Lốp Radial: Cấu tạo, ưu nhược điểm và những lưu ý khi sử dụng

Lốp radial là một loại lốp phổ biến trên thị trường và được sử dụng phổ biến trên các loại xe ô tô. Lốp radial nổi tiếng giúp xe vận hành ổn định, bám đường tốt. Ngay cả cả khi xe đang không chịu tải, hoặc chịu tải trọng, lốp radial vẫn tiếp xúc hiệu quả với mặt đường, không thay đổi về diện tích bề mặt tiếp xúc, điều này giúp lớp mành lốp phát huy tối đa hiệu quả. Cùng Honda Ô tô Mỹ Đình tìm hiểu chi tiết về loại lốp này nhé!

Lốp radial là gì?

Lốp radial là một loại lốp xe được thiết kế với các lớp dây cốt chạy qua từ tâm của lốp ra ngoài hình dạng tưng tự như các đường kính của một hình tròn (do đó gọi là radial). Điều này tạo ra một cấu trúc mạng lưới cho lốp, giúp nó linh hoạt và đảm bảo tiếp xúc và bám đường tốt hơn. Cấu trúc radial giúp lốp giảm ma sát, nâng cao tuổi thọ và hiệu suất lái xe.

Lốp radial được sử dụng phổ biến trên các dòng ô tô hiện đại (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Lốp radial được sử dụng phổ biến trên các dòng ô tô hiện đại (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lốp radial thường được sử dụng phổ biến trên hầu hết các loại xe hiện đại, bao gồm cả ô tô và xe tải. Loại lốp này có khả năng giảm tiếng ồn, tiết kiệm nhiên liệu và cung cấp trải nghiệm lái xe mềm mại hơn so với các loại lốp khác như lốp bias-ply. 

Cấu tạo của lốp radial

Thân lốp radial bao gồm một hay hai sợi mành song song với nhau, chạy theo hướng tâm (hay góc 90 độ so với hướng chu vi của lốp). Vì thế nên hông lốp radial thường mỏng và có khả năng chịu uốn, gấp rất tốt. Do đó, lốp chạy ít sinh nhiệt do ma sát ít hơn, việc điều khiển dễ dàng hơn, lượng mài mòn ít hơn.

Cấu tạo lốp radial (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Cấu tạo lốp radial (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tầng hoãn xung của lốp radial là sợi thép (hay còn gọi là bố thép) nằm gần như song song với hướng chu vi của lốp có tác dụng đảm bảo góc 90 độ cho sợi mành thân lốp và tạo thành mạng lưới đặc trưng cho lốp radial. Nhờ cấu trúc này mặt lốp không bị biến dạng trong quá trình lốp lăn trên mặt đường, tăng khả năng bám đường, ít bị mòn hơn và đáp ứng tốt hơn khí lái. 

Bên ngoài tầng hoãn xung thép của lốp radial là lớp vải bọc bố thép, thường là sợi nylon có tác dụng chống sự giãn nở của lốp do lực ly tâm sinh ra trong quá trình lốp chạy ở nhiệt độ cao. Ngay cả khi không tải, mặt lốp radial cũng tiếp xúc tốt với mặt đường bằng một mặt phẳng. Khi chịu tải, diện tích này sẽ kéo dài thêm nhưng bề rộng không bị giảm đi, các hoa lốp vẫn tiếp xúc tốt với mặt đường.

Ưu nhược điểm của lốp radial 

Ưu điểm của lốp radial

Lốp radial giúp giảm tiêu hao nhiên liệu từ 12-16% so với lốp bias, sinh nhiệt thấp, tản nhiệt nhanh, giảm chấn tốt, gia tốc nhạy cảm, hiệu suất hãm phanh cao cho phép xe chạy ở tốc độ cao nhưng rất ổn định. Với các chuyến đi đường dài, sử dụng lốp radial sẽ an toàn và tiết kiệm hơn. Một số ưu điểm nổi bật của lốp radial phải kể đến như: 

  • Tiếp xúc đường tốt hơn: Thiết kế radial với các lớp dây cốt chạy theo hình dạng của đường kính giúp tăng diện tích tiếp xúc với đường, cung cấp sự ổn định và độ bám tốt. 
  • Giảm ma sát: Thiết kế này giúp giảm ma sát giữa lốp và đường, làm tăng hiệu suất nhiên liệu và giảm mức tiêu thụ năng lượng khi di chuyển. 
  • Tuổi thọ cao: Cấu trúc radial giúp lốp chịu được lực tác động một cách đều, làm tăng tuổi thọ của lốp so với một số loại lốp khác. 
  • Tiếng ồn thấp: Lốp radial thường tạo ra ít tiếng ồn hơn khi di chuyển trên đường so với một số loại lốp khác, cung cấp trải nghiệm lái xe êm dịu. 
  • Ổn định và linh hoạt: Thiết kế radial tăng tính ổn định và linh hoạt của lốp, đặc biệt là khi lái xe ở tốc độ vào và trong các điều kiện đường khó khăn. 
  • Hiệu suất lái xe cải thiện: Lốp radial thường xung cấp hiệu suất lái xe tốt hơn, đặc biệt là trong những điều kiện thời tiết khác nhau như mưa và tuyết. 
  • Chống nát bên lốp: Thiết kế này giảm khả năng nát bên lốp giúp tăng độ an toàn khi lái xe. 

Nhược điểm của lốp radial

Lốp radial thường không có nhược điểm lớn đáng kể, và được sử dụng rộng rãi vì nhiều ưu điểm của mình. Tuy nhiên, có thể điểm qua một vài nhược điểm của lốp radial như sau:

  • Giá cao hơn: Lốp radial có giá đắt hơn so với một số loại lốp khác, nhưng sự chênh lệch giá thường giảm khi người tiêu dùng chọn mua các loại lốp chất lượng cao. 
  • Nhạy cảm với hỏng hóc nếu không bảo dưỡng đúng cách: Nếu lốp radial không được bảo dưỡng đúng cách, chúng có thể trở nên nhạy cảm với hỏng hóc và có khả năng tự làm hỏng nếu gặp vật sắc nhọn. 
  • Tốn kém khi cần phải thay thế: Trong trường hợp một lốp bị hỏng nặng và không thể sửa chữa được, việc thay thế toàn bộ lốp sẽ tốn kém chi phí. 

So sánh lốp radial và lốp bias

Lốp radial và lốp bias là hai loại lốp phổ biến trên thị trường, tuy nhiên việc lựa chọn sử dụng loại lốp nào cho xe ô tô của mình phục thuộc vào sự tính toán, thiết kế của hãng sản xuất. Dưới đây là sự khác biệt cơ bản của lốp radial và lốp bias:

Tiêu chíLốp radialLốp bias

Cấu trúc

  • Các các lớp dây cốt chạy qua từ tâm lốp ra ngoài theo hình dạng của đường kính. 
  • Tạo ra một mạng lưới linh hoạt và giúp lốp tiếp xúc với đường một cách tốt hơn. 
  • Các lớp dây cốt chạy xuyên qua lốp theo một góc. 
  • Thiết kế này tạo ra một lốp mạnh mẽ nhưng ít linh hoạt hơn so với lốp radial. 

Hiệu suất

  • Cung cấp hiệu suất lái xe tốt hơn, đặc biệt là trong điều kiện đường ướt. 
  • Tiêu thụ năng lượng thấp hơn, giảm mức tiêu thụ nhiên liệu. 
  • Có khả năng chịu lực tốt và thích hợp cho một số ứng dụng nặng như xe tải và xe xây dựng. 
  • Hiệu suất lái xe có thể kém hơn, đặc biệt trên đường ướt. 

Ưu điểm

  • Vỏ thoát nhiệt tốt khi chạy ở tốc độ cao với trạng thái có tải nên bền hơn.
  • lớp sợi giúp cấu trúc xương của vỏ cứng hơn, khả năng chống bị đâm thủng vỏ cao hơn. 
  • Mặt vỏ tiếp xúc đều với mặt đường hơn khiến khả năng bám tốt hơn, hoả vỏ mòn đều hơn.
  • Mặt vỏ rộng (do sử dụng ít cao su) khiến vết bánh xe lớn hơn, tính điều khiển tốt hơn và xe chạy ổn định hơn. 
  • Vỏ cho lực cản lăn thấp vì vậy tiết kiệm nhiên liệu hơn. 
  • Đối với đường địa hình, vỏ radial cung cấp độ uốn dẻo tốt hơn và bám nhiều hơn trên đá và xát so với vỏ bias. 
  • Do thành bên vỏ cấu trúc đan chéo khiến chúng chịu tải tốt hơn đặc biệt theo phương ngang.
  • Khi đi trên đường mấp mô, ô tô di chuyển êm hơn loại vỏ radial (ở tốc độ thấp).
  • Cấu trúc vỏ đơn giản hơn khiến giá thành ít hơn vỏ radial. 
  • Có thể kéo toả tròn làm cho độ uốn các thành bên có độ bền hơn. 
  • Khả năng chịu cắt, thủng cao hơn do làm từ nhiều cao su. 

Nhược điểm

  • Cấu trúc lớp sợi kim loại khiến vỏ có khối lượng nặng hơn, cứng hơn, kém êm dịu.
  • Khả năng bảo vệ thành bên của vỏ kém. 
  • Vỏ cứng và ồn hơn.
  • Sự mài mòn vỏ diễn ra nhanh hơn. 
  • Lực cản lăn lớn làm tiêu hao nhiên liệu.
  • Dưới sự tác dụng của lắc ngang sẽ có thể làm giảm khả năng kéo của bánh xe khi quay vòng.
  • Thay thế, bảo dưỡng và đảo vị trí vỏ khi bị mòn sẽ gặp khó khăn.

Một số lưu ý khi sử dụng lốp radial

Lưu ý sử dụng lốp radial (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Lưu ý sử dụng lốp radial (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khi sử dụng lốp radial, có một số lưu ý quan trọng để bảo quản và tối ưu hoá hiệu suất của chúng như sau:

  • Áp suất lốp: Kiểm tra và duy trì áp suất lốp đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Áp suất lốp không chỉ ảnh hưởng đến hiệu suất lái xe mà còn ảnh hưởng đến tuổi thọ của lốp cùng khả năng tiết kiệm nhiên liệu. 
  • Kiểm tra định kỳ: Thường xuyên kiểm tra tình trạng lốp, bao gồm cả tình trạng mặt đường, có mảnh sắt, đinh hay vết nứt nào không. Điều này giúp phát hiện sớm và ngăn chặn các vấn đề có thể làm hại lốp. 
  • Cân bằng và làm định vị: Đảm bảo lốp được cân bằng đúng và làm định vị đúng cách để tránh tình trạng giữa lốp mặt đất không đồng đều, làm giảm tuổi thọ và hiệu suất lái xe. 
  • Đảo lốp đều đặn: Xoay lốp đều đặn theo đề xuất trong hướng dẫn bảo dưỡng để đảm bảo độ mòn đồng đều trên cả 4 bánh xe. 
  • Chống trượt và hẹp lốp: Tránh lái xe quá nhanh trong điều kiện đường ẩm hoặc trơn trượt để ngăn chặn nguy cơ mất kiểm soát và giảm hẹp lốp. 
  • Lưu ý về tải trọng: Tuân thủ tải trọng tối đa được quy định để tránh làm tăng áp lực lên lốp và giữ cho chúng hoạt động hiệu quả. 
  • Kiểm tra chân ga và phanh: Lốp radial phản ứng nhanh với sự thay đổi tốc độ, vì vậy hãy kiểm tra hệ thống chân ga và phanh để giữ cho sự điều khiển an toàn. 

Như vậy, Honda Ô tô Mỹ Đình đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về lốp radial. Hy vọng những kiến thức này đã giúp ích cho bạn và giúp bạn lựa chọn, sử dụng lốp một cách hiệu quả. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, liên hệ với chúng tôi qua hotline 0375 83 79 79 hoặc tới showroom tại 02 Lê Đức Thọ, Cầu Giấy, Hà Nội để được giải đáp và tư vấn chi tiết nhé!


Đánh giá post

CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT

LIÊN HỆ VỚI HONDA Ô TÔ MỸ ĐÌNH






    0375837979
    Messenger Honda Mỹ Đình
    Zalo Honda Mỹ Đình