Hệ thống làm mát ô tô: Cấu tạo, phân loại và điều cần lưu ý khi sử dụng 

Hệ thống làm mát ô tô đảm nhận vai trò như “điều hòa nhiệt độ” giữ nhiệt độ của động cơ luôn ở mức cho phép để quá trình vận hành luôn ổn định. Trên thị trường xe hiện tại có 2 loại hệ thống làm mát động cơ chính là sử dụng nước và không khí. Honda Mỹ Đình sẽ cùng bạn đọc khám phá chi tiết từng hệ thống để hiểu về các vật liệu được sử dụng làm mát cho động cơ ô tô. 

Khái niệm của hệ thống làm mát ô tô 

Hệ thống làm mát ô tô là bộ phận ví như “điều hòa nhiệt độ” của động cơ có chức năng giảm bớt nhiệt độ do quá trình đốt cháy nhiên liệu sản sinh. Từ đó giúp động cơ duy trì được nhiệt độ ở mức cho phép, các chi tiết máy sẽ hoạt động ổn định, xe vận hành cũng trở nên an toàn hơn. 

Hệ thống làm mát ô tô là bộ phận ví như “điều hòa nhiệt độ” của động cơ (Ảnh: Sưu tầm internet)
Hệ thống làm mát ô tô là bộ phận ví như “điều hòa nhiệt độ” của động cơ (Ảnh: Sưu tầm internet)

Chúng ta đều biết rằng, động cơ ô tô khi đốt nhiên liệu trong buồng đốt sẽ tạo ra một nhiệt lượng rất lớn. Những bộ phận của động cơ sẽ sớm hư hỏng và phải thay liên tục như piston, dầu, chi tiết máy nếu không có hệ thống làm mát. Vì nếu nhiệt độ vượt quá mức cho phép, chắc chắn các chi tiết động cơ sẽ hỏng và không thể sử dụng. 

Những nhà sản xuất xe ô tô vì thế phải nghĩ ra một hệ thống để giúp động cơ luôn giữ ở một mức nhiệt ổn định. Từ đó hệ thống làm mát đã ra đời và vật liệu được sử dụng hoàn toàn đơn giản từ nước hoặc không khí. 

Tìm hiểu hệ thống làm mát ô tô bằng nước 

Hệ thống làm mát bằng nước hiện tại được sử dụng phổ biến nhiều nhất trên các xe ô tô. Với những ưu điểm dễ thấy là làm mát nhanh, cấu tạo đơn giản và mang lại hiệu quả cao. Trong đó hệ thống làm mát ô tô bằng nước sẽ có các bộ phận sau: 

Két nước 

Được cấu tạo từ những ống nhỏ, hẹp, xen kẽ vào là các lá nhôm mỏng để tản nhiệt nhanh hơn. Két nước sẽ đóng vai trò chứa nước làm mát và hòa với không khí làm nhiệt độ hạ nhanh hơn sau đó cung cấp trở lại động cơ khi nó làm việc. 

Nắp két nước

Hệ thống làm mát ô tô sẽ được đóng và mở để nước lưu thông bằng nắp két làm mát. Bộ phận này có nhiệm vụ đóng kín và mở ra để tạo áp lực đẩy nước, cũng như ngăn nước làm mát bốc hơi ở nhiệt độ cao. 

  • Khi nhiệt độ nước làm mát tăng và áp suất trong két nước tăng thì van áp suất mở giúp nước chảy về bình phụ. 
  • Khi nhiệt độ nước làm mát tăng nhưng áp suất trong két nước thấp, van chân không mở để nước chảy từ bình phụ vào két nước. 
Hệ thống làm mát ô tô bằng nước được sử dụng phổ biến (Ảnh: Sưu tầm internet)
Hệ thống làm mát ô tô bằng nước được sử dụng phổ biến (Ảnh: Sưu tầm internet)

Van hằng nhiệt 

Bộ phận này đóng vai trò giữ nguyên nhiệt độ, quyết định sự lưu thông của nước làm mát từ động cơ tới két nước. Lúc động cơ còn lạnh hoặc mới khởi động thì van hằng nhiệt sẽ đóng, ngược lại khi động cơ nóng lên từ  87-102 độ C tùy vào tốc độ xe thì van hằng nhiệt mở ra. 

Cảm biến nhiệt độ nước làm mát 

Cảm biến nhiệt độ nước làm mát sẽ đóng vai trò đo nhiệt độ nước để truyền tín hiệu đến bộ xử lý trung tâm tính toán thời gian phun nhiên liệu, góc đánh lửa,…Thông tin sau khi được xử lý sẽ dùng để điều khiển hệ thống kiểm soát khí xả, chạy quạt làm mát động cơ.

Nước làm mát động cơ 

Đây là chất lỏng nhưng có pha thêm phụ gia để làm mát động cơ được gọi là nước làm mát. Thường thì chất lỏng này sẽ có màu xanh hoặc hồng. 

Quạt làm mát 

Bộ phận quạt được trang bị thêm để tăng tốc độ nạp không khí qua két nước để nước chảy qua két nước được làm mát nhanh hơn. Nước kết hợp không khí, các thanh nhôm sẽ được giảm nhiệt tối đa trong thời gian ngắn. 

Hệ thống làm mát trên ô tô bằng không khí 

Làm mát bằng không khí hiện tại không được sử dụng nhiều trên ô tô bởi tính hiệu quả không cao so với làm mát bằng nước. Các bạn vẫn nên tìm hiểu để biết thêm thông tin về hệ thống này. Cụ thể cấu tạo của hệ thống làm mát ô tô bằng không khí sẽ có: 

  • Quạt hút gió: Bộ phận quan trọng nhất giúp làm tăng cường lượng gió đi vào hệ thống làm mát. 
  • Cánh tản nhiệt: Bộ phận giúp nhiệt được tản đều trong khoang máy. 
  • Tâm hướng gió: Đây là bộ phận hướng gió đến những vị trí nóng nhất để hệ thống làm việc hiệu quả hơn. 
  • Vỏ ngoài của động cơ, cửa thoát gió: Các đường rãnh liền và khít nhau để diện tích tiếp xúc giữa không khí mát với động cơ tăng lên. Khi động cơ hoạt động sẽ tạo ra nguồn năng lượng nhất định để quạt gió hoạt động sau đó hút khí từ bên ngoài vào để làm mát. 
Hệ thống làm mát ô tô bằng không khí sử dụng quạt gió (Ảnh: Sưu tầm internet)
Hệ thống làm mát ô tô bằng không khí sử dụng quạt gió (Ảnh: Sưu tầm internet)

Đây là cấu tạo của hệ thống làm mát ô tô bằng không khí cưỡng bức. Còn có một hệ thống hút gió tự nhiên được sử dụng thì không cần đến quạt để hút gió mà hoàn toàn sử dụng gió tự nhiên. Chúng vì thế không phổ biến hoặc chỉ sử dụng hiệu quả trên các động cơ V hoặc động cơ có xi lanh xếp thẳng hàng lộ thiên ở khoang máy. 

Ưu và nhược điểm của các loại thế thống làm mát 

Bạn đã biết tới các hệ thống làm mát ô tô phổ biến trên thị trường hiện tại. Vậy ưu và nhược điểm của các hệ thống này như thế nào bạn có biết không? 

Ưu và nhược điểm hệ thống làm mát bằng không khí 

Hệ thống làm mát ô tô bằng không khí có cấu tạo đơn giản với quạt gió là bộ phận nắm giữ vai trò quan trọng nhất. Các cánh quạt lắp trên nắp xy-lanh và thân động cơ sẽ hấp thụ lượng nhiệt từ quá trình vận hành góp phần giảm nhiệt và làm mát cho khu vực này.

Như vậy ưu điểm hệ thống này đó là gọn nhẹ, không cần quá nhiều chi phí lắp đặt và bảo dưỡng. Ngoài ra chủ xe cũng không thường xuyên phải quan tâm như hệ thống làm mát khác. 

Tuy nhiên nhược điểm đó là gây ra tiếng ồn lớn trong quá trình hoạt động; hiệu suất làm mát không cao, đặc biệt động cơ lớn sẽ không thể sử dụng hệ thống làm mát này. 

Làm mát bằng không khí hay bằng nước sẽ phù hợp cho từng loại xe (Ảnh: Sưu tầm internet)
Làm mát bằng không khí hay bằng nước sẽ phù hợp cho từng loại xe (Ảnh: Sưu tầm internet)

Hệ thống làm mát trên ô tô sử dụng nước làm mát 

Ngày nay hệ thống làm mát bằng nước được sử dụng phổ biến vì khả năng làm mát vượt trội hơn. Cấu tạo của hệ thống này tất nhiên là phức tạp nên nhưng hiệu quả cao hơn. Trong quá trình hoạt động cũng không gây ra bất kỳ tiếng ồn nào. 

Tuy nhiên nhược điểm đó là cấu tạo phức tạp, giá thành cao, cần bảo dưỡng định kỳ. Người dùng cũng phải tốn thêm chi phí để đổ nước làm mát giúp cho hệ thống này hoạt động. 

Các lưu ý cho chủ xe sử dụng hệ thống làm mát 

Nếu muốn ô tô của bạn hoạt động tốt, đặc biệt là động cơ có thể ổn định và hoạt động bền bỉ. Dưới đây sẽ là những lưu ý mà chủ xe sẽ phải biết để xe luôn trong trạng thái hoàn hảo khi vận hành. 

Với những xe sử dụng hệ thống làm mát bằng không khí 

Dù có cấu tạo đơn giản và không đòi hỏi bảo dưỡng thường xuyên, nhưng người lái cũng nên chú ý đến các dấu hiệu của hệ thống này. Không nên chủ quan nếu thấy tiếng ồn quá lớn khi hoạt động, nhiệt độ động cơ luôn ở mức cao,…Các bạn sẽ phải trả giá nếu quá chủ quan và không quan tâm đến hệ thống này. 

Sử dụng hệ thống làm mát ô tô bằng nước hay không khí cũng cần bảo dưỡng (Ảnh: Sưu tầm internet)
Sử dụng hệ thống làm mát ô tô bằng nước hay không khí cũng cần bảo dưỡng (Ảnh: Sưu tầm internet)

Lưu ý cho chủ xe sử dụng hệ thống làm mát bằng nước 

Đây là hệ thống có cấu tạo phức tạp và phổ biến với xe ô tô hiện nay. Các chủ xe nên kiểm tra thường xuyên để thay thế các bộ phận khi cần thiết nhằm đảm bảo hệ thống này hoạt động ổn định nhất. Trong đó két nước là bộ phận phải thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng vì nó liên tục làm việc ở môi trường nhiệt độ cao sẽ khiến nó bị gỉ, nghẹt đường ống dẫn nước làm mát, các mối hàn bị vỡ…

Ngoài ra nước làm mát cũng phải được kiểm tra và đổ vào một lượng vừa đủ. Nếu không chắc chắn cả hệ thống sẽ không thể hoạt động, động cơ sẽ nóng quá mức. 

Các vấn đề thường gặp với hệ thống làm mát ô tô 

Các chủ xe sẽ gặp những phiền toái nếu hệ thống làm mát ô tô bị hỏng. Chắc chắn động cơ sẽ vận hành kém hiệu quả thậm chí hỏng và xe không thể di chuyển. Dưới đây sẽ là những vấn đề mà hệ thống làm mát ô tô hay gặp phải mà chủ xe cần phải biết. 

Két nước bị gỉ, bị tắc

Do liên tục làm việc trong thời gian dài mà ở nhiệt độ cao, có tiếp xúc với nước mưa. Vì thế két nước có thể bị gỉ, sét làm các mối hàn trên két có thể bị vỡ hoặc bị nghẹt khiến cặn bị đọng trong két. 

Để nhận biết và tránh hiện tượng này thì chủ xe phải thường xuyên kiểm tra nước tản nhiệt có chứa cặn bẩn. Nếu két nước gặp vấn đề thì hãy đem xe đi kiểm tra để bảo dưỡng hoặc thay két nước mới

Hỏng van hằng nhiệt 

Trong từng trường hợp van hằng nhiệt hỏng, nước làm mát sẽ không được cung cấp hợp lý đến khoang động cơ. Khi đó sẽ ảnh hưởng rất lớn tới nhiều bộ phận khác của xe. Ngược lại, khi xe mới khởi động mà van hằng nhiệt bị hỏng, đẩy nước làm mát trở lại động cơ khiến hiệu quả làm việc bị giảm. 

Van hàng nhiệt ở làm mát bằng nước hoặc quạt gió ở làm mát không khí đều hay hỏng (Ảnh: Sưu tầm internet)
Van hàng nhiệt ở làm mát bằng nước hoặc quạt gió ở làm mát không khí đều hay hỏng (Ảnh: Sưu tầm internet)

Quạt gió bị hỏng 

Quạt gió trong quá trình hoạt động và đặc biệt với hệ thống làm mát bằng không khí đây là bộ phận chính của cả hệ thống. Nếu quạt gió có vấn đề như nóng chảy, bị gãy, vỡ và làm hư hại đến motor. Khi đó cả hệ thống làm mát sẽ không thể hoạt động và làm giảm hiệu suất của hệ thống làm mát nói chung.

Kết luận 

Hệ thống làm mát ô tô đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình động cơ hoạt động. Nội dung bài viết đã giúp bạn đọc hiểu về hệ thống này trên ô tô và biết cách phân loại hệ thống làm mát. Honda Mỹ Đình sẽ cung cấp thêm nhiều kiến thức bổ ích khác về xế cưng của bạn, hãy tìm đọc và tham khảo nhé. 

Đánh giá post

CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT

LIÊN HỆ VỚI HONDA Ô TÔ MỸ ĐÌNH






    0375837979
    Messenger Honda Mỹ Đình
    Zalo Honda Mỹ Đình