Động cơ W: Cấu tạo, Phân loại, Nguyên lý & Ưu nhược điểm

Động cơ W là loại động cơ được sử dụng thưởng thấy trên xe ô tô, tuy không được sử dụng rộng rãi như động cơ chữ V nhưng trên một số hãng sản xuất ô tô vẫn được ứng dụng. Với lợi thế tạo ra công suất lớn, mạnh mẽ, động cơ này chủ yếu xuất hiện trên các loại xe hạng nặng. Cùng Honda Mỹ Đình tìm hiểu chi tiết về loại động cơ này nhé!

Động cơ W là gì?

Động cơ W là một loại động cơ piston trong đó ba hoặc bốn dãy xi lanh sử dụng cùng một trục khuỷu, giống như chữ W khi nhìn từ phía trước. Động cơ W với ba dãy xi lanh còn được gọi là động cơ “broad arrow” (“mũi tên rộng”), do hình dạng của chúng giống với nhãn hiệu thuộc tính mũi tên rộng của chính phủ Anh. Động cơ W với bốn dãy xilanh thường là được tọa bở hai động cơ VR ghép lại với một góc độ lớn (khoảng 72 độ).

Động cơ W trên xe ô tô
Động cơ W trên xe ô tô

Lịch sử hình thành của động cơ W

Một trong những loại động cơ W đầu tiên được thiết kế và phát triển bởi Anzani Motorcycles. Nó cũng được sử dụng trên chiếc máy bay đầu tiên bay qua eo biển Anh thành công. Từ đó, động cơ W biến mất và thỉnh thoảng mới xuất hiện. Động cơ này chỉ thực sự thu hút được sự chú ý vào năm 2001 với sự ra đời của W8 và W12. Nhưng những động cơ này sẽ không tồn tại nếu không có một động cơ nổi tiếng khác của VW: VR6. Động cơ VR6 về cơ bản là sự kết hợp giữa động cơ V6 và động cơ sáu xi lanh thẳng hàng. Nó có hai dãy xi-lanh giống như động cơ V6, nhưng sử dụng cùng một đầu xi lanh. Điều này có nghĩa là góc giữa hai bờ có thể cực kỳ hẹp, đồng nghĩa với việc động cơ nhỏ gọn hơn. Volkswagen cũng sản xuất cả phiên bản bốn và năm xi-lanh theo cách bố trí này. VW chưa bao giờ bận tâm đến việc chế tạo động cơ W6, bởi vì họ đã có sẵn cả động cơ VR6 và V6 tiêu chuẩn.

Động cơ W vào khoảng năm 1930
Động cơ W vào khoảng năm 1930

VW đã tạo ra W8 bằng cách sử dụng hai động cơ VR4 gắn trên cùng một trục khuỷu. Đó là hai động cơ trong một động cơ lớn hơn – giống như Inception, nhưng có hệ thống truyền động và ít khó hiểu hơn. Độ giữa các bờ trên động cơ VR là 15 độ và ở cấu hình W, nó lên tới 72 độ.

Tiếp theo là W12, sử dụng hai động cơ VR6 cùng góc 72 độ. Như đã đề cập trước đó, công suất đầu ra không quá ấn tượng nhưng vẫn còn đủ chỗ cho hai bộ tăng áp vì kích thước nhỏ gọn của nó.

Trong khi thế giới vẫn đang làm quen với ý tưởng về động cơ W thì VAG đang nghiên cứu động cơ W16 cho Bugatti. VW đã sử dụng cách bố trí động cơ VR để tạo ra một chiếc VR8 15 độ khác và bắt vít hai trong số chúng vào cùng một trục khuỷu ở góc 90 độ – cùng với bốn bộ tăng áp và tổng cộng mười bộ tản nhiệt. Do góc giữa các dãy VR8 rộng hơn nhiều nên động cơ trông giống cấu hình chữ V, như bạn có thể thấy khi nhìn vào động cơ đặt giữa lộ ra ngoài.

Động cơ này mạnh mẽ đến mức nó vẫn được sản xuất cho đến ngày nay, cung cấp sức mạnh cho Chiron (cũng như những chiếc Bugatti phiên bản đặc biệt như Center Dieci và Divo), mặc dù được cho là có công suất trên 1.500 mã lực.

Cấu tạo của động cơ W

Động cơ hình W là một kiểu động cơ có cấu tạo rất phức tạp và ít phổ biến. Về cấu tạo, động cơ W có cấu tạo tương tự như 2 động cơ chữ V đặt cạnh nhau. Các loại động cơ W gồm có W12, W16 hoặc thậm chí hy hữu có những loại lên tới W32.

Cấu tạo của động cơ W
Cấu tạo của động cơ W

Động cơ này thường sử dụng kiểu phổ biến gồm 8 xi lanh (W8), 12 xi lanh (W12) thường sử dụng trên các mẫu xe của Bentley hay Audi, và 16 xi lanh (W16) sử dụng trên các động cơ của Bugatti Chiron và Veyron.

Ở động cơ W16 của xe Bugatti, động cơ này được tạo thành từ hai khối động cơ VR8 góc hẹp 90 độ, chỉ có một trục khuỷu, kết hợp cùng với 4 bộ tăng áp và tổng cộng 10 tản nhiệt. Động cơ W12 này được thiết kế để có nhiều xi-lanh hơn, đồng thời mang công suất cao hơn thường được gọi là “Super Engine”.

Các loại động cơ W phổ biến

Một số cấu hình động cơ W điển hình như sau:

Động cơ W6

Động cơ W6 có hai dãy xi lanh ghép nối với một trục khuỷu chung. Đây là động cơ 6 xi lanh và hiếm khi được tìm thấy trên ô tô. Ở động cơ này, mỗi cặp có ba xi-lanh tạo thành hình chữ W.

Động cơ W6
Động cơ W6

Động cơ W8

W8 đề cập đến những động cơ bao gồm 8 xi lanh theo bố cục W. Có hai dãy, mỗi dãy gồm 4 xi lanh dẫn động một trục khuỷu chung.

Động cơ W8 bao gồm hai động cơ VR4 được gắn ở góc chữ V 72 độ. Động cơ VR4 có một động cơ V4 duy nhất được nối với động cơ 4 xi-lanh thẳng hàng ở góc hẹp 15 độ.

Động cơ W8
Động cơ W8

Động cơ W12

Động cơ W12 là động cơ đốt trong 12 xi lanh. Động cơ này được biết đến với kích thước nhỏ gọn và hiệu suất mạnh mẽ cùng một lúc. Loại động cơ này kết hợp hai động cơ V6 đặt ở góc v 75 độ và lắp đặt nghiêng 15 độ.

Ngoài ra còn có nhiều loại động cơ W hơn, ví dụ W16 và W24. Những loại động cơ này thường được sử dụng trong các phương tiện hạng nặng vì kích thước và trọng lượng nhẹ hơn.

Động cơ W12
Động cơ W12

Ưu nhược điểm của động cơ W

Ưu điểm

  • So với các loại động cơ chữ V, động cơ W tạo ra nhiều lực mô-men xoắn hơn nhờ việc bố trí trục khuỷu và xy-lanh tối ưu.
  • Với thiết kế trải đều về chiều rộng, động W thường ngắn hơn về chiều dài so với động cơ chữ V.
  • Được cấu tạo với nhiều xy-lanh và thể tích mỗi xy-lanh lớn nên các loại động cơ W có công suất đầu ra rất cao.

Nhược điểm

  • Kết cấu phức tạp hơn động cơ V, do đó chi phí sản xuất cũng như bảo dưỡng và sửa chữa cao hơn.
  • Là loại động cơ có nhiều thành phần chuyển động, nhiều xy-lanh và hiệu suất lớn nên tiếng ồn phát sinh từ động cơ cũng là một trở ngại lớn.
  • Mức độ tiêu hao nhiên liệu khủng khiếp.
Ưu nhược điểm của động cơ W
Ưu nhược điểm của động cơ W

Như vậy, Honda Mỹ Đình đã cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết nhất về động cơ W. Hy vọng những chia sẻ này đã giúp bạn hiểu thêm về một loại động cơ trên thị trường. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0375 83 79 79 hoặc tới showroom tại 02 Lê Đức Thọ, Cầu Giấy, Hà Nội để được giải đáp và tư vấn chi tiết nhé!


Đánh giá post

LIÊN HỆ VỚI HONDA Ô TÔ MỸ ĐÌNH






    0375837979
    Messenger Honda Mỹ Đình
    Zalo Honda Mỹ Đình