Hệ thống cân bằng điện tử là gì? Chức năng và nguyên lý hoạt động

Hiện nay, hệ thống cân bằng điện tử trên ô tô được đánh giá trang bị cần thiết trên những dòng xe thương mại và là tiêu chuẩn đánh giá mức độ an toàn. Tuy nhiên, người dùng vẫn chưa hiểu và tận dụng được hết chức năng của chúng. Vậy hãy cùng Honda Mỹ Đình tìm hiểu thêm về hệ thống này nhé!

Hệ thống cân bằng điện tử ESP là gì?

Hệ thống cân bằng điện tử ESP (Electronic Stability Program) hay ESC (Electronic Stability Control) là hệ thống an toàn xe. Chúng đảm nhận nhiệm vụ ổn định xe, tối ưu hóa tốc độ, giảm nguy cơ mất lái, thừa lái hoặc thiếu lái trong quá trình di chuyển.

ESP được các hãng sản xuất xe đầu tư khá nhiều cho nghiên cứu và phát triển hệ thống. Mỗi hãng đều tạo riêng một tên gọi đặc trưng của hãng nhưng chức năng hoạt động hệ thống thì không khác nhiều. Ta có thể thấy những cái tên khác nhau như:

  • Vehicle Stability Assist (VSA): Acura, Honda
  • Dynamic Stability Control (DSC): BMW, Jaguar
  • Controllo Stabilita (CST): Ferrari
  • AdvanceTrac and Interactive Vehicle Dynamics (IVD): Ford
  • Dynamic Stability Control (DSC): Land Rover
  • Vehicle Stability Control (VSC): Lexus, Toyota
  • Maserati Stability Program (MSP): Maserati
  • Dynamic Stability Control (DSC): MINI Cooper, Mazda
  • Porsche Stability Management (PSM): Porsche
  • Vehicle Dynamics Control Systems (VDCS): Subaru
  • Dynamic Stability và Traction Control (DSTC): Subaru

Chức năng hệ thống cân bằng điện tử

Sỡ dĩ ESP rất quan trọng vì điều này bạn sẽ cảm nhận được chúng thật sự cần thiết qua những chức năng dưới đây: 

Hệ thống cân bằng điện tử ESP giúp ổn định xe, tối ưu hóa tốc độ, giảm nguy cơ mất lái, thừa lái hoặc thiếu lái (Ảnh: Sưu tầm internet)
Hệ thống cân bằng điện tử ESP giúp ổn định xe, tối ưu hóa tốc độ, giảm nguy cơ mất lái, thừa lái hoặc thiếu lái (Ảnh: Sưu tầm internet)

Giữ vững lộ trình lái

ESP hoạt động thông qua theo dõi và điều chỉnh độ ổn định của xe. Hệ thống sẽ tính toán thông tin về góc lái, gia tốc, và các cảm biến góc quay. Khi nhận thấy biểu hiện mất lái, ESP sẽ tự động tác động lực phanh lên bánh xe để kiểm soát xe.

Phối hợp cùng hệ thống ABS kiểm soát độ bám đường của xe

Hệ thống cân bằng điện tử sẽ điều chỉnh công suất động cơ (mô- men xoắn) đến các bánh xe để thiết lập và tối ưu hóa độ bám đường của bánh xe trên những đoạn đường trơn trượt và khập khiễng.

EPS phối hợp cùng ABS nhằm ngăn chặn bó cứng ở bánh xe khi người lái phanh đột ngột hay nhấp nhả phanh liên tục.

Phân phối lực phanh điện tử

Hệ thống ESP sẽ tự động điều chỉnh cân bằng lực phanh giữa bánh trước và bánh sau, trước khi hệ thống ABS (Anti-lock Braking System) hoạt động (đặc biệt trong khi bánh sau bị bó cứng). Việc này giúp đảm bảo lực phanh được phân phối hiệu quả và phù hợp với trọng lượng của xe, đặc biệt khi phanh trong tình huống khẩn cấp hoặc trên các loại địa hình khác nhau. Hiệu suất hệ thống phanh được tối ưu, giảm nguy cơ trượt và đảm bảo sự ổn định của xe.

Hỗ trợ phanh khẩn cấp

Lúc này EPS đóng vai trò hỗ trợ phanh khẩn cấp khi xe:

  • Lực dừng xe còn hạn chế khi người lái đạp phanh gấp.
  • Bổ sung lực phanh cần thiết để giảm tốc độ và thu gọn quãng đường khi phanh.

Tính năng hỗ trợ phanh khẩn cấp sẽ ngừng khi người lái khôi phục chế độ phanh thông thường (nhả đập phanh).

Cấu tạo hệ thống cân bằng điện tử

Hệ thống cân bằng điện tử EPS cấu tạo gồm 4 bộ phận chính:

  • Bộ điều khiển thủy lực.
  • Các cảm biến (Cảm biến tốc độ bánh xe, cảm biến góc lái, cảm biến quay vòng, cảm biến gia tốc, cảm biến áp suất phanh).
  • Hệ thống trượt và cảm biến gia tốc ngang.
  • Bộ xử lý điều khiển động cơ.
Hệ thống cân bằng điện tử EPS cấu tạo gồm 4 bộ phận chính (Ảnh: Sưu tầm internet)
Hệ thống cân bằng điện tử EPS cấu tạo gồm 4 bộ phận chính (Ảnh: Sưu tầm internet)

Nguyên lý hoạt động hệ thống cân bằng điện tử

Hệ thống ESP hoạt động hợp nhất với nhiều hệ thống an toàn khác trên xe hơi như ABS (hệ thống chống bó cứng phanh), TCS (hệ thống kiểm soát lực kéo), hay EBD (hệ thống phân phối lực phanh điện tử),… Tích hợp này tạo ra một hệ thống tổng thể hoạt động cùng nhau để cải thiện an toàn khi lái xe.

EPS thu nhập thông tin từ nhiều cảm biến để xác định dữ liệu, từ đó dự đoán mức độ an toàn dịch chuyển của từng bánh xe:

  • Cảm biến tốc độ bánh xe hỗ trợ xác định độ trượt của bánh xe trong quá trình ô tô vận hành.
  • Cảm biến vòng quay, cảm biến góc đánh lái, cảm biến gia tốc, cảm biến áp suất phanh làm nhiệm vụ đánh giá và dự đoán nguy cơ xe có thể bị lật hoặc mất lái.

Các thông số về tốc độ bánh xe, góc đánh lái, áp suất phanh,… đều được các cảm biến liên tục đo đạc và truyền thông tin đến bộ điều khiển trung tâm ECU ( Electronic Control Unit). Lúc này, ECU sẽ phân tích thông tin để nhận biết dấu hiệu bất thường khi một hoặc các bánh xe khác đang di chuyển hoặc dự đoán nguy cơ mất lái.

Khi ECU phát hiện nguy cơ, ngay lập tức phát tín hiệu và gửi yêu cầu cho các bộ phận liên quan trong hệ thống ESP can thiệp vào hoạt động của bánh xe.

EPS thu nhập thông tin từ nhiều cảm biến để xác định dữ liệu (Ảnh: Sưu tầm internet)
EPS thu nhập thông tin từ nhiều cảm biến để xác định dữ liệu (Ảnh: Sưu tầm internet)

Nhận biết xe có hệ thống cân bằng điện tử

Các dòng xe được trang bị hệ thống cân bằng điện tử ESP được kí hiệu biểu tượng xe ô tô và hai đường sóng hoặc chữ ESP hiển thị trên bảng đồng hồ thông tin xe. Vị trí và biểu tượng này có thể thay đổi tùy theo từng mẫu xe cụ thể.

Khi ESP bật, ký hiệu sẽ sáng lên để thông báo cho người lái xe biết rằng hệ thống đang hoạt động. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và sử dụng hệ thống hiệu quả, bạn nên đọc và hiểu các hướng dẫn sử dụng liên quan đến đèn cảnh báo và cách tắt hệ thống cân bằng điện tử trước khi bắt đầu lái xe. Điều này giúp bạn tận dụng tối đa tính năng an toàn của ESP và đảm bảo hệ thống hoạt động đúng cách trong mọi tình huống.

ESP được kí hiệu biểu tượng xe ô tô và hai đường sóng hoặc chữ ESP (Ảnh: Sưu tầm internet)
ESP được kí hiệu biểu tượng xe ô tô và hai đường sóng hoặc chữ ESP (Ảnh: Sưu tầm internet)

Cách sử dụng hệ thống cân bằng điện tử trên ô tô

Dưới đây là cách sử dụng hệ thống cân bằng điện tử đáng chú ý nhất:

Cách bật tắt hệ thống cân bằng điện tử

Hiện nay, các dòng xe được trang bị hệ thống cân bằng điện tử ESP luôn được bố trí nút bật/tắt hệ thống trên vô lăng, bảng taplo hoặc bệ cần số. Thông thường, hệ thống ESP được thiết lập ở chế độ tự động kích hoạt, tạo điều kiện  tốt để phân tích và xử lý thông tin hoạt động bánh xe và đưa ra phương án kịp thời. Khi hệ thống hoạt động, đèn báo ESP sẽ báo sáng.

Hệ thống cân bằng điện tử ESP được bố trí nút bật/tắt hệ thống trên vô lăng, bảng taplo hoặc bệ cần số (Ảnh: Sưu tầm internet)
Hệ thống cân bằng điện tử ESP được bố trí nút bật/tắt hệ thống trên vô lăng, bảng taplo hoặc bệ cần số (Ảnh: Sưu tầm internet)

Khi nào cần tắt hệ thống cân bằng điện tử

Trong quá trình vận hành, người lái cần tắt hệ thống cân bằng điện tử ESP khi:

Xe bị sa lầy khi di chuyển trên địa hình bùn đất, trơn trượt

ESP sẽ phát huy tốt khi xe chạy ở tốc độ cao hoặc khi vào khúc cua và tránh chướng ngoại vật. Do vậy, khi xe đi trên những đoạn đường gồ ghề, trơn trượt hoặc có bùn lầy, cần nên tắt chế độ ESP vì hệ thống không hỗ trợ nhiều, thậm chí còn gây trở ngại.

Lúc này, xe di chuyển chậm và tốc độ bốn bánh không đều. Khi bánh xe bị sa lầy tạo điều kiện khiến xe bị quay trơn. Nếu ESP hoạt động, điều này sẽ kích hoạt hoặc giảm momen để hãm bánh xe khiến xe khó thoát ra địa hình bùn đất, trơn trượt.

Xe cần một lực kéo mạnh khi di chuyển trên các đoạn đường gồ ghề, phức tạp. ESP hoạt động vào tình huống này sẽ vô tình làm giảm công suất động cơ dẫn đến lực kéo bị ảnh hưởng.

ESP hoạt động sẽ kích hoạt hoặc giảm momen để hãm bánh xe khiến xe khó thoát ra địa hình bùn đất, trơn trượt (Ảnh: Sưu tầm internet)
ESP hoạt động sẽ kích hoạt hoặc giảm momen để hãm bánh xe khiến xe khó thoát ra địa hình bùn đất, trơn trượt (Ảnh: Sưu tầm internet)

Khi drift xe

Drift là một kỹ thuật lái xe để bánh xe trượt trên đường. Trong quá trình thực hiện, góc trượt của bánh sau sẽ lớn hơn so với bánh trước, khiến bánh trước hướng ngược lại so với hướng rẽ. Tuy nhiên, nếu hệ thống cân bằng điện tử (ESP) hoạt động sẽ hãm tốc độ bánh xe khiến việc thực hiện drift trở nên khó khăn hơn.

ESP hoạt động hãm tốc độ bánh xe khiến thực hiện drift khó khăn hơn (Ảnh: Sưu tầm internet)
ESP hoạt động hãm tốc độ bánh xe khiến thực hiện drift khó khăn hơn (Ảnh: Sưu tầm internet)

Hệ thống cân bằng điện tử VSA trên ô tô Honda

Hệ thống cân bằng điện tử VSA được trang bị hầu hết các dòng xe Honda Ô tô phân phối tại Việt Nam được kể đến như Honda CR-V, Honda HRV, Honda Civic, Honda City và Honda Accord. Đây gần như là trang bị bắt buộc không thể thiếu trên xe ô tô tại các nước phát triển. 

VSA (Vehicle Stability Assist) trang bị trên ô tô Honda nhằm giúp xe ổn định khi người lái rẽ nhiều hoặc ít hơn điều kiện giúp xe an toàn. Ngoài ra, hệ thống còn hỗ trợ duy trì lực bám trên bề mặt trơn bằng cách điều chỉnh công suất động cơ và sử dụng phanh phù hợp. Honda đã phát triển và tích hợp hệ thống VSA vào xe để cải thiện và kiểm soát khi lái xe trong các tình huống khó khăn, điều này được đánh giá rất cao.

VSA được trang bị ở Honda CR-V, Honda HRV, Honda Civic, Honda City và Honda Accord (Ảnh: Sưu tầm internet)
VSA được trang bị ở Honda CR-V, Honda HRV, Honda Civic, Honda City và Honda Accord (Ảnh: Sưu tầm internet)

Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin về hệ thống cân bằng điện tử do Honda Mỹ Đình tổng hợp. Hy vọng, quý khách sẽ có tầm nhìn xa hơn và biết cách sử dụng chúng sao cho hiệu quả trên xe hơi của mình. Nếu có vấn đề khó giải quyết hay muốn sắm cho mình dòng xe Honda hiện đại. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhé!


Đánh giá post

CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT

LIÊN HỆ VỚI HONDA Ô TÔ MỸ ĐÌNH






    0375837979
    Messenger Honda Mỹ Đình
    Zalo Honda Mỹ Đình