Các hệ thống bơm dầu bôi trơn động cơ trên ô tô phổ biến hiện nay

Bơm dầu trên ô tô đóng vai trò rất quan trọng đối với động cơ. Một bộ phận giúp dầu được vận chuyển ổn định và liên tục đến các linh kiện trên xe. Các chủ xe khi vận hành xế cưng có biết đến phụ tùng này hay không? Cùng Honda Mỹ Đình tìm hiểu cấu tạo, cách vận hành cũng như phân loại phụ tùng này trong nội dung bài viết dưới đây. 

Khái niệm bơm dầu bôi trơn ô tô 

Bơm dầu trên xe ô tô là phụ tùng quan trọng thuộc hệ thống bôi trơn động cơ. Một bộ phận có nhiệm vụ tạo ra áp suất, giúp đưa dầu nhớt đến các chi tiết của động cơ ổn định. Phụ tùng này thường nằm dưới cacte, gần khu vực bồn chứa dầu để phục vụ cho việc đẩy dầu tốt nhất

Bơm dầu là phụ tùng có nhiệm vụ tạo ra áp suất đưa dầu đến các chi tiết máy (Ảnh: Sưu tầm internet)  
Bơm dầu là phụ tùng có nhiệm vụ tạo ra áp suất đưa dầu đến các chi tiết máy (Ảnh: Sưu tầm internet)

Công dụng của bơm dầu trong hệ thống bôi trơn 

Hệ thống bôi trơn đóng vai trò như chất làm mát và làm sạch động cơ trong quá trình vận hành. Hệ thống bôi trơn hoạt động còn giúp giảm khí thải khi  tạo ra một vòng đệm giữa thành xi lanh và các vòng piston. Trong hệ thống này, bơm dầu đóng vai trò là “trái tim” co bóp để vận chuyển dầu đến toàn bộ các chi tiết máy. 

Nếu không có bơm thì dầu sẽ chỉ ở két mà không thể đi lên các chi tiết nhanh chóng, đầy đủ. Như vậy động cơ vận hành kém hiệu quả, không thể đạt công suất tối đa và nhanh hỏng. Các bộ phận sẽ nhanh chóng gặp hư hỏng nếu không có bơm dầu hỗ trợ đưa dầu đến các chi tiết. 

Bơm đóng vai trò là “trái tim” co bóp để vận chuyển dầu đến tất cả bộ phận. (Sưu tầm Internet)
Bơm đóng vai trò là “trái tim” co bóp để vận chuyển dầu đến tất cả bộ phận. (Sưu tầm Internet)

Phân loại bơm dầu bôi trơn trên ô tô 

Hiện nay trên thị trường chia thành 4 loại nhưng có 2 loại bơm chính đối với hệ thống bôi trơn. Mỗi loại sẽ sở hữu đặc điểm và kết cấu khác nhau các bạn có thể theo dõi ngay ở nội dung dưới đây. 

Bơm roto hay Piston 

Loại bơm này có vẻ ngoài hình sao, đỉnh tròn, được khoét lỗ ở bên trong. Trong roto sẽ có dạng hình chữ thập và có thể quay được. Trong hệ thống thường có 2 roto được thiết kế lệch tâm nhau. Khi bơm trong quay thì bơm ngoài hoạt động theo, tạo ra khe hở để chứa và đưa dầu đến các bộ phận. 

Cấu tạo

  • Gồm vỏ chứa 2 roto ghép lồng vào nhau trong và ngoài. 
  • Roto trong có thể quay được nhờ trục bơm dẫn động từ trục cam động cơ cùng với Roto ngoài. 
Bơm roto thiết kế lệch tâm hoạt động theo cơ chế hút đẩy cơ bản. (Sưu tầm Internet)
Bơm roto thiết kế lệch tâm hoạt động theo cơ chế hút đẩy cơ bản. (Sưu tầm Internet)

Nguyên lý hoạt động

Hai roto được đặt lệch tâm nhau nên khi roto trong quay thì roto ngoài cũng hoạt động theo. Đỉnh roto bên trong luôn tỳ sát thành của roto ngoài tạo thành các khoang chứa dầu. Khi roto quay, khoảng không gian giữa chứa đầy dầu được nén với áp suất cao và đẩy đi bôi trơn các chi tiết qua cửa xả. 

Ngược lại, thể tích khoang A khi đó tăng lên tạo ra ống chân không hút  lượng dầu trong cacte. Như thế hoạt động linh hoạt tạo thành hệ thống tuần hoàn lặp lại liên tục, đẩy lượng dầu đi khắp động cơ rồi quay trở về lọc.  

Bơm dầu bánh răng 

Hoạt động của bơm bánh răng đơn giản hơn với các khớp răng chủ động và bị động quay liên tục. Hai bánh răng cũng sẽ tạo ra khoang dầu đi và đến, các bạn có thể theo dõi chi tiết dưới đây. 

Cấu tạo bơm dầu bánh răng 

Trong bơm bánh răng bao gồm 2 bánh răng chủ động và một bánh răng bị động. Bánh chủ động lắp cố định trên trục bơm bằng then hoa hoặc then bán nguyệt. Trục chủ động dẫn động bởi trục khuỷu hoặc trục cam quay sau đó dẫn đến bánh bị động quay theo tạo ra khoảng trống giữa 2 bánh. 

Bơm dầu bánh răng có một bánh chủ động nhiều răng hơn bánh bị động. (Sưu tầm Internet)  
Bơm dầu bánh răng có một bánh chủ động nhiều răng hơn bánh bị động. (Sưu tầm Internet)

Nguyên lý hoạt động

Hai bánh răng ăn khớp với nhau tạo thành  khoang dầu riêng biệt là ra và vào. Khi bánh chủ động quay từ lực kéo trục khuỷu thì bánh răng bị động cũng được dẫn động theo. Khi đó dầu từ đường dầu áp suất thấp (khoang dầu vào) được nén rồi đẩy qua khoang dầu ra. 

Bơm dầu áp suất cao  đẩy qua các bộ lọc tới các chi tiết cần bôi trơn. Khi lượng dầu đẩy đi lại tạo ra lực hút ở trong khoang dầu vào nên dầu được hút lên từ các – te. Quá trình này cũng lặp lại liên tục, tạo thành một chu kì dầu bôi trơn trong động cơ.

Khi tốc độ động cơ càng cao thì các bánh răng vận động càng mạnh, áp suất càng lớn. Vì thế để hạn chế các tác động mà áp suất dầu quá cao gây ra thì các nhà sản xuất đã thêm van điều áp để khắc phục tình trạng áp suất dầu quá lớn ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống này. 

So sánh các loại bơm dầu hiện nay

Trên động cơ ô tô hiện tại hầu hết là động cơ đốt trong nên bơm dầu được sử dụng nhiều là loại bánh răng. Hệ thống này có cấu tạo đơn giản, chi phí bảo dưỡng thấp lại phù hợp với ô tô sử dụng hộp số tự động. Hệ thống bánh răng cũng tạo ra bơm liên tục, độ tin cậy cao và tuổi thọ duy trì lâu dài. 

Bơm dầu bánh răng được sử dụng nhiều hơn trên ô tô vì đơn giản, hiệu quả. (Sưu tầm Internet)  
Bơm dầu bánh răng được sử dụng nhiều hơn trên ô tô vì đơn giản, hiệu quả. (Sưu tầm Internet)

Các bảo dưỡng, sửa chữa để bơm dầu hoạt động hiệu quả 

Về lý thuyết, bơm dầu là bộ phận không phải làm việc trong môi trường bị tác động quá nhiều. Vì thế nó hoạt động tương đối bền bỉ và khó bị hư hại. Nhưng vận hành hệ thống bôi trơn nói chung nếu không bảo dưỡng thì bộ phận này vẫn có thể xảy ra sự cố ngoài ý muốn. Vì thế để hạn chế các hư hỏng có thể xảy ra, chủ xe nên quan tâm đến hệ thống thành bằng một vài hành động nhỏ như: 

  • Thay dầu, nhớt định kỳ và thường xuyên kiểm tra nhớt bằng que thăm để đảm bảo lượng dầu nhớt vẫn ở mức cho phép. 
  • Khi thay dầu nhớt, đừng nên quá quan tâm đến mức giá mà hãy chú ý đến thương hiệu, chất lượng và khả năng tương thích của sản phẩm với động cơ xe của bạn. 
  • Khi thay nhớt, cần xả toàn bộ nhớt cũ và làm khô, làm sạch trước khi đổ dầu, nhớt mới vào đảm bảo hệ thống được làm mới toàn bộ. 
  •  Cứ khoảng sau 2 lần thay dầu xe thì phải thay bộ lọc một lần để đảm bảo toàn bộ hệ thống hoạt động ổn định. 
  • Thường xuyên chú ý đèn báo để biết hệ thống có đang hoạt động tốt hay không. 
  • Kiểm tra, bảo dưỡng và làm sạch các bộ phận định kỳ theo hướng dẫn sử dụng đi kèm xe. 

Để hệ thống bôi trơn hoạt động hiệu quả cần lưu ý đến đèn cảnh báo trên xe. (Sưu tầm Internet)

Kết luận 

Bơm dầu là bộ phận không thể thiếu trong hệ thống bôi trơn, làm mát động cơ xe ô tô. Nhưng nếu thực hiện đầy đủ các lưu ý đơn giản trên và hiểu chi tiết về bộ phận này có thể hạn chế tối đa sự cố, hỏng hóc đối với xế cưng của bạn. Honda Mỹ Đình sẽ giải đáp tất cả các thắc mắc của chủ xe, hãy comment phía bên dưới để chúng ta cùng bàn luận nhé! 


Đánh giá post

LIÊN HỆ VỚI HONDA Ô TÔ MỸ ĐÌNH






    0375837979
    Messenger Honda Mỹ Đình
    Zalo Honda Mỹ Đình