Đèn pha ô tô – Khái niệm, phân loại và lưu ý khi sử dụng 

Đèn pha ô tô còn được gọi là đèn chiếu xa sử dụng trong các trường hợp nhất định khi xe di chuyển trên đường. Hiện nay, đèn pha được chia thành nhiều loại khác nhau như: đèn halogen, dạng LED, Laser, và XENON – HID. Mỗi loại đèn sẽ có ưu nhược điểm và cách sử dụng khác nhau. Nội dung bài viết dưới đây Honda Mỹ Đình sẽ chia sẻ chi tiết thông tin đến với bạn đọc. 

Đèn pha ô tô là gì?

Đèn pha/cốt ra đời xuất phát là tên gọi mượn từ tiếng Pháp là : “phare” và “code”. Cụ thể hơn, từ phare trong “les phares d’automobiles” hay “plein phare”  có nghĩa là đèn chiếu xa của ô tô. Còn từ “phare” cũng có nghĩa là ngọn hải đăng là loại đèn có khả năng chiếu ánh sáng rất xa ngoài biển. 

Đèn pha ô tô là đèn chiếu xe được gắn ở đằng trước của xe (Ảnh: Sưu tầm internet)
Đèn pha ô tô là đèn chiếu xe được gắn ở đằng trước của xe (Ảnh: Sưu tầm internet)

Giải thích nguồn gốc sâu xa là thế, nhưng định nghĩa về đèn pha ô tô đơn giản hơn rất nhiều. Đèn pha ô tô là đèn chiếu xa gắn ở đằng trước của ô tô thường được sử dụng khi đi đường một chiều, trên đường cao tốc và không có xe đi chiều ngược lại. 

Ở nước ta, việc sử dụng hệ thống đèn pha cũng có luật riêng và được ban hành bởi cơ quan chức năng. Tuy nhiên rất nhiều người đang sử dụng không đúng loại đèn ô tô này, nội dung bài viết sẽ giúp các bạn biết thêm nhiều thông tin thú vị. 

Phân loại và tìm hiểu về các loại đèn pha hiện nay 

Đèn pha ô tô hiện nay là một trong những bộ phận thiết yếu đối với mỗi chiếc xe. Nhiệm vụ chính của nó là giúp xe di chuyển dễ dàng hơn trong bóng tối. Trên thị trường hiện nay có 4 loại đèn pha được sử dụng phổ biến với các ưu nhược điểm khác nhau, gồm: Đèn Halogen, đèn LED, đèn laser và đèn xenon. 

Đèn truyền thống Halogen

Đèn pha truyền thống Halogen trước đây được sử dụng phổ biến trên thị trường ô tô. Tuy nhiên hiện tại nó đã dần được thay thế bằng các công nghệ bóng đèn hiện đại hơn. 

Loại đèn này có cấu tạo tương tự như đèn sợi đốt và sử dụng dây tóc vonfram được đốt cháy tạo ra ánh sáng. Về ưu điểm thì loại bóng  pha Halogen là chi phí thấp mà tuổi thọ lại cao. Một chiếc đèn halogen có thời gian chiếu sáng khoảng 1000 giờ và có công suất sáng khoảng 55W.

Đèn pha halogen trước đây được sử dụng phổ biến trên thị trường xe hơi (Ảnh: Sưu tầm internet)
Đèn pha halogen trước đây được sử dụng phổ biến trên thị trường xe hơi (Ảnh: Sưu tầm internet)

Tuy nhiên nhược điểm của công nghệ đèn này đó là tốn năng lượng, nhiệt năng lớn. Thời gian sử dụng dài thì bóng Halogen sẽ sinh ra nhiệt cao khiến dây  vonfram bốc hơi và đọng lại trên lớp bọc bên ngoài gây thủng bóng đèn. Tất nhiên khi đó bắt buộc bạn phải thay mới. 

Đèn pha xenon hay công nghệ HID (High Intensity Discharge) 

Đèn pha ô tô loại Xenon hay còn gọi là đèn HID (High Intensity Discharge) là một loại bóng có cường độ cao. Cơ bản loại bóng này cũng giống như những bóng đèn neon ở nhà mà các gia đình hay thắp sáng với công suất 35W và có thời gian thắp sáng lên đến 2000 giờ.

Loại đèn xenon tạo ra ánh sáng màu xanh và cường độ sáng rất cao, gấp từ 2 đến 3 lần so với công nghệ bóng Halogen. Vì cường độ ánh sáng cao nên khi đèn chiếu sáng có thể gây lóa mắt cho các xe ở phía đối diện. Vì thế mà một số quốc gia có yêu cầu nhà sản xuất phải trang bị nút bật tắt cho loại đèn này hoặc trang bị chế độ bật tắt tự động. 

Đèn pha xenon là công nghệ chiếu sáng tốt nhất nhưng chi phí đắt đỏ (Ảnh: Sưu tầm internet)
Đèn pha xenon là công nghệ chiếu sáng tốt nhất nhưng chi phí đắt đỏ (Ảnh: Sưu tầm internet)

Cường độ ánh sáng lớn thì đi kèm với đó cũng là những nhược điểm dễ thấy. Động cơ nếu muốn khởi động loại đèn pha này tốn rất nhiều diện. Cùng với đó là cấu tạo phức tạo, giá thành tương đối cao so với các loại bóng đèn khác nên chỉ sử dụng trên các dòng xe hạng sang, cao cấp. 

Đèn pha ô tô dạng LED hay bi Led

Đèn LED là loại đèn pha mới xuất hiện trên thị trường trong những năm gần đây. Một công nghệ đèn mới, hiện đại khi sử dụng các diode nhỏ khi có dòng điện kích thích để phát sáng. 

Các bóng đèn LED sáng khi cần một nguồn năng lượng rất nhỏ nhưng lại cho cường độ ánh sáng cao và đều. Bên cạnh đó loại đèn này cho ánh sáng định hướng thay vì ánh sáng khuếch tán như các công nghệ bóng đèn pha ô tô khác. Vì thế bóng led đang dần được trang bị cho các loại ô tô phổ thông hiện tại thay bóng halogen. 

Đèn pha led đang dần thay thế các công nghệ đèn pha khác trên ô tô (Ảnh: Sưu tầm internet)
Đèn pha led đang dần thay thế các công nghệ đèn pha khác trên ô tô (Ảnh: Sưu tầm internet)

Một ưu điểm khác là LED đạt độ sáng tối đa cực nhanh, tăng thời gian phản ứng của những lái xe lên đến 30%, tuổi thọ lên tới 15.000 giờ. Vì thế mà loại bóng này cũng được sử dụng nhiều cho đèn xi nhan báo rẽ. 

Tất nhiên nhược điểm đầu tiên và dễ thấy đó là chi phí sử dụng loại bóng này đắt đỏ. Ngoài ra nó cần một bộ tản nhiệt hoặc quạt tản nhiệt để tránh việc năng lượng làm tan chảy các chi tiết ở cạnh đền vì nhiệt độ quá cao. 

Đèn pha ô tô loại Laser

Laser hiện đang là công nghệ đèn pha chiếu sáng mới nhất trên xe ô tô. Vì thế chỉ có số ít siêu xe trên thị trường sử dụng hệ đèn pha chiếu sáng loại này. Tuy gọi là đèn pha Laser nhưng không phải dùng tia laser để chiếu sáng mà nó được chiếu vào một thấu kính chứa photpho bên trong và khí này sẽ bị kích thích để tạo ra ánh sáng. 

Đèn pha laser có khả năng phát sáng gấp 1000 lần đèn LED mà chỉ tiêu tốn khoảng 2/3 công suất. Khi có photpho hỗ trợ thì ánh ánh sáng phát ra cũng gần giống với ánh sáng tự nhiên. 

Đèn pha laser chỉ được sử dụng trên các dòng xe cao cấp (Ảnh: Sưu tầm internet)
Đèn pha laser chỉ được sử dụng trên các dòng xe cao cấp (Ảnh: Sưu tầm internet)

Một nhược điểm duy nhất khi sử dụng loại đèn pha ô tô này là giá thành rất cao thường vào khoảng 10000 USD (hơn 200 triệu đồng). Hệ thống giải nhiệt phức tạp vì độ tỏa nhiệt cao cũng là một nhược điểm nếu muốn sửa chữa. 

Lưu ý để sử dụng đèn pha văn minh, an toàn 

Sử dụng ô tô tại Việt Nam hiện tại rất phổ biến và các công nghệ đèn khác nhau đã được trang bị. Tuy nhiên người lái sẽ phải rất lưu ý khi sử dụng loại đèn này để đảm bảo là người vận hành xe an toàn, văn minh. 

  • Không sử dụng đèn pha trong khu dân cư, khu đô thị: Đây là loại đèn chiếu xa chỉ sử dụng trên cao tốc hoặc đường 1 chiều. Nó sẽ làm chói mặt người đi ngược chiều, làm ảnh hưởng đến khả năng quan sát của họ. Vì thế khi đi trong đô thị, chủ xe chỉ nên dùng đèn cos. Không những đảm bảo văn minh khi vận hành xe mà còn không bị xử phạt. Bởi trong luật giao thông đường bộ Việt Nam quy định nếu dùng đèn chiếu xa trong khu dân cư sẽ bị phạt từ 800.000 – 1.000.000 đồng.
  • Nên tắt pha nếu có người đi ngược chiều: Nên sử dụng đèn pha khi chạy đường cao tốc hoặc đường 2 chiều để tăng anh sáng cho xe. Tuy nhiên nếu có người đi đối diện xe và pha làm chói mắt họ thì nên tắt để đảm bảo lưu thông an toàn. 
  • Chỉ nháy pha khi xin vượt: Nhiều chủ xe hiện nay do không hiểu về đèn pha ô tô nên sử dụng rất bừa bãi. Đây là loại đèn chỉ sử dụng chiếu xa và khi xin vượt vào buổi tối. Các bạn không nên sử dụng bừa bãi và “đá” pha không đúng thời điểm gây ra sự khó chịu rất lớn cho người điều khiển xe trên đường. 
Sử dụng đèn pha đúng lúc, đúng chỗ thể hiện sự văn minh khi lái xe (Ảnh: Sưu tầm internet)
Sử dụng đèn pha đúng lúc, đúng chỗ thể hiện sự văn minh khi lái xe (Ảnh: Sưu tầm internet)

Cách đánh bóng đèn pha ô tô mọi chủ xe đều cần biết 

Các bạn sẽ phải biết những cách đánh bóng đèn pha sau khi sử dụng nó thời gian dài. Bởi đây là loại đèn sử dụng ở ngoài trời, bị tác động bởi các yếu tố môi trường là tất yếu. 

Sử dụng bơ sáp để đánh bóng đèn pha 

Trái bơ sáp chín sẽ có thành phần Axit giúp làm sạch các mảng bám ố vàng, đồng thời tăng độ sáng bóng. Vì thế người thường dùng bơ sáp để đánh bóng đèn xe rất hiệu quả. Đặc biệt trong phần ruột bơ khi đã chín sẽ giúp đèn xe của bạn trở nên sáng và mới hơn khi đánh bóng. 

Có rất nhiều vật liệu có thể làm bóng và sáng đèn pha ô tô trở lại (Ảnh: Sưu tầm internet)
Có rất nhiều vật liệu có thể làm bóng và sáng đèn pha ô tô trở lại (Ảnh: Sưu tầm internet)

Dùng kem đánh răng để làm sáng đèn pha ô tô 

Thành phần chính của kem đánh răng là chất Florua có thể mài mòn và tẩy rửa. Khi thấy đèn xe mờ thì bạn cũng có thể sử dụng kem đánh răng chà lên cụm đèn của ô tô. Không chỉ đèn pha mà bạn có thể dùng nó cho cả đèn chiếu sáng, đèn hậu,…

Sử dụng dung dịch đánh bóng xe chuyên dụng 

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sáp/dung dịch đánh bóng đèn pha ô tô chuyên dụng để giúp đèn sáng trở lại. Những loại  sáp hay dung dịch này được sản xuất dành riêng để đánh bóng xe nên độ mịn cao, tính ăn mòn thấp. Đây là biện pháp để đánh bóng đèn pha ô tô hiệu quả nhất mà bạn nên tìm hiểu. 

Sử dụng giấy nhám để làm bóng đèn pha 

Trong trường chóa đèn trầy xước nhiều có thể dùng cách đánh bóng bằng giấy nhám. Tuy nhiên so với các cách trên thì cách này phải có kỹ thuật và kinh nghiệm mới nên thực hiện. Nếu không các bạn sẽ làm bóng đèn bị xước nhiều hơn, ảnh hưởng đến khả năng chiếu sáng của đèn pha. 

Hướng dẫn tự chỉnh đèn pha ô tô tại nhà 

Sau thời gian dài hoạt động dài thì đèn pha ô tô thường lệch hướng, sai lệch độ chụm. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng cung cấp ánh sáng cho xe mà còn khiến người đối diện khi di chuyển trên đường bị chói mặt. Các chủ xe có thể thực hiện tự chỉnh đèn pha ô tô sao cho đúng chuẩn thông qua các bước hướng dẫn dưới đây. 

Bước 1: Thực hiện cân xe 

Để xe ở vị trí cân bằng mới có thể chỉnh đèn pha ô tô chính xác. Do đó trước khi tiến hành chỉnh đèn pha ô tô thì bạn nên kiểm tra áp suất lốp xe để xe cân bằng, chọn vị trí bằng phẳng và vào buổi tối thì lá tốt nhất. 

Bước 2: Vệ sinh và làm bóng đèn pha 

Nếu choá đèn pha bị bẩn hay mờ đục thì các bạn cần tiến hành vệ sinh, đánh bóng lấy lại độ trong trước. Công việc này tưởng chừng đơn giản nhưng lại giúp căn chỉnh chùm sáng một cách chuẩn nhất.

Bước 3: Bắt đầu xác định luồng sáng đèn pha 

Để xác định luồng sáng đèn pha ô tô thì đầu tiên hãy đỗ xe cách tường hoặc màn chắn từ 5 – 7 m. Tất nhiên là vị trí đỗ xe đã đảm bảo bước 1 là bằng phẳng, cân bằng. 

Sau đó kẻ một đường dọc chính giữa trên tường/màn chắn sao cho vuông góc nền. Thực hiện căn tim xe sao cho đường tim của xe đối diện với đường kẻ.

Thực hiện căn, chỉnh lại đèn pha với 5 bước cơ bản (Ảnh: Sưu tầm internet)
Thực hiện căn, chỉnh lại đèn pha với 5 bước cơ bản (Ảnh: Sưu tầm internet)

Bước 4: Đo khoảng cách so với mặt đất 

Các bạn cần đo khoảng cách tim đèn và chiều cao tim đèn đến mặt đất ở bước 4 này. 

Bước 5: Chỉnh đèn pha ô tô 

Nổ máy xe ở chế độ không tải, bật và chỉnh đèn pha sao cho chiều cao và độ chụm của chùm sáng đúng chuẩn và vuông góc với tường, mặt đường. Độ chụm đảm bảo là cân bằng với chiều cao tim đèn, phải có độ chụm tầm 10 – 15 độ.

Cách bật và nháy và điều chỉnh đèn pha ô tô Honda

Để mở đèn chiếu sáng phía trước, chủ xe cần xoay công tắc điều khiển về ký hiệu đèn pha (biểu tượng ba vạch ngang theo hình của đèn pha). Bởi khi mở đèn chiếu sáng phía trước, thường xe sẽ mặc định ở chế độ chiếu gần (cos) và loại đèn này nên sử dụng ở khu dân cư, đô thị. 

Cách bật/tắt và nháy đèn pha trên xe Honda rất đơn giản 
Cách bật/tắt và nháy đèn pha trên xe Honda rất đơn giản

Khi muốn chuyển sang chế độ đèn pha các chủ xe phải đẩy cần điều khiển về phía trước. Khi đó trên mặt đồng hồ sẽ hiển thị biểu tượng báo hiệu đang bật đèn pha là ba gạch màu xanh nước biển. 

Trong một số tình huống mà cần xin đường thì chủ xe đẩy và trả cần điều khiển tích hợp bên trái trụ vô lăng 1-2 lần. Như vậy đèn pha sẽ nháy và lập tức quay về chế độ thông thường. 

Kết luận 

Đèn pha ô tô là bộ phận quan trọng khi vận hành xe, có thể đánh giá sự văn minh trên đường của người lái xe. Nội dung bài viết dưới đây hy vọng đã giúp các bạn tìm hiểu kỹ hơn về bộ phận này cũng như cách sử dụng. Honda Mỹ Đình hiện tại có rất nhiều mẫu xe trang bị đèn pha cực sáng đang chờ quý khách hàng đến trải nghiệm. 

Đánh giá post

LIÊN HỆ VỚI HONDA Ô TÔ MỸ ĐÌNH






    0375837979
    Messenger Honda Mỹ Đình
    Zalo Honda Mỹ Đình