Hệ thống cảnh báo phanh khẩn cấp ESS: Công dụng, cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Trong hệ thống an toàn chủ động trên xe ô tô, hệ thống cảnh báo phanh khẩn cấp (ESS) là một bộ phận không thể thiểu. Hầu hết ở các loại xe hiện đại, hệ thống này đều được trang bị giúp truyền tải thông điệp dừng phanh khẩn cấp cho các phương tiện xung quanh, đảm bảo an toàn. Cùng Honda Ô tô Mỹ Đình tìm hiểu chi tiết về hệ thống quan trọng này nhé!

Hệ thống cảnh báo phanh khẩn cấp (ESS) là gì?

Hệ thống cảnh báo phanh khẩn cấp (ESS hay Emergency Stop Signal) là một trong những hệ thống an toàn chủ động trên xe ô tô. Hệ thống này có tác dụng phát ra những cảnh báo đến người xung quanh sau khi nhận biết và cân nhắc các tình huống có thể xảy ra. Thêm vào đó, hệ thống còn hỗ trợ người điều khiển phía trước tránh va chạm với những phương tiện xe phía sau khi di chuyển, đặc biệt trong những tính huống có khả năng xảy ra va chạm và hoặc gặp phải khúc cua bất ngờ.

Hệ thống cảnh báo phanh khẩn cấp ESS phát tín hiệu cảnh báo các phương tiện xung quanh (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Hệ thống cảnh báo phanh khẩn cấp ESS phát tín hiệu cảnh báo các phương tiện xung quanh (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Công dụng của hệ thống cảnh báo phanh khẩn cấp (ESS)

Thông qua bộ phận cảm biến, hệ thống phanh khẩn cấp có thể chủ động thu thập thông tin và nhận biết các tình huống tiềm ẩn và những nguy cơ có thể gây tai nạn. Nhờ vậy giúp người điều khiển nắm bắt tình hình xe hiện tại và có sự chuẩn bị, xử lý đối với các trường hợp có thể xảy ra. 

Hệ thống cảnh báo phanh khẩn cấp (ESS) có tác dụng hỗ trợ và cảnh báo trong những tình huống khẩn cấp, nguy hiểm có thể xảy ra với người lái. Khi xe đột ngột phanh gấp, lúc này hệ thống sẽ phát ra tín hiệu cảnh báo cho các phương tiện ở khu vực xung quanh, gửi cảnh báo, nhắc nhở đến họ chủ động trước những tình huống sắp xảy ra, đảm bảo an toàn trong một số tình huống nhất định.  

ESS hỗ trợ và cảnh báo tình huống khẩn cấp (Ảnh: Sưu tầm Internet)
ESS hỗ trợ và cảnh báo tình huống khẩn cấp (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cấu tạo của hệ thống cảnh báo phanh khẩn cấp (ESS)

Hệ thống cảnh báo phanh khẩn cấp ESS bao gồm 3 bộ phận chính như sau: 

  • Cảm biến: Hệ thống sử dụng cảm biến phanh để phát hiện khi tài xế đột ngột nhấn phanh mạnh. Cảm biến này có khả năng ghi nhận tốc độ giảm đi nhanh chóng của xe. 
  • Bộ phận trung tâm xử lý: Bộ điều khiển nhận thông tin từ cảm biến phanh và quyết định khi nào nên kích hoạt đèn cảnh báo. 

Bộ phận tín hiệu (hệ thống đèn, chuông báo, rung vô lăng): Hệ thống này kích hoạt đèn cảnh báo phanh khẩn cấp khi bộ điều khiển xác định rằng tài xế đã nhấn phanh mạnh hoặc dừng xe đột ngột. Đèn này thường bắt đầu nhấp nháy hoặc tỏa sáng với tần suất cao để cảnh báo các xe xung quanh.

Đèn cảnh báo phanh khẩn cấp phát tín hiệu đèn nhờ cảm biến và bộ điều khiển (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Đèn cảnh báo phanh khẩn cấp phát tín hiệu đèn nhờ cảm biến và bộ điều khiển (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nguyên lý hoạt động của hệ thống cảnh báo phanh khẩn cấp (ESS)

Các cảm biến đảm nhận nhiệm vụ thông báo tình trạng của xe đến các bộ phận khác. Sau khi nhận được tín hiệu thông báo này, bộ phận trung tâm xử lý tiến hành phân tích và nhận định xe có đang trong tình huống phanh gấp hay không. Sau đó, nếu phát hiện có phanh gấp, hệ thống sẽ truyền dữ liệu thông tin đến các bộ phận tín hiệu và đưa ra tín hiệu cảnh báo qua đèn xi nhan và chuông báo, rung vô lăng. 

Khi người lái điều khiển xe, hệ thống cảnh báo phanh khẩn cấp sẽ nhận dạng tín hiệu phanh khẩn cấp và phát tín hiệu với hệ thống đèn báo sáng có tần số rất cao hoặc nhấp nháy liên tục, giúp phương tiện xung quanh nhận biết và tự điều chỉnh, giảm thiểu tối đa những va chạm đáng tiếc. 

Nguyên lý hoạt động của hệ thống cảnh báo phanh khẩn cấp (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Nguyên lý hoạt động của hệ thống cảnh báo phanh khẩn cấp (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hệ thống cảnh báo phanh khẩn cấp ESS không thể đảm bảo loại bỏ tất cả các va chạm từ phía sau mà chỉ có công dụng giảm thiểu nguy cơ xảy ra các tai nạn hay giảm thiểu mức độ rủi ro. Do vậy, người lái nên chủ động điều khiển xe di chuyển ở khoảng cách an toàn và thường xuyên chú ý quan sát để có thời gian xử lý khi trường hợp phanh khẩn cấp xảy ra. 

Điều kiện để hệ thống cảnh báo phanh khẩn cấp (ESS) hoạt động 

Đèn báo phanh khẩn cấp ESS cảnh báo nguy hiểm bằng cách nhấp nháy liên tục ở tốc độ cao, nếu người lái xe phanh gấp khi đang di chuyển ở tốc độ cao. Tín hiệu dừng khẩn cấp sẽ tự động được kích hoạt nếu tốc độ xe nhanh hơn 50 km/h. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa va chạm bằng cách xe phát cảnh báo cho các phương tiện phía sau rằng xe phía trước đang phanh gấp. Nếu xe đã dừng hẳn, đèn báo nguy hiểm sẽ chuyển sang tốc độ nhấp nháy bình thường và dừng hẳn nếu xe di chuyển đã ổn định. 

Đèn cảnh báo phanh phẩn cấp cảnh báo nguy hiểm khi xe đi với tốc độ nhanh (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Đèn cảnh báo phanh phẩn cấp cảnh báo nguy hiểm khi xe đi với tốc độ nhanh (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lưu ý rằng, Đèn báo phanh khẩn cấp ESS sẽ vô hiệu hóa nếu bàn đạp phanh được nhả ra và người lái nhấn công tắc nhấp nháy để để cảnh báo nguy hiểm. 

Như vậy, hệ thống cảnh báo phanh khẩn cấp là một hệ thống rất hữu ích trong việc hỗ trợ phát cảnh báo cho các phương tiện xung quanh, đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, người lái khi sử dụng hệ thống này không nên chủ quan mà phải chú ý tuân thủ khoảng cách an toàn và thường xuyên quan sát các phương tiện khác để giữ an toàn tối đa cho mình cũng như những người xung quanh. Hiện tại các dòng xe của Honda đều đã được trang bị công nghệ này trong gói an toàn tiên tiến Honda SENSING để đảm bảo an toàn cho người sử dụng tối ưu. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, liên hệ ngay với Honda Ô tô Mỹ Đình qua hotline 037 583 7979 hoặc tới showroom tại 02 Lê Đức Thọ, Cầu Giấy, Hà Nội để được tư vấn chi tiết nhé!


Đánh giá post

CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT

LIÊN HỆ VỚI HONDA Ô TÔ MỸ ĐÌNH






    0375837979
    Messenger Honda Mỹ Đình
    Zalo Honda Mỹ Đình