Đèn pha Halogen ôtô: Cấu tạo, nguyên lý hoạt động & Ưu nhược điểm

Đèn pha Halogen là thiết bị chiếu sáng quan trọng trên xe ô tô giúp người tham gia giao thông đảm bảo an toàn khi di chuyển trên đường vào ban đêm và hỗ trợ việc tăng tầm quan sát cho người lái. Vậy đèn Halogen có cấu tạo như thế nào? Nguyên lý hoạt động và ưu nhược điểm ra sao? … Cùng Honda Mỹ Đình tìm hiểu chi tiết nhé!

Đèn pha Halogen là gì?

Đèn pha Halogen là loại đèn phổ biến nhất hiện nay khi xuất hiện trên 80% các mẫu xe hơi khác nhau. Đèn pha Halogen có cấu tạo giống như một bóng đèn sợi đốt. Nó bao gồm dây tóc Vonfram được bọc kín trong một bóng đèn nhỏ gọn cùng hỗn hợp khí trơ và lượng chất halogen. Khi nguồn điện được truyền đến sợi đốt khiến dây tóc nóng lên, đèn Halogen sẽ phát sáng khi đạt đến độ cao nhất định.

Đèn pha Halogen trên xe ô tô
Đèn pha Halogen trên xe ô tô

Lịch sử đèn Halogen trên xe ô tô

Đèn pha Halogen được thiết kế lần đầu tiên và được sử dụng phổ biến rộng khắp thế giới vào những năm 1962. Với công nghệ tiên tiến, hiện đại hơn so với các loại đèn pha xuất hiện từ trước và được nhiều chuyên gia ô tô đánh giá là bước phát triển vượt bậc trong ngành kỹ thuật ô tô vì đèn Halogen có thể làm cho đèn sợi đốt hoạt động một cách bền vững và đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, đèn pha Halogen còn có thể phát sáng với cường độ cao, tạo ra nhiều chùm sáng hỗ trợ đắc lực cho người lái xe lưu thông trên đường tối.

Đèn pha Halogen được thiết kế lần đầu tiên và được sử dụng phổ biến rộng khắp thế giới vào những năm 1962.
Đèn pha Halogen được thiết kế lần đầu tiên và được sử dụng phổ biến rộng khắp thế giới vào những năm 1962.

Cấu tạo của đèn Halogen

Cấu tạo đèn Halogen gồm 3 thành phần chính: vỏ đèn, dây tóc và khí Halogen.

  • Vỏ bên ngoài của một chiếc bóng đèn Halogen được làm bằng thủy tinh trong suốt.
  • Dây đốt được thiết kế bằng dây tóc kim pha, dây tóc tim cốt, giá đỡ và bố trí các điểm nối tiếng nhau thông qua nguồn điện.
  • Khí Halogen thường được dùng nhiều nhất trong bóng đèn là Iot và Brom. Những chất khí này khi xúc tác với Vonfram sẽ tạo ra một quá trình hóa học khép kín bên trong, Chẳng hạn, Iot nếu được kết hợp với Vonfram sẽ tạo thành Iodua Vonfram. Và hợp chất này không bám trên về mặt vỏ thủy tinh mà sẽ tạo nên Vonfram và Iot đến khi chuyển động tới cùng nhiệt độ cao của sợi dây đốt.
Cấu tạo đèn pha Halogen
Cấu tạo đèn pha Halogen

Nguyên lý hoạt động của đèn Halogen

Khi bóng đèn hoạt động thì dòng điện chạy qua dây tốc thì sẽ có một lượng nhất định các phân tử kim loại bị bay hơi vào hỗn hợp khí trong bầu thuỷ tinh.

Dòng điện chạy qua dây tốc thì sẽ có một lượng nhất định các phân tử kim loại bị bay hơi vào hỗn hợp khí trong bầu thuỷ tinh.
Dòng điện chạy qua dây tốc thì sẽ có một lượng nhất định các phân tử kim loại bị bay hơi vào hỗn hợp khí trong bầu thuỷ tinh.

Iot kết hợp với wolfram bay hơi ở dạng khí thành iodur wolfram, hỗn hợp khí này không bám vào vỏ thuỷ tinh như bóng đèn thường xuyên mà thay vào đó sự chuyển động đối lưu sẽ mang hỗn hợp này trở về vùng khí nhiệt độ cao xung quanh tim đèn (ở nhiệt độ cao trên 1450 độc C) thì nó sẽ tách thành 2 chất: Wolfram bám trở tim đèn và các phần tử khí halogen được giải phóng trở về dạng khí.

Quá trình tái tạo này không chỉ ngăn chặn sự đổi màu bóng đèn mà còn giữ cho tim đèn luôn hoạt động ở điều kiện tốt trong một thời gian dài. Bóng đèn halogen phải được chế tạo để hoạt động ở nhiệt độ cao hơn 2500 độ C. Ở nhiệt độ này khí halogen mới bốc hơi.

Người ra sử dụng phần lớn thuỷ tinh thạch anh để làm bóng vì loại vật liệu này chịu được nhiệt độ và áp suất rất cao (khoảng 5 – 7 bar) cao hơn thuỷ tinh bình thường làm cho dây tóc đèn sáng hơn và tuổi thọ cao hơn bóng đèn thường.

Ứng dụng của đèn Halogen trên xe ô tô

Đèn Halogen được chế tạo để làm đèn pha xe ô tô vì những lý do:

  • Đèn Halogen có giá thành thấp, là một trong những lựa chọn kinh tế cho các nhà sản xuất ô tô và người tiêu dùng.
  • Đèn Halogen cung cấp một nguồn sáng tốt và mức chiếu sáng phổ biến đủ để đáp ứng các yêu cầu an toàn giao thông.
  • Việc lắp đặt và thay thế đèn Halogen trên xe ô tô đơn giản, không yêu cầu công nghệ phức tạp hoặc kỹ thuật chuyên sâu.
  • Đèn Halogen thường có tuổi thọ khá tốt và ít bị ảnh hưởng bởi rung động và các điều kiện khắc nghiệt trên đường.
Đèn pha Halogen trên xe Honda City bản G và L
Đèn pha Halogen trên xe Honda City bản G và L

Tuy nhiên, hiện nay đèn Halogen được đánh giá là có mức tiêu thụ năng lượng cao hơn, mức chiếu sáng, hiệu suất màu sắc kém hơn so với các loại đèn hiện đại khác như LED và xenon,

Ưu nhược điểm của đèn Halogen

Đèn Halogen có những ưu điểm và nhược điểm cụ thể như sau:

Ưu điểm

Một số ưu điểm của đèn Halogen như sau:

  • Độ sáng cao: Đèn Halogen có độ sáng cao hơn nhiều so với các loại đèn truyền thống khác, cho phép chiếu sáng rõ ràng và đủ ánh sáng trong mọi điều kiện thời tiết và ánh sáng môi trường.
  • Màu ánh sáng tốt: Ánh sáng có màu tự nhiên và tương đối giống với ánh sáng ban ngày, giúp mắt dễ dàng nhận diện màu sắc của các vật thể.
  • Tuổi thọ cao: Đèn có tuổi thọ cao hơn so với loại đèn truyền thống khác, giúp tiết kiệm chi phí thay thế đèn.
  • Tùy chỉnh độ sáng: Đèn có thể được tuỳ chỉnh độ sáng theo nhu cầu sử dụng, giúp tiết kiệm năng lượng và tăng độ bền của đèn.
  • Kích thước nhỏ gọn: Kích thước nhỏ gọn, dễ dàng lắp đặt và sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau, từ chiếu sáng trong nhà đến chiếu sáng đường phố và trong ô tô.

Nhược điểm

Một số nhược điểm còn tồn tại ở các đèn Halogen như sau:

  • Tiêu thụ năng lượng cao: Đèn tiêu thụ năng lượng cao hơn so với một số loại đèn LED hiện đại, làm tăng chi phí điện năng sử dụng.
  • Tạo nhiệt độ cao: Thường có nhiệt độ cao và có thể gây nguy hiểm nếu không được sử dụng đúng cách. Nó cũng có thể ảnh hướng đến môi trường xung quanh, do đó không được khuyến khích sử dụng trong những không gian hạn chế về nhiệt độ.
  • Tuổi thọ hạn chế: Mặc dù độ bền của đèn Halogen cao hơn so với các loại đèn truyền thống khác nhưng vẫn không bằng được với đèn LED, và phải thay thế đèn thường xuyên.
  • Sức nóng giới hạn: Đèn Halogen chỉ phù hợp với các ứng dụng có sức nóng không quá cao, vì nếu nhiệt độ quá cao, nó có thể làm cháy đốt vật liệu xung quanh.
  • Tác động đến môi trường: Các loại đèn chứa các chất hoá học như bromine hoặc iodine, khiến chúng gây tác động đến môi trường. Nếu chúng không được loại bỏ đúng cách, chúng có thể gây hại cho sức khỏe con người và môi trường tự nhiên.

Lưu ý khi lựa chọn và sử dụng đèn Halogen

Khi lựa chọn

  • Lựa chọn bóng đèn pha Halogen theo đúng nhu cầu sử dụng. Nếu bạn muốn chọn dòng đèn sáng thì lựa chọn đèn có công suất cao, còn bạn muốn lựa chọn không cần phải thay thế trong khoảng thời gian ngắn thì tìm hiểu những dòng đèn có thời gian sử dụng dài.
  • Dòng đèn Halogen trên thị trường được bán khá rộng rãi, đồng nghĩa với việc hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng trôi nổi, vì vậy bạn nên chọn cửa hàng cung cấp uy tín để mua hàng chính hãng.
Một số điều cần lưu ý khi sử dụng đèn pha Halogen
Một số điều cần lưu ý khi sử dụng đèn pha Halogen

Khi sử dụng

  • Nhiệt độ hoạt động của bóng đèn Halogen rất cao và nhiệt độ bề mặt của bóng đèn có thể đạt tới 600 độ C. Do đó, sau khi bóng đèn được làm mát đủ, đèn pha có thể được bật để tháo bóng đèn.
  • Bóng đèn Halogen được làm bằng thủy tinh thạch anh chịu nhiệt cao. Nếu chạm tay vào hoặc dầu, nó sẽ làm mờ thủy tinh thạch anh, biến nó thành màu trắng, giảm độ sáng, rút ngắn tuổi thọ và thậm chí làm nứt vỏ thủy tinh.
  • Khi bật bóng đèn Halogen, nhiệt độ tại vòng đệm không được vượt quá 350 độ. Nếu không tuổi thọ của bóng đèn Halogen sẽ bị rút ngắn, do đó độ thông gió và tản nhiệt của đèn Halogen phải tốt.
  • Khi bóng đèn Halogen được bật, tránh thổi khí lạnh trực tiếp vào bóng đèn.
  • Trong quá trình chiếu sáng bóng đèn Halogen, tránh bị sốc hoặc rung.
  • Khi bóng đèn Halogen được bật ngay sau khi tắt, nhiệt độ bóng đèn vẫn rất cao nên bạn đừng chạm vào bóng trực tiếp bằng tay nếu không muốn bị bỏng.
  • Không nên bật/tắt đèn Halogen thường xuyên nếu không muốn tuổi thọ của chúng sẽ bị rút ngắn đi. Bởi vì so với hoạt động bình thường, thời điểm đèn được bật, nhiệt độ của dây vonfram trong đèn rất thấp nên điện trở rất nhỏ.
  • Bóng đèn Halogen bị bẩn và phải được làm sạch trước khi đốt. Nó có thể được chà mạnh bằng một quả bóng bông thấm nước ngâm trong rượu. Không làm khô bóng đèn sau khi làm sạch, bạn nên sấy khô trước khi đưa vào đèn pha. Nếu thời gian eo hẹp, bạn có thể thắp bóng đèn bên ngoài đèn pha một lúc trước khi lắp lại chúng để ngăn hơi cồn ngưng tụ bên trong đèn pha.

Phân biệt đèn Halogen với đèn LED

Đèn Halogen và đèn LED có những điểm giống và khác cụ thể như sau:

Tiêu chíĐèn HalogenĐèn LED
Giống nhau
  • Ánh sáng của 2 loại đèn đều thân thiện với người nhìn, không bị nhấp nháy, gây khó chịu hoặc chói mắt.
  • Hiệu năng chiếu sáng lớn, ánh sáng chiếu đến vật đều cho người trong xe màu sắc rõ nét, chân thực.
  • Kiểu dáng tương đối giống nhau, có kích cỡ rất nhỏ nên có thể tạo theo rất nhiều kiểu dáng, nhiều hình dạng khác nhau, tạo nên vẻ đẹp hình thức đa dạng.
Khác nhauCấu tạoGồm 1 dây tóc được làm từ vonfram được bao bọc kín chỉ còn lại 1 hỗn hợp của khí trơ và một lượng nhỏ chất halogen như i ốt hoặc brom.Thực hiện khả năng phát sáng thông qua các diode nhỏ khi có dòng điện kích thích.
Màu sắc ánh sángĐèn Halogen có khả năng phát sáng tia sáng thấp hơn với 3200K.Đèn LED có thể chiếu các tia có màu sắc ánh sáng khoảng 6000K, những tia sáng này có độ sáng hơn các tia sáng ban ngày.
Tuổi thọTuổi thọ trung bình thấp (10.000 giờ)Tuổi thọ trùng bình cao hơn (20.000 giờ)
Ưu điểm
  • Đèn pha Halogen có cường độ ánh sáng mạnh, khả năng chiếu sáng xa tới 20m giúp người lái quan sát tốt hơn với đèn thông thường.
  • Ánh sáng đèn Halogen không gây chói mắt, đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.
  • Đèn pha Halogen có thể phát sáng trong 10.000 giờ. Kết cấu vỏ đèn được chế tạo từ vật liệu cao cấp có thể ngăn cản tia cực tím, không gây ố vàng mặt đèn.
  • Với cấu tạo đơn giản, giá thành đèn Halogen rẻ và dễ mua.
  • Đèn LED có nhiệt độ màu từ 3.000K-5.300K nên màu sắc ánh sáng đa dạng. Điều này giúp các chuyên gia/ chủ xe tăng khả năng sáng tạo hơn.
  • Đèn LED có kích thước gọn, bền hơn nhờ tấm tản nhiệt và quạt luôn làm mát các diot.
  • Khả năng chiếu sáng tốt, có thể phát sáng trong 20.000 giờ.
  • Đèn LED còn giúp tiết kiệm nhiên liệu hơn đèn Halogen bởi nó có thể đạt hiệu suất chiếu sáng gấp 3 lần đèn Halogen nhưng chỉ tiêu thụ lượng điện bằng ⅓.
Nhược điểm
  • Do đèn sử dụng sợi đốt nên dễ sinh nhiệt cao, gây ảnh hưởng đến hiệu suất chiếu sáng, làm nóng không khí xung quanh, tạo cảm giác khó chịu.
  • Khó khăn trong việc bảo trì khi không có nhiều màu thay thế.
  • Đèn dễ bị hư hỏng khi lẫn một lượng nhỏ hơi ẩm, có thể phải thay mới hoàn toàn.
  • Đèn LED thường có cấu tạo phức tạp, gây khó khăn trong việc bảo trì, giá thành cao gấp 5 – 10 lần so với đèn Halogen.
  • Trong quá trình sử dụng, diot bán dẫn có nhiệt độ cao, làm ảnh hưởng đến chất lượng ánh sáng, cũng như các bộ phận động cơ xe. Vì vậy, đèn cần phải có hệ thống tản nhiệt giúp kiểm soát nhiệt ở chân đèn, chip silicon. Điều này khiến kết cấu đèn trở nên phức tạp hơn, tốn chi phí sản xuất.

Câu hỏi thường gặp

Độ đèn pha Halogen tăng sáng cho ô tô có bị phạt không?

Nếu bạn đang muốn độ đèn pha halogen tăng sáng cho xe ô tô mà phân vân không biết liệu có bị phạt hay không thì câu trả lời là “Không”. Tuy nhiên, việc độ đèn pha Halogen, bạn nên đến các gara/showroom uy tín để được tư vấn lắp đèn độ Halogen phù hợp cho xe, đúng Luật giao thông đường bộ và đảm bảo không bị phạt khi lưu thông trên đường.

Khi độ đèn pha Halogen sẽ có những điểm ưu việt như sau:

  • Tiết kiệm được nguồn nhiên liệu, chi phí bảo dưỡng xe ô tô
  • Nâng tầm đẳng cấp và thẩm mỹ cho xe
  • Tránh rơi vào những tình huống nguy hiểm
  • Tăng tầm quan sát và dễ dàng thấy được những góc khuất

Thay đèn Halogen bằng đèn LED có phạm luật không?

Việc thay đèn Halogen bằng đèn LED thường không vi phạm pháp luật, tuy nhiên, có một số quy định về pháp luật bạn cần chú ý và xem xét trước khi thay.

Tại Điều 8 theo Bộ luật giao thông đường bộ 2008 và Nghị định 171/2013/NĐ-CP đã quy định rõ nếu vi phạm những hành vi dưới đây sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật:

  • Đưa các loại xe không đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn lý thuật và bảo vệ môi trường tham giao vào giao thông đường bộ.
  • Thay đổi tổng thành, linh kiện, phụ kiện của xe để tạm thời đạt được các tiêu chuẩn kỹ thuật của xe khi đi kiểm định.
  • Lắp đặt, sử dụng còi, đèn mà lại không đúng thiết kế của các nhà sản xuất xe đối với mỗi loại xe.

Mức xử phạt hành chính đối với các hành vi trên được quy định tại Khoản 5, Điều 30, Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông có quy định chủ phương tiện tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, tự ý thay đổi kích thước, đặc tính của xe, bị xử phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân và bị phạt từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe.

Nên sử dụng đèn pha Halogen hay pha LED?

Trong điều kiện kinh tế không quá dư giả, lựa chọn phù hợp dành cho bạn chính là đèn Halogen. Với cấu tạo đơn giản nên sản phẩm có giá thấp và chi phí bảo dưỡng tối ưu.

Còn trong trường hợp bạn muốn sử dụng đèn với mục đích lâu dài, tiết kiệm điện, hiệu suất phát sáng cao, an toàn khi sử dụng thì nên lựa chọn dòng đèn pha LED, chưa kể đến màu sắc ánh sáng của đèn LED tự nhiên và bắt mắt hơn so với đèn Halogen.

Như vậy, Honda Mỹ Đình đã cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng về cấu tạo, nguyên lý hoạt động cũng như ưu – nhược điểm của đèn pha Halogen. Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về loại đèn này để sử dụng đúng cách và hiệu quả. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0375 83 79 79 hoặc tới showroom tại 02 Lê Đức Thọ, Cầu Giấy, Hà Nội để được giải đáp và tư vấn chi tiết nhé!


Đánh giá post

LIÊN HỆ VỚI HONDA Ô TÔ MỸ ĐÌNH






    0375837979
    Messenger Honda Mỹ Đình
    Zalo Honda Mỹ Đình