Cảm biến va chạm là một trong những trang bị an toàn được trang bị phổ biến trên các mẫu xe ô tô hiện đại. Thiết bị này được lắp đặt nhằm hỗ trợ việc lùi xe, đỗ xe, quay đầu xe dễ dàng và hiệu quả. Cảm biến được gắn cả ở phía trước và phía sau giúp cảnh báo những vật cản theo tín hiệu âm thanh ở trong khoảng cách nhận biết của cảm biến, tránh được những trầy xước, va chạm không đáng có. Cùng Honda Ô tô Mỹ Đình tìm hiểu chi tiết về tính năng này nhé!
Cảm biến va chạm ô tô là gì?
Cảm biến va chạm ô tô là công nghệ an toàn giúp xe phát hiện các chướng ngại vật xung quanh, giảm thiểu nguy cơ xảy ra tai nạn. Khi lái xe, tài xế thường mất tập trung hoặc thiếu quan sát, gặp vật cản che mất tầm nhìn, dễ dẫn đến các va chạm. Ngày nay, công nghệ phát triển, các thiết bị hiện đại ra đời sẽ giải quyết bài toán này, hỗ trợ cảnh báo nguy hiểm cho người lái để kịp thời xử lý.
Bộ cảm biến va chạm trên ô tô thường được đặt ở phía trước đầu xe hoặc đuôi xe, quan sát xung quanh xe nhằm phát hiện kịp thời những nguy cơ xảy ra va chạm và phát ra cảnh báo. Hiện nay, ngoài những dòng xe sang, loại cảm biến này cũng được các hãng trang bị trên các mẫu xe phổ thông. Honda cũng đã trang bị chức năng này trên các mẫu xe của mình, có thể kể đến như Honda CR-V (L, L AWD và e:HEV RS),…
Tính năng nổi bật của Cảm biến va chạm ô tô
Tính năng nổi bật của cảm biến va chạm ô tô giúp phát hiện vật cản trên đường nằm trong những điểm mù, đưa ra cảnh báo bằng âm thanh hoặc hình ảnh để người lái có thể xử lý tình huống kịp thời, giảm thiểu nguy cơ xảy ra va chạm, đảm bảo an toàn cho lái xe và người đi đường.
Ban đầu cảm biến cảnh báo nhận biết môi trường xung quanh qua sóng hồng ngoại. Ngày nay, sóng hồng ngoại được thay thế bằng sóng radio cho phép phát hiện các chướng ngại vật ở phạm vi lớn hơn, cho người lái nhiều thời gian hơn để xử lý tình huống.
Bên cạnh các cảm biến va chạm trước (lắp ở đầu xe) và cảm biến va chạm sau (lắp ở đuôi xe), các dòng xe sang còn được trang bị cảm biến phát hiện va chạm xung quanh thân xe, tăng khả năng kiểm soát toàn diện và chủ động cho người lái, giảm thiểu va chạm và thiệt hại cho chủ xe.
Các cảm biến va chạm có khả năng phát hiện vật cản khi di chuyển và cung cấp phản hồi nhanh nhạy theo thời gian thực, ngay lập tức chuyển đổi thành tín hiệu cảnh báo tới người lái.
Nhìn chung, tính năng của cảm biến được tóm tắt như sau:
- Khắc phục tối đa các điểm mù và góc chết mà bạn không thấy được khi ngồi ô tô.
- Hạn chế tối đa những vụ va chạm không đáng có.
- Nhận biết được nguy hiểm sớm để báo hiệu cho người lái đề phòng hay né tránh, giảm va chạm, tai nạn khi lưu thông tại những đoạn đường xấu.
Cấu tạo của Cảm biến va chạm ô tô
Cảm ứng va chạm trên xe ô tô thường được tích hợp từ 2-4 hoặc 6-8 cảm biến siêu âm và còi báo động bên trong xe, nên tùy thuộc vào từng dòng xe mà người lái có thể chọn lựa.
Bạn có thể phủ lên cảm biến va chạm ô tô một lớp sơn mà không hạn chế khả năng hoạt động của nó, giúp đảm bảo tính thẩm mỹ cho chiếc xe.
Bên cạnh đó, thiết bị này cũng được cài đặt trong xe nhằm xác định khoảng cách của xe đến các chướng ngại vật. Người lái có thể tự động cảnh báo để ngăn ngừa va chạm.
Nguyên lý hoạt động của Cảm biến va chạm ô tô
Khi xe di chuyển, các cảm biến va chạm sẽ liên tục phát sóng siêu âm hoặc sóng điện tử để giúp lái xe nhận biết các chướng ngại vật xung quanh chiếc xe của mình. Dữ liệu nhận được từ cảm biến va chạm sẽ được gửi tới hệ thống xử lý để đo khoảng cách giữa các phương tiện đang đi với chướng ngại vật đang chuyển động hay đứng yên.
Toàn bộ quá trình hoạt động của thiết bị này chỉ được thực hiện trong 1/1000 giây theo thời gian thực. Sau đó nó sẽ nhanh chóng đưa ra cảnh báo về những nguy cơ có thể xảy ra va chạm, giúp người lái chủ động xử lý tình huống ngay lập tức.
Khi phát hiện có chướng ngại vật, các cảnh báo bằng hình ảnh, âm thanh sẽ đưa ra cảnh báo cho lái xe, sau đó hiển thị số và vạch chia màu, xác định khoảng cách giữa chiếc xe của mình và vật cản cũng như vị trí của chướng ngại vật ở bên phải hay ở bên trái của xe.
Thông thường, khoảng cách giữa xe và vật cản càng gần thì âm thanh cảnh báo sẽ càng to, càng nhanh hơn. Người lái có thể căn cứ vào âm thanh này cũng các vạch màu cảnh báo để xác định khoảng cách, từ đó có hướng xử lý hiệu quả.
Cảm biến va chạm ô tô cũng được áp dụng để kích hoạt hệ thống túi khí. Khi xảy ra va chạm mạnh, các bộ phận trong xe sẽ biến dạng. Lúc này hệ thống cảm biến nhận tín hiệu và truyền thông tin đến bộ xử lý trung tâm, bơm đầy khí vào trong túi khí và bung ra, toàn bộ quá trình diễn ra trong 0,04 giây. Vì vậy, các cảm biến này đều được lập trình để ghi nhận những thông tin một cách chính xác tuyệt đối.
Ưu nhược điểm của Cảm biến va chạm ô tô
Một số ưu điểm và hạn chế của Cảm biến va chạm ô tô có thể kể đến như sau:
Ưu điểm
- Giúp người lái quan sát toàn cảnh xung quanh ngay cả ở những vị trí khó thấy được như điểm mù hoặc góc chết.
- Giúp giảm thiểu các tình huống va chạm hoặc tai nạn đáng tiếc thông qua thiết bị nhằm giúp người lái nhận biết và phát hiện sớm các chướng ngại vật, sau đó phát ra tín hiệu cảnh báo bằng âm thanh đến người lái.
- Để đảm bảo tính thẩm mỹ cho xe, bạn có thể phủ lên chiếc cảm biến này 1 lớp sơn mà không gây ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của nó.
Nhược điểm
- Bộ cảm biến va chạm ô tô là thiết bị cảnh báo bằng âm thanh nên người lái xe chỉ biết có vật cản ở phía sau mà không biết cụ thể nó là vật cản gì.
- Nếu gặp các ổ gà, ổ voi thì thiết bị khó cảnh báo được.
- Một số chủ xe không quen với âm thanh của thiết bị nên có thể cảm thấy khó chịu một chút.
Có nên lắp Cảm biến va chạm ô tô không?
Khi lái xe ô tô, vấn đề an toàn luôn phải được đặt lên hàng đầu. Phần lớn các cuộc tai nạn đến từ tình trạng tiến, lùi, quay xe trên đường. Vì vậy việc lắp đặt cảm biến cảnh báo này sẽ hạn chế sự cố, tài xế an tâm hơn khi di chuyển.
Đầu tiên phải kể đến sự tinh tường của cảm biến. Nó có thể phát hiện nhanh nhạy những vật cản trên đường như tường, hàng rào, cột đèn, trẻ em,… Khi đó, nó sẽ phát báo động cho tài xế. Ở một số vi phạm lớn, tưởng chừng không thể phát hiện ở khoảng cách xa thì cảm biến hoàn thành rất tốt. Nó có thể cảnh báo chướng ngại vật ở phạm vi lớn.
Qua những tiện ích mà cảm biến va chạm mang lại, có thể thấy đây là một trang bị mà các chủ xe nên lắp để đáp ứng nhu cầu của mình, bảo vệ an toàn cho bản thân, hành khách và cả những người tham gia giao thông khác.
Hướng dẫn lắp đặt Cảm biến trước ô tô
Việc lắp đặt Cảm biến ô tô được thực hiện theo các bước sau đây:
- Bước 1: Xác định vị trí trung tâm ở đằng trước xe ô tô.
- Bước 2: Từ vị trí 2 mắt, đo sang hai bên 45cm để đánh dấu và khoan vị trí khoan của cảm biến.
- Bước 3: Đánh dấu chắc các vị trí khoan.
- Bước 4: Quan sát vị trí mà bạn đã đánh dấu xem bạn đã thực sự ưng ý hay chưa.
- Bước 5: Gắn cảm biến vào vị trí mà bạn đã khoan.
- Bước 6: Cài đặt và đấu nối.
Bảng giá Cảm biến va chạm ô tô trên thị trường
Dưới đây là bảng giá tham khảo của Cảm biến va chạm trên thị trường:
TÊN SẢN PHẨM | GIÁ BÁN |
Cảm biến va chạm tiến lùi 8 mắt (thường) | ~ 2.500.000 đồng |
Cảm biến va chạm phía trước (tiến) 4 mắt thường | ~ 1.700.000 đồng |
Cảm biến va chạm phía sau (lùi) 4 mắt thường | ~ 1.200.000 đồng |
Như vậy, Honda Ô tô Mỹ Đình đã cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết nhất về Cảm biến va chạm trên xe ô tô. Đây là một trang bị cần thiết và quan trọng trên xe ô tô giúp cảnh báo người dùng khi có vật cản, giảm thiểu nguy cơ xảy ra tai nạn. Hy vọng qua những chia sẻ này giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên lý hoạt động cũng như cách lắp đặt đúng cách và an toàn. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0375 83 79 79 hoặc tới showroom tại 02 Lê Đức Thọ, Cầu Giấy, Hà Nội để được giải đáp và tư vấn chi tiết nhé!
- Website: https://hondaotomydinh.vn/
- Fanpage: Honda Ô tô Hà Nội – Mỹ Đình
- Youtube: Honda Ô tô Hà Nội – Mỹ Đình
- Hotline: 0375 83 79 79
Với 2 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực ô tô, tôi tự tin mang đến cho khách hàng những thông tin chính xác và đầy đủ, là nguồn tham khảo đáng tin cậy giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm các thông tin hữu ích.
CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Honda CR-V L 2025: Hình ảnh, TSKT, Giá lăn bánh 11/2024
Nội dung bài viếtCảm biến va chạm ô tô là gì?Tính năng nổi bật của [...]
Th11
Honda CR-V G 2025: Hình ảnh, TSKT, Giá lăn bánh 11/2024
Nội dung bài viếtCảm biến va chạm ô tô là gì?Tính năng nổi bật của [...]
Th11
“Feel the Performance” tháng 10: Bạn đã bỏ lỡ điều gì?
Nội dung bài viếtCảm biến va chạm ô tô là gì?Tính năng nổi bật của [...]
Th11
Honda CR-V L AWD 2025: Hình ảnh, TSKT, Ưu đãi 11/2024
Nội dung bài viếtCảm biến va chạm ô tô là gì?Tính năng nổi bật của [...]
Th11
Sự kiện trải nghiệm lái thử xe tháng 11 – Ngập tràn quà tặng lớn 🎁
Nội dung bài viếtCảm biến va chạm ô tô là gì?Tính năng nổi bật của [...]
Th11
Honda Civic RS 2025: Giá Bán, Thông Số Kỹ Thuật Và Ưu Đãi Lớn
Nội dung bài viếtCảm biến va chạm ô tô là gì?Tính năng nổi bật của [...]
Th11
Honda Civic e:HEV RS 2025: Đánh giá chi tiết thông số kỹ thuật và giá lăn bánh
Nội dung bài viếtCảm biến va chạm ô tô là gì?Tính năng nổi bật của [...]
Th11
Honda Civic G 2025 – Cập Nhật Thông Số Kỹ Thuật và Giá Lăn Bánh
Nội dung bài viếtCảm biến va chạm ô tô là gì?Tính năng nổi bật của [...]
Th11
LIÊN HỆ VỚI HONDA Ô TÔ MỸ ĐÌNH