Hộp số tự động 6 cấp: Cấu tạo, Nguyên lý hoạt động & Cách sử dụng

Hộp số là bộ phận quan trọng trong hệ thống vận hành của xe. Hiện nay, với sự phát triển cùng tính tiện lợi của hộp số tự động, các hàng dần thay thế và trang bị nó vào những chiếc xe thế hệ mới. Trong đó, hộp số tự động 6 cấp là loại được sử dụng phổ biến nhất. Loại hộp số này có tác dụng thay đổi tỷ số truyền động vòng tua của động cơ và momen xoắn của bánh xe. Cùng cố vấn Bùi Hải Nam của Honda Ô tô Mỹ Đình tìm hiểu chi tiết về loại hộp số phổ biến này nhé!

Hộp số tự động 6 cấp là gì?

Tại thị trường Việt Nam, các loại hộp số tự động phổ biến đa dạng từ 4 cấp, 5 cấp, 6 cấp, 7 cấp, 8 cấp, 9 cấp và 10 cấp. Tuy nhiên, hộp số tự động 6 cấp là loại được sử dụng phổ biến nhất.

Hộp số tự động 6 cấp là loại hộp số ô tô được trang bị bộ chuyển động gồm 6 số. Loại hộp số này có chức năng thay đổi tỷ số truyền động vòng tua của động cơ và mô men xoắn của bánh xe. Bộ chuyển động 6 số tương ứng với 6 cấp, máy tính của ô tô sẽ có thêm lựa chọn giúp cân bằng tốt nhất giữa mô men xoắn và động cơ và mô men cản trên bánh xe. Nhờ vậy giúp người dùng có thể dễ dàng lựa chọn trạng thái tự nhiên, đỗ, lùi và lái bằng cách sử dụng núm điều khiển, cần số hoặc các nút bật vật lý.

Hộp số tự động 6 cấp thay đổi tỷ số truyền động vòng tua của động cơ (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Hộp số tự động 6 cấp thay đổi tỷ số truyền động vòng tua của động cơ

Cấu tạo của hộp số tự động 6 cấp

Cấu tạo của hộp số tự động 6 cấp (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Cấu tạo của hộp số tự động 6 cấp

Hộp số tự động 6 cấp bao gồm các bộ phận chính như bộ truyền bánh răng hành tinh, bộ biến mô thuỷ lực, bộ điều khiển điện tử, bộ ly hợp thuỷ lực và dầu hộp số tự động…. Cụ thể:

Bộ truyền bánh răng hành tinh

Bộ truyền bánh răng hành tinh là một bộ phận có vai trò rất quan trọng trong hộp số xe tự động. Bộ truyền bánh răng hành tinh bao gồm răng hành tinh, bánh răng bao, cần dẫn và bánh răng mặt trời. Các bánh răng bao khớp với các bánh răng hành tinh, còn bánh răng hành tinh lại khớp với bánh răng mặt trời. Bánh răng hành tinh có trục cố định với cần dẫn, có thể đồng thời tham gia vào hai chuyển động của hộp số là quay bánh răng mặt trời và quay quanh trục của nó.

Bộ bánh truyền răng hành tinh là bộ phận quan trọng nhất trong hộp số (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Bộ bánh truyền răng hành tinh là bộ phận quan trọng nhất trong hộp số

Cả 3 bộ phận là bánh răng mặt trời, cần dẫn và bánh răng bao đều có thể dẫn mô men xoắn – đầu vào/sơ cấp và một trong hai bộ phận sẽ nhận mô men xoắn khi làm việc, đồng thời các bộ phận còn lại có nhiệm vụ giữ cố định. Sự thay đổi của bộ phận giữ cố định hoặc bộ phận đầu vào sẽ cho tỷ số truyền đầu ra khác nhau.

Bên cạnh đó, tỷ số truyền sẽ giảm dần khi tốc độ đầu vào nhỏ hơn so với tốc độ đầu ra. Tỷ số truyền sẽ tăng lên khi tỷ số đầu vào lớn hơn so với tỷ số đầu ra. Khi tỷ số giảm, chuyển động đầu vào và đầu ra sẽ ngược nhau khiến cho số lùi. Cụ thể:

  • Giảm tốc: Ở chế độ giảm tốc, bánh răng mặt trời ở trạng thái cố định trong khi bánh răng bao ở chế độ chủ động, cần dẫn ở thế bị động. Nếu bánh bao quay theo chiều kim đồng hồ, bánh răng hành tinh cũng quay theo chiều kim đồng hồ làm cho tốc độ của cần dẫn giảm.
  • Tăng tốc: Ở chế độ tăng tốc, các bánh răng bao ở thế bị động, bánh răng mặt trời cố định, trong khi cần dẫn ở thế chủ động. Khi bánh răng hành tinh quay theo chiều kim đồng hồ sẽ làm cho bánh răng bao tăng tốc quay theo.
  • Đảo chiều: Ở chế độ đảo chiều, bánh răng bao ở thế bị động, bánh răng mặt trời ở thế chủ động và cần dẫn cố định. Nếu các bánh răng mặt trời quay vòng theo chiều kim đồng hồ, cần dẫn cố định nên bánh răng hành tinh quay ngược chiều kim đồng hồ làm bánh răng bao cũng quay theo chiều ngược kim đồng hồ.

Biến mô thuỷ lực hộp số tự động 6 cấp

Biến mô thủy lực là một loại khớp nối bằng chất lỏng, có vị trí ở giữa động cơ và hộp số. Bộ biến mô thủy lực có chức năng truyền mô men xoắn từ động cơ tới trục để vào hộp số. Bộ biến mô thủy lực bao gồm; tua bin kết nối hộp số, stator định hướng môi chất và bộ bánh bơm kết nối với động cơ.

Biến mô thủy lực truyền momen xoắn từ động cơ tới trục vào hộp số (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Biến mô thủy lực truyền momen xoắn từ động cơ tới trục vào hộp số

Nguyên lý hoạt động của biến mô thủy lực tương tự như việc đặt hai chiếc máy quạt với nhau. Trong đó, một quạt có chức năng như bộ bánh bơm, quạt còn lại hoạt động như tuabin. Khi gặp tác động, chất lỏng từ quạt 1 sẽ đập vào cánh quạt số 2 qua đó làm quạt số 2 quay và truyền lại cho quạt số 1.

  • Dừng: Khi xe dừng mà máy vẫn còn nổ thì động cơ xe vẫn dẫn động bộ bánh bơm nhưng không đủ mạnh để tuabin hoạt động. Chỉ tới khi xe bắt đầu chạy, bánh bơm xoay liên tục mới đủ lực dẫn động cho tuabin hoạt động. Lúc này, nhờ vào sự chênh lệch lớn giữa tốc độ bánh bơm và tuabin nên sự khuếch đại bắt đầu diễn ra.
  • Tăng tốc: Tại thời điểm xe tăng tốc, bánh bơm xoay nhanh khiến tuabin cũng quay nhanh hơn. Đồng thời, khi tốc độ tuabin tăng cao sẽ khiến cho sự khuếch đại giảm dần.
  • Điểm khớp nối: Tại thời điểm tốc độ tuabin tăng khoảng 90% so với tốc độ bánh bơm thì sự khuếch đại mô men xoắn thường bằng 0. Lúc này, biến mô thủy lực đóng vai trò như là một khớp nối môi chất giữa hộp số và động cơ.

Bộ ly hợp thuỷ lực

Bộ ly hợp thủy lực là một bộ phận được cấu tạo từ các tấm thép ma sát, đĩa ma sát, lò xo và piston.

Bộ ly hợp thủy lực hoạt động dựa vào sự ma sát và đĩa thép ma sát xếp chồng lên nhau (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Bộ ly hợp thủy lực hoạt động dựa vào sự ma sát và đĩa thép ma sát xếp chồng lên nhau

Bộ ly hợp thủy lực hoạt động dựa vào sự ma sát và đĩa thép ma sát xếp chồng lên nhau. Thông qua các rãnh, đĩa ma sát với bánh răng bao trong bộ bánh răng hành tinh. Khi bánh răng bao chuyển động kéo theo các đĩa ma sát của ly hợp chuyển động theo. Khi đó, lò xo có vai trò tách các tấm ma sát khi áp suất dầu giảm hoặc đã hết. Khi áp suất dầu tăng, lò xo sẽ dịch chuyển qua phải khiến các tấm ma sát ép lại vào nhau và được bánh bao răng của bộ bánh răng hành tinh giữ lại.

Bộ điều khiển điện tử

Bộ điều khiển điện tử giúp xe chuyển số tự động (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Bộ điều khiển điện tử giúp xe chuyển số tự động

Bộ điều khiển điện tử trong hộp số tự động 6 cấp có vai trò chính trong việc chuyển số tự động của xe ô tô. Nhờ vào các tín hiệu cảm biến, bộ điều khiển sẽ tiếp nhận bằng thông tin đầu vào và xử lý thông tin, cung cấp dòng điện tới các van để mở/đóng đường dấu truyền của các ly hợp.

Dầu hộp số tự động

Dầu số tự động có nhiều tác dụng quan trọng (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Dầu số tự động có nhiều tác dụng quan trọng

Dầu hộp số (hay ATF – Automatic Transmission Fluid) có vai trò quan trọng trong cấu tạo hộp số tự động 6 cấp vì nó tác động đến khả năng truyền mô men trong bộ biến mô, bôi trơn cho các bánh răng hành tinh, các chi tiết chuyển động khác một cách linh hoạt, điều khiển hoạt động của ly hợp và phanh, hệ thống điều khiển thủy lực trong phần hộp số và làm mát các chi tiết chuyển động.

Loại dầu hộp số này có chức năng quan trọng trong cấu tạo hộp số tự động 6 cấp vì:

  • Khả năng truyền mômen trong bộ biến mô
  • Bôi trơn cho các bánh răng hành tinh, các chi tiết chuyển động khác một cách linh hoạt.
  • Điều khiển hoạt động của ly hợp và phanh, hệ thống điều khiển thủy lực trong phần hộp số.
  • Làm mát các chi tiết chuyển động.

Cơ chế hoạt động của hộp số tự động 6 cấp

Cơ chế hoạt động của hộp số tự động 6 cấp hoạt động hiệu quả thông qua mô men xoắn từ trực khuỷu động cơ truyền sang biến mô thủy lực, từ biến mô truyền đến trục đi vào hộp số. Qua đây, tín hiệu cảm biến từ bộ điều khiển điện tử sẽ hoạt động, cho phép đóng/mở đường dẫn đến các hợp ly để mô men xoắn truyền tới trục ra ở hộp số thì 2 ly hợp phải đóng lại.

Các bộ phận trong hộp số tự động 6 cấp kết hợp với nhau linh hoạt (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Các bộ phận trong hộp số tự động 6 cấp kết hợp với nhau linh hoạt

Cụ thể cơ chế hoạt động trong các trường hợp diễn ra như sau:

  • Trường hợp xe di chuyển về phía trước: Ly hợp số hoặc ly hợp tiến tương ứng với tốc độ xe sẽ được đóng lại.
  • Trường hợp xe giữ ở số trung gian (N): Chỉ có ly hợp thứ 2 đóng lại, lu hợp tiến phải được mở. Đây chính là lý do khiến cho mô men xoắn không thể truyền tới trục ra của hộp số.
  • Trường hợp xe di chuyển lùi về sau: Hộp số tự động 6 cấp gồm 5 số tiến và 1 số lùi thì ly hợp số 2 và 5 sẽ đóng lại.

Ở hộp số tự động, việc chuyển số được thực hiện:

Đối với số tiến, số 1 được thực hiện bằng cách đóng ly hợp số 1 và ly hợp số tiến. Khi ly hợp 1 đóng, mô men xoắn được truyền đến các bộ phận bánh răng hành tinh 1, 2, … rồi đến các trục ra của hộp số. Khi ly hợp tiến cho phép truyền mô men xoắn từ bộ biến mô đến trục vào hộp số.

Số 2 cũng có hoạt động gần tương tự như số 1 với ly hợp tiến đóng, cho phép truyền mô men xoắn từ bộ biến mô sang hộp số. Khi ly hợp 2 đóng, các bộ bánh răng hành tinh 2, 3 truyền đến trục ra của hộp số.

Đối với số lùi, ly hợp số 5 đóng hỗ trợ truyền mô men xoắn từ trục biến mô qua trục bánh răng mặt trời của bộ bánh răng hành tinh. Ngay lúc này, ly hợp số 2 đóng lại, giữ bánh răng bao của bộ bánh răng hành tinh số 2 và mô men xoắn đổi chiều khi nó truyền từ trục bánh răng mặt trời qua bánh răng hành tinh 2 và 3, sau đó di chuyển đến trục đầu ra của hộp số.

Ưu, nhược điểm của xe số tự động 6 cấp

Hộp số tự động 6 cấp có những ưu và nhược điểm riêng
Hộp số tự động 6 cấp có những ưu và nhược điểm riêng

Hộp số tự động 6 cấp là loại hộp số tự động phổ biến trên các mẫu xe và nó có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Dưới đây là một số ưu, nhược điểm của hộp số tự động 6 cấp:

Ưu điểm

  • Tiết kiệm nhiên liệu: So với các hộp số tự động cũ hơn có ít cấp số hơn, hộp số tự động 6 cấp thường cho phép xe hoạt động ở vùng mô men xoắn tốt hơn, giúp tiết kiệm nhiên liệu hơn.
  • Trải nghiệm lái xe mượt mà: Hộp số tự động 6 cấp thường cung cấp trải nghiệm lái xe mượt mà hơn so với các hộp số tự động có cấp số thấp hơn. Nó cho phép các chuyển đổi sổ nhanh chóng và êm ái.
  • Hiệu suất tốt: Với 6 cấp số, xe có khả năng duy trì hiệu suất tốt ở nhiều tốc độ và điều kiện lái khác nhau.
  • Phù hợp với nhiều loại xe: Hộp số tự động 6 cấp phù hợp với nhiều loại xe, từ xe hạng nhẹ đến xe hơi thể thao hay xe du lịch, cung cấp sự linh hoạt trong lựa chọn.

Nhược điểm

  • Thiếu hiệu suất so với số tự động cao cấp: So với các hộp số tự động 8 hay 10 cấp, hộp số tự động 6 cấp có thể thiếu hiệu suất ở tốc độ cao và tiêu hao nhiều nhiên liệu hơn.
  • Cần nâng cấp cho xe mạnh hơn: Đối với những loại xe có công suất lớn, hộp số tự động 6 cấp có thể cần nâng cấp để đảm bảo hiệu suất tốt hơn.
  • Hạn chế trong chế độ lái thể thao: Một số người sử dụng có thể cảm thấy hạn chế trong việc sử dụng chế độ lái thể thao và tùy chỉnh chuyển đổi số khi so sánh với các hộp số tự động cao cấp hơn.

Tuy nhiên, nhìn chung hộp số tự động 6 cấp là một sự lựa chọn phổ biến và cung cấp một sự kết hợp tốt giữa hiệu suất và tiết kiệm nhiên liệu đối với nhiều loại xe.

So sánh hộp số tự động 6 cấp với một số loại hộp số khác

So sánh với hộp số sàn

TÍNH NĂNG

HỘP SỐ TỰ ĐỘNG 6 CẤP

HỘP SỐ SÀN

Mô tả

Thao tác sang số

Tự động, không cần thao tác chân côn và cần số

Thủ công, cần thao tác chân côn và cần số

Tiện lợi

Tiện lợi hơn, đặc biệt trong đô thị
đông đúc

Ít tiện lợi hơn, đòi hỏi kỹ năng lái xe

Tiết kiệm nhiên liệu

Kém tiết kiệm hơn một chút so với hộp số sàn

Tiết kiệm hơn so với hộp số tự động

Cảm giác lái

Êm ái, mượt mà

Thể thao, phấn khích hơn

Giá thành và bảo dưỡng

Đắt hơn

Rẻ hơn

Độ bền

Tương đương

Tương đương

Ứng dụng

Phổ biến trên nhiều loại xe

Thường được sử dụng trên xe phổ thông và xe thể thao

So sánh với hộp số vô cấp CVT

TÍNH NĂNG

HỘP SỐ TỰ ĐỘNG 6 CẤP

HỘP SỐ VÔ CẤP CVT

Mô tả

Thao tác sang số

Tự động, có cấp số rõ ràng

Tự động, không có cấp số cố định

Tiết kiệm nhiên liệu

Kém tiết kiệm hơn một chút

Tiết kiệm hơn

Cảm giác lái

Êm ái, có thể có hiện tượng giật nhẹ khi chuyển số

Êm ái, mượt mà, không giật cục

Giá thành và bảo dưỡng

Đắt hơn

Rẻ hơn

Độ bền

Tương đương

Tương đương

Ứng dụng

Phổ biến trên nhiều loại xe

Thường được sử dụng trên xe Honda (Honda City, Honda Civic, Honda Accord, Honda HR-V, Honda CR-V, Honda BR-V) và một số hãng xe khác.

So sánh với hộp số ly hợp kép DCT

TÍNH NĂNG

HỘP SỐ TỰ ĐỘNG 6 CẤP

HỘP SỐ LY HỢP KÉP DCT

Mô tả

Thao tác sang số

Tự động, có cấp số rõ ràng

Tự động, chuyển số cực kỳ nhanh

Tiết kiệm nhiên liệu

Kém tiết kiệm hơn

Tiết kiệm hơn

Cảm giác lái

Êm ái, có thể hiện tượng giật nhẹ khi chuyển số

Thể thao, phân khích, chuyển số rất mượt

Giá thành và bảo dưỡng

Rẻ hơn

Đắt hơn

Độ bền

Tương đương

Tương đương

Ứng dụng

Phổ biến trên nhiều loại xe

Thường được sử dụng trên xe thể thao và xe sang

Hướng dẫn sử dụng xe sử dụng hộp số tự động 6 cấp

Cách lái xe số tự động 6 cấp

Các ký hiệu cần biết trên cần số xe số tự động 6 cấp (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Các ký hiệu cần biết trên cần số xe số tự động 6 cấp

Việc biết cách sử dụng hộp số tự động 6 cấp là một việc làm rất quan trọng trước khi tiến hành lái xe. Một số ký hiệu trên hộp số tự động 6 cấp bạn cần phải biết như sau:

  • Số N (Neutral): Hay còn được gọi là số Mo, là chế độ ngắt truyền động hộp số.
  • Số R ( Rear): Sử dụng khi người lái xe muốn lùi xe.
  • Số O (Park): Sử dụng khi dừng hoặc đỗ xe tại một vị trí trong thời gian dài.
  • Số D, D1, D2, D3 (Drive): Dùng khi người lái muốn di chuyển tiến về phía trước. D1, D2, D3 là chế độ số tay theo các cấp số lần lượt từ 1, 2, 3.
  • Số M (Manual): Đây là chế độ số tay giúp người lái điều khiển +/- cấp số khi vượt xe hoặc lên/xuống dốc.
  • Số S (Sport): Đây là chế độ lái thể thao.
  • Ký hiệu +/- hay lấy số +/- trên vô lăng: Giúp người lái chủ động tăng/giảm cấp số.
  • L, L1, L2 (Low): Tương tự như số 1, 2 như xe số sàn.

Cách khởi xe số tự động 6 cấp

Nút bấm khởi động Start/Stop tiện lợi (Ảnh: Honda Ô tô Mỹ Đình)
Nút bấm khởi động Start/Stop tiện lợi

Khi chuẩn bị khởi động xe số tự động 6 cấp, tài xế cần quan sát cẩn thận. Đối với những dòng xe sử dụng chìa khóa truyền thống thì tài xế cần vặn chìa khóa theo hướng kim đồng hồ và đạp chân phanh để khởi động xe. Còn đối với các dòng xe được trang bị nút bấm khởi động Start/Stop thì tài xế chỉ cần đặt chìa khóa smartkey ở gần, nhấn chân phanh và ấn vào nút khởi động là được.

Lưu ý: Khi khởi động xe số tự động 6 cấp, tài xế cần thiết phải nhớ vị trí của cần số P, đạp chân phanh và hạ phanh tay nếu có sử dụng trước đó, sau đó mới khởi động động cơ. Một số dòng xe trên thị trường hiện nay không bắt buộc người lái phải đạp phanh chân khi khởi động. Hơn thế, có thể để cần số ở vị trí N khi khởi động nhưng người lái nên thường xuyên sử dụng thao tác số P – đạp phanh chân – khởi động như một thói quen để đảm bảo tính an toàn.

Cách dừng, đỗ xe số tự động 6 cấp

Dừng, đỗ xe số tự động 6 cấp đúng cách và an toàn (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Dừng, đỗ xe số tự động 6 cấp đúng cách và an toàn

Khi muốn dừng xe số tự động 6 cấp, tài xế cần di chuyển cần số ở vị trí D, đạp bàn đạp phanh rồi gài phanh đỗ nếu cần thiết. Trong trường hợp phải dừng xe trong thời gian dài, người lái cần chuyển cần số về vị trí N hoặc P.

Khi muốn đỗ xe, tài xế cũng cần di chuyển cần số về vị trí D, đạp bàn đạp phanh rồi gài phanh đỗ sau đó nhanh chóng chuyển cần số sang vị trí P. Đối với xe có trang bị chìa khóa thông minh smartkey, tài xế cần ấn vào khóa điện để tắt máy, còn đối với chìa khóa truyền thống thì vặn chìa khóa về vị trí “Lock” để khóa máy.

Lưu ý: Trước khi khóa cửa người lái cần đảm bảo đã mang theo chìa khóa bên người. Trong trường hợp se dỗ trên dốc, đừng quên chặn các bánh xe để đảm bảo an toàn hoặc sử dụng chế độ hỗ trợ đỗ xe ngang dốc (HSA) để xe không bị trượt.

Cách lùi xe số tự động 6 cấp

Để lùi xe số tự động 6 cấp, tài xế cần phải rà phanh để xe dừng hẳn, gạt cần số về số N (số mo) và chuyển đến vị trí số lùi (R). Tiếp theo xe sẽ tự động lùi với tốc độ chậm nếu bạn nhả dần chân phanh kết hợp với điều chỉnh vô lăng để lùi xe.

Cách vào số xe số tự động 6 cấp an toàn

Số N

Việc chuyển số sang vị trí N trong hộp số tự động 6 cấp sẽ làm ngắt kết nối giữa động cơ và bánh xe. Khi đó, nếu tài xế nhân ga thì lực cũng sẽ không truyền đến các bánh xe. Qua đó cho phép bánh xe có thể quay tự do và tài xế có thể điều khiển mà không cần tác động của động cơ.

Muốn sử dụng số N đúng cách và an toàn, tài xế không nên đột ngột chuyển sang số N khi đang di chuyển ở tốc độ cao, ngoại trừ những trường hợp khẩn cấp. Vì sự giảm tốc đột ngột, lược bỏ nhiều tính năng của bánh xe sẽ có thể mang đến nguy hiểm cho người dùng.

Số D1, D2, D3

Khi lên dốc, bạn cứ di chuyển bình thường, tức là chủ chuyển cần số về D, không cần quan tâm đến các số D1, D2, D3 và cứ đạp ga cho xe lên dốc. Khi xuống dốc, tùy thuộc vào tốc độ mà bạn phải dò số D1, D2 hay D3 cho xe chạy tốc độ hợp lý.

Lúc xuống dốc bạn cần nhá phanh cho xe chạy chậm lại, giữ nguyên tình trạng chân phanh như vậy, chuyển cần số về D3, nhả chân phanh, còn nếu bạn cảm thấy không cần nhá phanh mà xe chạy tốc độ bình thường, lúc này chọn D3 là phù hợp. Duy trì để hờ chân lên chân phanh để xe xuống dốc mà bạn vẫn đang kiểm soát được tốc độ.

Nếu ở vị trí D3 mà bạn cảm thấy xe trôi hơi nhanh và bạn vẫn cần phải phá phanh thì bạn chuyển sang D2 để cho xe chạy chậm lại. Quá trình chuyển sang D2 giống như chuyển sang D3. Tương tự như vậy áp dụng cho D1.

Số tay M (+/-)

Người lái có thể thay đổi việc tăng hoặc giảm số theo ý muốn như đối với đi xe số sàn. Để tăng số, người lái chỉ cần đẩy số đến ký hiệu (+), giảm số bằng cách đẩy cần đến ký hiệu (-). Trong trường hợp không cần sử dụng số tay nữa, tài xế đẩy côn về vị trí D.

Những lưu ý cần biết khi sử dụng hộp số tự động 6 cấp

Cẩn thận khi sử dụng xe số tự động 6 cấp để đảm bảo an toàn (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Cẩn thận khi sử dụng xe số tự động 6 cấp để đảm bảo an toàn

Đối với lái mới, kỹ năng lái xe thực sự là điều cần được phải được tìm hiểu và nắm vững, xe số tự động có những ưu điểm nhưng nếu không sử dụng đúng cách sẽ rất dễ trở thành nhược điểm và gây nguy hiểm trong khi lái xe. Khi lái xe số tự động cần lưu ý những điều sau:

  • Làm quen với bảng điều khiển bằng cách hiểu rõ vị trí các chế độ trên cần số, bao gồm D, P, R, N và các chế độ lái thể thao, đảm bảo bạn biết cách chuyển số qua lại một cách chính xác.
  • Không dùng chân trái, chỉ nên sử dụng chân phải để thay đổi đạp chân ga hoặc chân phanh. Kiểm soát lái xe bằng gót chân để chính giữa sao cho chỉ cần xoay phần trên mũi chân để thay đổi chân ga sang chân phanh dễ dàng.
  • Sử dụng chân ga nhẹ và êm để khởi đầu và tăng tốc. Không cần đạp ga quá mạnh trừ khi cần thiết.
  • Nếu xe của bạn có chế độ lái thể thao, bạn có thể thử sử dụng nó khi muốn tăng hiệu suất hoặc khi lái xe trên đường núi. Tuy nhiên, hãy biết rằng nó có thể tiêu tốn nhiên liệu nhanh hơn.
  • Đảm bảo mức dầu hộp số luôn đủ và có chất lượng tốt. Thay dầu hộp số đúng định kỳ để đảm bảo hoạt động mượt mà của hộp số.
  • Đừng bao giờ đặt hộp số vào chế độ N khi đang lái xe vì điều này có thể khiến xe mất kiểm soát trong việc hãm động cơ.
  • Thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống phanh để đảm bảo chúng hoạt động đúng cách.

Hướng dẫn bảo dưỡng hộp số tự động 6 cấp

Chú ý bảo dưỡng hộp số tự động 6 cấp định kỳ
Chú ý bảo dưỡng hộp số tự động 6 cấp định kỳ

 Để đảm bảo hộp số hoạt động ổn định và kéo dài tuổi thọ, việc bảo dưỡng định kỳ là rất cần thiết. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách bảo dưỡng hộp số tự động 6 cấp:

Lịch thay dầu hộp số định kỳ

  • Theo khuyến cáo của nhà sản xuất: Mỗi hãng xe có khuyến nghị riêng về thời gian thay dầu hộp số. Thông thường, bạn nên thay dầu hộp số sau mỗi 40.000 – 60.000 km hoặc 2-3 năm, tùy theo điều kiện vận hành.
  • Theo điều kiện sử dụng: Nếu bạn thường xuyên lái xe trong điều kiện khắc nghiệt như đường đèo dốc, đường ngập nước, tắc đường,… bạn nên thay dầu sớm hơn khuyến cáo của nhà sản xuất.

Kiểm tra mức dầu, màu sắc và mùi dầu hộp số

  • Mức dầu: Kiểm tra mức dầu hộp số thường xuyên bằng que thăm dầu. Mức dầu nên nằm trong khoảng giữa hai vạch min và max trên que thăm. Nếu mức dầu thấp, cần bổ sung ngay.
  • Màu sắc: Dầu hộp số mới có màu đỏ tươi hoặc hồng nhạt. Nếu dầu chuyển sang màu nâu hoặc đen, có nghĩa là dầu đã bị bẩn và cần thay mới.
  • Mùi dầu: Dầu hộp số mới có mùi đặc trưng, không bị khét. Nếu dầu có mùi khét, có nghĩa là hộp số đang bị quá nhiệt và cần được kiểm tra ngay.

Một số dấu hiệu hư hỏng thường gặp & cách khắc phục

Hộp số tự động 6 cấp mang lại nhiều tiện ích cho người lái, tuy nhiên, cũng như bất kỳ bộ phận nào khác trên xe, nó có thể gặp phải một số sự cố. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu hư hỏng và biết cách xử lý sẽ giúp bạn bảo vệ hộp số và đảm bảo an toàn khi lái xe. Một số vấn đề thường gặp ở hộp số tự động 6 cấp như sau:

Hộp số bị giật, trượt, rung

Hộp số bị rung, giật khi di chuyển
Hộp số bị rung, giật khi di chuyển

Nguyên nhân:

  • Dầu bẩn làm giảm khả năng bôi trơn và làm mát, gây ma sát và mài mòn các chi tiết bên trong hộp số. Thiếu dầu cũng có thể gây ra các vấn đề tương tự.
  • TCU điều khiển quá trình sang số, nếu bị lỗi có thể gây ra hiện tượng giật cục.
  • Ly hợp là bộ phận truyền lực từ động cơ đến hộp số, nếu bị mòn hoặc hỏng sẽ gây ra hiện tượng trượt hoặc giật khi sang số.
  • Bánh răng, trục, vòng bi,… bị mòn hoặc hỏng cũng có thể gây ra tiếng ồn và rung lắc.

Cách khắc phục:

  • Kiểm tra và thay dầu hộp số nếu cần.
  • Kiểm tra và sửa chữa hoặc thay thế TCU nếu bị lỗi.
  • Kiểm tra và thay thế ly hợp nếu bị mòn hoặc hỏng.
  • Mang xe đến gara để kiểm tra và sửa chữa các vấn đề cơ khí khác.

Hộp số bị chảy dầu

Hộp số bị rò rỉ dầu
Hộp số bị rò rỉ dầu

Nguyên nhân:

  • Gioăng và phớt có tác dụng làm kín các khe hở, ngăn dầu rò rỉ ra ngoài. Nếu chúng bị hỏng hoặc lão hóa, dầu sẽ rò rỉ ra ngoài.
  • Các ốc vít cố định các bộ phận của hộp số có thể bị lỏng theo thời gian, dẫn đến rò rỉ dầu.
  • Do va đập hoặc tác động mạnh, vỏ hộp số có thể bị nứt hoặc thủng, gây rò rỉ dầu.

Cách khắc phục:

  • Kiểm tra và thay thế các gioăng, phớt bị hỏng.
  • Kiểm tra và siết chặt các ốc vít.
  • Sửa chữa hoặc thay thế vỏ hộp số nếu bị nứt hoặc thủng.
  • Mang xe đến gara nếu không thể tự khắc phục.

Đèn báo lỗi hộp số bật sáng

Đèn báo lỗi hộp số
Đèn báo lỗi hộp số

Nguyên nhân:

  • Các cảm biến trong hộp số có thể bị hỏng, gửi tín hiệu sai lệch đến TCU, gây ra đèn báo lỗi.
  • TCU bị lỗi cũng có thể gây ra đèn báo lỗi.
  • Các vấn đề như thiếu dầu, ly hợp hỏng, bánh răng mòn,… cũng có thể kích hoạt đèn báo lỗi.

Cách khắc phục:

  • Đọc mã lỗi bằng máy chẩn đoán chuyên dụng để xác định nguyên nhân cụ thể.
  • Sửa chữa hoặc thay thế cảm biến, TCU hoặc các bộ phận cơ khí bị hỏng.
  • Mang xe đến gara nếu không thể tự khắc phục.

Câu hỏi thường gặp (FAQ)

Hộp số tự động 6 cấp có bền không? Tuổi thọ trung bình là bao lâu?

Hộp số tự động 6 cấp được đánh giá là có độ bền tương đương với các loại hộp số tự động khác, với tuổi thọ trung bình có thể lên đến 200.000 – 300.000 km nếu được bảo dưỡng đúng cách và sử dụng hợp lý.

Tuy nhiên, tuổi thọ thực tế của hộp số tự động 6 cấp có thể thay đổi đáng kể tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm: Thói quen lái xe, điều kiện vận hành, chất lượng dầu hộp số, bảo dưỡng định kỳ…

Khi nào nên thay dầu hộp số tự động 6 cấp?

Việc thay dầu hộp số tự động 6 cấp đúng thời điểm là rất quan trọng để đảm bảo hiệu suất hoạt động và kéo dài tuổi thọ của hộp số. Thời điểm thay dầu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm khuyến nghị của nhà sản xuất, điều kiện vận hành và loại dầu sử dụng.

Khuyến nghị của nhà sản xuất:

Mỗi hãng xe có khuyến nghị riêng về thời gian thay dầu hộp số tự động. Thông thường, khoảng thời gian này dao động từ 40.000 – 60.000 km hoặc 2-3 năm, tùy thuộc vào loại dầu hộp số và điều kiện vận hành. Bạn nên tham khảo sách hướng dẫn sử dụng xe để biết chính xác khuyến nghị của nhà sản xuất.

Điều kiện vận hành

Nếu xe thường xuyên hoạt động trong những điều kiện khắc nghiệt như: Nhiệt độ cao, địa hình khó khăn, tần suất sử dụng cao,… Bạn nên thay dầu hộp số sớm hơn khuyến nghị của nhà sản xuất, khoảng 30.000 – 40.000 km hoặc 1-2 năm.

Loại dầu sử dụng

  • Dầu khoáng: Có tuổi thọ thấp hơn, cần thay thường xuyên hơn (khoảng 40.000 km).
  • Dầu bán tổng hợp: Có tuổi thọ trung bình, có thể thay sau khoảng 50.000 km.
  • Dầu tổng hợp: Có tuổi thọ cao nhất, có thể thay sau khoảng 60.000 km hoặc hơn.

Dấu hiệu cần thay dầu hộp số

Ngoài việc dựa vào lịch bảo dưỡng, bạn cũng nên chú ý đến các dấu hiệu sau để biết khi nào cần thay dầu hộp số như: dầu hộp số có màu sẫm hoặc đen, dầu hộp số có mùi khét, chuyển số giật cục, tiếng ồn lạ,…

Sự khác biệt giữa hộp số tự động 6 cấp và hộp số tự động 5 cấp?

Dưới đây là bảng so sánh chi tiết sự khác biệt giữa hộp số tự động 6 cấp và hộp số tự động 5 cấp:

Tính năng

Hộp số tự động 6 cấp

Hộp số tự động 5 cấp

Số lượng cấp số

6 số tiến, 1 số lùi

5 số tiến, 1 số lùi

Hiệu suất và tiết kiệm nhiên liệu

Tiết kiệm nhiên liệu hơn, đặc biệt ở tốc độ cao, do có nhiều cấp số để lựa chọn, giúp động cơ hoạt động ở vòng tua máy tối ưu.

Kém tiết kiệm hơn một chút so với hộp số 6 cấp, đặc biệt ở tốc độ cao.

Khả năng tăng tốc

Tăng tốc mượt mà, ít bị giật cục hơn

Tăng tốc có thể hơi chậm hơn và có thể có hiện tượng giật nhẹ khi chuyển số

Cảm giác lái

Êm ái, thoải mái hơn

Vẫn êm ái, nhưng có thể kém mượt mà hơn một chút

Giá thành và bảo dưỡng

Chi phí sản xuất và bảo dưỡng cao hơn do
cấu tạo phức tạp hơn.

Chi phí sản xuất và bảo dưỡng thấp hơn.

Độ bền

Tương đương

Tương đương, tuy nhiên có thể kém hơn một chút do phải hoạt động ở vòng tua cao hơn ở một số dải tốc độ

Ứng dụng

Phổ biến trên các dòng xe hiện đại, từ xe phổ
thông đến xe sang.

Trước đây phổ biến trên nhiều dòng xe, nhưng hiện nay đang dần được thay thế bởi hộp số 6 cấp hoặc các loại hộp số khác như CVT, DCT.

Hộp số tự động 6 cấp là một lựa chọn phổ biến trên nhiều dòng xe hiện nay, mang lại sự tiện lợi, êm ái và tiết kiệm nhiên liệu. Tuy nhiên, nó cũng có những nhược điểm như giá thành cao hơn và chi phí bảo dưỡng lớn hơn so với hộp số sàn. Nếu bạn đang cân nhắc mua một chiếc xe với hộp số tự động 6 cấp, hãy tìm hiểu kỹ về ưu nhược điểm của nó, cũng như các chi phí bảo dưỡng liên quan. Ngoài ra, hãy lái thử xe để trải nghiệm thực tế về cảm giác lái và khả năng vận hành của hộp số. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, liên hệ ngay Honda Ô tô Mỹ Đình qua hotline 0375 83 79 79 hoặc tới showroom tại 02 Lê Đức Thọ, Cầu Giấy, Hà Nội để được giải đáp và tư vấn chi tiết nhé!


5/5 - (2 bình chọn)

LIÊN HỆ VỚI HONDA Ô TÔ MỸ ĐÌNH






    0375837979
    Messenger Honda Mỹ Đình
    Zalo Honda Mỹ Đình