Hệ thống phanh đĩa ô tô: Cấu tạo, ưu nhược điểm & 3 Lưu ý khi sử dụng

Phanh đĩa là một thiết bị cơ học không thể thiết trên xe ô tô. Phanh đĩa ô tô có chức năng làm chậm tốc độ của xe khi chuyển động cho đến khi dừng hẳn. Đây là hệ thống phanh được sử dụng phổ biến trên các mẫu xe hiện đại ngày nay. Cùng Honda Ô tô Mỹ Đình tìm hiểu chi tiết về hệ thống phanh này nhé!

Phanh đĩa là gì?

Phanh đĩa ô tô là một thiết bị cơ học dùng để dừng tốc độ của xe hoặc tốc độ của các thiết bị di chuyển khác. Phanh đĩa còn còn tên gọi khác là thắng, hãm hay bộ giảm tốc, phanh sử dụng lực ma sát để chuyển động năng thành nhiệt năng mặc dù có những phương pháp chuyển đổi năng lượng khác cũng được dùng.

Hệ thống phanh đĩa trên xe ô tô
Hệ thống phanh đĩa trên xe ô tô

Lịch sử của phanh đĩa ô tô

Phanh đĩa được phát minh vào năm 1890 với phiên bản làm bằng sắt thép. Tuy nhiên, quá trình sử dụng cho thất chất liệu này khiến phanh sẽ bị gỉ sét, gãy vỡ. Các nhà sản xuất đã điều chỉnh thay thế bằng hợp kim cao cấp hơn.

Lịch sử của hệ thống phanh đĩa trên xe ô tô
Lịch sử của hệ thống phanh đĩa trên xe ô tô

Đến giữa thế kỷ 20, phanh đĩa trở nên hoàn hảo hơn khi được mạ bên ngoài lớp kim loại đặc biệt có chức năng chống gỉ sét và chịu được nhiệt độ cao khi xe đi với vận tốc lớn. Từ đó đến nay, phanh đĩa được ứng dụng phổ biến trên các dòng xe, bao gồm xe đua và xe thương mại.

Cấu tạo của hệ thống phanh đĩa trên xe ô tô

Hệ thống phanh đĩa được cấu tạo bởi 4 bộ phận chính: ngàm phanh, đĩa phanh, má phanh và piston dầu. Cấu tạo chung của loại phanh này được thiết kế theo kiểu dáng hở, các bộ phận khi hoạt động được phối hợp ăn ý với nhau để giúp ô tô đỗ xe hoặc giảm tốc độ di chuyển một cách an toàn và hiệu quả.

Cấu tạo của hệ thống phanh đĩa trên xe ô tô
Cấu tạo của hệ thống phanh đĩa trên xe ô tô

Đĩa phanh (Roto)

Đĩa phanh là bộ phận được gắn trực tiếp ngay trên cụm moay-ơ của bánh xe. Hiện đĩa đĩa phanh có tất cả 3 loại phổ biến như: loại đặc, loại thông gió và loại có tang trống. Tùy vào mục đích thiết kế của từng hãng mà đĩa phanh sẽ được đục lỗ hoặc xẻ rãnh nhằm tối ưu hóa khả năng tản nhiệt cho hệ thống đĩa phanh trong suốt quá trình hoạt động.

Hầu hết các loại đĩa phanh hiện nay thường được làm từ thép carbon, vật liệu này có khả năng chịu nhiệt, chịu lực tốt và độ bền cao.

Ngàm phanh (Caliper)

Ngàm phanh là bộ phận giúp giữ và ép má phanh tỳ lên mặt đĩa phanh nhằm tạo ra lực phanh cho xe giúp xe giảm tốc độ hay dừng lại mà không bị giật cục. Ngàm phanh được thiết kế với 2 dạng chính là dạng trôi và dạng cố định, cụ thể như sau:

  • Dạng trôi sẽ bao gồm piston và mặt tựa, trong trường hợp xuất hiện tác động của lực piston sẽ tỳ lên mặt đĩa phanh tạo ra phản lực đẩy cùm phanh di chuyển.
  • Dạng cố định có kết cấu phức tạp hơn với 2 piston thủy lực đặt ở tư thế đối xứng, khi có lực tác động sẽ làm cho má phanh tỳ vào đĩa phanh. Ngàm phanh có chi phí cao chỉ phù hợp với các dòng xe thể thao có hiệu năng cao.

Má phanh (Brake Pads)

Má phanh là một khối thống nhất được thiết kế từ nhiều vật liệu chịu nhiệt cụ thể như hợp kim, gốm, kevlar. Thiết kế những đường xẻ ngay trên má phanh có tác dụng thoát nhiệt khi vận hành, nếu trong quá trình lái xe tài xế thực hiện phanh và nghe thấy tiếng kêu rít dấu hiệu cho thấy má phanh đã bị mòn và cần thay mới.

Piston điều khiển dầu

Phanh đĩa xe ô tô sử dụng piston (dầu) để truyền lực tới má phanh. Dầu phanh đĩa của xe thường là loại chuyên dụng. Khi có lực tác động, piston sẽ ép má phanh tỳ sát mặt đĩa và tác động trực tiếp giúp cho xe dừng lại.

Bên cạnh 4 bộ phận chính trên cấu tạo phanh đĩa ô tô còn có một số bộ phận khác như bộ lọc khí, lò xo,…

Nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh đĩa trên xe ô tô

Khi lái xe với bàn đạp phanh, áp suất dầu trong ống dẫn dầu và xi lanh bánh xe tăng lên, đẩy piston và má phanh cọ sát vào đĩa phanh, tạo ra lực ma sát khiến bánh xe bị chậm lại hoặc dừng lại của bánh xe.

Nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh đĩa trên xe ô tô
Nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh đĩa trên xe ô tô

Trong quá trình sử dụng phanh đĩa ô tô, người lái cần thực hiện theo 3 bước: đạp phanh – rà phanh – giảm tốc kết hợp với phanh và về số thấp hơn để dừng xe an toàn. Kỹ thuật phanh đĩa này áp dụng cho những đoạn đường gồ ghề, chở nặng hoặc bạn đi xe với tốc độ cao.

Ở trạng thái nhả, áp suất dầu giảm phanh nhanh chóng, làm cho phớt dầu bị biến dạng và piston, má phanh tách ra khỏi đĩa phanh. Phanh đĩa ô tô là bộ phận nhanh chóng bị hao mòn sau quá trình sử dụng liên tục. Khi má phanh mòn chỉ còn 2-3 mm, người lái nên thay má phanh mới.

Ưu nhược điểm của hệ thống phanh đĩa trên xe ô tô

Một số ưu – nhược điểm của hệ thống phanh đĩa trên xe ô tô như sau:

Ưu điểm

  • Mang lại độ chính xác cao, đảm bảo an toàn cho người lái khi sử dụng, ưu điểm vượt trội so với dẫn động phanh tang trống.
  • Quá trình phanh ngắn (ngay khi tác dụng lực của tay côn sẽ truyền ngay đến chảo dầu, đẩy dầu vào piston, piston sẽ ép trực tiếp vào 2 má phanh và đĩa phanh) thời gian thực hiện nhỏ hơn 0,5 giây. Nhờ đó, khả năng dừng phanh, hiệu quả và gần như không bị trượt.
  • Tản nhiệt tốt nhờ thiết kế đĩa phanh đục lỗ, khả năng sử dụng sẽ bền hơn.
  • Thiết kế nhỏ gọn, nhẹ hơn nhiều so với phanh tang trống.

Nhược điểm

  • Nên bảo dưỡng thường xuyên vì thiết kế phanh đĩa của xe nằm bên ngoài.
  • Đắt tiền trong quá trình bảo trì.
  • Quá trình hoạt động phụ thuộc rất nhiều vào dầu phanh nên cần có thời gian kiểm tra và thay dầu định kỳ.
  • Thiết kế của đĩa phanh ở dạng hở nên bề mặt ma sát rất dễ bị hư hỏng bởi các tác nhân bên ngoài trong quá trình sử dụng.
  • Má phanh bị ăn mòn khá nhanh do quá trình phanh diễn ra nhanh và mạnh.
  • Nếu không biết sử dụng sẽ rất nguy hiểm nghiêm trọng hơn là ngã, lật xe nếu phanh gấp.

Một số hư hỏng và cách sửa phanh đĩa ô tô

Một số hư hỏng của phanh đĩa thường gặp như sau:

  • Phanh đĩa bị khóa khi đạp phanh
  • Đĩa phanh phát ra tiếng kêu
  • Nặng chân phanh (Do bộ trợ lực phanh có vấn đề)
  • Rò rỉ dầu phanh, rò rỉ hệ thống
  • Phanh bị rung hoặc trượt (Do guốc phanh bị mòn hoặc hư hỏng)
  • Má phanh mòn hoặc biến dạng

Với những hư hỏng trong hệ thống phanh đĩa, bạn cần xác định rõ nguyên nhân nằm ở đâu và đưa ra biện pháp xử lý hợp lý. Trong một số trường hợp có thể phải mài đĩa phanh hoặc thay thế các bộ phận như má phanh, phanh đĩa xe ô tô… Ngoài ra, bạn cần thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống phanh đĩa để duy trì hoạt động phanh trơn tru, đảm bảo an toàn.

Hướng dẫn bảo dưỡng phanh đĩa ô tô đúng cách

Xét về cấu tạo, hệ thống phanh đĩa có thiết kế lộ ra ngoài và má phanh để hở nên dễ bám nước, bụi bẩn. Cho nên bạn cần thường xuyên bệ sinh để tránh hư hỏng hệ thống phanh. Cần phải thường xuyên thay dầu định kỳ vì phanh đĩa ô tô phụ thuộc vào dầu.

Má phanh nhanh mòn do phải chịu ma sát do quá trình phanh diễn ra nhanh và mạnh. Trong nhiều tình huống bất ngờ khi tác động quá nhanh, nếu ABS trên xe ô tô không hoạt động tốt sẽ khiến hệ thống phanh đĩa bị bó cứng dẫn đến trình trạng lật, trượt khi phanh gấp.

Bảo dưỡng phanh đĩa ô tô đúng cách
Bảo dưỡng phanh đĩa ô tô đúng cách

Để thực hiện bảo dưỡng hệ thống phanh đĩa xe ô tô bạn cần tiến hành theo các bước sau đây:

Bước 1: Tháo ốc phía sau bộ giá phanh

Hãy sử dụng loại cờ chuyên dụng để thực hiện công việc công việc tháo ốc phía sau bộ giá phanh. Nếu như xe có hệ thống cảm biến độ mòn, hãy rút chốt cắm ra. Sau đó, bạn nhấc lên bộ giá đỡ ra khỏi đĩa phanh rồi mới tiến hành tháo đến các má phanh.

Bước 2: Rút suốt trượt phía bên ngoài đĩa phanh

Sau khi đã thực hiện tháo rời tất cả các bộ phận suốt trượt bên ngoài đĩa phanh rồi. Hãy giữ chúng vào một chiếc hộp hoặc để ở một vị trí sạch sẽ nào đó.

Bước 3: Sử dụng nước vệ sinh phanh ô tô chuyên dụng

Sử dụng các loại nước vệ sinh phanh chuyên dụng để vệ sinh chiếc cùm đỡ trong cấu tạo phanh đĩa ô tô – giá đỡ phanh. Thực hiện vệ sinh các chi tiết bằng nhựa và cao su nhẹ nhàng. Lau chùi sạch sẽ bụi bẩn, gỉ sắt bên trong khe rãnh, ngóc ngách của bộ giá đỡ.

Bước 4: Bôi mỡ lên phanh ô tô

Sau khi suốt trượt bạn hãy tiến hành bôi mỡ vào bộ phận này. Sử dụng mỡ bò chuyên dụng để bảo vệ má phanh, loại bỏ tiếng rít giúp tăng độ cứng, tuổi thọ cho má phanh được lâu. Đưa phần chốt vào lỗ thực hiện kiểm tra độ trơn trượt xem đã đạt yêu cầu chưa.

Bước 5: Hoàn thành công việc bảo dưỡng

Lắp ráp các chi tiết vào nguyên vị trí ban đầu lần lượt sẽ là bộ cùm phanh, má phanh, bộ giá phanh rồi siết chặt con ốc và cắm đường dây hệ thống cảm biến vào.

Bước 6: Lắp bánh xe lại

Tiến hành lắp bánh xe, vặn lại đủ và chặt các con ốc đã tháo ra trước đó. Siết chặt lại các ốc bánh xe.

Sự khác biệt giữa phanh đĩa và phanh tang trống

Phân biệt phanh đĩa và phanh tang trống
Phân biệt phanh đĩa và phanh tang trống

Phanh đĩa và phanh tang trống có nhiều điểm khác biệt. Cụ thể như sau:

Phanh đĩaPhanh tang trống

Cấu tạo

Gồm 3 phần: đĩa phanh, má phanh và cùm phanh. Đĩa phanh được gắn cố định vào trục bánh và quay theo chiều của bánh xe. Trong khí đó, cùm phanh được cấu tạo bởi má phanh và các piston, được thiết kế ốp cố định vào hai bên đĩa phanh.Gồm trống phanh, má phanh, xi lanh, piston, cuppen và lò xo hồi vị. Trống phanh là một hộp rỗng được hắn cố định vào trục bánh xe và chuyển động theo chiều của bánh xe. Trong khi đó, má phanh nằm bên trong sẽ ma sát trực tiếp với trống phanh. Cuppen có tác dụng làm kín khí ở xi lanh và không cho dầu bị rò rỉ ra ngoài.

Nguyên lý hoạt động

Khi người lái đạp phanh, áp suất dầu trong các đường ống và xi lanh của bánh xe tăng lên khiến cho piston đẩy má phanh tịnh tiến về phía đĩa phanh. Má phanh tiếp xúc với đĩa phanh sẽ tạo ra ma sát giúp giảm tốc độ quay của bánh xe khiến xe chậm dần và dừng hẳn khi lực phanh đủ lớn.Khi người lái đạp phanh, bình xi lanh thông qua thủy lực và lò xo hồi vị sẽ đẩy hai má phanh ra ngoài để ma sát trực tiếp với trống phanh. Như vậy, năng lượng của bánh xe được chuyển thành nhiệt năng tác động lên các phanh giúp bánh xe chuyển động chậm dần và ngừng quay.

Ưu điểm

  • Hiệu quả giảm tốc và dừng xe cao hơn bởi lực ma sát lớn hơn.
  • Vật liệu làm phanh đĩa có khả năng chịu nhiệt, chịu lực tốt, rất bền bỉ, ít bị hư hỏng và có trọng lượng nhẹ hơn phanh tang trống.
  • Phanh đĩa có cấu tạo hở giúp tăng khả năng tản nhiệt và thoát nước. Từ đó hiệu suất phanh của xe được nâng cao, các kỹ thuật viên dễ dàng quan sát những lỗi hư hỏng để vệ sinh và sửa chữa.
  • Thiết kế của phanh đĩa đơn giản và gọn nhẹ.
  • Phanh tang trống có được thiết kế kín, không dễ bị bám bụi nên phù hợp với nhiều điều kiện đường sá và thời tiết khác nhau.
  • Thiết kế đơn giản, vật liệu chế tạo nên phanh tang trống không quá cao caaos và đắt tiền giúp giảm giá thành ô tô. Đồng thời việc bảo dưỡng, vệ sinh và thay thế dễ dàng.
  • Phanh tay trống có khả năng cường hóa, tăng lực phanh rất phù hợp với các loại ô tô tải có khối lượng và tải trọng lớn.

Nhược điểm

  • Do phanh đĩa được thiết kế hở và lộ ra ngoài nên rất dễ bám bụi, đất cá làm giảm hiệu suất vận hành sau thời gian dài sử dụng.
  • Lực ma sát giữa má phanh và đĩa phanh rất lớn gây ra tiếng ồn khi vận hành xe.
  • Phanh đĩa được chế tạo từ các loại vật liệu chất lượng cao giúp đảm bảo độ an toàn cho xe. Tuy vậy, giá thành bảo dưỡng và thay thế phanh đĩa cao hơn hẳn so với phanh tang trống.
  • Với những tình huống bất ngờ, nếu lực phanh quá lớn sẽ khiến hệ thống phanh bị bó cứng gây lật xe, văng xe.
  • Phanh tang trống có trọng lượng nặng hơn.
  • Thiết kế kín khiến khả năng tản nhiệt của phanh tang trống kém. Điều này làm giảm hiệu suất của xe đặc biệt trong trường hợp phanh gấp hoặc đổ đèo. Để tránh nguy hiểm, người lái nên cho xe dừng lại sau khi đổ đèo một thời gian để phanh bớt nóng.

Một số lưu ý khi sử dụng hệ thống phanh trên xe ô tô

Một số lưu ý khi sử dụng hệ thống phanh trên xe ô tô
Một số lưu ý khi sử dụng hệ thống phanh trên xe ô tô

Khi sử dụng hệ thống phanh trên xe ô tô bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Kiểm tra dầu phanh: Bạn nên thường xuyên theo dõi, khoảng nửa tháng/lần để biết được tình trạng của hệ thống phanh. Nếu mức dầu xuống thấp hơn so với quy định cần phải bổ sung thêm dầu phanh, tránh trường hợp để hệ thống phanh thiếu dầu. Trường hợp mức dầu hao thường xuyên thì đó là hiện tượng bị rò rỉ, có thể ở các đường ống dẫn dầu của hệ thống phanh. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải kiểm tra màu của dầu.
  • Kiểm tra má phanh: Khi vận hành, nếu má phanh mòn quá nhiều sẽ làm giảm áp suất, giảm hiệu năng phanh và làm nóng đĩa phanh, cùng với đó khiến đĩa phanh nhanh mòn theo. Theo các khuyến cáo của nhà sản xuất, không nên tiếp tục di chuyển nếu má phanh đã đến độ mòn, nên thay mới má phanh khi độ dày má phanh chỉ còn 2-3 mm.
  • Rà láng đĩa phanh: Khi phanh, môi trường làm việc của đĩa phanh và má phanh rất khắc nghiệt bởi bề mặt bám nhiều tạp chất cùng với nhiệt sinh ra lớn sẽ khiến đĩa phanh bị hao mòn không đồng đều, hoặc có thể bị cong vênh đĩa phanh. Trong những trường hợp này, rà lãng đĩa phanh là biện pháp hiệu quả nhất để giải quyết. Khi rà, phải biết được độ dày tối thiểu cho phép, trên một số mẫu xe nếu đĩa phanh đã quá xước và mòn thì không thể khắc phục bằng cách láng đĩa mà phải thay thế hoàn toàn.

Như vậy, Honda Ô tô Mỹ Đình đã cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về hệ thống phanh đĩa trên xe ô tô. Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp ích cho bạn hiểu rõ hơn về cấu tạo, nguyên lý làm việc cũng như cách bảo dưỡng đúng. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, liên hệ với chúng tôi ngay qua hotline 0375 83 79 79 hoặc tới showroom tại 02 Lê Đức Thọ, Cầu Giấy, Hà Nội để được giải đáp và tư vấn chi tiết nhé!


Đánh giá post

LIÊN HỆ VỚI HONDA Ô TÔ MỸ ĐÌNH






    0375837979
    Messenger Honda Mỹ Đình
    Zalo Honda Mỹ Đình