Hệ thống phanh là một trong những bộ phận quan trọng nhất trong xe ô tô giúp kiểm soát việc giảm tốc độ hoặc dừng hẳn xe theo ý muốn của tài xế. Khi hệ thống phanh của bạn gặp vấn đề thì sẽ không thể đảm bảo hoạt động lái xe an toàn và có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro gây tai nạn nghiêm trọng. Cùng Honda Ô tô Mỹ Đình tìm hiểu tất tần tật về bộ phận quan trọng nhé!
Hệ thống phanh ô tô là gì?
Phanh là thiết bị cơ học có chức năng hạn chế chuyển động của bánh xe bằng cách tạo ra ma sát. Khi hoạt động, hệ thống phanh sẽ giúp kiểm soát việc giảm tốc độ hoặc dừng hẳn xe theo ý muốn của tài xế.
Trước đây ở giai đoạn đầu của xe hơi, phanh xe chỉ là những khúc gỗ được gắn vào vành bánh xe ngựa. Người lái phải gạt đòn bẩy, khối gỗ sẽ có tác dụng làm hạn chế độc độ quay của bánh xe. Sau đó, để giảm bớt sự nặng nền, hệ thống phanh gỗ được thay thế bằng chất liệu thép hoặc da. Tuy nhiên, thời gian chứng minh chúng vẫn chưa mang lại hiệu quả như người dùng mong muốn mà còn gây ra tiếng ồn khó chịu. Như vậy đòi hỏi các hãng xe hơi phải cải tiến hệ thống phanh để đảm bảo an toàn, có tính thẩm mỹ cao và mang lại sự thoải mái cho tài xế. Tính đến nay, các dòng xe ô tô hiện đại đã được trang bị hệ thống phanh đĩa thuỷ lực giúp đảm bảo an toàn hơn khi sử dụng.
Phân loại và cấu tạo của hệ thống phanh ô tô
Hệ thống phanh có vai trò rất quan trọng trong ô tô, có rất nhiều loại phanh được trang bị trên xe ô tô hiện nay. Có thể phân loại các loại phanh trong hệ thống phanh như sau:
Phân loại theo mục đích sử dụng
Hệ phanh chính (hay chân phanh) được sử dụng để làm giảm tốc độ của ô tô theo mong muốn của người dùng. Loại phanh này được trang bị trên tất cả các bánh ở cầu trước và sau của ô tô.
Hệ phanh dừng được sử dụng để giữ cho ô tô ở trạng thái đứng yên. Loại phanh này được vận hành bằng tay, nên nó còn có tên gọi khác là phanh tay. Chức năng chính là giữ cho ô tô ở trạng thái đứng yên khi dừng xe trên đường bằng phẳng hoặc đèo dốc.
Phân loại theo kết cấu của cơ cấu phanh
Cơ cấu phanh tang trống
Cơ cấu phanh tang trống (hay phanh tăng bua) gồm 2 cụm má phanh (bố thắng) được gắn cố định trên cầu xe, các má phanh được dẫn động bởi các xi lanh phanh bánh xe hoặc bằng đòn dẫn cơ khí, một trống phanh (tăng bua) chụp bên ngoài cụm má phanh, trên trống phanh có các lỗ để gắn lên trục quay bánh xe. Trống phanh sẽ quay cùng với bánh xe trong khi đó má phanh sẽ đứng yên.
Ưu điểm:
- Do phanh tang trống có một trống phanh chụp che đậy má phanh bên trong nên có thể tránh được bụi bẩn bám lên bề mặt giữa má phanh và trống phanh gây mài mòn lớn.
- Dễ dàng bố trí phanh tay và phanh chân trên cùng một cơ cấu phanh làm giảm chi phí xe cũng như chi phí sửa chữa.
Nhược điểm:
- Khi mạt sắt sinh ra bên trong trống phanh, nó sẽ khó thoát ra ngoài được do đó làm tăng sự mài mòn và hư hỏng nhanh của má phanh và trống phanh.
- Khả năng thoát nhiệt của nó rất khó, do đó dễ dẫn đến tình trạng mất phanh khi tài xế thực hiện rà phanh liên tục.
Cơ cấu phanh tang trống thường được bố trí trên các dòng xe có trọng tải lớn như xe tải, xe khách, xe chuyên dùng, ngoài ra nó cũng được bố trí trên cầu sau của một số dòng xe như Honda CR-V, Toyota Fortuner, Hilux, Ford Everest,…
Cơ cấu phanh đĩa
Cơ cấu phanh đĩa (hay thắng đĩa) bao gồm một đĩa thép được gắn cố định bằng bu lông trên moay ơ trục bánh xe, một giá đỡ và các má phanh. Giá đỡ được gắn trên vỏ cầu nên nó sẽ cốc định, trong khi đó đĩa phanh sẽ quay cùng với bánh xe. Trên giá đỡ có bố trí các xi lanh thuỷ lực và các má phanh để khi tài xế đạp phanh, piston sẽ di chuyển làm cho các má phanh ép sát vào đĩa phanh để thực hiện quá trình phanh.
Ưu điểm:
- Có khả năng giải nhiệt tốt, do đó khả năng bị mất phanh khi người lái rà phanh liên tục sẽ xảy ra chậm hơn.
- Hiệu quả của phanh cũng cao hơn cơ cấu phanh tang trống sau một thời gian dài sử dụng.
- Khả năng tự điều chỉnh khe hở giữa má phanh và đĩa phanh làm cho khe hở này không không đổi dù má phanh có bị hao mòn. Do đó thời gian chậm tác dụng của hệ thống phanh luôn không đổi so với một vài hệ thống phanh sử dụng cơ cấu phanh tang trốn được bố trí trên các dòng xe du lịch.
Nhược điểm:
- Khí sử dụng phanh đĩa, nhiệt độ tăng lên đáng kể gây tích nhiệt trên về mặt đĩa phanh và pad phanh. Các sự thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể làm cho đĩa phanh bị nứt hoặc biến dạng.
- Phanh đĩa có khả năng làm mất hiệu suất khi ẩm ướt. Khi nước bám vào bề mặt đĩa và pad phanh có thể xuất hiện một khoảng thời gian ngắn khi hiệu suất phanh giảm đi.
- Cơ cấu phanh đĩa thường nặng hơn so với phanh tang trống, điều này có thể làm ảnh hưởng đến khả năng giảm trọng lượng của xe và tiêu hao nhiên liệu.
Hệ thống phanh đĩa thường được sử dụng trên các cả các dòng xe du lịch như Honda City, Honda Civic, Honda CR-V, Toyota Vios, Innova, Camry, Hyundai,…
Phân loại theo kiểu dẫn động phanh
Hệ thống phanh dẫn động cơ khí
Hệ thống phanh dẫn động cơ khí (hay dẫn động bằng dây cáp) thường được sử dụng trên tất cả các dòng xe đời cũ. Hiện nay, kiểu dẫn động phanh này chỉ được sử dụng cho hệ thống phanh dừng. Đây là yêu cầu bắt buộc đối với hệ thống phanh dừng để đảm bảo độ tin cậy và độ an toàn của hệ thống phanh dừng.
Hệ thống phanh dẫn động cơ khí ít được sử dụng bởi vì kết cấu phức tạp của nó, việc bố trí các điểm nối dây cáp tới cơ cấu phanh tại bánh xe rất khó khăn. Để khắc phục tình trạng này, các nhà sản xuất đã thiết kế ra hệ thống phanh dẫn động thuỷ lực.
Hệ thống phanh dẫn động thuỷ lực
Hệ thống phanh dẫn động thuỷ lực hoạt động dựa theo định luật Pascal. Hệ thống này thường đi kèm với một bộ trợ lực phanh chân không (bầu trợ lực phanh) để làm giảm sự mệt mỏi cho người lái đồng thời đảm bảo hiệu quả phanh luôn ổn định.
Hệ thống phanh dẫn động khí nén
Hệ thống phanh dẫn động khí nén chủ yếu được bố trí trên các dòng xe tải nặng, xe đầu kéo, sơ mi rơ mooc… do yêu cầu của loại dẫn động phanh này cần có một máy nén khí được bố trí trên xe.
Hệ thống phanh dẫn động kết hợp thuỷ lực – khí nén
Hệ thống phanh dẫn động kết hợp giữa thuỷ lực và khí nén thường chỉ được bố trí trên các dòng xe tải nặng và xe chuyên dùng.
Các loại hệ thống phanh hiện đại
Phanh điện từ
Phanh điện từ là một dạng của hệ thống phanh, từ trường được sinh ra bởi các nam châm vĩnh cửu được sử dụng để thực hiện phanh bánh xe. Đây là hệ thống phanh không có ma sát do đó sẽ không có sự mài mòn xảy ra. bên cạnh đó, cũng sẽ không có bất kỳ áp suất nào ở bên trong hệ thống phanh. Thời gian chậm tác dụng của hệ thống phanh điện từ rất ngắn do đó, đây là một hệ thống phanh an toàn và được nhiều hãng ưu tiên sử dụng.
Phanh dừng dẫn động điện – điều khiển điện tử
Hệ thống phanh dừng này thực chất chỉ thay đổi phương pháp dẫn động cơ khí (cáp) bằng dẫn động điện và được điều khiển điện tử. Một công tắc phanh được bố trí bên cạnh cần số, khi người lái nhấn công tắc, mô tơ điện sẽ quay và ép má phanh vào đĩa phanh tạo ra sự phanh.
Để thực hiện nhả phanh, người lái chỉ cần khởi động động cơ và lái xe đi, hệ thống phanh sẽ tự động ngắt phanh trước khi chiếc xe bắt đầu di chuyển mà không cần phải nhấn công tắc.
Phanh điện
Phanh điện là loại hệ thống phanh sử dụng trên xe điện. Quá trình phanh được thực hiện bằng chính các mô tơ điện dẫn động bánh xe. Khi tài xế đạp phanh, mô tơ điện sẽ bị đổi chức năng của nó thành máy phát điện, động năng di chuyển của xe sẽ được chuyển hoá thành điện năng và các dạng năng lượng khác để thực hiện phanh.
Hệ thống phanh điện tử
Phanh điện tử giúp làm giảm thời gian chậm tác động của hệ thống phanh. Do vậy, nó giảm quãng đường phanh một cách đáng kể, từ đó tránh được các tai nạn không mong muốn. Hệ thống phanh được trang bị tính năng chống bó cứng má phanh (ABS) giúp việc lái xe ổn định hơn, giảm thiểu tình trạng mất kiểm soát khi phanh.
Cơ chế hoạt động của hệ thống phanh ô tô
Hệ thống phanh hoạt động khi tài xế đạp phanh, lực sẽ truyền từ bàn đạp đến bầu trợ lực của phanh. Lúc này, các piston chuyển động nén lò xo và dầu trong xi lanh chính. Quá trình này làm tăng năng suất, đẩy dầu đến các đường ống và xi lanh của bánh xe, đẩy piston và guốc phanh ép chặt vào má phanh sinh ra lực ma sát. Nhờ vào tác động này, tang trống và moay ơ tại bánh xe sẽ giảm tốc độ quay hoặc dừng lại theo yêu cầu của lái xe.
Khi tài xế dừng tác động lên bàn đạp phanh, xi lanh phanh ép các piston đẩy dầu ngược lại xi lanh chính, tạo cơ chế nhả phanh khiến xe sẽ trở lại vận tốc như tài xế mong muốn.
9 hư hại thường gặp ở hệ thống phanh xe ô tô và cách giải quyết
1. Má phanh bị mòn
Má phanh bị mòn sẽ làm cho quãng đường phanh tăng lên và có thể gây mài mòn kim loại trên bề mặt đĩa phanh. Khi má phanh có vết nứt trên bề mặt sẽ tạo ra các tiếng kêu khi phanh xe. Khi các má phanh và đĩa phanh bị nóng lên thì khoảng cách dừng sẽ tăng lên. Má phanh sẽ luôn bị mòn nhanh hơn đĩa phanh và cần thay thế thường xuyên. Bên cạnh đó, má phanh bị mòn thì bàn đạp phanh có thể bị rung, giật.
2. Đĩa phanh bị cong vênh
Bề mặt đĩa phanh cần được giữ phẳng để giữ tiếp xúc tốt với má phanh. Khi bề mặt đĩa phanh bị cong vênh do hư hỏng nhiệt, nó sẽ làm cho bàn đạp phanh bị rung lên/xuống khiến xe bị giật khi dừng. Còn khi đĩa phanh bị quá nhiệt, bề mặt của nó sẽ bị đổi mà và điều này sẽ làm cứng bề mặt và má phanh sẽ không thể bám chặt chúng. Cần thay thế để đảm bảo an toàn.
3. Hệ thống phanh bị rò rỉ
Việc hệ thống phanh bị rò rỉ nguyên nhân chủ yếu là do vấn đề thuỷ lực. Khi bàn đạp phanh luôn gặp phải tình trạng bị thấp xuống sàn, nó thường có thể bị rò rỉ. Đường dầu phanh bị rò rỉ sẽ dẫn đến mất dầu phanh và cuối cùng hệ thống phanh sẽ có thể bị hư hỏng hoàn toàn. Rò rỉ này cần phải được xử lý ngay lập tức, một vũng dầu phanh trên sàn nhà để xe hoặc bàn đạp phanh bị thấp đều là triệu chứng khiến hệ thống phanh bị rò rỉ. Bạn cần mang xe đến showroom để kiểm tra đường dẫn dầu phanh và xử lý ngay lập tức.
4. Kẹp phanh bị dính
Giá kẹp và kẹp phanh (càng nhanh) giữ má phanh và ép chúng vào đĩa phanh để dừng xe. Các piston kẹp phanh có thể bị kẹt trong lỗ xi lanh khiến xe bị lệch sang một bên khi phanh hoặc các má phanh và đĩa phanh sẽ bị quá nhiệt hoặc mòn quá nhanh. Như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu suất của quá trình tăng tốc khi phanh bị dính. Kẹp phanh không chỉ gây trải nghiệm lái xe không tốt mà còn có thể gây nguy hiểm, cần phải được sửa chữa ngay lập tức.
5. Đĩa phanh bị cong vênh, đảo
Đĩa phanh xe ô tô bị đảo hoặc moay ơ không đồng tâm đều ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống phanh. Khi phanh, môi trường làm việc của phanh đĩa và má phanh bị bám nhiều tạp chất, nhiệt độ cao và thay đổi đột ngột nên dễ gây ra biến dạng và mòn không đều. Còn khi đĩa phanh bị đảo có thể xuất phát từ nguyên nhân do bề mặt đĩa phanh lắp vào giá moay ơ không tiếp xúc phẳng tuyệt đối hay do quá trình tháo lắp hoặc do biến dạng cục bộ gây nên. Bạn cần kiểm tra và thay đĩa phanh ngay.
6. Phanh bị biến chất, mờ dần
Khi thời gian để dừng một chiếc xe lâu hơn bình thường thì có thể là do phanh bị biến chất, độ hao mòn nhiều hơn. Khi lái xe đổ đèo theo quán tính, nếu bạn không có kinh nghiệm lái thì việc đạp phanh nhiều sẽ làm nóng hệ thống phanh nhanh hơn khiến các má phanh và đĩa phanh phản ứng kém hơn dưới tác động nhiệt độ. Lúc đó, má phanh sẽ cháy và làm mất tác dụng của phanh. Bạn cần kiểm tra độ mòn má phanh và thay thế khi cần thiết.
7. Đèn báo hệ thống phanh bị lỗi
Trong hầu hết các trường hợp, đèn báo phanh cho thấy xe của bạn đang gặp vấn đề với hệ thống thuỷ lực của đường ống phanh và chiếc xe cần phải được kiểm tra và nên sửa chữa càng sớm càng tốt.
8. Ống dầu bị hỏng hoặc bị xẹp
Ống dầu phanh bị xẹp hoặc gặp trục trặc như rách, lủng, rò rỉ,… có thể dẫn đến việc kẹp phanh di chuyển không đồng đều làm cho xe bị kéo sang một bên khi phanh. Nếu phanh bị kéo sang một bên, xe cần được kiểm tra và sửa chữa càng sớm càng tốt. Trong nhiều trường hợp, áp suất chất lỏng lên bộ kẹp phanh sẽ không được giải phóng bởi ống dầu gặp vấn đề và sẽ luôn giữ kẹp phanh ép má phanh mà không nhả ra.
9. Phanh khẩn cấp, phanh tay
Tưởng chừng như không ảnh hưởng nhưng việc bạn nhả phanh khẩn cấp thường xuyên sẽ gây ra các vấn đề hiệu suất cũng như làm hỏng hệ thống phanh. Khi xe có tốc độ tăng tốc chậm hoặc phát ra tiếng kêu, tiếng ồn, bạn hãy đi kiểm tra để đảm bảo phanh tay không bị gài. Khi dây cáp phanh tay bị kẹt sau khi phanh tay được kích hoạt và sau đó bạn cố gắng nhả ra thì có thể khiến xe hoàn toàn không thể di chuyển được.
Một số lưu ý khi sử dụng hệ thống phanh xe ô tô
Sử dụng hệ thống phanh trên xe ô tô là một phần quan trọng của lái xe an toàn. Sau đây là một số lưu ý khi sử dụng hệ thống phanh bạn cần biết:
- Khoảng cách an toàn: Luôn giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước để có đủ thời gian phản ứng và dừng lại an toàn khi cần. Điều này đặc biệt quan trọng trong điều kiện thời tiết xấu hoặc khi đi trên đường trơn trượt.
- Khắc phục trước khi cần thiết: Khắc phục trước khi cần thiết bằng cách nhấn nhẹ vào pedal phanh trước khi bạn cần phanh mạnh. Điều này giúp tạo áp lực trong hệ thống phanh và giảm thời gian phản ứng.
- Phanh đều: Sử dụng pedal phanh đều đều tránh khóa bánh xe. Hệ thống chống bó cứng phanh (ABS) sẽ giúp bạn duy trì sự kiểm soát khi phanh mạnh.
- Tránh phanh trong các tình huống nguy hiểm: Tránh phanh mạnh hoặc thực hiện phanh tránh trong các tình huống nguy hiểm như lái xe trên đường trơn trượt hoặc có nguy cơ mất kiểm soát.
- Kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống phanh: Đảm bảo hệ thống phanh của bạn được bảo dưỡng định kỳ và kiểm tra. Thay thế 4 bánh xe và bánh xe lắp đặt đúng cách là quan trọng để đảm bảo hiệu suất phanh tối ưu.
- Sử dụng động cơ phanh: Khi lái xe xuống đèo hoặc hạ dốc dài, sử dụng động cơ phanh (sử dụng số thấp hơn hoặc chuyển xuống số D1 hoặc D2 nếu xe có hộp số tự động) để giảm áp lực lên hệ thống phanh và tránh quá nhiệt.
Đặc biệt, bạn hãy nhớ luôn duy trì hệ thống phanh trong tình trạng tốt và học cách sử dụng nó một cách an toàn là điều quan trọng để giảm nguy cơ tai nạn giao thông và đảm bảo an toàn cho bạn cũng như người khác trên đường.
Trên đây là những thông tin về hệ thống phanh xe ô tô do Honda Ô tô Mỹ Đình tổng hợp và cung cấp đến bạn. Hy vọng bạn đã hiểu thêm về hệ thống phanh xe ô tô và có cần thận trong quá trình sử dụng an toàn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800 1165 hoặc tới showroom tại 02 Lê Đức Thọ, Cầu Giấy, Hà Nội để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết nhé!
Honda Ô tô Mỹ Đình – Tổng kho lớn nhất miền Bắc
- Website: https://hondaotomydinh.vn/
- Fanpage: Honda Ô tô Hà Nội – Mỹ Đình
- Youtube: Honda Ô tô Hà Nội – Mỹ Đình
- Hotline: 0375 83 79 79
Với 2 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực ô tô, tôi tự tin mang đến cho khách hàng những thông tin chính xác và đầy đủ, là nguồn tham khảo đáng tin cậy giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm các thông tin hữu ích.
CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Honda Ôtô Mỹ Đình đón tiếp Đoàn Lãnh đạo cấp cao Honda Motor Nhật Bản
Nội dung bài viếtHệ thống phanh ô tô là gì?Phân loại và cấu tạo của [...]
Th12
Honda CR-V L 2025: Hình ảnh, TSKT, Giá lăn bánh 12/2024
Nội dung bài viếtHệ thống phanh ô tô là gì?Phân loại và cấu tạo của [...]
Th11
Honda CR-V G 2025: Hình ảnh, TSKT, Giá lăn bánh 12/2024
Nội dung bài viếtHệ thống phanh ô tô là gì?Phân loại và cấu tạo của [...]
Th11
“Feel the Performance” tháng 10: Bạn đã bỏ lỡ điều gì?
Nội dung bài viếtHệ thống phanh ô tô là gì?Phân loại và cấu tạo của [...]
Th11
Honda CR-V L AWD 2025: Hình ảnh, TSKT, Ưu đãi 12/2024
Nội dung bài viếtHệ thống phanh ô tô là gì?Phân loại và cấu tạo của [...]
Th11
Sự kiện trải nghiệm lái thử xe tháng 11 – Ngập tràn quà tặng lớn 🎁
Nội dung bài viếtHệ thống phanh ô tô là gì?Phân loại và cấu tạo của [...]
Th11
Trả góp Honda HR-V: Vay tới 90% – Lãi suất thấp – Thủ tục 24h
Nội dung bài viếtHệ thống phanh ô tô là gì?Phân loại và cấu tạo của [...]
Th11
Trả góp Honda BR-V: Vay tới 90% – Lãi suất thấp – Thủ tục 24h
Nội dung bài viếtHệ thống phanh ô tô là gì?Phân loại và cấu tạo của [...]
Th11
LIÊN HỆ VỚI HONDA Ô TÔ MỸ ĐÌNH