàn vì có thể bị xâm nhập

Một số người lo ngại rằng phanh tay điện tử có thể bị hacker tấn công và dẫn đến nguy cơ xảy ra tai nạn. Tuy nhiên, các nhà sản xuất ô tô khi thiết kế đã đặt ra các biện pháp bảo mật để đảm bảo rằng hệ thống an toàn và bảo mật. 

4. Không thể được điều khiển thủ công khi hệ thống bị hỏng

Nhiều hệ thống phanh điện tử vẫn cho phép bạn sử dụng chế độ thủ công trong trường hợp hệ thống bị hỏng hoặc mất điện. Việc điều khiển thủ công có thể yêu cầu một thao tác khác với phanh tay truyền thống nhưng vẫn là một tùy chọn cứu nguy trong những trường hợp khẩn cấp.

5. Không tạo lực kéo khi cần đỗ dốc

Hầu hết các hệ thống phanh điện tử hiện đại có tính năng tạo lực kéo khi bạn đỗ xe trên địa hình dốc. Tính năng này giúp ngăn chặn xe từ việc trượt khi đỗ dốc và là một phần quan trọng của tính năng an toàn.

Hướng dẫn sử dụng phanh tay điện tử xe ô tô đúng cách

Sử dụng phanh tay điện tử đúng cách và hiệu quả (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Sử dụng phanh tay điện tử đúng cách và hiệu quả (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Việc sử dụng phanh tay điện tử không quá khó, tuy nhiên nhiều người chưa biết cách sử dụng đúng, đặc biệt với những người mới. Để không bị loay hoay khó xử trong quá trình điều khiển xe, bạn có thể tham khảo các bước sử dụng phanh tay điện tử dưới đây:

  • Nếu cần số đang ở vị trí không phải số (P), hãy đạp phanh chân, sau đó nhấn (P) để khởi động hệ thống phanh và sử dụng.
  • Khi muốn nhả phanh, bạn cần đạp phanh chân sau đó nhấn lẫy điều khiển ở nút (P). Lúc này, phanh sẽ được nhả ra và đèn cảnh báo phanh sẽ tắt. Điều này giúp bạn đảm bảo an toàn khi quên đạp phanh chân.
  • Khi muốn dừng xe, bạn chỉ cần chuyển số về (P), phanh tay sẽ tự động kích hoạt vào chế độ gài phanh.
  • Khi sử dụng hệ thống phanh tay điện tử, bạn không được để xe di chuyển khi đèn cảnh báo phanh vẫn sáng. Mặc dù hệ thống sẽ tự động “Unlock” nhưng nếu việc này lặp đi lặp lại quá nhiều lần có thể làm hệ thống phanh cũng như phanh truyền động bị hỏng.

Một số lưu ý khi sử dụng phanh tay điện tử xe ô tô

Thường xuyên kiểm tra và sửa chữa khi phát hiện những dấu hiệu bất thường (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Thường xuyên kiểm tra và sửa chữa khi phát hiện những dấu hiệu bất thường (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Theo lời khuyên của một số chuyên gia, để kéo dài tuổi thọ của xe và sử dụng phanh tay điện tử hiệu quả, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không nên cho xe di chuyển trong tình trạng đèn cảnh báo phanh vẫn đang sáng, bởi vì dù có hệ thống phanh tay điện tử giúp chuyển sang chế độ “Unlock”, nhưng nếu thực hiện việc này nhiều lần cũng có thể khiến hệ thống phanh và phanh truyền động bị hư hỏng.
  • Nếu phát hiện dấu hiệu bất thường ở hệ thống phanh như tiếng động lạ, rung nhiều ở bàn đạp phanh,… Đó là những dấu hiệu hoàn toàn bình thường, không đáng lo ngại. Tuy nhiên khi tiếng động quá lớn, rung với tần suất lớn thì bạn cũng cần chú ý kiểm tra.
  • Nguy cơ gặp lỗi của phanh tay điện tử ít hơn so với phanh tay truyền thống. Nếu xuất hiện lỗi, hệ thống sẽ phản ứng và cảnh báo cho tài xế chỉ trong vài giây.

Như vậy, Honda Ô tô Mỹ Đình đã cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng về phanh tay điện tử. Đây là một hệ thống quan trọng trong xe được trang bị để đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Khi sử dụng, bạn cần chú ý sử dụng đúng cách để hoạt động phanh diễn ra hiệu quả nhất. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, liên hệ với chúng tôi qua hotline 037 583 7979 hoặc tới showroom tại 02 Lê Đức Thọ, Cầu Giấy, Hà Nội để được giải đáp và tư vấn chi tiết nhé!


Đánh giá post

LIÊN HỆ VỚI HONDA Ô TÔ MỸ ĐÌNH






    0375837979
    Messenger Honda Mỹ Đình
    Zalo Honda Mỹ Đình