5+ Dấu hiệu thước lái ô tô gặp trục trặc và cách xử lý hiệu quả nhất

Thước lái ô tô là bộ phận quan trọng mà bất kỳ chiếc xe nào hiện nay cũng phải có. Nhưng chỉ đến khi gặp trục trặc thì mới có người để ý đến bộ phận này. Cùng Honda Mỹ Đình tìm hiểu thước lái trên ô tô để các bạn hiểu rõ hơn về nó. Cùng với đó là biết cách khắc phục lỗi thước lái cho chiếc xe của bạn. 

Thước lái ô tô hiểu là gì?

Thước lái ô tô là hệ thống đóng vai trò tạo ra lực để điều khiển hướng bánh xe theo ý muốn của người điều khiển thông qua vô lăng. Thước lái sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn của xe và hành khách ngồi bên trong. 

Thước lái ô tô là bộ phận giúp xe vận hành theo sự điều khiển của người lái (Ảnh:Sưu tầm internet)
Thước lái ô tô là bộ phận giúp xe vận hành theo sự điều khiển của người lái (Ảnh:Sưu tầm internet)

Bộ phận này được sử dụng thường xuyên nên sẽ không tránh khỏi hư hỏng và trục trặc nếu dùng trong thời gian dài. Vì thế chủ xe sẽ phải hết sức chú ý đến thước lái, đảm bảo cho xe vận hành bền bỉ cũng như bảo vệ an toàn cho người ngồi trong xe. 

Thước lái trên ô tô có cấu tạo như thế nào? 

Thước lái ô tô chia thành hai phần chính là thanh răng và trục vít, bên cạnh các bộ phận khác như chụp chắn bụi, cao su chắn bụi, ống bao thanh răng, vỏ cơ cấu lái, rotuyn lái,…Cùng với các bộ phận quan trọng khác dưới đây bạn có thể tìm hiểu. 

Cấu tạo thước lái gồm 2 bộ phận chính là thanh răng và trục vít (Ảnh:Sưu tầm internet)
Cấu tạo thước lái gồm 2 bộ phận chính là thanh răng và trục vít (Ảnh:Sưu tầm internet)
  • Khớp các đăng: Bộ phận quan trọng để xe chuyển hướng quay cho các thanh nối ở trục vô lăng. Vì trục vô lăng với bánh răng trên thước lái kết nối nên khi vô lăng xoay tất nhiên bánh răng cũng quay và khớp các đăng sẽ làm nhiệm vụ thay đổi hướng chuyển động. 
  • Trục xoay vô lăng: Khớp các đăng chính là đoạn nối của các trục xoay chia thành đoạn nhỏ này.  Bộ phận này quan trọng hàng đầu giúp truyền chuyển động quay từ vị trí vô lăng xuống bánh răng của thước lái. 
  • Thanh răng: Hỗ trợ cho hệ thống ray trượt có thể tịnh tiến và truyền lực. Một bộ phận quan trọng để có thể giúp bánh xe sang phải hoặc sang trái. 
  • Tay đòn: Giúp truyền chuyển động tịnh tiến thanh ray lên các khớp bẻ lái trên bánh xe. 
  • Khớp bẻ lái: Có vai trò truyền động lực quay lên bánh từ thước lái. 

Nguyên lý hoạt động của thước lái

Khi người cầm lái khi xoay vô lăng tạo ra lực để xoay trục vít vì trục vít lúc đó ăn khớp với thanh răng. Thanh răng làm nhiệm vụ xoay sang phải hay sang trái tuỳ vào lực tác động của vô lăng và đẩy hoặc kéo các rotuyn có kết nối moay-ơ ở bánh xe. Vì thế có thể điều khiến bánh xe hướng ra hoặc hướng vào theo ý muốn. Thanh răng và các rotuyn tạo ra hệ thống dẫn động theo hình thang để truyền tới bánh xe và giúp chúng đi theo hướng người lái muốn. 

Nguyên lý hoạt động thước lái ô tô (Ảnh:Sưu tầm internet)
Nguyên lý hoạt động thước lái ô tô (Ảnh:Sưu tầm internet)

Dấu hiệu thước lái ô tô gặp vấn đề

Nếu người lái xe không quan tâm đến bộ phận này thì chắc chắn sẽ không đảm bảo an toàn vận hành xe. Thước lái là bộ phận có thể bị mòn, gây ra sự lỏng lẻo trên vô lăng. Nếu xe di chuyển mà thước lái không chuẩn thì việc gây tai nạn với xe có tỷ lệ rất cao. Trong các trường hợp sau đây, người lái xe sẽ phải chú ý đến các hiện tượng sau để khắc phục. 

Có hiện tượng nặng vô lăng 

Khi vô lăng trở nên nặng hơn sẽ khiến người điều khiển xe mất nhiều sức lực hơn so với bình thường. Lúc này, các bạn cần phải để ý và kiểm tra thước lái. Vấn đề có thể là thiếu dầu, bơm trợ lực thước lái bị hỏng. Hãy mang xe  đến gara để được kiểm tra và bảo dưỡng. 

Nặng vô lăng khi vần là một dấu hiệu cần bảo dưỡng thước lái (Ảnh:Sưu tầm internet)
Nặng vô lăng khi vần là một dấu hiệu cần bảo dưỡng thước lái (Ảnh:Sưu tầm internet)

Vô lăng trả lại chậm 

Hiện tượng vô lăng trả lái chậm có nghĩa là khi tài xế đánh lái, thước lái dịch chuyển chậm và trả lại cũng chậm. Hiện tượng này cũng có thể xuất hiện cùng lúc với tay lái nặng vì bơm trợ lực hoạt động kém cùng với nguyên nhân của lỗi phía trên. 

Hiện tượng vô lăng trả chậm (Ảnh:Sưu tầm internet)
Hiện tượng vô lăng trả chậm (Ảnh:Sưu tầm internet)

Hệ thống lái có tiếng kêu lạ 

Nhiều khi tài xế đang vần vô lăng thì phát hiện thấy tiếng kêu bất thường phát ra. Điều này cũng có thể chứng minh thước lái ô tô đang gặp vấn đề và cần quan tâm đến nó. Có thể thước lái bị rơ, bạc lái mòn,…đây là lỗi nghiêm trọng của thước lái nên cần phải được kiểm tra và khắc phục sớm. 

Phát hiện thấy tiếng kêu bất thường khi vận hành xe (Ảnh:Sưu tầm internet)
Phát hiện thấy tiếng kêu bất thường khi vận hành xe (Ảnh:Sưu tầm internet)

Có hiện tượng chảy đầu ở hệ thống lái 

Hiện tượng chảy dầu trên thước lái ô tô tất nhiên rất khó phát hiện bởi các chủ xe thường không để ý. Tuy nhiên khi đỗ nếu thấy xe chảy dầu thì hãy mang đến đơn vị bảo dưỡng, sửa chữa sớm nhất. Vì không phải dầu thước lái thì cũng là dầu ở các bộ phận khác, đều gây mất an toàn khi vận hành xe. 

Chảy dầu hệ thống lái (Ảnh:Sưu tầm internet)
Chảy dầu hệ thống lái (Ảnh:Sưu tầm internet)

Lốp xe mòn không đều 

Khi các góc lái bị sai lệch do thước lái không chuẩn sẽ dẫn tới việc bánh xe không được đặt đúng “tư thế”. Do đó sẽ có hiện tượng lốp xe ô tô bị mòn không đều bên trong/ bên ngoài hoặc bị mòn lông chim. Hệ thống dẫn động của xe như thế nào sẽ quyết định mòn lốp ra sao khi thước lái không đều, tuy nhiên chủ yếu vẫn là lốp trước bên trái hoặc phải. 

Lốp mòn không đều là những dấu hiệu của thước lái cần bảo dưỡng (Ảnh:Sưu tầm internet)
Lốp mòn không đều là những dấu hiệu của thước lái cần bảo dưỡng (Ảnh:Sưu tầm internet)

Lý do nên khắc phục thước lái ngay khi thấy vấn đề 

Ngoài tìm hiểu về thước lái ô tô cũng như nguyên lý hoạt động của nó. Các bạn cũng cần phải biết rằng đây là bộ phận quan trọng của xe, muốn vận hành xe an toàn thì nhanh chóng khắc phục lỗi thước lái là điều cần thiết. Ngoài ra việc làm này còn mang đến nhiều lợi ích khác như:

  • Đảm bảo thước lái hoạt động bền bỉ, không phải thay thế. 
  • Giúp người lái xe vận hành xe ổn định, không mất lái. 
  • Tránh lốp xe bị mòn không đều và tăng tuổi thọ sử dụng lốp. 
  • Ngăn ngừa hiện tượng xe không điều khiển đúng như mong muốn. 
  • Giúp việc đánh xe diễn ra dễ dàng cũng như kiểm soát được mọi sự cố. 
  • Không còn tình trạng rò rỉ dầu, tiết kiệm nhiên liệu khi vận hành xe. 
  • Mang đến cảm giác an toàn, tự tin, thoải mái cho cả người lái và người ngồi trên xe. 
Cứ 20.000 km thì phải bảo dưỡng thước lái ô tô một lần (Ảnh:Sưu tầm internet)
Cứ 20.000 km thì phải bảo dưỡng thước lái ô tô một lần (Ảnh:Sưu tầm internet)

Do vậy, theo khuyến cáo định kỳ khoảng 6 tháng hoặc xe vận hành từ 15.000 – 20.000 km thì phải bảo dưỡng thước lái ô tô. Ngoài ra nếu thấy các dấu hiệu bất thường nêu trên, có va chạm giao thông cũng nên thực hiện kiểm tra, bảo dưỡng, cân chỉnh thước lái. 

Cách khắc phục thước lái ô tô bị hỏng đúng tiêu chuẩn

Sau khi xác định được các lỗi và biết khi nào cần phải bảo dưỡng và sửa chữa thước lái của xe. Các bạn có muốn tìm hiểu cách cân chỉnh thước lái ô tô để theo dõi và đánh giá quy trình của kỹ thuật viên ngoài garage không. Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cơ bản quy trình phục hồi lại thước lái ô tô để bạn dễ dàng theo dõi. 

Cách 1: Cân chỉnh thước lái của ô tô tại nhà bằng thước 

Thực hiện căn chỉnh bằng thước cần đề nổ máy trước tiên, sau đó đánh vô lăng về chính giữa để xe đi lên thang sau đó dừng lại. Một người kéo mép thước đặt vào gai bánh xe không chạm gầm xe 1 đoạn khoản 2 – 3cm. 

Thực hiện đo trước vào sau nếu chênh nhau 0 – 2.5 mm thì đó là khoảng cách phù hợp. Còn nếu vượt hơn thì phải chỉnh lại bằng cách nới ốc hãm rotuyn lái ra. Lưu ý khi căn chỉnh phải để vô lăng nằm ngay giữa và kiểm tra lại độ mòn lốp xem độ tương đương ra sao, nếu đều thì mới là chuẩn. 

Căn chỉnh thước lái bằng bằng dây hoặc thước kéo là phương pháp thủ công (Ảnh:Sưu tầm internet)
Căn chỉnh thước lái bằng bằng dây hoặc thước kéo là phương pháp thủ công (Ảnh:Sưu tầm internet)

Cách 2: Cân chỉnh thước lái ô tô tại nhà bằng dây 

Muốn căn chỉnh thước lái ô tô bằng dây cũng phải khởi động máy và điều khiển vô lăng về vị trí chính giữa xe. Sau đó buộc dây vào sau xe kéo qua bánh sau lên bánh trước, khi đó dây nằm khoảng 2/3 từ dưới đất tính lên nửa bánh. 

Tiếp theo hãy nhìn bánh xe trước, nếu phía trước bánh xe chạm dây thì chỉnh lại rotuyn lái cho bánh qua phải, ngược lại nếu phía sau chạm dây thì chỉnh bánh xe qua trái. Chỉnh rotuyn là 1 vòng quay rotuyn bằng 1.5 m độ lệch bánh xe.

Kết luận

Thước lái ô tô là bộ phận quan trọng trong hệ thống lái của xe mà chủ xe cần phải quan tâm. Bài viết trên đã giúp các bạn hiểu phần nào về bộ phận này cũng như vai trò của nó. Honda Mỹ Đình sẽ có những bài chia sẻ về các bộ phận khác của chiếc xe sẽ rất cần thiết trong quá trình vận hành xe an toàn của bạn. 


Đánh giá post

CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT

LIÊN HỆ VỚI HONDA Ô TÔ MỸ ĐÌNH






    0375837979
    Messenger Honda Mỹ Đình
    Zalo Honda Mỹ Đình