Đai truyền động là gì và những thông tin quan trọng bạn cần biết

Đai truyền động là một bộ phận không thể thiếu trong động cơ xe ô tô. Vậy, đai chuyển động giữ nhiệm vụ gì? Ô tô thường sử dụng loại đai chuyển động nào? Cần lưu ý gì khi sử dụng?… Tất tần tật sẽ được Honda Ô tô Mỹ Đình bật mí tại đây!

Đai truyền động là gì? 

Đai truyền động truyền lực tới các thành phần của động cơ (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Đai truyền động truyền lực tới các thành phần của động cơ (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đai truyền động là một bộ phận cơ khí trong động cơ của xe ô tô, gắn liền với động cơ để thực hiện các chức năng cần thiết như cung cấp năng lượng (máy phát điện), làm mát động cơ (máy bơm nước), máy bơm trợ lực lái giúp bạn lái xe dễ dàng hơn và máy nén điều hòa không khí làm bạn thoải mái dễ chịu trong suốt quá trình lái. Nếu động cơ không có đai truyền động thì sẽ không bộ phận nào vận hành có thể đảm nhận các chức năng trên.

Mục đích của đai truyền động là truyền lực giữa các thành phần của động cơ. Cơ chế hoạt động là nhờ sự ma sát giữa dây đai và puly. Điều này là lý do tại sao khi dây đai lỏng, xuất hiện võng có thể khiến cho các bộ phận khác nhau hoạt động kém hoặc hoàn toàn không thể hoạt động được.

Các loại đai truyền động phổ biến trên ô tô

Dẫn: Mỗi loại xe sẽ sử dụng bộ truyền đai khác nhau, một số loại bộ truyền đai được sử dụng phổ biến trên xe ô tô phải kể đến như:

Đai truyền động V-belt

Bộ đai truyền động V có nhiều dây đai (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Bộ đai truyền động V có nhiều dây đai (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trên động cơ của một số loại ô tô có nhiều dây đai. Những dây đai này được gọi là dây đai V. Những dây đai này đi ra khỏi trục khuỷu của động cơ để dẫn động riêng lẻ một thành phần riêng biệt, chẳng hạn như máy phát điện, máy nén điều hòa không khí, bơm trợ lực lái và bơm nước. Trong các phiên bản ô tô thế hệ trước, đai V là tiêu chuẩn và được sử dụng rộng rãi.

Ưu điểm:

  • Dây đai khá ngắn nên ít hoặc không có khả năng bị trượt ra đai.
  • Nếu một dây đai bị tuột/đứt thì chỉ ảnh hướng đến phần nó dẫn động đến bị ảnh hưởng.

Nhược điểm:

  • Các cửa hàng sửa chữa/cung cấp phụ tùng có thể không có đầy đủ các loại dây đai thay thế và cần phải được đặt hàng đặc biệt.
  • Các dây đai thường sẽ bị mòn với tỷ lệ xấp xỉ nhau, vì vậy bạn có thể phải thay nhiều dây đai trong cùng một khoảng thời gian.

Đai truyền động phụ trợ – dây curoa (serpentine)

Đai phụ trợ là một dây đai dài và duy nhất (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Đai phụ trợ là một dây đai dài và duy nhất (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đai truyền động phụ trợ là một dây đai dài và duy nhất truyền động tất cả các thành phần của động cơ. Đai truyền động phụ trợ được sử dụng phổ biến nhất trên những chiếc xe hơi đời mới và về cơ bản là tiêu chuẩn cho các phương tiện hiện đại.

Ưu điểm:

  • Không có khả năng bị hỏng nhiều đai.
  • Dễ dàng thay thế khi hỏng hóc.

Nhược điểm:

  • Nhiều phụ kiện có thể bị ảnh hưởng cùng lúc nếu dây đai bị hỏng.
  • Khi dây đai bị hỏng, toàn bộ động cơ sẽ không hoạt động được.

Đai truyền động cam (đai thời gian/đai định kỳ)

Xích cam hình mắt xích kim loại (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Xích cam hình mắt xích kim loại (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đai cam (đai truyền động trục cam hoặc đai Gilmer). Đây là một dây đai có khía kiểu như răng, được làm bằng cao su với cốt bền bằng kim loại giúp trục khuỷu quay trục cảm, đồng thời đóng mở van động cơ ứng với các piston. Dây đai cam có 2 loại thường sử dụng là đai cam (làm bằng cao su) và xích cam (làm từ mắt xích kim loại. Ở các mẫu xe đời mới, đai cam về cơ bản sẽ thay thế cho xích xam kim loại. 

Ưu, nhược điểm của các loại dây cam cụ thể như sau:

Loại dây đai camĐai camXích cam
Ưu điểm– Chi phí rẻ

– Dễ thay thế

– Vận hành êm dịu

– Không sử dụng bất kỳ chất bôi trơn nào

– Phù hợp với động cơ xăng do tỷ số nén động cơ thấp, ưu tiên tính gọn nhẹ cao

– Dùng cho động cơ xe có dung tích lớn, xe đắt tiền,…

– Tuổi thọ cao

– Dễ nhận biết khi xích gặp vấn đề (tiếng kêu lớn)

– Thường dùng cho động cơ Diesel hoặc xăng phân khối lớn, tiết kiệm diện tích

– Giảm chi phí, bảo dưỡng

Nhược điểm– Tuổi thọ thấp

– Dễ bị đứt

– Không thể áp dụng cho động cơ phân khối lớn vì lực tải và do tỷ số nén lớn tỷ lệ với lực kéo lên đây đai cao khiến cho dây nhanh bị đứt, mòn

– Chi phí đắt

– Khó thay thế, sửa chữa

– Vận hành ồn

– Sử dụng dầu bôi trơn

– Tỷ lệ hao mòn cơ khí cao trong quá trình hoạt động

Nguyên nhân và ảnh hưởng của các bộ truyền đai ô tô bị lỗi hoặc hỏng hóc

Trình bày nguyên nhân và ảnh hưởng khi bộ truyền đai bị lỗi sử dụng hay hỏng hóc, phân theo loại bộ truyền đai.

Đai V-belt

Đai V phát ra những tiếng kêu két két (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Đai V phát ra những tiếng kêu két két (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khi dây đai V bị hỏng, nó sẽ phát ra những tiếng kêu, đồng thời các phụ kiện có thể sẽ không thể hoạt động bình thường được. Ngoài ra, nếu dây đai bị lỗi, các phụ kiện mà nó dẫn động sẽ ngừng hoạt động. 

Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này có thể do hao mòn thông thường, nhiễm bẩn chất lỏng (dầu), dây đai có dấu hiệu bị trượt, Ổ đĩa Puly không thẳng hàng, sử dụng dây đai sai kích thước…

Giải pháp là vệ sinh dây đai và các bộ phận lân cận thường xuyên, xác định chính xác kích thước dây đai, hoặc thay thế dây đai mới nếu gặp hỏng hóc.

Đai phụ trợ

Dây đai hỏng dẫn đến xe khó khởi động (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Dây đai hỏng dẫn đến xe khó khởi động (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nếu đai phụ trợ bị hỏng, các phụ kiện bên trong xe có thể không hoạt động bình thường, ô tô khó khăn khi khởi động hoặc hoàn toàn không khởi động được. Dây đai phát ra những tiếng kêu rít. 

Nguyên nhân có thể xuất phát từ việc đai phụ trợ bị nứt, mòn hoặc đứt, bị nhiễm bẩn chất lỏng và độ căng dây đai kém là dây curoa không được đảm bảo đúng cách trong thời gian dài, nhiệt độ quá cao, công suất quá lớn so với khả năng làm việc của dây. 

Bạn có thể giải quyết bằng cách bảo quản dây curoa ở những nơi có nhiệt độ cao, có các biện pháp loại bỏ các nguồn nhiệt, cải thiện thông gió; đảm bảo đường kính, chu vi phù hợp với chiều dài, loại dây curoa đúng chuẩn.

Đai cam

Dầu rò rỉ từ động cơ xe ô tô (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Dầu rò rỉ từ động cơ xe ô tô (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khi dây đai cam bị hỏng, xe của bạn có thể chạy không tải thô hoặc bạn có thể nghe được những tiếng kêu đến từ khoang động cơ, xuất hiện rò rỉ dầu từ động cơ, động cơ bị mất lửa, đèn check Engine sáng… Nếu dây đai cam hỏng, xe của bạn sẽ khó có thể hoạt động bình thường được. Bên cạnh đó còn có khả năng gây hư hại nghiêm trọng đến các van và piston.

Đối với xích cam, việc thiếu dầu hay lượng dầu bôi trơn thấp hoặc chất lượng dầu bôi trơn kém sẽ khiến cho quá trình ăn khớp bánh răng diễn ra không được êm dịu, gây tiếng động ồn ào. Bạn cần kiểm tra lượng dầu bôi trơn thường xuyên đồng thời thay thế những loại dầu chất lượng, chính xác.

Đối với dây đai cam sẽ bị rò rỉ dầu khi nắp bảo vệ bị mòn, nứt vỡ hoặc ngay từ đầu đã sai cách lắp đặt hay xupap bị uống con do dây đai cam bị đứt, xuất hiện khe hở lớn. Bạn cần kiểm tra nắp bảo vệ và thay thế kịp thời. 

4. Lưu ý khi sử dụng và bảo dưỡng bộ truyền đai ô tô

Thường xuyên kiểm tra, hệ sinh đai truyền động ô tô (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Thường xuyên kiểm tra, hệ sinh đai truyền động ô tô (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trong quá trình sử dụng và bảo dưỡng bộ truyền đai trên xe ô tô, người dùng cần phải chú ý sử dụng đúng cách và cẩn thận để bộ dây truyền đai luôn hoạt động tốt và êm dịu. Cụ thể:

  • Trục quay phải được lót đúng cách để đảm bảo các dây đai có độ căng đồng đều.
  • Các ròng rọc không được sắp xếp quá gần nhau làm cho cung tiếp xúc trên ròng rọc nhỏ càng lớn càng tốt. Ròng rọc không có khoảng cách đủ xa có thể gây nặng lên các trục đai, làm tăng tải trọng ma sát lên các ổ trục.
  • Một dây đai dài (dây đai phụ trợ) quay từ bên này sang bên kia làm cho dây đau thoát ra khỏi ròng rọc, gây ra các điểm cong vênh, chệch dây đai. 
  • Mặt thắt chặt của dây đai phải ở phía dưới sao cho không có bất kỳ độ võng nào xuất hiện ở mặt bị lỏng sẽ làm tăng cung tiếp xúc trên ròng rọc.
  • Thường xuyên kiểm tra, vệ sinh và thay/thêm dầu (nếu cần thiết) để dây đai luôn hoạt động trơn tru, không có chướng ngại vật cản trở.
  • Khi dây đai bị hỏng, tiến hành thay thế cần chú ý lựa chọn các dây đai đảm bảo chất lượng, đúng kích thước, lắp đặt khớp chuẩn. 

5. Kết luận

Như vậy, thông qua việc cung cấp những thông tin quan trọng cũng như giải đáp thắc mắc về đai truyền động, Honda Ô tô Mỹ Đình hy vọng đã mang lại cho bạn đọc nguồn kiến thức bổ ích về các bộ phận của ô tô. Nếu có bất cứ câu hỏi hay muốn biết thêm thông tin gì, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800 1165 để được tư vấn và chăm sóc nhé!


Honda Ô tô Mỹ Đình – Tổng kho lớn nhất miền Bắc

Đánh giá post

CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT

LIÊN HỆ VỚI HONDA Ô TÔ MỸ ĐÌNH






    0375837979
    Messenger Honda Mỹ Đình
    Zalo Honda Mỹ Đình