5 nguyên nhân khiến đèn phanh ô tô hư hỏng và cách khắc phục

Đèn phanh ô tô là một bộ phận cực kỳ quan trọng trong hệ thống phanh xe, giúp báo hiệu cho các phương tiện phía sau biết được xe của bạn đang giảm tốc hoặc dừng lại để họ chủ động điều chỉnh tốc độ hoặc chuyển hướng phù hợp. Khi đèn báo phanh bị hỏng sẽ tiềm tàng rất nhiều rủi ro và có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng. Cùng Honda Ô tô Mỹ Đình tìm hiểu về bộ phận quan trọng này nhé!

5 nguyên nhân khiến đèn phanh ô tô bị hư hỏng

Đèn phanh hoạt động giúp người lái báo xe đang giảm tốc độ hay dừng xe. Nếu chủ xe không đạp phanh mà đèn vẫn sáng hay đèn sáng không ổn định, điều này chứng tỏ hệ thống đèn phanh đang gặp vấn đề trục trặc. Một số nguyên nhân dẫn đến hư hỏng đèn phanh.

Bóng đèn phanh bị hỏng

Bóng đèn phanh xe Honda City (Ảnh: Honda Việt Nam)
Bóng đèn phanh xe Honda City (Ảnh: Honda Việt Nam)

Trong trường hợp bóng đèn bị hỏng, cháy sẽ dẫn đến đèn phanh ô tô không sáng khi giảm tốc độ/dừng xe. Tình trạng này không chỉ gây nguy hiểm cho người lái mà còn ảnh hưởng đến phương tiện khác cùng tham gia giao thông. Do đó, bạn nên kiểm tra đèn báo phanh thường xuyên để đảm bảo chúng vẫn hoạt động bình thường. 

Để xác định tình trạng hiện tại của đèn phanh hiện tại, bạn có thể nhờ người xung quanh quan sát khi thực hiện đạp chân phanh. Ngoài ra, bạn cũng nên tự mình kiểm chứng tình trạng hoạt động của đèn xe bằng cách:

  • Sử dụng cán chổi/gậy để cố định vị trí của bàn đạp, sau đó mở cửa xe, ra ngoài và quan sát tình trạng đèn phanh. 
  • Đỗ xe sát vào tường và tiến hành đạp phanh, nếu đèn hoạt động bình thường thì bạn sẽ thấy ánh sáng đỏ thông qua kính sau xe/kính chiếu hậu. 

Công tắc bàn đạp phanh kém

Công tắc đèn phanh bị hỏng (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Công tắc đèn phanh bị hỏng (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Công tắc bàn đạp phanh là nút bấm được bố trí nằm dọc theo trục của bàn đạp phanh, ngay phía trên pedal. Khi người lái đạp phanh, nút bấm sẽ được kích hoạt làm cho đèn báo phanh bật sáng. Tuy nhiên sau một thời gian sử dụng, công tắc bàn đạp phanh thường bị hỏng/mòn lớp đồng dẫn đến tình trạng đèn phanh ô tô không tắt. 

Hiện nay trên một số mẫu xe, piston của công tắc đèn sẽ tiếp xúc với một tấm chắn bằng cao su hoặc nhựa trên cần của bàn đạp phanh. Tấm chắn có nhiệm vụ làm bệ cố định giúp đẩy bật/tắt của công tắc chân phanh qua để đóng/mở kết nối cực dương ắc quy với ECU pin, sinh ra dòng điện cho hệ thống đèn phanh ô tô. 

Khi bạn đạp phanh liên tục sẽ khiến tấm chắn nhanh bị mòn, dẫn đến hiện tượng rơi, thủng hoặc cỡ và để lại lỗ hổng trên cần của bàn đạp phanh. Lúc này, nút bật/tắt sẽ xuyên qua vị trí khuyết và mở kết nối giữa ECU pin với ắc pin với ắc, cung cấp điện liên tục khiến đèn báo phanh không thể tắt. 

Chưa kéo hết phanh tay

Kéo chưa hết phanh tay có thể ảnh hưởng đến hoạt động của đèn phanh (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Kéo chưa hết phanh tay có thể ảnh hưởng đến hoạt động của đèn phanh (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khi đèn phanh sáng, tốt nhất bạn không nên tiếp tục lái xe, vì có thể làm hỏng má và cánh quạt. Nguyên nhân khiến đèn báo phanh sáng có thể là do bạn quên chưa thả (hoặc xả) thắng tay. Thắng tay giúp xe khỏi lăn trên đường dốc hoặc trong trường hợp nguy hiểm muốn dừng lại mà thắng chân không hoạt động thì bạn dùng thắng tay. 

Hệ thống chống bó cứng phanh ABS gặp vấn đề

Đèn báo phanh ABS sáng chứng tỏ hệ thống phanh đang gặp vấn đề (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Đèn báo phanh ABS sáng chứng tỏ hệ thống phanh đang gặp vấn đề (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trên các dòng xe hiện đại, hầu hết được các hãng trang bị hệ thống chống bó cứng phanh để giúp ngăn chặn bánh xe bị khóa và lốp xe khởi mất lực léo trong các tình huống trơn trượt. Hệ thống này được trang bị đèn báo riêng biệt. 

Tuy nhiên nếu đèn vẫn trong tình trạng sáng khi xe đang bận hành, điều này có nghĩa là hệ thống phanh ABS đang gặp vấn đề. Nguyên nhân chủ yếu là do bộ phận cảm biến, do vậy bạn cần mang xe đến gara sửa chữa hoặc đại lý ủy quyền để được kiểm tra chính xác nguyên nhân. 

Dầu phanh ở mức thấp

Dầu phanh ở mức thấp là nguyên nhân khiến đèn bán phanh không thể hoạt động bình thường (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Dầu phanh ở mức thấp là nguyên nhân khiến đèn bán phanh không thể hoạt động bình thường (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dầu phanh ở mức thấp là một trong những nguyên nhân khiến đèn báo phanh không thể hoạt động bình thường. Người lái có thể xác định lỗi hư hỏng đèn phanh ô tô thông qua dấu hiệu “!” được hiển thị trên cụm đồng hồ. Nếu dấu chấm than có màu vàng, hệ thống phanh vẫn có thể đủ chất lỏng để hoạt động. Nếu chuyển sang màu đỏ, bạn cần mang xe đến gara hoặc showroom để sửa chữa càng sớm càng tốt. 

Cách giải quyết đèn phanh xe ô tô bị hỏng

Đèn báo phanh là một bộ phận vô cùng quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của người lái lẫn người tham gia giao thông khác. Vì vậy khi nhận thấy những dấu hiệu báo hiệu đèn báo phanh của bạn đang gặp vấn đề, bạn cần thay đèn phanh để đảm bảo an toàn. Tùy thuộc vào tình trạng và nguyên nhân, người ta có các cách giải quyết hư hỏng đèn phanh như sau:

Thay bóng đèn phanh

Nếu đèn phanh bị cháy/hỏng, bạn có thể tự thực hiện thay mới tại nhà. Các bước thực hiện thay đèn phanh diễn ra như sau:

Bước 1: Tháo các ốc vít

Bạn cần tiến hành tháo các ốc vít bằng thiết bị chuyên dụng. Chú ý nên để gọn các chi tiết vào một vị trí để tránh bị thất lạc trong quá trình sửa chữa. 

Bước 2: Mở nắp bộ phận đặt đèn báo phanh

Sau đó bạn tiến hành mở nắp bộ phận đặt đèn báo phanh.

Bước 3: Xác định vị trí của đèn báo phanh và tháo gỡ

Bạn cần xác định chính xác vị trí của đèn phanh và tháo gỡ đèn ra khỏi ổ cắm. Tiếp đó bạn xoay và kéo để lấy đèn ra ngoài nhanh hơn đồng thời chú ý tránh làm ảnh hưởng đến các bộ phận khác xung quanh. 

Bước 4: Kiểm tra tình trạng của vị trí nối điện

Sau khi đã tháo bóng đèn, bạn nên kiểm tra tình trạng của vị trí nối điện xem có hư hỏng hay không. 

Bước 5: Lắp đèn mới

Bạn thực hiện lắp bóng đèn mới, đồng thời gắn lại bộ phận đèn phanh về đúng vị trí như ban đầu. Sau khi đóng nắp, người dùng nên vặn chặt các ốc vít để đảm bảo các ốc không bị rơi ra khi đang di chuyển. Ngoài ra bạn cũng cần kiểm tra hệ thống đèn phanh ô tô sau khi đã thay thế để đảm bảo khả năng vận hành an toàn. 

Thay công tắc đèn phanh mới

Khi công tắc đèn phanh bị hư hỏng hoặc mòn do thời gian sử dụng quá lâu, bạn có thể thay mới bộ phận này theo các bước như sau: 

Bước 1: Tháo giắc cắm trên công tắc

Trước khi tháo công tắc của đèn phanh cũ, bạn cần thực hiện rút giắc cắm. Trong trường hợp giắc cắm bị hỏng, chủ xe nên tiến hành thay thế sớm để đảm bảo hiệu suất hoạt động của đèn phanh. 

Bước 2: Tháo công tắc đèn phanh cũ

Công tắc phanh thường được cố định lại bởi 1 hoặc 2 bu lông nhỏ. Do đó, bạn cần nới lỏng các bu lông để có thể tháo được công tắc bàn đạp. 

Bước 3: Lắp công tắc mới

Sau khi tháo công tắc đèn phanh cũ, bạn tiến hành lắp công tắc đèn phanh mới vào đúng vị trí.

Bước 4: Gắn giắc cắm vào công tắc

Việc tiếp theo bạn cần làm chính là nối giắc cắm và công tắc, sau đó lắp lại cọc bình. Để kiểm tra tình trạng hoạt động của đèn báo phanh xe đèn hoạt động lại bình thường hay không, khởi động xe và kiểm tra các chức năng của đèn. 

Thay cầu chì bị cháy

Cầu chì có tác dụng bảo vệ đèn phanh trong quá trình hoạt động. Khi nhận thấy cầu chì đèn phanh bị cháy hoặc đứt, bạn cần thực hiện thay thế bằng các bước sau đây:

Bước 1: Xác định vị trí đặt cầu chì

Trên hầu hết các dòng xe ô tô hiện đại ngày nay đều được trang bị tối thiểu 2 hộp cầu chì, một hộp ở khoang động cơ và một hộp khác ở trong cabin (phía dưới taplo). 

Bước 2: Xác định vị trí đặt cầu chì đèn phanh

Để có thể biết được chính xác vị trí đặt của cầu chì đèn phanh, bạn có thể xem sơ đồ trên hộp cầu chì bị cháy có thể khiến đèn phanh không sáng hoặc sáng liên tục. 

Bước 3: Tháo cầu chì ra và kiểm tra

Bạn có thể dùng dụng cụ chuyên dụng để tháo cầu chì ra kiểm tra. Nếu quan sát thấy thanh kim loại bị cháy hoặc bị đứt, bạn cần phải thay thế cầu chì đèn phanh mới cho xe. 

Bước 4: Thay cầu chì mới có cường độ dòng điện tương đương với cầu chì cũ

Để xác định cường độ dòng điện của cầu chì, bạn có thể xem trực tiếp trên vỏ hộp, mức giá trok này thường nằm trong khoảng từ 2-50A. Sau khi đã thay thế, bàn háp lấp lại cọc bình ắc quy và khởi động lại xe. 

Đèn phanh xe ô tô bị cháy sẽ tiềm ẩn rất nhiều những nguy cơ gây mất an toàn cho người lái và những phương tiện khác khi tham gia giao thông. Vì vậy ngay sau khi phát hiện đèn phanh bị hư hỏng qua các dấu hiệu, hãy xác định rõ nguyên nhân và tìm biện pháp xử lý đèn phanh ô tô để đảm bảo an toàn cho bạn cũng như những người tham gia giao thông khác. 

Một số lưu ý khi sử dụng đèn phanh xe ô tô

Chú ý sử dụng đèn phanh vào đúng thời điểm tránh gây tai nạn (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Chú ý sử dụng đèn phanh vào đúng thời điểm tránh gây tai nạn (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Sử dụng đèn phanh trên xe ô tô rất quan trọng để báo hiệu cho người lái xe khác biết rằng bạn đang dừng lại hoặc giảm tốc độ. Dưới đây là một số lưu ý khí sử dụng đèn phanh: 

  • Đèn phanh làm việc cả hai hướng: Đèn phanh thường hoạt động cả hai hướng, trước và sau xe. Điều này báo hiệu cho các lái xe phía trước dừng lại hoặc giảm tốc độ. Hãy đảm bảo cả hai đèn phanh hoạt động bình thường. 
  • Sử dụng đèn phanh khi dừng hoặc giảm tốc độ: Sử dụng đèn phanh mỗi khi bạn dừng hoặc giảm tốc độ, bất kể liệu bạn đang lái trong thành phố, trên xa lộ hoặc trên đường quốc lộ. Điều này giúp người lái xe khác biết rằng bạn đang thay đổi tốc độ hoặc có ý định dừng xe lại. 
  • Thời điểm sử dụng đèn phanh: Đèn phanh thường được sử dụng khi bạn dừng lại ở giao lộ hoặc dừng đèn đỏ; khi bạn giảm tốc và có ý định dừng lại; khi bạn đang giảm tốc độ trên đường dốc; khi bạn đang đỗ xe,…
  • Đèn phanh trong điều kiện thiếu sáng: Khi lái xe trong điều kiện thiếu sáng như vào ban đêm hoặc điều kiện thời tiết xấu như mưa lớn hoặc sương mù, đèn phanh trở nên càng quan trọng. Đảm bảo bạn bật đèn phanh đúng cách để các chủ phương tiện khác có thể nhận biết tốt hơn. 
  • Sử dụng đèn phanh một cách cân nhắc: Tránh sử dụng đèn phanh đột ngột hoặc thường xuyên khi không cần thiết, vì điều này có thể làm cho người lái xe sau bạn bị xao nhãng. Sử dụng đèn phanh một cách cân nhắc và chỉ khi bạn thực sự cần. 
  • Kiểm tra đèn thường xuyên: Thường xuyên kiểm tra đèn phanh để đảm bảo rằng chúng hoạt động bình thường và sáng đủ. Nếu bạn phát hiện bất kỳ vấn đề nào với đèn phanh, hãy thay thế và sửa chữa ngay lập tức. 

Như vậy, Honda Ô tô Mỹ Đình đã cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng về đèn phanh ô tô. Hy vọng những kiến thức trên đây đã giúp ích cho bạn hiểu thêm về tầm quan trọng của đèn phanh, nắm bắt được cách sử dụng đúng và lưu ý khi sử dụng để đảm bảo an toàn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 037 583 7979 hoặc tới showroom tại 02 Lê Đức Thọ, Cầu Giấy, Hà Nội để được tư vấn chi tiết nhé!


Honda Ô tô Mỹ Đình – Tổng kho lớn nhất miền Bắc

Đánh giá post

CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT

LIÊN HỆ VỚI HONDA Ô TÔ MỸ ĐÌNH






    0375837979
    Messenger Honda Mỹ Đình
    Zalo Honda Mỹ Đình