Bôi trơn cưỡng bức: Cấu tạo, nguyên lý và ưu nhược điểm 

Để các bộ phận của động cơ hoạt động liên kết với nhau tốt nhất thì cần hệ thống bôi trơn. Trong đó bôi trơn cưỡng bức là cách thức được sử dụng nhiều nhất bởi các hãng xe. Nội dung bài viết dưới đây Honda Mỹ Đình sẽ giúp các bạn tìm hiểu chi tiết hệ thống này. 

Vì sao có tên gọi hệ thống bôi trơn cưỡng bức?

Đây là một câu hỏi nhiều người quan tâm, tuy nhiên hệ thống này rất dễ hiểu. Đơn giản cưỡng bức bởi vì dầu không thể tự bôi trơn lên các bề mặt ma sát được. Vì thế cần có một hệ thống làm nhiệm vụ bơm dầu từ các te đi đến các bộ phận khác. 

Hệ thống bôi trơn cưỡng bức là một cách của hệ thống bôi trơn (Ảnh: Sưu tầm internet)
Hệ thống bôi trơn cưỡng bức là một cách của hệ thống bôi trơn (Ảnh: Sưu tầm internet)

Hệ thống bôi trơn cưỡng bức là một cách của hệ thống bôi trơn làm nhiệm vụ dẫn dầu đến các bộ phận đến các chi tiết và động cơ. Sau đó dầu sẽ làm mát, giảm ma sát và lọc sạch những tạp chất trong dầu giúp đảm bảo tính năng lý hóa của các chi tiết máy móc.

Dù là động cơ chạy bằng dầu nào cũng cần phải trang bị hệ thống bôi trơn, và gần như hầu hết ô tô sử dụng bôi trơn cưỡng bức. Một hệ thống sở hữu nhiều ưu điểm để khi vận hành sẽ trơn tru một cách tối ưu nhất.

Cấu tạo hệ thống bôi trơn cưỡng bức trên ô tô

Một hệ thống bôi trơn nói chung và bôi trơn cưỡng bức nói riêng muốn làm tốt chức năng đưa dầu đến các bộ phận cần có các mảnh ghép cơ bản. Dưới đây là những bộ phận chính của hệ thống này: 

  • Cạcte dầu: Có nhiệm vụ chứa dầu bôi trơn để cung cấp cho hệ thống làm việc. Ở cate cũng là nơi dầu sẽ lắng đọng mạt kim loại và các loại bụi bẩn lại. 
  • Hệ thống lưới lọc đóng vai trò lọc cho dầu của hệ thống được làm sạch. 
  • Bơm dầu là bộ phận chính đóng vai trò hút dầu bôi trơn từ cacte lên các bề mặt ma sát. 
  • Van an toàn của bơm dầu đóng vai trò lưu chuyển dầu. 
  • Bầu lọc có nhiệm vụ lọc dầu (có khả năng tinh lọc cao)
  • Van khống chế để điều chỉnh lượng dầu qua két
  • Két làm mát dầu: Có nhiệm vụ làm mát dầu nếu ở nhiệt độ quá cao. 
  • Đồng hồ báo áp suất dầu với vai trò ghi nhận và gửi thông tin đến nơi cần. 
  • Đường ống dầu.
Cấu tạo của hệ thống bôi trơn cưỡng bức (Ảnh: Sưu tầm internet)
Cấu tạo của hệ thống bôi trơn cưỡng bức (Ảnh: Sưu tầm internet)

Nguyên lý làm việc hệ thống bôi trơn cưỡng bức trên ô tô 

Khi động cơ bắt đầu hoạt động thì dầu từ các te đi qua phao lọc thông qua bơm hút. Dầu sẽ được đi qua ống dẫn dẫn sau đó đến bầu lọc thô rồi đến ống dẫn dầu chính. Tiếp đó, dầu đi đến các nhánh để thực hiện việc bôi trơn cho trục đòn mở, cổ trục cam, bạc đầu to thanh truyền và một số cổ trục khác,…

Bên cạnh đó dầu cũng được đi từ cổ biên đến lỗ dẫn theo rãnh dọc ở thân thanh truyền đi bôi trơn chốt piston. Đến được đây dầu sẽ theo lỗ phun đi ra để bôi trơn cam, xi lanh, con đội…

Sau khi bôi trơn tất cả chi tiết có liên quan bên trong động cơ dầu sẽ được lọc để đảm bảo sạch cặn rồi chảy về các te. Cứ thế, quy trình tuần hoàn để đảm bảo động cơ hoạt động liên tục, đều đặn. 

Sơ đồ dầu di chuyển trong bôi trơn cưỡng bức 

Dựa trên cấu tạo cũng như nguyên lý làm việc ở trên thì ta có sơ đồ hệ thống bôi trơn cưỡng bức cụ thể như ở dưới. Các bạn có thể theo dõi hình ảnh để biết hệ thống bôi trơn cưỡng bức vận hành, cách dầu chảy và đi đến các bộ phận. 

Sơ đồ hệ thống bôi trơn cưỡng bức (Ảnh: Sưu tầm internet)
Sơ đồ hệ thống bôi trơn cưỡng bức (Ảnh: Sưu tầm internet)

Ưu – nhược điểm hệ thống bôi trơn cưỡng bức

Khi nhắc đến ưu nhược điểm của hệ thống bôi trơn cưỡng bức, các bạn theo dõi sơ đồ và nguyên lý làm việc của dầu chảy có thể dễ dàng nhận thấy. Dưới đây chúng tôi chia tổng hợp lại các ưu điểm của hệ thống này giúp các bạn hiểu cụ thể về hệ thống này. 

Ưu điểm 

  • Điều chỉnh dầu tối ưu: Nhắc đến hệ thống nay, ưu điểm đầu tiên dễ thấy đó là sự điều chỉnh tối ưu của lượng dầu, có hiệu quả bôi trơn tốt hơn. Từ đó có thể làm sạch được bề mặt ma sát giúp động cơ hoạt động bền bỉ. 
  • Sử dụng cho mọi loại động cơ: Vì là hệ thống cưỡng bức nên dầu sẽ được đi đến tất cả mọi vị trí. Điều đó giúp cho động cơ dù có cấu tạo chữ V hay I hay W thì đều có thể được bôi trơn toàn bộ các linh kiện bên trong. Đây là hệ thống bôi trơn duy nhất có thể làm tốt nhiệm vụ và phù hợp với mọi loại động cơ. Đặc biệt là có dầu đặt ở thùng khác như động cơ đặt ngang có piston đối nhau hoặc đặt ngược.
  • Hoạt động tuần hoàn, áp suất ổn định: Hệ thống này sẽ có chức năng đưa dầu tới các bề mặt nên dầu bôi trơn sẽ hoạt động một cách tuần hoàn với áp suất ổn định 0, 1 – 0,04MN/m2. Điều này giúp cho động cơ hoạt động êm ái, bền bỉ hơn. 
Ưu và nhược điểm của hệ thống bôi trương cưỡng bức dễ thấy qua cách vận hành (Ảnh: Sưu tầm internet)
Ưu và nhược điểm của hệ thống bôi trương cưỡng bức dễ thấy qua cách vận hành (Ảnh: Sưu tầm internet)

Nhược điểm 

Noi tới ưu điểm thì chắc chắn phải nhắc đến nhược điểm của hệ thống bôi trơn cưỡng bức. 

  • Cấu tạo phức tạp: Rõ ràng hệ thống bôi trơn này có cấu tạo phức tạp hơn hẳn so với hệ thống bôi trơn khác như vung té. Vì thế nếu có hỏng hóc thì sẽ mất nhiều chi phí để kiểm tra và sửa chữa hơn. 

Kết luận 

Bôi trơn cưỡng bức là một hệ thống được sử dụng rất phổ biến hiện nay cho hệ thống làm mát động cơ. Honda Mỹ Đình hy vọng với bài viết trên đây sẽ giúp các bạn hiểu thêm về cách hệ thống dầu bôi trơn hoạt động trong động cơ. Nếu muốn tìm hiểu thêm thông tin về xế cưng của bạn, hãy truy cập trang web của chúng tôi nhé! 

Đánh giá post

LIÊN HỆ VỚI HONDA Ô TÔ MỸ ĐÌNH






    0375837979
    Messenger Honda Mỹ Đình
    Zalo Honda Mỹ Đình