Hệ thống bôi trơn trên ô tô – Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và công dụng

Hệ thống bôi trơn trên ô tô đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với bất kỳ chiếc xe nào. Nếu bộ phận bất kỳ trong hệ thống không hoạt động, động cơ sẽ khó có thể vận hành tốt và bền bỉ. Vì sao hệ thống này lại có vai trò quan trọng đến như thế? Cùng Honda Mỹ Đình khám phá các thông tin, cách chăm sóc và bảo dưỡng hệ thống này trong bài viết dưới đây nhé! 

Khái niệm hệ thống bôi trơn trên ô tô 

Hệ thống bôi trơn trên ô tô được hiểu là hệ thống đảm nhận quá trình vận chuyển chất bôi trơn đến các chi tiết của động cơ xe. Chất bôi trơn được vận chuyển đó là dầu khoáng hoặc dầu nhớt tổng hợp. Hệ thống hoạt động tuần hoàn giúp chi tiết máy vận hành ổn định, bền bỉ. 

Hệ thống bôi trơn trên ô tô đảm nhận quá trình vận chuyển chất bôi trơn (Ảnh: Sưu tầm internet)
Hệ thống bôi trơn trên ô tô đảm nhận quá trình vận chuyển chất bôi trơn (Ảnh: Sưu tầm internet)

Nếu không có hệ thống làm trơn các chi tiết trong động cơ, bộ máy đó sẽ nhanh hỏng hóc vì ma sát lớn, quá nhiệt, bó và kẹt máy,….Tất nhiên khi đó động cơ sẽ hao mòn, giảm tuổi thọ nhanh, thậm chí gây cháy nổ ảnh hưởng đến tính mạng người sử dụng. 

Cấu tạo chính của hệ thống bôi trơn ô tô 

Hệ thống bôi trơn ô tô đảm nhận vai trò rất quan trọng nhưng chỉ có 3 bộ phận chính. Trong các bộ phận chính được chia ra rất nhiều chi tiết nhỏ, các bạn có thể khám phá cụ thể dưới đây. 

Bơm dầu giống như “trái tim” của hệ thống bên cạnh lọc dầu và két làm mát (Ảnh: Sưu tầm internet)
Bơm dầu giống như “trái tim” của hệ thống bên cạnh lọc dầu và két làm mát (Ảnh: Sưu tầm internet)

Bộ phận bơm dầu

Bơm dầu giống như “trái tim” của hệ thống khi cung cấp lực để dầu có thể đi tới các bề mặt cần bôi trơn bên trong động cơ. Một bộ phận “co bóp” để dầu có thể liên tục được đưa đến các chi tiết. Vì thế ở đây sẽ thường xuyên lắng đọng cặn bẩn nếu dầu không được thay. 

Bộ phận lọc dầu 

Theo thời gian sử dụng, chắc chắn động cơ sẽ dính bụi bẩn như mạt kim loại, muội than… Vì thế trong hệ thống bôi trơn cần bộ phận lọc dầu để làm sạch trước khi cung cấp dầu đến các bộ phận tiếp nhận. 

Bộ phận két làm mát dầu 

Ngoài làm sạch dầu, hệ thống này cần một chi tiết để làm mát chất bôi trơn tốt nhất. Điều này sẽ giúp động cơ có thể làm việc ở nhiệt độ thích hợp, không gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác. 

Nguyên lý làm việc hệ thống bôi trơn trên ô tô 

Khi động cơ vận hành, dầu sẽ từ đáy các-te được bơm dầu hút và vận chuyển đến bộ phận lọc. Sau đó dầu được cung cấp tới bề mặt các chi tiết cần được bôi trơn trong đó có xi lanh, trục cam, trục khủy – bạc trục khuỷu, nắp máy,….Ngoài ra với các ô tô sử dụng các hệ thống điều khiển pha phối khí (VVT-i) cũng sẽ dùng dầu để bôi trơn. 

Nguyên lý làm việc của hệ thống bôi trơn hoạt động tuần hoàn (Ảnh: Sưu tầm internet)
Nguyên lý làm việc của hệ thống bôi trơn hoạt động tuần hoàn (Ảnh: Sưu tầm internet)

Sau khi đến các bộ phận để bôi trơn, dầu được hút trở lại két làm máy rồi chảy lại đáy các-te để tái sử dụng. Hệ thống này lưu thông tuần hoàn, đều đặn trong quá trình động cơ hoạt động, đảm bảo cho các chi tiết của động cơ hoạt động ổn định hơn. 

Công dụng khác của hệ thống bôi trơn ô tô 

Ngoài giúp bôi trơn các chi tiết bên trong máy để giúp xe vận hành bền bỉ, an toàn. Bôi trơn động cơ còn là hệ thống đóng các vai trò quan trọng khác như: 

  • Bôi trơn các bề mặt có chi tiết chuyển động giúp giảm ma sát, tránh gây tăng nhiệt và cháy nổ, hỏng hóc. 
  • Làm sạch các bề mặt chuyển động khỏi các bụi bẩn trong quá trình vận hành, tránh hỏng hóc. 
  • Giảm nhiệt độ, làm mát các chi tiết bên trong động cơ. 
  • Chống oxy hóa cũng như bảo vệ bề mặt các chi tiết máy. 
  • Góp phần bao kín buồng đốt trong quá trình động cơ hoạt động. 
Hệ thống bôi trơn giúp động cơ vận hành an toàn, bền bỉ (Ảnh: Sưu tầm internet)
Hệ thống bôi trơn giúp động cơ vận hành an toàn, bền bỉ (Ảnh: Sưu tầm internet)

Những phương pháp bôi trơn động cơ ô tô hiện nay 

Ở mỗi loại động cơ sẽ có những phương pháp khác nhau để các chi tiết máy được bảo vệ. Dưới đây là một vài cách thức chính các nhà sản xuất xe thường sử dụng nhất.  

Bôi trơn bằng vung té dầu 

Nếu sử dụng phương pháp này, hệ thống sẽ không cần bơm đầu mà tận dụng chuyển động của các chi tiết (trục khuỷu, thanh truyền, bánh răng…) té dầu lên các bề mặt cần bôi trơn. Một hệ thống tối ưu hóa các chi tiết nhưng lại không hiệu quả đối với những bộ phận ở xa hoặc trên cao. 

Bôi trơn cưỡng bức 

Hệ thống dùng bơm dầu để vận chuyển dầu đến các chi tiết đảm bảo mọi bộ phận nhận được lượng dầu như nhau và có điều khiển. Hệ thống đang được áp dụng nhiều trong các dòng xe bình dân ngày nay. 

Bôi trơn cưỡng bức, vung té và hỗn hợp (Ảnh: Sưu tầm internet)
Bôi trơn cưỡng bức, vung té và hỗn hợp (Ảnh: Sưu tầm internet)

Hệ thống bôi trơn hỗn hợp

Sử dụng phương pháp bôi trơn hỗn hợp đang được rất nhiều nhà sản xuất ưu tiên. Bởi đây là hệ thống kết hợp của bôi trơn cưỡng bức và bôi trơn vung té dầu. Hệ thống này sẽ khắc phục được mọi nhược điểm và phát huy được hết các ưu điểm của 2 phương pháp bôi trơn kể trên. 

Dầu pha với nhiên liệu làm phương pháp bôi trơn 

Phương pháp bôi trơn dầu pha nhiên liệu có nghĩa là xăng được pha với dầu tỷ lệ  (1/20 hoặc 1/50) để  đi vào buồng đốt. Ở đó dầu tiếp cận các bề mặt chi tiết và bôi trơn trực tiếp. Một hệ thống đem lại hiệu quả bôi trơn khá thấp nên không được áp dụng phổ biến trên ô tô. 

Dấu hiệu nhận biết hư bỏng bôi trơn ô tô 

Trong quá trình sử dụng, bộ phận bôi trơn cũng không tránh khỏi các hư hỏng. Dưới đây là một vài lỗi thường gặp của hệ thống này chủ xe có thể tìm hiểu và tham khảo: 

  • Tiêu thụ dầu quá mức: Nếu hệ thống bị rò rỉ dầu hoặc dầu bôi trơn đi vào buồng đốt của động cơ rồi bị đốt cháy toàn bộ. Nếu xảy ra hiện tượng này thì dầu sẽ hao hụt lớn và cần phải kiểm tra nếu động cơ có tiếng kêu bất thường. 
  • Áp suất dầu quá thấp hoặc cao: Dầu bôi trơn loãng hoặc các đường dẫn bị tắc nghẽn khiến áp suất dầu giảm. Nếu có hiện tượng này xe sẽ thông báo lỗi trên bảng điều khiển taplo, chủ xe cần phải lưu ý. 
Tiêu thụ nhiều dầu, áp suất thấp,...Đó là một số dấu hiệu hỏng hóc của bôi trơn (Ảnh: Sưu tầm internet)
Tiêu thụ nhiều dầu, áp suất thấp,…Đó là một số dấu hiệu hỏng hóc của bôi trơn (Ảnh: Sưu tầm internet)

Sử dụng, bảo dưỡng hệ thống bôi trơn thế nào đúng cách? 

Bảo trì, bảo dưỡng hệ thống bôi trơn thường xuyên, định kỳ là điều cần làm để hạn chế các sự cố thường gặp như trên. Nếu gặp phải các sự cố với hệ thống này chủ xe rất khó nhận biết, chỉ đến khi ảnh hưởng đến chi tiết máy thì đã quá muộn. Vì thế các chủ xe nên tìm hiểu cách chăm sóc, bảo dưỡng hệ thống này ngay dưới đây. 

  • Sử dụng dầu bôi trơn phù hợp với xe đang vận hành và theo khuyến cáo nhà sản xuất. 
  • Thường xuyên thay các bộ lọc, két làm mát hoặc thay dầu định kỳ 3.000 – 5.000km để đảm bảo dầu được lưu thông với chất lượng cao nhất. 
  • Các điểm nối, đầu dò, van và đồng hồ đo và cảm biến áp suất dầu cần phải được kiểm tra thường xuyên. 
  • Thực hiện các biện pháp phòng ngừa để động cơ hạn chế thấp nhất dính bụi, bẩn khiến dầu bị ảnh hưởng. 
Bảo dưỡng hệ thống bôi trơn định kỳ 3.000 – 5.000km (Ảnh: Sưu tầm internet)
Bảo dưỡng hệ thống bôi trơn định kỳ 3.000 – 5.000km (Ảnh: Sưu tầm internet)

Kết luận 

Trên đây là những thông tin chúng tôi muốn chia sẻ về hệ thống bôi trơn trên xe ô tô. Thông qua bài viết hy vọng rằng khách hàng đã hiểu vai trò, nguyên lý hoạt động cơ bản của hệ thống này. Honda Mỹ Đình sẽ chia sẻ thêm nhiều bài viết hữu ích khác giúp các bạn vận hành xe an toàn, bền bỉ. 


Đánh giá post

CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT

LIÊN HỆ VỚI HONDA Ô TÔ MỸ ĐÌNH






    0375837979
    Messenger Honda Mỹ Đình
    Zalo Honda Mỹ Đình