Bầu lọc dầu ô tô: Chức năng & nguyên lý hoạt động

Bầu lọc dầu là một bộ phận quan trọng trong hệ thống bôi trơn cho động cơ. Sua một thời gian hoạt động, dầu thải ra cặn hoặc bị dám dính bụi bẩn làm ảnh hưởng đến hoạt động của động cơ. Lúc này, bầu lọc dầu sẽ phát huy tác dụng của mình trong việc làm sạch các tạp chất lẫn trong dầu để đảm bảo động cơ làm việc luôn ổn định. Cùng Honda Ô tô Mỹ Đình tìm hiểu về bộ phận này nhé!

Công dụng của bầu lọc dầu

Bầu lọc dầu trong hệ thống bôi trơn trên xe ô tô có nhiệm vụ chính là lọc sạch các tạp chất cơ học (mặt kim loại, muội than và đất cát, bụi bẩn…) lần trong dầu nhờn trước khi đưa vào bôi trơn các bề mặt làm việc có ma sát của chi tiết và hạn chế các công tác sửa chữa. 

Bầu lọc dầu giúp lọc sạch các tạp chất trong dầu nhờn (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Bầu lọc dầu giúp lọc sạch các tạp chất trong dầu nhờn (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các loại bầu lọc dầu

Xét theo nguyên lý hoạt động, bầu lọc dầu ô tô được chia thành 2 loại bầu lọc thô và bầu lọc tinh. Mỗi loại bầu lọc lại có cấu tạo và chức năng riêng biệt. Cùng tìm hiểu chi tiết nhé!

Bầu lọc thô

Bầu lọc thô có công dụng lọc sạch các tạp chất cơ học có kích thước lớn và lắng đọng keo bẩn lần trong dầu. Bầu lọc thô được đặt ở giữa bơm dầu và đường dầu chính. 

Bộ lọc thô kiểu thấm

Cấu tạo

Bộ lọc hay lõi lọc của bầu lọc thô bao gồm: Những tấm kim loại mỏng có hình dáng, kích thước khác nhau, đó là phiến lọc có lỗ thủng, đặt xen kẽ các tấm cách hình sao và được ép chặt với nhau bằng hai tấm đệm trên và dưới. Lõi lọc này được lắp trên trục và được cố định bằng đai ốc. Tấm đệm dưới kín, còn tấm đệm trên có lỗ dẫn dầu. Để lõi lọc có thể quay được cùng với trục, mặt tiếp xúc giữa tấm đệm trên với vỏ được gia công rất nhẵn.

Cấu tạo của bộ lọc kiểu thấm gồm những tấm kim loại mỏng có hình dáng khác nhau (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Cấu tạo của bộ lọc kiểu thấm gồm những tấm kim loại mỏng có hình dáng khác nhau (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trụng bầu lọc tiếp xúc chặt với vỏ nhờ vòng đệm cao su và đai ốc. Đầu trên của trục có lắp tay quay. Để có thể làm sạch chất bẩn bám vào xung quanh lõi lọc, dùng tấm gạt lắp trên thanh gạt cố định với vỏ. Các tấm gạt được đặt xen kẽ giữa các tấm lọc như tấm cách hình sao nhưng có chiều dày hơn (0,06 – 0,07 mm) để không bị ép vào lõi lọc. Muốn làm sạch lõi lọc, tức gạt các chất bẩn bám vào lõi lọc chỉ cần xoay lõi lọc hay trục bằng quay tay. 

Trong vỏ bầu lọc, xung quanh lõi lọc thường có 3 thanh đỡ được lắp cố định với vỏ và có tác dụng giữ cho lõi lọc ở vị trí ổn định khi làm việc. 

Cốc lắng cặn được lắp cố định với vỏ bằng bu lông. ở đáy cốc lắng cặn có lắp bu lông hoặc nút ren để xả chất bẩn và nước có lẫn trong dầu đã được lắng đọng trong quá trình hoạt động của động cơ. 

Nguyên lý làm việc

Khi động cơ làm việc, bơm dầu cung cấp dầu vào bầu lọc thô, dầu chứa đầy ở cốc lắng cặn qua khe hở của lõi lọc, các chất bẩn có ích thước lớn hơn chiều dày của đua hình sao được giữa lại và dầu sạch sẽ theo lỗ định hình trong lõi lọc lên phía trên rồi vào rãnh dầu ở vỏ tới ống dẫn dầu chính của hệ thống bôi trơn.

Trong trường hợp bầu lọc thô bị tắc, van an toàn mở và dầu từ ống dẫn dầu vào qua van rồi đến ngay ống dẫn đầu ra không qua bầu lọc thô, đảm bảo cho động cơ luôn có dầu bôi trơn trong suốt quá trình làm việc. 

2.1.2. Bầu lọc thô kiểu ly tâm

Cấu tạo

Bầu lọc thô kiểu ly tâm còn gọi là bầu lọc ly tâm toàn phần. bầu lọc này được đặt nối tiếp trên đường dầu chính. Toàn bộ lượng dầu do bơm cung cấp đều đi qua bầu lọc. Một phần đầu khoảng 10-15% qua các lỗ phun ở roto rồi chảy về các te. Phần còn lại teo đường dẫn dầu chính đi bôi trơn. 

Cấu tạo của bầu lọc ty tâm gồm vỏ bầu bình, đường dẫn dầu, thân, vỏ của roto,... (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Cấu tạo của bầu lọc ty tâm gồm vỏ bầu bình, đường dẫn dầu, thân, vỏ của roto,… (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cấu tạo của bầu lọc ly tâm toàn phần bao gồm vỏ bầu lọc, trên có lắp trục và cũng là đường dẫn dầu, thân hay và vỏ của roto lắp tự do hay lồng không trên trục. Roto gồm có nắp và thân vặn chặt với nhau bằng ren. Roto được lắp trên vòng bi đỡ, ở thân roto có 2 lỗ phun dầu hướng phun ngược chiều nhau. Vít điều chỉnh trên nắp dầu lọc có tác dụng hạn chế roto dịch chuyển lên phía trên hay dọc trục. 

Nguyên lý làm việc

Khi động cơ làm việc, bơm dầu cung cấp dầu vào bầu lọc qua lỗ hướng kính nạp đầu vào khoảng không gian trong roto rồi phun ra khỏi lỗ phun với tốc độ rất lớn theo hướng ngược chiều nhau, làm phát sinh phản lực, tạo thành ngẫu lực hay momen làm cho roto quay tròn với tốc độ lớn (5.000-7.000 vg/ph). Những tạp chất cơ học có tỷ trọng lớn hơn dầu, do tác dụng của lực ly tâm sẽ bị văng ra ngoài bám vào vách roto rồi lắng đọng xuống dưới và được thảo rửa định kỳ. Dầu sạch theo đường ống dẫn trung tâm của bầu lọc và đến đường dầu chính đi bôi trơn cho các chi tiết. Dầu sau khi được phun qua các lỗ phun của roto sẽ về với các te. 

Bầu lọc tinh

Bầu lọc tinh có công dụng lọc sạch các tạp chất cơ học nhỏ hơn 0,001 mm lẫn trong dầu bôi trơn. Ở một số loại động cơ có dùng bầu lọc hỗn hợp, tức là bầu lọc thô là bầu lọc tinh được đặt chung trong 1 vỏ. Nên tuỳ theo phương pháp tách tạp chất hay chất bẩn ra khỏi dầu bôi trơn, bầu lọc tinh được chia làm 2 loại là bầu lọc tinh có lõi (bầu lọc thấm) và bầu lọc tinh không có lõi (bầu lọc ly tâm). 

Bầu lọc tinh kiểu thấm

Bầu lọc tinh có lõi loch do sức cản lớn nên chỉ có khoảng 10-15% lượng dầu đi qua rồi trở về các te, trong trường hợp này, bầu lọc tinh được đặt song song với đường dầu chính. 

Cấu tạo

Lõi lọc của bầu lọc tinh gồm có những tấm định hình bằng giấy bìa và bằng kim loại lắp xen kẽ với nhau nhờ nắp trên, nắp dưới và ba móc kéo. Trên nắp trên có cốc lọc trong có đặt vòng đệm. Tấm định hình bằng kim loại có 6 lỗ (không tính lỗ giữa) trên phần ngăn sách với các lô có các rãnh với chiều dài từ lỗ giữa đến gần vành ngoài.

Lõi lọc của bầu lọc tinh bao gồm những tấm định hình bằng giấy (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Lõi lọc của bầu lọc tinh bao gồm những tấm định hình bằng giấy (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nguyên lý làm việc

Khi động cơ hoạt động, đầu vào bầu lọc thấm qua tấm bìa giấy và rãnh ở các tấm kim loại rồi chảy vào lỗ ở giữa theo ống dẫn dầu đi ra. 

Bầu lọc tinh kiểu ly tâm

Cấu tạo

Bầu lọc tinh ly kiểu ly tâm còn được gọi là bầu ly tâm bán phần có cấu tạo tương tự như bầu lọc thô ly tâm nhưng không có đường dầu đi bôi trơn và không có van an toàn. Dầu đi bôi trơn cho các chi tiết qua bầu lọc riêng. 

Bầu lọc ly tâm có cấu tạo gần giống bầu lọc thô ly tâm (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Bầu lọc ly tâm có cấu tạo gần giống bầu lọc thô ly tâm (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nguyên lý hoạt động

Cặn bẩn và mạt sắt có tỷ trọng lớn hơn dầu nên chịu lực ly tâm lớn hơn và văng ra xa. Dầu ở gần roto là sạch nhất do có tỷ trọng bé nhất và được dẫn theo đường ống dẫn và đi bôi trơn các chi tiết. Nếu các lỗ phun xoay bị tắc, áp suất dầu lớn sẽ thắng lực nén của lò xo an toàn và dầu đi tắt qua để bôi trơn các chi tiết. 

Dấu hiệu, nguyên nhân và phương pháp kiểm tra/sửa chữa bộ phận lọc dầu hư hỏng

Một số dấu hiệu hư hỏng 

Phát hiện bầu lọc dầu bị hư hỏng (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Phát hiện bầu lọc dầu bị hư hỏng (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Một số dấu hiệu hư hỏng bầu lọc dầu thường gặp trên xe ô tô như sau: 

  • Phao lọc dầu thường bị hư hỏng như lưới lọc bị tắc hoặc bầu phao bị thủng, hỏng các đầu nối bằng ren do va chạm và tháo lắp nhiều lần. 
  • Lõi lọc (bộ lọc) của loại bầu lọc thâm bị rách, mục nát, bẩn tắc.
  • Van an toàn bị mòn hỏng, gãy lò xo do chịu áp lực lớn.
  • Bầu lọc ly tâm mòn ổ bi đỡ của roto. 

Nguyên nhân

Bộ phận lọc dầu trên xe ô tô có thể bị hỏng hoặc bị hư tổn vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:

  • Tuổi thọ và thời gian sử dụng: Lọc dầu có tuổi thọ hạn chế và vần thường xuyên thay thế sau một khoảng thời gian cố định hoặc số km đã đi được. Việc sử dụng xe trong điều kiện khắc nghiệt hoặc không thay thế lọc đúng lịch trình có thể làm cho lọc dầu hỏng.
  • Bụi bẩn và bã nhờn: Bụi bẩn, cặn bã nhườn và các hạt tạp chất có thể bị nắm giữ bởi lọc dầu sau một thời gian dài sử dụng. Điều này làm tắc nghẽn lọc dầu và làm giảm khả năng làm sạch dầu động cơ. 
  • Sự rò rỉ hoặc hỏng: Rò rỉ nước hoặc dầu từ các bộ phận khác trong hệ thống động cơ có thể làm cho lọc dầu bị tổn thương hoặc làm tắc nghẽn. 
  • Áp suất dầu cao: Áp suất dầu quá cao có thể gây ra vỡ lọc dầu hoặc gây ra các vết nứt trên bề mặt của nó.
  • Sử dụng lọc dầu kém chất lượng: Sử dụng lọc dầu không đạt tiêu chuẩn chất lượng có thể làm giảm khả năng làm sạch dầu và bảo vệ động cơ. 

Phương pháp kiểm tra/sửa chữa

Sửa chữa bầu lọc dầu khi phát hiện hỏng hóc (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Sửa chữa bầu lọc dầu khi phát hiện hỏng hóc (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Để có thể kiểm tra, bạn cần quan sát để xác định chỗ nứt vỡ, chờn hỏng ren, van an toàn và hư hỏng lõi lọc. Bên cạnh đó, phải kiểm tra xem phao lọc dầu có bị nứt không bằng cách dùng tay lắc, lắng nghe xem bên trong còn dầu không. 

Nếu lọc dầu bị hỏng, bạn cần sửa chữa các bộ phận như:

  • Vỏ và trục bị nứt cần phải hàn đắp gia công nguội.
  • Các đầu nối bằng ren bị chờn cần hàn đắp sau đó gia công lại ren.
  • van an toàn, lò xo bị gãy cần thay mới đúng chủng loại. 
  • Lõi lọc bị rách, bẩn: Nếu lõi lọc bằng giấy, len, dạ cần phải thay khi xuất hiện hư hỏng. Còn nếu lõi lọc bằng các tấm kim loại mỏng thì có thể súc rửa để sử dụng. 
  • Bầu lọc ly tâm bị mòn ổ bi đỡ roto phải thay mới.
  • Các lỗ phun ở roto bị tắc cần thông sạch bằng khí nén.
  • Phớt chắn dầu bị hỏng phải thay mới. 
  • Nếu phao lọc dầu bị bẹp hoặc bị nứt cần tháo ra để hàn lại. 

Quy trình tháo lắp/sửa chữa và bảo dưỡng bầu lọc dầu

Bảo dưỡng phao lọc

Phao lọc dầu bị tắc hoặc bàu phao bị thủng cần phải thay mới (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Phao lọc dầu bị tắc hoặc bàu phao bị thủng cần phải thay mới (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Phao lọc dầu bị tắc hoặc bầu phao bị thủng bị chìm xuống đều gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc bôi trơn, bởi vì sau khi bị tắc, nguồn dầu gián đoạn làm cho các cổ trục cam, cổ biển và cổ trục khuỷu… bị cháy, cho nên cần phải bảo dưỡng phao lọc dầu. Phương pháp tháo, rửa phao lọc dầu như sau:

Bước 1: Rút chốt chẽ ở ống dầu ra, lấy phao dầu xuống. Tháo nắp, lấy lưới lọc ra, dùng không khí nén để rửa sạch.

Bước 2: Kiểm tra bầu phao xem có khe nứt không, dùng tay lắc, nghe bên trong xem có dầu không, nếu bầu phao bị bẹp quá nhiều hoặc trong phao có dầu thì phải tháo ra để hàn lại.

Bước 3: Sau khi sửa xong toàn bộ, lắp lưới lọc và nắp phao vào, chân kẹp nắp phao phải chắc chắn để tránh bị bung ra khi rung động, vị trí miệng nắp không được lắp sai.

Bước 4: Lắp phao vào trong ống dẫn (vị trí của giá hạn chế không được lắp sai) rồi lắp chốt chẻ vào.

5.2. Bảo dưỡng bầu lọc thô

Thay bầu lọc thô định kỳ (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Thay bầu lọc thô định kỳ (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các bước thực hiện bảo dưỡng/thay thế bầu lọc dầu cụ thể như sau:

Bước 1: Lau sạch cặn bẩn ở bên ngoài.

Bước 2: Vặn nút xả dầu trong bầu lọc ra.

Bước 3: Tháo sạch cặn bẩn trong cốc lắng.

Bước 4: Tháo cốc lắng, bích đỡ và đệm lót.

Bước 5: Tháo đai ốc đỡ lõi lọc để lấy tấm đệm và tấm bích định vị lõi lọc, sau đó lấy các phiến lọc, tấm cách và các tấm gạt xuống.

Bước 6: Vặn đai ốc phớt dầu ra, dùng búa mềm để đánh trục ruột lõi lọc cùng phớt dầu ra.

Bước 7: Tháo nút van thông sang bên cạnh của bầu lọc,lấy đệm lót, lò xo và van bi ra.

Bước 8: Dùng dầu hoả rửa sạch các chi tiết, nếu chưa tháo rời lõi lọc thì nhúng cả vào trong dầu hoả, dùng bàn chải lông cứng để chải, đồng thời quay liên tục tay quay của bầu lọc thô để làm sạch các tạp chất dính ở trên tấm lọc (không cho phép dùng dao cạo hoặc bàn chải bằng kim loại khác để chải).

Bước 9: Thông các đường dẫn trong thân bầu lọc và lỗ van, sau đó dùng khí nén thổi sạch.

Bảo dưỡng bầu lọc tinh

Bảo dưỡng bầu lọc tinh thường xuyên giúp xe vận hành ổn định (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Bảo dưỡng bầu lọc tinh thường xuyên giúp xe vận hành ổn định (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Quy trình bảo dưỡng/thay thế bầu lọc tinh diễn ra như sau: 

Bước 1: Làm sạch cặn dầu ở bên ngoài

Bước 2: Vặn nút xả dầu ra, tháo dầu bẩn ở bên trong

Bước 3: Tháo bu lông cố định bầu lọc, lấy nắp bầu lọc, đệm lót, lò xo lấy cụm lõi lọc, vòng đệm chắn dầu ngoài và ruột lọc ra. 

Bước 4: Sau khi dùng dầu hoả rửa sạch các chi tiết, dùng vải lau khô và dùng khí nén để thổi sạch các lỗ nhỏ ở phía trên lõi lọc. 

Bước 5: Lõi lọc cũ đã thảo ra thì nên thay, trong trường hợp không có lõi lọc mới thì phải tháo rời ra rửa sạch, phơi khô rồi mới lắp lại. 

Tháo vòng khoá bằng dây thép ở trên cụm lõi lọc xuống, ép một lực nhẹ lên lõi lọc để tách trục đỡ lõi lọc ra, lấy các nắp trên và dưới để tách rời từng tấm lọc, sau đó dùng dầu hoả để rửa sạch, để khô rồi mới lắp trở lại.

Lưu ý: Lắp bầu lọc tinh được thực hiện theo thứ tự ngược lại với khi tháo. Các tấm đệm lót nếu bị hư hỏng thì phải thay, vị trí của ống ngăn lõi lọc và lò xo không được lắp sai. Sau khi lắp xong dùng vải để lau sạch bên ngoài bầu lọc.

Một số lưu ý khi tháo lắp/sửa chữa bầu lọc dầu

Chú ý kiểm tra/bảo dưỡng bầu lọc dầu định kỳ theo khuyến nghị của hãng (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Chú ý kiểm tra/bảo dưỡng bầu lọc dầu định kỳ theo khuyến nghị của hãng (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khi bạn tháo lắp hoặc bảo dưỡng bầu lọc dầu trên xe ô tô, bạn cần chú ý tuân theo các lưu ý sau đây để đảm bảo an toàn và hiệu quả:

  • Đảm bảo xe ở trạng thái an toàn: Xác định xe ở trạng thái an toàn bằng cách đặt xe trên bề mặt phẳng, thắt chặt phanh đỗ và tắt động cơ. 
  • Đọc kỹ sách hướng dẫn của nhà sản xuất: Trước khi bắt đầu công việc, hãy đọc kỹ sách hướng dẫn sử dụng và bảo dưỡng của nhà sản xuất để biết sách tháo, lắp bầu lọc dầu cụ thể cho xe của bạn. 
  • Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu đầy đủ: Đảm bảo bạn đã chuẩn bị đủ dụng cụ và vật liệu cần thiết, bao gồm bầu lọc dầu mới, ống thoát dầu, nắp lọc dầu, ốc vít, cờ lọc dầu. Điều này đảm bảo rằng công việc của bạn không bị gián đoạn vì đi lấy thêm dụng cụ. 
  • Đặt chảo dưới bầu lọc dầu: Trước khi tháo lọc dầu, đặt một chảo lớn dưới nó để bắt đầu và lưu giữ dầu cũ khi bạn tháo nó ra. Điều này giúp tránh làm bẩn môi trường xung quanh.
  • Tháo ốc và bầu lọc dầu cũ: Sử dụng cụ thích hợp để tháo ốc và bầu lọc dầu cũ. Lưu ý hướng của ống thoát dầu để không làm đổ dầu ra môi trường. 
  • Kiểm tra trạng thái của bầu lọc dầu cũ: Kiểm tra xem bầu lọc dầu cũ có bất kỳ vết nứt hoặc tổn thương mài không. Đảm bảo rằng không có mảnh vỡ hoặc chất lượng không tốt trước khi thay thế. 
  • Lắp đặt: Việc lắp đặt bầu lọc dầu và nắp bộ lọc dầu phải đảm bảo tuân thủ đúng hướng dẫn và thắt chặt đúng cách để tránh rò rỉ. 
  • Bơm dầu mới: Bơm dầu mới và hệ thống theo đúng dung lượng và loại dầu được đề xuất bởi nhà sản xuất. Đảm bảo bạn đã kiểm tra kỹ mức dầu sau khi bơm và điều chỉnh nếu cần thiết. 
  • Bảo dưỡng định kỳ: Bầu lọc dầu cần được thay thế định kỳ theo lịch bảo dưỡng của nhà sản xuất để đảm bảo hệ thống lọc dầu hoạt động tốt.

Như vậy, thông qua những thông tin về bầu lọc dầu xe ô tô do Honda Ô tô Mỹ Đình chia sẻ, hy vọng qua đây bạn đã hiểu thêm về tầm quan trọng của bộ phận này đồng thời cần chú ý bảo dưỡng nó theo đúng hướng dẫn của hãng để giúp xe luôn vận hành ổn định, đảm bảo an toàn. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 037 583 7979 hoặc tới showroom tại 02 Lê Đức Thọ, Cầu Giấy, Hà Nội để được tư vấn chi tiết nhé!


5/5 - (1 bình chọn)

CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT

LIÊN HỆ VỚI HONDA Ô TÔ MỸ ĐÌNH






    0375837979
    Messenger Honda Mỹ Đình
    Zalo Honda Mỹ Đình