Cấp độ nhớt là gì? Xác định cấp độ nhớt và phân loại độ nhớt SAE theo nhiệt độ

Việc hiểu đúng về cấp nhớt và lựa chọn loại nhớt phù hợp cho xe ô tô của mình rất quan trọng đối với việc đảm bảo duy trì hoạt động ổn định của động cơ. Sử dụng đúng loại nhớt, đúng cấp độ nhớt giúp tăng tuổi thọ của động cơ, tiết kiệm nhiên liệu,… Vậy, cùng Honda Ô tô Mỹ Đình tìm hiểu về cấp độ nhớt cũng như cách xác định cấp độ nhớt nhé!

Cấp độ nhớt là gì?

Cấp độ nhớt của dầu động cơ cung cấp thông tin về khả năng chống chảy của dầu trong động cơ xe của bạn. Chất bôi trơn có cấp độ nhớt thấp sẽ lỏng hơn, chảy dễ dàng hơn. Ngược lại, cấp càng cao thì dầu càng đặc, khiến dầu chảy chậm hơn, điều này tạo điều kiện hình thành một lớp màng bảo vệ trên các động cơ.

Cấp độ nhớt SAE thể hiện độ đặc - loãng của dầu nhớt (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Cấp độ nhớt SAE thể hiện độ đặc – loãng của dầu nhớt

Cấp độ nhớt SAE biểu thị cho độ đặc – loãng của dầu nhớt như SAE 30, 40 và 50. Số càng lớn có nghĩa là nhớt càng đặc và khả năng bôi trơn càng tốt hơn. Các cấp độ nhớt này được xác định ở 100 độ C (là nhiệt độ trung bình của nhớt khi động cơ làm việc) và gọi là độ nhớt đơn cấp ở nhiệt độ cao.

Dầu nhớt bôi trơn có một đặc tính là độ nhớt luôn thay đổi theo nhiệt độ, tức là sẽ đặc lại khi nhiệt độ xuống thấp và ngược lại sẽ loãng ra khi nhiệt độ tăng. Các loại nhớt đơn cấp chỉ bảo đảm là đạt độ ở nhiệt độ cao như yêu cầu bôi trơn của động cơ. Còn khi nhiệt độ xuống thấp (khi động cơ chưa hoạt động) thì dầu đơn cấp có thể quá đặc gây khó khăn cho việc khởi động và lưu thông dầu nhớt đến các bộ phận động cơ.

Nhằm khắc phục nhược điểm này, các loại dầu nhớt có độ nhớt đa cấp như SAE 10W-30, 15W040 và 20W-50 được phát triển và đưa vào sử dụng ngày càng phổ biến. Chữ W được cho là viết tắt của “Winter” (nghĩa mùa đông) chỉ khả năng khởi động khi trời lạnh. Nhớt đa cấp vừa đảm bảo độ nhớt phù hợp để bôi trơn tốt động cơ ở nhiệt độ cao vừa bảo đảm độ nhớt phù hợp để bôi trơn tốt ở nhiệt độ thấp nhằm giúp xe dễ khởi động và vận hành.

Trước đây người dùng có thói quen dùng các loại nhớt đặc như nhớt đơn cấp SAE 50 hoặc đa cấp SAE 20W-50 với quan niệm nhớt càng đặc thì càng tốt. Tuy nhiên hiện tại công nghệ dầu nhớt phát triển nên quan niệm này đang dần thay đổi. Nhờ có các loại phụ gia dầu có độ nhớt thấp như SAE 40, 15W-40 hay 10W-30 vừa có tác dụng bôi trơn, bảo vệ tốt động cơ vừa có các lợi ích khác như giảm tổn thất công suất, giảm tiêu hao nhiên liệu giúp xe khởi động và vận hành ổn định.

Vì thế xu hướng hiện nay của các hãng sản xuất là khuyến nghị các loại dầu nhớt động cơ đa cấp và có độ nhớt thấp để sử dụng cho các vùng khí hậu khác nhau, kể cả những nước có khí hậu nóng ẩm như Việt Nam.

Tầm quan trọng của độ nhớt của dầu động cơ

Dựa vào độ nhớt để lựa chọn loại nhớt phù hợp (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Dựa vào độ nhớt để lựa chọn loại nhớt phù hợp

Điều quan trọng nhất cần cân nhắc khi chọn dầu động cơ là độ nhớt – độ đặc hoặc lưu lượng của dầu. Tuỳ thuộc vào độ nhớt của dầu động cơ được sử dụng trong xe, các khía cạnh khác nhau như sự thoải mái khi lái xe, tiết kiệm nhiên liệu, độ sạch của động cơ và hiệu suất tổng thể của xe đều có thể bị ảnh hưởng. Vì việc sử dụng dầu động cơ có độ nhớt phù hợp với thói quen lái xe của người lái và môi trường bên ngoài có thể giảm chi phí nhiên liệu và kéo dài tuổi thọ của xe nên việc lựa chọn loại dầu phù hợp là nhiệm vụ quan trọng đối với bất kỳ chủ xe nào.

Xác định cấp độ nhớt như thế nào?

Cấp nhớt là thông số dùng để phân loại chất lượng của dầu nhớt dành cho động cơ xăng và diesel. Việc phân loại chất lượng dầu nhớt thông qua cấp độ nhớt được tiến hành tại Mỹ và trên toàn thế giới từ những năm 60 của thế kỷ trước.

Cấp nhớt ngày nay được đánh giá dựa vào 2 tiêu chuẩn chính API (Viện dầu khí Hoa Kỳ) và JASO (Cơ quan Tiêu chuẩn Phương tiện Cơ giới Nhật Bản).

Tiêu chuẩn API

Cấp nhớt API (ay còn gọi là phẩm cấp hoặc cấp chất lượng) dùng để phân loại chất lượng của nhớt. Cấp nhớt của động cơ xăng ký hiệu là “S” và sau đó là A, B, C … N. Trong đó, cấp nhớt SN là cao nhất và thường dùng cho động cơ xe hơi. Tương tự cấp nhớt dành cho động cơ diesel có ký hiệu là “C” và đi từ C, D, E … J, trong đó cấp CJ là cao nhất.

Tiêu chuẩn API (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Tiêu chuẩn API

Tiêu chuẩn JASO

JASO là tiêu chuẩn chất lượng cấp nhớt của Nhật Bản và áp dụng cho các động cơ xe 4 thì đặc biệt là động cơ xe máy. Cấp nhớt JASO thường được ký hiệu là “MA-MA2-MB”. Trong đó cấp nhớt MA và MA2 được thiết kế dùng riêng cho động cơ sử dụng bộ ly hợp ướt như các loại xe số, xe côn tay. Còn MB lại đáp ứng những yêu cầu chuyên môn cao của động cơ có bộ ly hợp khô dùng cho xe tay ga và xe hơi.

Tiêu chuẩn JASO (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Tiêu chuẩn JASO

Đọc – hiểu những thông số biểu thị cấp độ nhớt

Một số ký hiệu bạn cần nắm rõ trước khi phân loại dầu nhớt theo cấp độ như sau:

Ký hiệu

Ý nghĩa

SAE (Society of Automotive Engineers)

Hiệp hội Kỹ sư ngành ô tô có trụ sở tại
Mỹ, là đơn vị đề ra tiêu chuẩn đánh giá phân loại dầu nhớt dựa vào độ nhớt. Độ nhớt có đặc tính thay đổi theo nhiệt độ, nhiệt độ càng cao độ nhớt càng giảm, nói cách khác khi bị đun nóng dầu sẽ loãng ra. Nếu để ý, bạn sẽ thấy các thông số như 10W30, 20W40 trên nhãn – đây là những chỉ số cho ta biết độ nhớt, nói cách khác là độ đặc/ loãng của nhớt. Độ nhớt chia làm 2 loại: Đơn cấp và Đa cấp.

Đơn cấp (Ký hiệu SAE 40, SAE 50)

Độ nhớt giảm nhanh theo nhiệt độ dầu. Ở môi trường Việt Nam có thể sử dụng loại dầu này. Tuy nhiên, khi máy còn nguội, dầu sẽ hơi đặc và không được bơm tốt lên các chi tiết máy, khả năng giải nhiệt của loại dầu đơn cấp cũng rất kém.

Đa cấp (Ký hiệu SAE 20W-40, SAE 15W-40)

Độ nhớt của dầu theo nhiệt độ ổn định hơn so với dầu đơn cấp. Hơn nữa, độ loãng của dầu vẫn đảm bảo dù nhiệt độ thấp, do đó việc bơm dầu bôi trơn khi máy nguội sẽ tốt hơn… Độ nhớt đóng vai trò quan trọng trong tính chất của một loại dầu động cơ. Nếu đánh giá theo độ nhớt của SAE, dầu có chữ “W” là loại đa cấp, dùng trong tất cả các mùa. Hệ thống phân loại của SAE khá phức tạp, liên quan tới nhiều khái niệm khác nhau.

Những số đứng trước chữ “W”

Những số đứng trước chữ “W” chỉ khoảng nhiệt độ mà loại dầu động cơ đó có độ nhớt đủ để khởi động xe lúc lạnh. Để xác định nhiệt độ khởi động theo ký tự này, ta lấy 30 trừ đi các số đó nhưng theo nhiệt độ âm. Ví dụ, dầu 10W sẽ khởi động tốt ở 20ºC, dầu 15W khởi động tốt ở -15ºC. Các loại dầu động cơ ở các nước hàn đới thường là 5W, 10W, 15W; còn đa số các sản phẩm ở Việt Nam là 10W, 15W hay 20W. Loại 10W, 15W và 20W có mức giá trung bình nên được các hãng dầu nhờn nhập về hoặc sản xuất ở Việt Nam.

Những số đứng sau chữ ‘W”

Những số đứng sau chữ “W” ở loại dầu đa cấp có thể là 40, 50 hoặc 60.  Thông thường, số càng to thì độ nhớt càng lớn và ngược lại. Đây là ký hiệu độ nhớt tương đương khi ở nhiệt độ làm việc. Ví dụ, nhớt 10W40, khi ở nhiệt độ thường thì khá loãng, tương đương dầu SAE 10, nhưng ở mặt tiếp xúc các chi tiết máy có nhiệt độ cao, nhớt sẽ kéo màng với độ nhớt tương đương dầu SAE 40.

“S” – Ký tự dầu nhớt cho xe dùng động cơ xăng

Phân loại phẩm cấp với thứ tự tiến dần từ SA, SB, SC, SD, SE, SF, SG, SH, SJ, SL và mới nhất hiện nay là SM. Từ cấp SA, SB, SC, SD, SE, SF, SG, SH đã lỗi thời, không khuyên dùng; Cấp SL cho xe sử dụng động cơ xăng đời 2004; Cấp SM cao nhất hiện nay thích hợp cho xe đời mới sử dụng động cơ xăng.

“C” – Ký hiệu dầu nhớt cho xe dùng động cơ Diesel

Phân loại phẩm cấp với thứ tự tiến dần từ CA, CB, CC, CD, CE, CF, CF-4, CG-4, CH-4, CI-4 và mới nhất hiện nay là CJ-4, CJ-4 Plus. Từ cấp CA, CB, CC, CD, CE đã lỗi thời, không khuyên dùng; Từ cấp CF, CF-2, CF-4, CG-4, CH-4 dùng cho xe Diesel đời 1985-1998; Cấp CI-4 dầu nhớt dùng cho xe Diesel đời 2004 và có thể thay thế CD, CE, CF-4, CH-4; Cấp CJ-4, CJ-4 Plus dầu nhớt phẩm cấp cao nhất hiện nay, khuyên dùng cho xe động cơ Diesel đời mới 2007 tốc độ cao, đạt tiêu chuẩn khí thải.

Phân loại cấp dầu nhớt theo cấp độ nhớt ở nhiệt độ SAE

Hiệp hội kỹ sư ô tô SAE đã phát triển một hệ thống phân loại dầu theo cấp độ nhớt ở nhiệt độ thấp và cao.

Dầu đơn cấp

Dầu đơn cấp được sử dụng trong phạm vi nhiệt độ tương đối nhỏ (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Dầu đơn cấp được sử dụng trong phạm vi nhiệt độ tương đối nhỏ

Dầu đơn cấp được sử dụng trong phạm vi nhiệt độ tương đối nhỏ. Chúng thường được thiết kế cho các loại xe cũ. Loại dầu này được chia thành hai loại tuỳ theo mùa bạn sử dụng xe.

Để sử dụng vào mùa đông, hãy chọn loại dầu có chữ “W”. Đó là các loại dầu động cơ SAE 0W, 5W, 10W, 15W, 20W và 25W. Cấp độ nhớt của chúng thấp có nghĩa là chúng là chất bôi trơn đặc biệt lỏng. Mỗi loại được xác định bởi độ nhớt ở nó ở nhiệt độ nhất định (từ -10 độ C đến -35 độ C tuỳ thuộc vào loại). Khi nguội, chất bôi trơn càng lỏng thì bơm dầu càng cần ít côn khi khởi động.

Để lái xe trong mùa hè và chăm sóc động cơ của mình, tốt nhất bạn nên lựa chọn loại dầu động cơ có cấp độ nhớt cao không được đánh dấu “W”, nghĩa là SAE 8, 12, 16, 20, 30, 40, 50 hoặc 60 loại dầu động cơ.

Dầu đa cấp

Dầu đa cấp được sử dụng phổ biến (Ảnh: Honda Ô tô Mỹ Đình)
Dầu đa cấp được sử dụng phổ biến

Dầu đa cấp là loại dầu phổ biến hiện nay vì chúng toàn toàn phù hợp với các mẫu xe hiện đại. Chúng còn có ưu điểm là có thể sử dụng được trong mọi mùa, bất kể nhiệt độ bên ngoài như thế nào. Dầu đa cấp ít bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhiệt độ hơn dầu đơn cấp. Đó là lý do tại sao thùng đựng dầu đa cấp có số ở hai bên chữ “W”.

Giá trị trước chữ “W” biểu thị cấp độ nhớt mùa đông. Nói cách khác, khả năng khởi động của động cơ ngay cả khi ở nhiệt độ thấp. Con số càng nhỏ thì động cơ càng dễ khởi động nguội. Để khởi động nhanh, bạn nên chọn loại dầu lỏng.

Giá trị sau chữ “W” biểu thị cấp độ nhớt của dầu động cơ ở nhiệt độ cao. Loại cao cấp có nghĩa là sự bảo bảo vệ và bịt kín được tối ưu hoá cho động cơ cũng như các bộ phận của động cơ vì lớp dầu dày được hình thành ở những khu vực quan trọng của động cơ (khu vực nóng). Tuy nhiên, loại kém cao cấp hơn sẽ có hiệu quả hơn trong việc ma sát giữa các bộ phận nóng và cho phép tiết kiệm nhiên liệu.

Câu hỏi thường gặp về cấp độ nhớt

Chất lượng nhớt được đánh giá qua chỉ số SAE đúng không?

Không thể đánh giá chất lượng của nhớt thông qua thông số SAE được. Bởi vì chỉ số SAE chỉ thể hiện độ nhớt của chai nhớt đó, Khi so sánh chất lượng nhớt theo chỉ số SAE thì chỉ có thể nói laoij nào có độ đặc cao, ổn định theo nhiệt độ thì càng tốt mà thôi. Có thể nói, giá trị sau chữ “W” càng nhỏ thì nhớt càng loãng. Nhớt càng loãng thì càng giúp động cơ bôi trơn tốt hơn, giảm tiêu hao nhiên liệu. Bên cạnh đó là rủi ro khi ở nhiệt độ cao nhớt trở nên quá loãng và mất dần độ nhớt khi vận hành liên tục.

Độ nhớt có quyết định chất lượng dầu nhớt hay không?

Dầu nhớt trong quá trình sử dụng sẽ chịu sự ảnh hưởng rất lớn từ nhiệt độ. Đối với các dòng xe đời mới sở hữu động cơ công suất lớn, thiết kế kín và làm mát bằng không khí, lượng nhiệt sinh ra trong quá trình vận hành cũng tăng lên theo tỷ lệ thuận. Chính vì thế, dầu nhớt cần có độ nhớt phù hợp với dòng xe và điều kiện sử dụng.

Độ nhớt và chỉ số nhớt có điểm gì khác nhau?

Chỉ số nhớt xe ô tô (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Chỉ số nhớt xe ô tô

Độ nhớt đề cập đến lực ma sát bên trong chống lại dòng chảy của chất lỏng. Nói cách khác, độ nhớt đo độ dày của chất lỏng. Mặt khác, chỉ số độ nhớt là thước đo mức độ thay đổi độ nhớt theo nhiệt độ. Nói chung, khi nhiệt độ tăng thì độ nhớt giảm và ngược lại. Khi sự thay đổi độ nhớt do chênh lệch nhiệt độ này nhỏ thì được cho là có chỉ số độ nhớt cao. Chỉ số độ nhớt càng cao thì dầu càng có khả năng khởi động tốt hơn ở nhiệt độ thấp và duy trì màng dầu tốt ở nhiệt độ cao. Vì vậy, chỉ số nhớt được coi là một trong những tiêu chí chính quyết định chất lượng chất lượng dầu động cơ.

Phân loại tính năng của dầu nhớt động cơ

Có nhiều tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn riêng của các nhà sản xuất động cơ để phân loại tính năng làm việc của dầu nhớt động cơ. Trong đó, phân loại API của Viện dầu khí Mỹ là phân loại phổ biến nhất.

Các tiêu chuẩn phân loại đều dựa trên các thử nghiệm lý hóa tính của dầu nhớt, các thử nghiệm động cơ trên băng thử và cũng có thể bao gồm các thử nghiệm thực tế trên đường.

Phân loại tính năng của dầu nhớt động cơ
Phân loại tính năng của dầu nhớt động cơ

Phân loại API

  • Dầu nhớt động cơ xăng: API đã loại bỏ các phương pháp thử nghiệm các cấp dầu này, tuy nhiên một số cấp dầu nói trên vẫn còn được sử dụng ở nhiều thị trường.
  • Dầu nhớt động cơ Diesel: API đã loại bỏ các phương pháp thử nghiệm các cấp dầu này, tuy nhiên một số cấp dầu nói trên vẫn còn được sử dụng ở nhiều thị trường.

Phân loại ACEA

Phân loại ACEA được đưa ra từ năm 1996 để thay thế cho hệ thống phân loại cũ CCMC. Hệ thống phân loại ACEA được thay đổi nhiều lần. ACEA 2008 được ban hành và áp dụng kể từ tháng 12/2010.

  • Dầu nhớt dùng cho động cơ xăng và diesel hạng nhẹ: A1/B1, A3/B3, A3/B4, A5/B5 trong đó Ax là cấp dầu nhớt dùng cho động cơ xăng, Bx là cấp dầu nhớt dùng cho động cơ diesel hạng nhẹ.
  • Dầu nhớt dùng cho động cơ xăng và diesel hạng nhẹ có trang bị bộ xử lý khí thải: C1, C2, C3, C4.
  • Dầu nhớt dùng cho động cơ diesel hạng nặng: E4, E6, E7, E9.

Cấp ACEA thích hợp cho động cơ được các nhà sản xuất ô tô khuyến cáo. Các cấp dầu Cx được đặc biệt pha chế để kéo dài tuổi thọ sử dụng của các thiết bị xử lý khí thải như DPF (Diesel Particulate Filter) và TWC (Three Way Catalyst). Các loại dầu này có thể có it tro sun-phát (Sulphated Ash, SA), ít lưu huỳnh (Sun-phua, S) và ít Phốt-pho (P), gọi là dầu ít SASP.

Như vậy, Honda Ô tô Mỹ Đình đã cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng nhất về cấp độ nhớt. Mong rằng dựa vào cấp độ nhớt bạn sẽ hiểu quy luật về độ nhớt và lựa chọn cho xe của mình loại dầu nhớt phù hợp. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0375 83 79 79 hoặc tới showroom tại 02 Lê Đức Thọ, Cầu Giấy, Hà Nội để được tư vấn và giải đáp chi tiết nhé!


5/5 - (1 bình chọn)

CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT

LIÊN HỆ VỚI HONDA Ô TÔ MỸ ĐÌNH






    0375837979
    Messenger Honda Mỹ Đình
    Zalo Honda Mỹ Đình