Lọc gió điều hòa ô tô  – Vai trò và lưu ý để sử dụng hiệu quả

Lọc gió điều hòa ô tô hiện nay được sử dụng trên tất cả các loại xe phổ thông để đảm bảo không khí sạch cho người sử dụng. Hệ thống này phải thường xuyên bảo dưỡng và có thể thực hiện tại nhà. Honda Mỹ Đình sẽ giúp các chủ xe hiểu chi tiết về “lá phổi” đối với điều hòa nói riêng và của ô tô nói chung ở nội dung bài viết dưới đây. 

Lọc gió điều hòa ô tô là gì?

Lọc gió điều hòa ô tô là một phụ tùng sử dụng phổ biến hiện nay nhằm đảm bảo không khí trong sạch cho người ngồi bên trong xe. Được ví như “lá phổi” của điều hòa xe, bộ lọc gió sẽ ngăn bụi bẩn, côn trùng, lá cây cản  đi vào xe. Một số loại lọc hiện đại ngày nay sẽ khử mùi hôi để không khí trong xe trở nên trong lành. 

Lọc gió điều hòa ô tô là phụ tùng đảm bảo không khí cho người ngồi trong xe (Ảnh: Sưu tầm internet) 
Lọc gió điều hòa ô tô là phụ tùng đảm bảo không khí cho người ngồi trong xe (Ảnh: Sưu tầm internet)

Bộ lọc gió trên ô tô có hình dạng một tấm màn lọc phẳng tạo nên từ các rãnh vải cotton và khung bao bọc xung quanh. Tuỳ thuộc vào từng loại xe mà hình dạng của bộ phận này sẽ khác. Phụ tùng này xuất hiện vào khoảng năm 2000 đến nay và dần trở nên phổ biến vì không khí ngày càng ô nhiễm nặng. 

Nguyên lý hoạt động lọc gió điều hoà 

Lọc gió điều hoà ô tô có quá trình hoạt động được mô tả như sau: 

  • Khi cửa sổ của xe ô tô đóng lại thì không khí sẽ đi vào cabin thông qua hệ thống thông gió. Một luồng không khí được tạo và đi qua lò sưởi, quạt thông gió và điều hòa. 
  • Một lớp màng lọc gọi là lọc gió được đặt trước khi khí đi đến với hệ thống sưởi và hệ thống AC. 
  • Bộ lọc sẽ thực hiện chức năng của mình bằng cách giữ lại các chất ô nhiễm có từ trong không khí. Hệ thống này trên các xe hiện đại ngày nay sử dụng công nghệ cao, hoạt động bằng điện để tăng hiệu quả lọc. 
  • Tất cả bụi, phấn hoa, khói thải hoặc các mảnh vụn hay côn trùng và lá cây sẽ bị mắc kẹt lại tấm lọc trước khi không khí đi tới điều hoà và vào cabin. 
Lọc gió điều hòa loại bỏ bụi bẩn, đưa vào không khí trong lành (Ảnh: Sưu tầm internet) 
Lọc gió điều hòa loại bỏ bụi bẩn, đưa vào không khí trong lành (Ảnh: Sưu tầm internet)

Tác dụng lọc gió điều hoà đối với ô tô và người dùng 

Lọc gió điều hoà hay cabin filter, có khả năng lọc sạch bụi bẩn từ môi trường trước khi hút vào trong xe. Cụ thể tác dụng của phụ tùng này đối với ô tô và người dùng đó là: 

Tác dụng với ô tô 

Lọc gió điều hòa ô tô không chỉ giúp lọc hoàn toàn bụi bẩn trước khi đưa vào xe mà còn loại bỏ các tạp chất, khí ô nhiễm. Vì vậy lọc gió được sử dụng như “lá phổi” của hệ thống điều hòa và không khí trong xe. Nếu “lá phổi” này bị bám bụi bẩn quá nhiều dễ dẫn đến hệ thống điều hoà hạn chế khả năng hoạt động dẫn đến tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn. 

Khi hiệu suất động cơ giảm vì lọc khí không hoạt động tốt, xe cũng nhanh hết xăng và nóng hơn. Bởi khi hiệu suất giảm, người lái sẽ phải tăng ga nhiều hơn mới duy trì được tốc độ cũng như sự ổn định. Vì thế nhiên liệu phải nạp vào xilanh nhiều hơn khiến hao xăng và mau nóng máy.

Lọc gió gió điều hòa như một “lá phổi” đối với ô tô (Ảnh: Sưu tầm internet) 
Lọc gió gió điều hòa như một “lá phổi” đối với ô tô (Ảnh: Sưu tầm internet)

Không những thế khi nhiều muội than trong máy thì dễ khiến bugi bị bẩn, dễ gây ra hiện tượng kích nổ động cơ. Còn có một số trường hợp bugi bị bám bẩn dày khiến động cơ không đánh lửa được và làm cho xe có hiện tượng rung. 

Tác dụng với người dùng 

Lọc gió điều hòa trên ô tô ngoài ra còn có vai trò rất quan trọng với người sử dụng xe. Đặc biệt ảnh hưởng đến sức khỏe hô hấp của chủ xe và hành khách khi sử dụng. Lọc gió điều hoà nếu tích tụ bụi bẩn sẽ gây ra nấm mốc, vi khuẩn, mùi hôi khó chịu và ảnh hưởng lớn tới người dùng.

Lọc gió điều hòa loại bỏ nấm mốc, bụi bẩn giúp ích đối với sức khỏe con người (Ảnh: Sưu tầm internet) 
Lọc gió điều hòa loại bỏ nấm mốc, bụi bẩn giúp ích đối với sức khỏe con người (Ảnh: Sưu tầm internet)

Lọc gió điều hoà bao lâu thì nên thay? 

Sau một thời gian hoạt động, màng lọc của lọc gió điều hoà ô tô chắc chắn sẽ bị bẩn. Điều này sẽ nghiêm trọng hơn nếu bị tắc nghẽn, ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống lọc gió và điều hoà trên xe. Đây cũng chính là nguyên nhân của các hiện tượng điều hòa không mát, trong xe có mùi hôi,…

Vì thế theo khuyến cáo của các nhà sản xuất thì lọc gió điều hoà nên bảo dưỡng và thay thế theo định kỳ. Thời gian của cụ thể bảo dưỡng và vệ sinh lọc gió là 5.000 – 10.000 km và thay thế sau khi xe chạy được 10.000 – 15.000 km nên thay lọc gió một lần với khí hậu nóng ẩm của Việt Nam. 

Khuyến cáo 5.000 – 10.000 km nên vệ sinh và 10.000 - 15.000 km nên thay lọc gió (Ảnh: Sưu tầm internet) 
Khuyến cáo 5.000 – 10.000 km nên vệ sinh và 10.000 – 15.000 km nên thay lọc gió (Ảnh: Sưu tầm internet)

Tất nhiên đó chỉ là theo khuyến cáo, nếu chủ xe thấy hiện tượng điều hoà của xe không mát, trong xe có mùi hôi không biết nguyên nhân, cửa gió bị đọng nước hoặc di chuyển nhiều ở môi trường có không khí ô nhiễm,…nên kiểm tra để bảo dưỡng lọc gió trên xe của bạn. 

Các bước hướng dẫn vệ sinh lọc gió điều hoà 

Để vệ sinh lọc gió điều hoà các bạn cần phải xác định vị trí đặt màng lọc này. Thường các loại ô tô trên thị trường đặt ở bên trong bảng taplo, ngay phía sau hộc để đồ trước mặt ghế phụ. Ngoài ra chủ xe có thể xem sách hướng dẫn của nhà sản xuất để xác định vị trí rồi sau đó thực hiện theo hướng dẫn phía dưới đây. 

Các bước tháo lọc gió điều hòa 

  • Bước 1: Mở hộc để đồ phía bên ghế phụ, dùng lực nhấn vào lẫy để lấy lcoj gió ra. 
  • Bước 2: Khi thấy hộp lọc gió, nhấn vào lẫy phía bên trái hoặc bên phải nắp hộp để mở nắp. Lưu ý một số xe không mở nắp mà đẩy sang trái để có thể lấy được lọc gió ra. 
Tháo và lắp lại lọc gió qua những bước đơn giản (Ảnh: Sưu tầm internet) 
Tháo và lắp lại lọc gió qua những bước đơn giản (Ảnh: Sưu tầm internet)

Lắp lại lọc gió điều hoà ô tô 

  • Bước 1: Sau khi thực hiện vệ sinh xong hãy lắp lọc gió theo đúng hướng mũi tên có in trên mặt của lọc. Không được lắp ngược chiều nếu không lọc gió sẽ không phát huy tác dụng. 
  • Bước 2: Lắp lại nắp hộp và đặt vào vị trí cũ, đóng nắp hộp đựng đồ. 

Cách tháo lắp lọc gió điều hoà ô tô vi có những xe phải lấy tua vít để vặn ra. Tuy nhiên trong sách hướng dẫn sẽ chỉ ra các bước rất chi tiết mà bạn nên tham khảo trước khi thực hiện. 

Cách để vệ sinh lọc gió điều hòa đơn giản qua 3 bước 

Sau khi tháo được lọc gió ra để vệ sinh hãy thực hiện theo các bước dưới đây. Tất nhiên có chủ xe sẽ tháo ra để thay thế tuy nhiên trước tiên hãy thực hiện vệ sinh, nếu cảm thấy không sử dụng được nữa mới thay thế. 

  • Bước 1: Sau khi tháo lọc gió ra hãy đập nhẹ cả 2 mặt xuống sàn để loại bỏ bụi bẩn, các vật thể bị mắc. 
  • Bước 2: Sử dụng máy hút bụi hoặc máy xịt hơi để thổi về mặt lọc gió. 
  • Bước 3: Dùng chổi lông quét lại lần nữa. 

Trên các xe cao cấp ngày nay sử dụng hệ thống lọc gió hiện đại hơn các bạn hãy xem hướng dẫn sử dụng xe. Trong đó sẽ có hướng dẫn vệ sinh lọc gió chi tiết để bạn tham khảo. 

Vệ sinh lọc gió điều hòa ô tô với 3 bước (Ảnh: Sưu tầm internet) 
Vệ sinh lọc gió điều hòa ô tô với 3 bước (Ảnh: Sưu tầm internet)

Có thể giặt hay cho nước vào cọ lọc gió không? 

Cấu tạo của lọc gió là những lớp bằng giấy xếp chéo từng lớp lên nhau. Nguyên lý hoạt động cũng hết sức đơn giản nên trong lọc gió không có chức năng chống nước. Nó không giống như khẩu trang bạn hay sử dụng hằng ngày có thể giặt, cho vào máy hay sử dụng bàn chải,…

Lọc gió điều hoà ô tô làm bằng giấy, nếu giặt sẽ phá vỡ toàn bộ kết cấu của lọc. Khi động cơ và hệ thống điều hoà hút gió qua lọc sẽ khiến nó bị rách vì khi dính nước nó đã bị bở, vì thế không được để phụ tùng này bị dính nước nhé. 

Chỉ nên vệ sinh nhẹ nhàng với lọc gió điều hòa trên ô tô (Ảnh: Sưu tầm internet) 
Chỉ nên vệ sinh nhẹ nhàng với lọc gió điều hòa trên ô tô (Ảnh: Sưu tầm internet)

Một số lưu ý để sử dụng lọc gió điều hoà tiết kiệm, hiệu quả 

Hệ thống lọc gió điều hòa ô tô đóng vai trò quan trọng với ô tô và với người sử dụng. Để phát huy hiệu quả tối đa, sử dụng tiết kiệm mà không cần thay thế nhiều các bạn hãy lưu ý một số vấn đề sau. 

  • Nên lấy gió trong khi di chuyển xe trong khu vực nhiều bụi bẩn. 
  • Nên kiểm tra bộ lọc và thay thế đúng với khuyến nghị của nhà sản xuất. 
  • Không nên đợi tấm lọc quá bẩn mới thay thế hay vệ sinh. 
Không nên giặt lọc gió, nên bật gió trong khi di chuyển ở khu vực bụi bẩn (Ảnh: Sưu tầm internet) 
Không nên giặt lọc gió, nên bật gió trong khi di chuyển ở khu vực bụi bẩn (Ảnh: Sưu tầm internet)

Kết luận 

Khi lọc gió điều hòa ô tô gặp vấn đề, không chỉ chức năng lọc và khử mùi bị mất mà đó còn là nơi trú ngụ của vi khuẩn gây hại đến động cơ. Ngoài ra nó còn gây hại sức khỏe và tạo ra sự khó chịu với chủ xe. Honda Mỹ Đình đã chia sẻ thông tin về phụ tùng này cùng với cách vệ sinh, thay thế để bạn sử dụng xe hiệu quả, an toàn và thoải mái nhất. 


Đánh giá post

LIÊN HỆ VỚI HONDA Ô TÔ MỸ ĐÌNH






    0375837979
    Messenger Honda Mỹ Đình
    Zalo Honda Mỹ Đình