Hệ thống chống bó cứng phanh ABS – Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và lưu ý sử dụng 

Hệ thống chống bó cứng phanh ABS hiện nay được trang bị trên hầu hết các dòng xe từ bình dân cho đến cao cấp. Hệ thống này hoạt động đơn giản, mang lại sự an toàn cho người ngồi bên trong xe. Nội dung bài viết dưới đây, Honda Mỹ Đình sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết cấu tạo, nguyên lý, cách sử dụng hệ thống phanh này.

Chống bó cứng phanh ABS – Hệ thống đặc biệt trên ô tô 

Hệ thống chống bó cứng phanh ABS trên ô tô – Anti Lock Brake System được hiểu là hệ thống phanh điều khiển điện tử thuộc hệ thống an toàn trên ô tô. Tác dụng của phanh ABS là để ngăn ngừa hãm cứng bánh xe trong những tình huống sử dụng phanh khẩn cấp để giảm tốc độ tức thời. 

Hệ thống chống bó cứng phanh ABS thuộc hệ thống an toàn trên ô tô (Ảnh: Sưu tầm internet)
Hệ thống chống bó cứng phanh ABS thuộc hệ thống an toàn trên ô tô (Ảnh: Sưu tầm internet)

Một hệ thống giúp người điều khiển kiểm soát được  hướng lái tốt hơn, ổn định căn bằng cho thân xe và tránh được những tình huống xấu trong quá trình vận hành như ăng trượt khi xe mất khả năng bám đường. 

Ví dụ minh họa cho thấy tác dụng của hệ thống phanh ABS khi so sánh với hệ thống phanh không trang bị ABS. Nếu 2 chiếc xe tham gia giao thông cùng phải phanh gấp để tránh chướng ngại vật ở cự ly rất gần. Với xe không trang bị hệ thống ABS sẽ  chạm thẳng vào chướng ngại vật vì không thể phanh kịp. Còn xe được trang bị hệ thống ABS sẽ kịp thời kiểm soát được tốc độ để đánh lái tránh được vật cản.

Vì có tính năng ưu việt như thế mà à hiện nay, hầu hết các dòng xe ô tô đều được trang bị hệ thống chống bó cứng phanh ABS. Hệ thống này như một tiêu chí phổ thông để đánh giá độ an toàn của bất kỳ chiecs xe nào khi vận hành trên đường. 

Lịch sử của hệ thống chống bó cứng phanh ABS

Thời gian chính thức hệ thống phanh ABS được sử dụng là năm 1949 trên các máy bay thương mại. Lúc đó kết cấu của ABS khá cồng kềnh cũng như chưa đạt được sự nhanh nhạy. Đến năm 1969 khi kỹ thuật điện tử phát triển thì mạch microchip ra đời mới là lúc phanh ABS trên ô tô bắt đầu thịnh hành. 

Hệ thống phanh ABS lần đầu tiên xuất hiện từ năm 1949 (Ảnh: Sưu tầm internet)
Hệ thống phanh ABS lần đầu tiên xuất hiện từ năm 1949 (Ảnh: Sưu tầm internet)

Đến những năm 1970, các hãng xe đã bắt đầu nghiên cứu và ứng dụng ABS vào sản phẩm ô tô của họ. Toyota bắt đầu sử dụng ABS trên các dòng xe của mình từ năm 1971 nhưng đến năm 1980 thì hệ thống này mới bắt đầu hoàn thiện. Đến những năm 1990 của thế kỷ 20, ABS đã trở thành trang bị tiêu chuẩn không thể thiếu đối với xe ô tô của Đức. 

Hiện tại thì hệ thống chống bó cứng phanh ABS xuất hiện trên ô tô của bất kỳ nhà sản xuất xe nào. Sự phổ thông của nó còn được thất trên các xe máy để đảm bảo an toàn cho người sử dụng phương tiện. 

Cấu tạo chi tiết hệ thống chống bó cứng phanh ABS 

Một hệ thống phanh không có chống bó cứng đã có rất nhiều bộ phận cấu thành. Đối với hệ thống phanh ABS chắc chắn sẽ có thêm nhiều chi tiết hơn nữa và dưới đây các bạn sẽ được khám phá cụ thể. 

Cấu tạo chi tiết hệ thống chống bó cứng phanh ABS (Ảnh: Sưu tầm internet)
Cấu tạo chi tiết hệ thống chống bó cứng phanh ABS (Ảnh: Sưu tầm internet)

Hệ thống trung tâm – chấp hành thủy lực 

Bộ chấp hành thủy lực có chức năng chính là cung cấp áp suất dầu tối ưu đến khi các xi-lanh phanh của bánh xe để điều khiển cả hệ thống giúp cho phanh không bó cứng. Cấu tạo của bộ phận này gồm có các chi tiết quan trong như: 

  • Van: Trong các van sẽ có dây lõi điện, lõi van, các cửa van và van một chiều để giúp đóng mở các cửa van để điều chỉnh áp suất đến các xi-lanh thông qua tín hiệu gửi từ ECU.
  • Motor điện và bơm dầu: Bơm piston dầu sẽ vận chuyển dầu từ bình tích áp về xi-lanh chính. Bơm được chia thành 2 buồng, hoạt động độc lập nhờ hai piston trái và phải được một cam lệch tâm điều khiển. 
  • Bình tích áp: Chứa dầu hồi về từ xi-lanh phanh bánh xe làm giảm áp suất của xi lanh phanh. 

Hộp điều khiển hệ thống – Control Module

ABS có chứng năng nhận biết thông tin thông qua ECU về tốc độ bánh xe để tính toán sự tăng tốc của bánh,  ngưỡng trượt để nhận biết nguy cơ bị hãm cứng. Cùng với đó ABS cũng cung cấp tín hiệu điều khiển đến bộ chấp hành thủy lực để kiểm tra, chẩn đoán, lưu giữ mã code hư hỏng. 

Trung tâm ECU có vai trò vô cùng quan trọng đối với hệ thống phanh ABS (Ảnh: Sưu tầm internet)
Trung tâm ECU có vai trò vô cùng quan trọng đối với hệ thống phanh ABS (Ảnh: Sưu tầm internet)

Bộ phận máy bơm

Máy bơm là nơi tạo ra áp suất khôi phục lại áp suất cho phanh thủy lực sau khi van mở. Bộ điều khiển sẽ điều chỉnh trạng thái bơm để cung cấp áp suất cần thiết cho toàn bộ hệ thống này. 

Hệ thống van

Trong hệ thống chống bó cứng phanh ABS sẽ có 3 vị trí van, trong đó 1 van do hệ thống ABS điều chỉnh. Nếu một van bị hỏng, nó sẽ ngăn hệ thống điều chỉnh các van khác trong quá trình cung cấp áp suất cho phanh. 

  • Mở van: Áp suất từ ​​xi lanh truyền lực đến phanh 
  • Van chặn dòng: Cách ly phanh khỏi xi lanh nếu người điều khiển xe có nhấn mạnh phanh hơn nữa. 
  • Van áp suất ở phanh. 

Cảm biến tốc độ trong phanh 

Cảm biến được sử dụng trong hệ thống này để giúp ABS đo trực tiếp sự giảm tốc của bánh xe nếu người lái đạp phanh. Khi đó sẽ biết được trạng thái mặt đường và điều chỉnh áp suất dầu đến xi lanh phanh sao cho phù hợp. Trên thị trường hiện tại có 2 loại cảm biến giảm tốc đặt dọc và cảm biến giảm tốc đặt ngang. 

Nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh ABS  

Khi xe vận hành xe, hệ thống chống bó cứng phanh sẽ được kích hoạt, cảm biến tốc độ xe đo vận tốc xe để truyền tín hiệu liên tục đến ECU. Khi ECU phát hiện một hoặc nhiều bánh xe chạy với tốc độ chậm hơn quy định sẽ gửi tín hiệu đến hệ thống trung tâm và điều khiển ABS. 

Nguyên lý hoạt động hệ thống chống bó cứng phanh ABS (Ảnh: Sưu tầm internet)
Nguyên lý hoạt động hệ thống chống bó cứng phanh ABS (Ảnh: Sưu tầm internet)

Bộ điều khiển sẽ xử lý thông tin, tính toán tốc độ các bánh xe rồi đưa ra lệnh cho máy bơm cung cấp mức dầu phanh phù hợp qua van thủy lực. Cùng lúc đó kích hoạt luôn cơ chế phanh an toàn giữa đĩa và má phanh giúp bánh xe không bị bó cứng.

Hệ thống phanh ABS làm việc này bằng cách ấn – nhả má phanh và đĩa phanh với tần suất 15 lần/s chứ không tác dụng một lực mạnh liên tục trong thời gian ngắn vào 2 bộ phận này khiến phanh chết cứng. Sau đó hệ thống máy tính lại dựa trên thông số cảm biến vận tốc và  thao tác của người lái để điều chỉnh áp lực phanh. 

Trường hợp  xe phanh gấp, tốc độ bánh xe giảm đột ngột khi đó thân xe chúi về phía trước theo quán tính. Hai đĩa cảm biến bị lắc theo 2 chiều của thân xe  che ánh sáng từ LED đến transistor quang và cảm biến giảm tốc sẽ chia làm 4 mức và gửi tín hiệu về ECU điều chỉnh dầu đến pittông giúp thân xe ổn định dù có phanh gấp cũng không trơn trượt quá dài. 

Hiểu cách sử dụng hệ thống phanh ABS 

Nguyên lý hoạt động phía trên các bạn đã nắm được nhưng chưa biết cách sử dụng trên ô tô thế nào? Dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn khám phá chi tiết hết cách sử dụng hệ thống này. 

Phanh ABS sẽ tự động được kích hoạt khi xe vận hành (Ảnh: Sưu tầm internet)
Phanh ABS sẽ tự động được kích hoạt khi xe vận hành (Ảnh: Sưu tầm internet)

Hệ thống chống bó cứng phanh ABS tự động kích hoạt 

Khi khởi động máy ô tô, hệ thống phanh ABS sẽ tự động kích hoạt nhờ vào các cảm biến tốc độ lắp đặt ở bánh xe. Khi hệ thống này hoạt động bình thường thì sẽ có đèn báo sáng chứ ABS xuất hiện trên bảng taplo. Nếu thấy đèn trên taplo nhấp nháy hay sáng liên tục thì đây là dấu hiệu phanh ABS ô tô đang bị lỗi. 

Cơ chế nhấn – giữ phanh là cách sử dụng ABS 

Mục đích sử dụng phanh ABS là để tránh hiện tượng bó phanh ô tô nên nó sẽ tự động điều khiển áp lực bằng  nhấn – nhả đĩa phanh và má phanh như đã nói ở trên nguyên lý hoạt động. Người lái không cần phải nhấn và nhả mà chỉ cần đạp phanh như bình thường. 

Tuy nhiên nếu sử dụng hệ thống này, cơ chế nhấn – nhả đĩa phanh và má phanh, làm chuyển động của xe tại một thời điểm  sẽ dừng lại và tiếp tục hoạt động. Vi thế khi hệ thống g chống bó cứng phanh ABS hoạt động người lái có cảm giác xe bị rung nhẹ. 

Sử dụng phanh ABS chống trượt khi phanh gấp

Khi sử dụng hệ thống phanh ABS chỉ giúp chống hiện tượng trượt khi phanh gấp và đảm bảo an toàn cho người lái tránh khỏi những sự cố không mong muốn khi kiểm soát được hướng lái. Không có chuyện quãng đường phanh sẽ rút ngắn khi sử dụng hệ thống phanh này nhé các bạn.

Sử dụng phanh ABS không hề làm giảm quãng đường phanh của xe (Ảnh: Sưu tầm internet)
Sử dụng phanh ABS không hề làm giảm quãng đường phanh của xe (Ảnh: Sưu tầm internet)

Các lưu ý khi sử dụng hệ thống chống bó cứng phanh ABS 

  • Nhiều người lầm tưởng vai trò chính của phanh ABS là phanh gấp thì xe sẽ dừng ngay lập tức. Thực tế không phải như vậy vì phanh ABS chỉ giúp xe ổn định hơn khi phanh, không trơn trượt và không bị lật xe nấu phanh gấp theo lực quán tính. 
  • Tỷ lệ tai nạn gần như tương đồng giữa xe có và không có ABS vì khi người lái có ABS thì tự tin đưa tốc độ xe lên mức cao. Đây chỉ là trang bị an toàn hỗ trợ người lái và không có tính an toàn tuyệt đối như mọi người vẫn nghĩ. 
  • Mặc dù ABS là công nghệ phổ biến nhưng còn xa lạ với các chủ xe có hệ thống này và không hiểu nguyên lý hoạt động của nó. Vì thế cần phải  đào tạo để người sử dụng phanh an toàn hơn. 
  • Có nhiều tài xế  có thói quen sử dụng phanh truyền thống theo kiểu “nhấn, nhả liên tục” và việc làm này thì không hiệu quả nếu xe có trang bị ABS. Vì thế thống chống bó cứng phanh ABS đã làm hộ tài xế điều đó.
Không nên “nhấn, nhả liên tục” phanh nếu có hệ thống ABS hỗ trợ (Ảnh: Sưu tầm internet)
Không nên “nhấn, nhả liên tục” phanh nếu có hệ thống ABS hỗ trợ (Ảnh: Sưu tầm internet)

Một số lỗi hệ thống phanh ABS hay gặp phải trên ô tô 

Khi đèn báo hệ thống chống bó cứng phanh ABS nhấp nháy hoặc báo sáng liên tục trên bảng taplo kể cả khi xe đã tắt thì đây là dấu hiệu phanh ABS ô tô đang bị lỗi. 

Nếu gặp hiện tượng này các chủ xe cũng không cần quá lo lắng vì hệ thống phanh của xe vẫn hoạt động bình thường. Chỉ có hệ thống ABS bị vô hiệu hóa và bạn sẽ đưa xe đến Gara để tiến hành kiểm tra và sửa chữa hoặc tự khắc phục trong một vài trường hợp. 

Lỗi cầu chì của hệ thống ABS

Cũng giống như tất cả các hệ thống điện khác thì hệ thống phanh ABS có cầu thủ bảo vệ bộ phận điều khiển. Khi cầu chì gặp vấn đề hoặc hư hỏng do cháy thì cũng không có gì là lạ. Nếu bạn phát hiện cầu chì đã bị cháy thì có thể tự thay vì cầu chì hệ thống này sẽ được gắn tại  gần bộ chia điện dưới gầm mui xe hoặc ngay dưới bảng táp lô

Cảm biến vận tốc bánh xe không làm việc 

Bộ phận kích hoạt hệ thống ABS khi xe vận hành nên nếu cảm biến này lỗi hệ thống cũng sẽ không hoạt động. Thường thì các xe hay chạy trong vùng đường xá không tốt như sình lầy hoặc rung lắc mạnh thì cảm biến sẽ hỏng hoặc rơi ra ngoài. Lúc này đèn báo lỗi ABS sẽ nổi sáng thì các bạn cần thay cảm biến này vì nó cũng không quá đắt. 

Cảm biến vận tốc rất hay lỗi trên hệ thống ABS và bạn cần lưu ý khi sử dụng (Ảnh: Sưu tầm internet)
Cảm biến vận tốc rất hay lỗi trên hệ thống ABS và bạn cần lưu ý khi sử dụng (Ảnh: Sưu tầm internet)

Hộp ECU của hệ thống hỏng 

Đèn báo lỗi ABS cũng nổi sáng khi hộp ECU trung tâm điều khiển bị hỏng. Nếu ECU bị trục trặc nhưng đèn báo ABS vẫn hoạt động bình thường có nghĩa là nó vẫn cảnh báo cho lái xe biết về tình trạng của ABS và lúc đó bạn phải tìm cách khắc phục ngay. 

Các van, mô tơ điện hoặc máy bơm bị hỏng 

Bộ chấp hành thủy lực nói chung có van, motor điện bơm dầu,…đây cũng là những bộ phận hay bị lỗi trong hệ thống ABS. Khi đó các bạn nên mang xe đến Gara để kiểm tra nhé! 

Những bộ phận hỏng, đèn ABS sẽ báo sáng liên tục (Ảnh: Sưu tầm internet) 
Những bộ phận hỏng, đèn ABS sẽ báo sáng liên tục (Ảnh: Sưu tầm internet)

Kết luận

Hệ thống chống bó cứng phanh ABS ô tô là một trong những bộ phận quan trọng hỗ trợ an toàn cho người ngồi trong xe. Hệ thống sẽ giúp xe kiểm soát được hướng lái và tránh trượt dài, rê bánh nếu chẳng may phải phanh gấp. Honda Mỹ Đình cũng đã chia sẻ các tín hiệu bị hỏng hoặc lỗi của hệ thống này để bạn tìm hiểu và khắc phục sớm để vận hành xe an toàn nhé! 

Đánh giá post

LIÊN HỆ VỚI HONDA Ô TÔ MỸ ĐÌNH






    0375837979
    Messenger Honda Mỹ Đình
    Zalo Honda Mỹ Đình