Dây an toàn ô tô: Tầm quan trọng, nguyên lý hoạt động và quy định về thắt dây an toàn tại Việt Nam

Dây an toàn là trang bị thường bị nhiều người dùng “ngó lơ” khi sử dụng và vận hành xe ô tô. Tuy nhiên, đây là một trang bị rất quan trọng giúp bảo vệ bạn an toàn hơn trong những tình huống va chạm không may xảy ra. Hãy cùng Honda Ô tô Mỹ Đình tìm hiểu về cấu tạo, nguyên lý hoạt động cũng như các quy định về dây an toàn nhé!

Dây an toàn trên xe ô tô

Dây an toàn ô tô được thiết kế để giữ chặt người ngồi vào ghế trong trường hợp có va chạm. Bằng cách đó, giữ không cho người dùng bị ném về phía trước. Các dây đai an toàn ngày nay được thiết kế có khả năng dãn dài một chút để giảm lực tác động của dây lên thân người.

Dây an toàn được thiết kế giữ chặt người dùng vào ghế (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Dây an toàn được thiết kế giữ chặt người dùng vào ghế (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dây an toàn ô tô được phát minh vào năm 1800 bởi George Cayley. Dây an toàn trên xe ô tô được giới thiệu tại Mỹ bởi William Myron Noe được lắp trên xe Ford vào năm 1956. Đến năm 1959, hãng Volvo coi dây an toàn là một thiết bị tiêu chuẩn những phải đến năm 1968, luật pháp Mỹ mới bắt buộc các xe phải trang bị dây an toàn. Dây an toàn 3 điểm lần đầu tiên được lắp trên xe Volvo và do kỹ sư người Thụy Điển Nils Bohlin phát minh. 

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của dây an toàn ô tô

Cấu tạo của dây đai an toàn trên xe ô tô (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Cấu tạo của dây đai an toàn trên xe ô tô (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bộ dây an toàn hiện đang được trang bị trên hầu hết các chiếc xe hiện đại là bộ dây đai an toàn 3 điểm, bao gồm 2 điểm ở trên ghế (điểm 1 và 3) và điểm còn lại nằm trên trục B của xe (điểm 2). Dây đai được cố định một điểm trên ghế ngồi và đầu còn lại nằm trong bộ rút dây. 

Khớp treo trên trục B của xe (điểm 2) đóng vai trò như một chiếc ròng rọc có kết cấu đơn giản. Khi hành khách thực hiện thắt dây an toàn, phần dây đai dự trữ trong bộ rút được kéo dài ra, một điểm ở giữa dây đai được gắn với điểm còn lại trên ghế ngồi (điểm 3). Đoạn dây đai nối 2 điểm trên ghế (điểm 1 và 3) tiếp xúc với phần bụng dưới có vai trò giữ cho người ngồi không bị văng ra khỏi ghế.

Dây đai an toàn 3 điểm (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Dây đai an toàn 3 điểm (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đoạn dây nối giữa điểm 3 với 2 có vai trò giữ cho phần trên trên của hành khách không bị dồn về phía trước một cách đột ngột khi phanh hay xảy ra va chạm.

Bộ phận cốt yếu trong bộ dây đai an toàn đó chính là bộ rút dây. Cấu tạo của là một ống cuộn đơn giản có trục quay gắn lò xo xoắn ốc. Khi dây đai được rút ra khỏi ống cuộn, trục quay gắn lò xo xoắn ốc lúc này bị nén lại. Lực nén này sẽ kéo dây về lại bộ rút khi người lái không sử dụng dây đai an toàn nữa. 

Cơ cấu lẫy an toàn bao gồm một bánh răng gắn chặt với trục quay của bộ rút, một cái lẫy an toàn và một viên bi thép. Các răng của bánh răng được chế tạo nghiêng về một hướng để bánh răng chỉ có thể chuyển động 1 chiều khi ăn khớp với lẫy an toàn. Viên bi thép được đặt trên một cái máng và có thể chuyển động lăn trên nó. Khi chiếc xe phanh đột ngột, lực quán tính sẽ làm viên bi lăn về phía trước và đẩy cái lẫy an toàn lên trên. Bánh răng lúc này bị khóa lại và dây an toàn không thể rút thêm cho đến khi quay về vị trí cũ. Hành khách sẽ được giữ yên trên ghế ngồi trong lúc xe phanh gấp hay dừng lại đột ngột do xảy ra va chạm. 

Thanh xoắn là chi tiết trung gia kết nối trục quay với hệ thống lẫy quan toàn. Thanh xoắn được đặt bên trong trục quay, một đầu lắp với trục quay và đầu còn lại lắp với bánh răng của lẫy an toàn. Khi lẫy an toàn hoạt động, một đầu của thanh xoắn bị giữ lại. Vì có khả năng chịu xoắn nên đầu còn lại của thanh xoắn nối với trục quay vẫn có thể quay thêm một chút nữa. Điều này làm cho tốc độ rút dây đai giảm lại một cách chậm hơn để giảm bớt áp lực lên cơ thể của hành khách. 

Bộ căng dây đai được bố trí nhằm kéo hành khách ngồi sát vào ghế trước khi va chạm xảy ra. Hệ thống này hoạt động thông qua một xi lanh có chứa vật liệu nổ. Bằng cách cảm nhận tốc độ chuyển động nhanh của bàn đạp phanh thông qua cảm biến, bộ điều khiển sẽ lập tức đốt chất nổ này, áp suất có trong xi lanh tăng lên đột ngột đẩy piston di chuyển. 

Tầm quan trọng của dây an toàn trên xe ô tô 

Dây an toàn trên xe ô tô có chức năng bảo vệ người trong xe an toàn hơn trong những tình huống nguy hiểm. Thế nhưng, phần lớn người dùng lại không chú ý nhiều đến nó hay thậm chí còn tỏ thái độ khó chịu khi phải gài dây an toàn theo đúng quy định. Vậy hãy cùng tìm hiểu những công dụng chứng minh tầm quan trọng của dây an toàn trên xe ô tô dưới đây:

Giúp bảo vệ vùng mặt

Dây an toàn giúp bảo vệ vùng mặt của bạn khi gặp sự cố (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Dây an toàn giúp bảo vệ vùng mặt của bạn khi gặp sự cố (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nếu xe đang di chuyển với tốc độ 70-100 km/h mà bị dừng lại đột ngột thì theo quán tính, người ngồi trong xe sẽ lao về phía trước với tốc độ tương tự. Tuy nhiên, dây an toàn ô tô sẽ giúp bạn “thắng” lực quán tính, bảo vệ phần đầu và mặt khỏi những va đập vào kính chắn gió. Điều này làm giảm đáng kể tổn thương nghiêm trọng tới các bộ phận quan trọng của cơ thể. 

Đảm bảo người dùng không bị văng khỏi xe

Dây an toàn giúp đảm bảo người dùng không bị văng khỏi xe (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Dây an toàn giúp đảm bảo người dùng không bị văng khỏi xe (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khi xe gặp phải tai nạn nghiêm trọng, xe có thể bị lật hoặc bung cánh cửa do va chạm. Lúc này, dây an toàn sẽ bảo vệ hành khách không bị văng ra khỏi xe. Ngoài ra, dây an toàn còn giúp người gặp tai nạn không lao vào kính, giảm va chạm với vô lăng, cánh cửa và những bộ phận khác của xe theo lực quán tính. 

Giảm va đập giữa các hành khách

Dây an toàn hàng ghế sau giảm va chạm giữa các hành khách (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Dây an toàn hàng ghế sau giảm va chạm giữa các hành khách (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Một nguyên nhân khác dẫn đến hành khách trên xe có thể bị thương tích nghiêm trọng hơn khi xảy ra tai nạn là do va đập vào nhau. Nếu có cài dây an toàn, bộ phận này sẽ cố định vị trí mỗi người tại ghế, giúp người bị tai nạn không bị va chạm với những người xung quanh khi xe phanh đột ngột, bị lật hoặc xoay ngang trên đường. 

Giúp túi khí bung hiệu quả hơn

Dây an toàn giúp túi khí bung dễ hơn khi gặp tai nạn (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Dây an toàn giúp túi khí bung dễ hơn khi gặp tai nạn (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Túi khí và dây đai an toàn ô tô là hai bộ phận hoạt động độc lập, riêng biệt nhưng đều có tác dụng bảo vệ người dùng khi xe gặp sự cố. Tuy nhiên, dựa vào nhiều thí nghiệm trên thực đã chứng minh túi khí có thể không đạt được hiệu quả như mong muốn nếu người điều khiển xe không thắt dây an toàn. Bời khi gặp sự cố, dù túi khí có bung ra thì vẫn có thể bị văng ra ngoài hoặc va đập với các bộ phận trong xe. Do đó, việc thắt dây an toàn ô tô là rất cần thiết để bộ phận này cùng túi khí có thể hỗ trợ nhau, phát huy tối đa tác dụng khi cần thiết. 

Quy định xử phạt không thắt dây an toàn trên xe ô tô

Việc bạn không thắt dây an toàn trên xe ô tô sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Cụ thể: 

Xử phạt với người điều khiển xe ô tô không thắt dây an toàn

Theo Điểm p Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không thắt dây an toàn khi điều khiển xe chạy trên đường. 

Ngoài ra, trong trường hợp chở người trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy thì người điều khiến xe ô tô có thể bị phạt từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng theo Điểm q Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2029/NĐ-CP. 

Xử phạt với người ngồi trên xe ô tô không thắt dây an toàn

Theo Khoản 5 Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người được chở trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy. 

Cách sử dụng dây an toàn trên xe ô tô đúng cách

Để phát huy tác dụng và đảm bảo an toàn cao nhất thì bạn cần phải có cách cài dây an toàn ô tô đúng thao tác kỹ thuật. Dưới đây là các bước thực hiện cách thắt và tháo dây an toàn trên xe ô tô. 

Cách thắt dây an toàn ô tô đúng 

Các bước thực hiện thắt dây an toàn xe ô tô đúng cách diễn ra như sau:

Bước 1: Ngồi đúng tư thế

Ngồi với tư thế thẳng lưng, hông và lưng được cố định vững vàng trên ghế.

Bước 2: Kéo dây an toàn 

Kéo dây an toàn qua người, cài vào chốt

Bước 3: Điều chỉnh đai an toàn

  • Điều chỉnh dưới thấp: Kéo phần đai dưới qua bụng dưới và xương chậu, không để ở vị trí dạ dày. Đặc biệt phụ nữ mang thai nên thắt dây an toàn đúng cách và càng sát người càng tốt, kéo dây đai băng xuống phía dưới, không thắt ngang hoặc phía trên bụng bầu. 
  • Điều chỉnh đai trên: Điều chỉnh dây đai trên và thân người, ở phần xương đòn và ngực, không ép lên cổ và mặt. Chú ý không để dây đai qua lưng và dưới cánh tay. 

Bước 4: Kiểm tra lại lần nữa

Kéo phần dây từ khóa đến vai nhẹ nhàng ra khỏi cơ thể để loại bỏ sự lỏng lẻo nếu có. Ngoài ghế lái, các ghế khác cũng cần thực hiện thao tác thắt tương tự để đảm bảo an toàn. 

Cách tháo dây an toàn ô tô

Dây an toàn sau khi sử dụng một thời gian dài có thể bị hư hỏng và cần phải tháo ra để thay thế, sửa chữa. Cách tháo dây an toàn ô tô được thực hiện như sau:

Chuẩn bị dụng cụ cần thiết: 

  • Cờ lê
  • Tua vít

Bước 1: Xác định vị trí của các bu lông

Bạn cần xác định vị trí của các bu lông giữ cả hai đầu của dây an toàn hiện tại. Bạn có thể phải tháo nắp nhựa ra để tìm vị trí của dây an toàn, tuy nhiên một số xe không có nắp đậy, bạn có thể dễ dàng tìm thấy các bu lông. Tùy thuộc vào từng thiết kế xe, các bu lông có thể được gắn vào bên cạnh ghế, sàn hoặc bảng điều khiển bên. 

Nếu xe của bạn là loại dây an toàn 3 điểm, bạn sẽ có dây đai đeo vai, đai đùi và khóa để tháo chốt. Nếu xe bạn chỉ có 1 đai thắt lưng, bạn chỉ cần tháo đai và khóa. 

Bước 2: Tháo các đầu của dây an toàn

Sử dụng cơ lê để tháo tất cả đầu của dây an toàn cũ: Tháo chốt bên rút lại cũng như bên khóa dây an toàn. 

Bước 3: Đặt dây rút mới 

Đặt dây rút mới lên các lỗ mà bạn sẽ chèn các bu lông vào. Một số xe có thể chỉ có 1 bu lông, trong khi những xe khác có thể có 2 hoặc 3. 

Bước 4: Bắt vít rút lại

Bắt vít mới vào vị trí, siết chặt nó bằng cờ lê. Nếu bạn có một dây đeo vai và đùi, kết nối cả hai mảnh và bắt vít chúng vào vị trí.

Bước 5: Đặt khóa mới 

Đặt khóa mới lên các lỗ mà bạn đã chèn các bu lông vào. Một số xe có thể chỉ có 1 bu lông, cũng có xe có 2 với 3. 

Bước 6: Thắt chặt bu lông

Đặt bu lông khóa mới vào vị trí rồi thắt chặt bằng cờ lê. 

Bước 7: Kiểm tra

Kiểm tra dây an toàn bằng cách kéo dây đai từ bộ rút lại và xem nó đã vào vị trí chưa. Chèn lưỡi của dây an toàn vào khóa và kéo để đảm bảo khá dây an toàn ô tô vẫn được khóa vào khóa. 

Một số lưu ý khi sử dụng dây an toàn trên xe ô tô

Thay thế dây an toàn khi phát hiện những dấu hiệu hư hỏng (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Thay thế dây an toàn khi phát hiện những dấu hiệu hư hỏng (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khi sử dụng dây an toàn trên xe ô tô, bạn cần lưu ý một số điều như sau: 

  • Dây an toàn trên xe ô tô cần được thay thế mới khi có dấu hiệu lỏng lẻo, đứt hay mục nát hoặc nếu thấy chức năng không tự thu hay không tự siết chặt cơ thể cũng cần phải được sửa chữa và thay thế ngay. 
  • Khi dây an toàn hoạt động không ổn định, phần khoá cài dễ bị bung ra, dây đai yếu, không chịu đủ lực cũng cần được thay thế. 
  • Mỗi dòng xe sẽ có sự khác biệt trong kết cấu nên việc kiểm tra để sửa chữa và thay thế cũng có sự khác biệt, Bạn nên lựa chọn những địa điểm uy tín, có chất lượng dịch vụ hiện đại, bảo đảm. 
  • Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nơi quảng cáo và phân phối dây an toàn ô tô. Bạn không nên sử dụng những loại chốt thay thế rẻ tiền, những loại có tính chất trang trí hay những loại đầu cắm dây an toàn ô tô giả để đánh lừa hệ thống cảm biến trong khi không thắt dây an toàn. Điều này sẽ gây nguy hiểm và bạn phải trả giá bằng cả tính mạng của mình. 

Như vậy, thông qua những thông tin mà Honda Ô tô Mỹ Đình cung cấp về đai an toàn, hy vọng bạn sẽ chú ý thắt dây an toàn mỗi khi di chuyển và chú ý kiểm tra để phát hiện những hư hỏng để thay thế kịp thời để đảm bảo an toàn cũng như tránh bị xử phạt. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào, liên hệ với chúng tôi qua hotline 037 583 7979 hoặc tới showroom tại 02 Lê Đức Thọ, Cầu Giấy, Hà Nội để được tư vấn và giải đáp chi tiết nhé!


Honda Ô tô Mỹ Đình – Tổng kho lớn nhất miền Bắc

Đánh giá post

LIÊN HỆ VỚI HONDA Ô TÔ MỸ ĐÌNH






    0375837979
    Messenger Honda Mỹ Đình
    Zalo Honda Mỹ Đình