Động cơ VR: Biến thể giữa động cơ thẳng hàng & động cơ V

Động cơ VR là một loại động cơ không xuất hiện phổ biến trên thị trường như các loại động cơ thẳng hàng (I), hay động cơ chữ V… Về cơ bản, động cơ VR là sự kết hợp giữa động cơ chữ V và động cơ thẳng hàng. Cùng Honda Mỹ Đình tìm hiểu chi tiết về loại động cơ này nhé!

Động cơ VR là gì?

Động cơ VR xuất phát từ chữ cái đầu trong tiếng Đức của động cơ V (tiếng Đức: V-Motor) và động cơ thẳng hàng (inline) (tiếng Đức: Reihenmotor), do đó động cơ VR được mô tả là “động cơ Vee-Inline” (VR-Motor ). Đây cũng được coi là một biến thể đặc biệt của động cơ V và động cơ thẳng hàng. Hai dãy xi lanh, tương ứng các xi lanh nghiêng một góc nhỏ (thường là 15 độ). Điều đặc biệt của nó là chỉ sử dụng một đầu xi lanh cho cả hai dãy xi lanh.

Động cơ VR trên xe ô tô
Động cơ VR trên xe ô tô

Lịch sử hình thành của động cơ VR

Động cơ VR hoặc gọi là Vee-Inline, về cơ bản là biến thể lai giữa động cơ thẳng hàng và động cơ chữ V.

VR là động cơ chữ V có góc hợp nhau giữa các xi lanh rất hẹp, chỉ khoảng 10 hoặc 15 độ nhưng lại chỉ sử dụng một nắp quy lát như ở động cơ thẳng hàng. Điều này khiến nó chỉ cần 2 trục cam (DOHC) dù cho động cơ có 2 hoặc 4 xupap trên mỗi xi-lanh.

Lịch sử hình thành và phát triển của động cơ VR
Lịch sử hình thành và phát triển của động cơ VR

Động cơ VR được tập đoàn Volkswagen bắt đầu sản xuất vào năm 1991. Do đó nó được biết đến nhiều nhất trên các xe của Volkswagen và đặc biệt là chiếc Volkswagen Passat B3 nổi tiếng với động cơ VR6. Một biến thể khác là động cơ VR5, tuy nhiên trong bài viết này chỉ đề cập đến động cơ VR6.

Động cơ VR6 đã được cải tiến nhiều lần từ năm 1991 đến năm 2006 cho tới khi tập đoàn Volkswagen giới thiệu người anh em nhỏ hơn, gọn hơn của nó, đó là động cơ VR5. Động cơ VR6 là một động cơ phức tạp hơn động cơ thẳng hàng I6 nhưng lại đơn giản hơn V6, và nó cũng có giá thành thấp hơn so với động cơ chữ V loại 60 hay 90 độ thông thường.

Cấu tạo của động cơ VR6

Trong động cơ VR thì chiều dài của cửa nạp và cửa xả khác nhau, do sự dịch chuyển giữa các ống xi lanh sang hai bên nhưng lại chỉ có một nắp quy lát duy nhất và có các piston đặt xéo (tương tự như chiếc Veyron).

Sự khác biệt về kích thước cửa nạp và cửa xả là để nhằm đảm bảo lượng không khí đi ra và đi vào buồng đốt là như nhau.

Động cơ VR có một ống góp nạp và một ống xả duy nhất, làm cho nó đơn giản và nhẹ hơn động cơ chữ V. Động cơ VR6 thì có dung tích thay đổi từ 2,5 đến 3,6 lít. Hai bộ truyền động xupap đã được đưa vào động cơ VR6, để có được 12 xupap và 24 xupap như trong hình trên.

Các biến thể của động cơ VR
Các biến thể của động cơ VR

Động cơ VR6 là một động cơ cân bằng tốt, giống như động cơ 6 xi lanh thẳng hàng nhưng có thêm một số đối trọng trên trục khuỷu để bù lại các sự dịch chuyển giữa các xi lanh. Và việc lắp thêm này sẽ đảm bảo vòng quay mượt mà hơn. Động cơ VR6 cũng có khả năng làm kín tốt hơn so với động cơ V6 và do có thiết kế ngắn hơn so với động cơ I6 nên nó rất lý tưởng cho các xe ô tô dẫn động cầu trước.

Kích thước của VR6 giúp cho nó có được thể tích xi lanh lớn hơn so với động cơ I4 dùng trên xe dẫn động cầu trước và từ đó tạo ra công suất lớn hơn. Điều đáng tiếc nhất của động cơ này là đường kính xi lanh bị hạn chế vì các xi lanh quá gần nhau, và độ dày thành vách không lớn nên không thể để đường kính xi lanh to ra.

Ưu nhược điểm của động cơ VR

Ưu điểm

Động cơ chỉ dùng một đầu xi lanh (nắp quy lát) như động cơ thẳng hàng nhưng lại ngắn hơn, nó vẫn có cấu trúc 2 hàng xi lanh như các loại động cơ ô tô chữ V. Vì thế:

  • Kết cấu đơn giản hơn, chi phí sản xuất cũng tương đối thấp.
  • Khả năng cân bằng tốt, độ rung động thấp hơn nhiều so với động cơ V6.
  • Trọng lượng giảm so với động cơ chữ V do có một đầu xi lanh và một bộ góp ống xả.
  • Động cơ VR6 dùng chung một đầu xi lanh cho hai dãy xi lanh. Chỉ cần hai trục cam cho động cơ, bất kể động cơ có hai hay bốn van trên mỗi xi lanh. Điều này giúp đơn giản hóa việc chế tạo động cơ và giảm chi phí.
Khả năng cân bằng tốt, độ rung động thấp hơn nhiều so với động cơ V6
Khả năng cân bằng tốt, độ rung động thấp hơn nhiều so với động cơ V6

Nhược điểm

  • Vì các xi lanh không nằm trên đường tâm của đầu xi lanh kết hợp, cho nên chiều dài của các cổng nạp và xả khác nhau ở mỗi dãy xi lanh. Nếu không có sự bù trừ, độ dài cổng nạp xả thay đổi này sẽ dẫn đến việc hai dải xi lanh tạo ra lượng công suất khác nhau ở một RPM của động cơ cụ thể.
  • Thiết kế phức tạp hơn động cơ thẳng hàng, bề rộng lớn hơn.
  • Chiều cao trọng tâm cao hơn động cơ V.
  • Cần có khoảng cách tối thiểu giữa các dãy xi lanh để vẫn có không gian cho các kênh nước làm mát và đường dẫn dầu.
  • Thành xi lanh phải có độ dày tối thiểu nhất định, nếu không thành giữa các xi lanh riêng lẻ có thể bị quá nhiệt.
Kết cấu phức tạp nên chi phí cao
Kết cấu phức tạp nên chi phí cao

Như vậy, Honda Mỹ Đình đã cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về động cơ kiểu VR. Hy vọng những chia sẻ này giúp bạn hiểu rõ hơn về loại động cơ mới trên thị trường. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0375 83 79 79 hoặc tới showroom tại 02 Lê Đức Thọ, Cầu Giấy, Hà Nội để giải đáp và tư vấn chi tiết nhé!


5/5 - (2 bình chọn)

LIÊN HỆ VỚI HONDA Ô TÔ MỸ ĐÌNH






    0375837979
    Messenger Honda Mỹ Đình
    Zalo Honda Mỹ Đình