Bánh đà ô tô là gì? Tất tần tật những điều cần biết về bánh đà ô tô

Bánh đà giúp trục khuỷu luôn trong trạng thái quay đều, để tích trữ năng lượng cho các hoạt động của động cơ hoạt động ổn định và êm ái. Thêm nữa, bánh đà còn cung cấp động năng cho hệ thống truyền động. Khi bánh đà bị hư hỏng sẽ làm gián đoạn các hoạt động của rất nhiều chi tiết khác trong động cơ. Cùng Honda Ô tô Mỹ Đình tìm hiểu thông tin chi tiết về bộ phận quan trọng này nhé!

Bánh đà ô tô là gì?

Bánh đà ô tô là một bộ phận có cấu trúc gần giống với đĩa tròn nặng kết nối trực tiếp với trục đầu ra của động cơ. Bánh đà giúp động cơ hoạt động trơn tru, mượt mà nhờ vào năng lượng quay được tích trữ. Ngoài ra, bánh đà ô tô còn cung cấp động năng cho hệ thống truyền động, trong trường hợp ô tô hoặc thiết bị máy cơ khí bị mất đà và chạy chậm. 

Bánh đà của động cơ có tốc độ thấp thường được chế tạo bằng chất liệu gang xám hoặc hợp kim nhôm, đối với các động cơ có tốc độ cao sẽ dùng chất liệu ít thép, nhiều carbon. Bộ phận này thường có quán tính, vì thế có thể loại bỏ hoặc giảm thiểu sự dao động tốc độ của hệ thống truyền lực.

Bánh đà ô tô tích trữ năng lượng qua hoạt động quay (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Bánh đà ô tô tích trữ năng lượng qua hoạt động quay (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nguyên lý hoạt động của bánh đà được phát hiện và ghi chép trong thời kỳ đồ đá mới (1038-1975). Nó bắt nguồn từ hiệu ứng bánh đà làm việc với bánh xe nước máy. Bánh đà như một thiết bị cơ khí nói chung để cân bằng tốc độ quay. Trong cách mạng công nghiệp, James Watts đóng góp vào sự phát triển của bánh đà trong động cơ hơi nước. Và James Pickard đã sử dụng một bánh đà kết hợp với một quây để chuyển đổi qua lại thành chuyển động quay.

Cấu tạo của bánh đà ô tô

Cấu tạo của bánh đà tập trung chủ yếu ở vành ngoài (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Cấu tạo của bánh đà tập trung chủ yếu ở vành ngoài (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bánh đà có hình tròn với khối lượng tập trung chủ yếu ở vành ngoài. Cấu tạo của bánh đà bao gồm các bộ phận cơ bản như vành đĩa ngoài, lò xo 2 pha, bánh răng hành tinh, vòng bi trơn để cân bằng trọng lực, đĩa phát trợ và vỏ bánh đà. Cụ thể:

  • Vành đĩa ngoài: Vành là phần đĩa tròn phía bên ngoài bánh đà. Bộ phận này được thiết kế nặng hơn so với thân bên trong giúp quá trình truyền động diễn ra thuận lợi. Vàng cũng là bộ phận kết nối với hệ thống điện để khởi động động cơ và cung cấp năng lượng cho máy phát điện. 
  • Lò xo: Bánh đàn có lò xo 2 pha được uốn song song và nâng cao khi xe chạy nhờ sự điều chỉnh bởi vòng cung bên ngoài, trong đó lò xo ở ngoài được dùng để cải thiện dải tần số cộng hưởng không an toàn.
  • Bánh hành tinh: Bánh hành tinh trong bánh đà gồm nhiều bánh răng được gắn vào giá đỡ bánh đà. Qua đó, bánh hành tinh tạo ra chuyển động hỗn hợp khi giá đỡ bánh đà được truyền động nhờ trục vít và quay. 
  • Vòng bi trơn: Vòng bi trơn là bộ phận hướng trục và hướng tâm có nhiệm vụ cân bằng trọng lượng, sự mất cân bằng hoặc lực hướng tâm ký sinh do bộ phận máy phát hoặc động cơ tạo ra. 
  • Đĩa hỗ trợ: Đĩa được đặt bên trong bánh đà hỗ trợ các lò xo hai pha và chi tiết khác. 
  • Vỏ bánh đà: Dùng để bảo vệ các bộ phận bên trong khỏi bụi bẩn (làm bằng Cr). 

Nguyên lý hoạt động của bánh đà ô tô

Bánh đà lưu trữ một lượng năng lượng ở dạng động năng (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Bánh đà lưu trữ một lượng năng lượng ở dạng động năng (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bánh đà ô tô là một bánh xe có trọng lượng khá nặng vì thế nó cần nhiều lực để có thể giúp trục của nó quay. Khi bánh xe chuyển động ở vận tốc lớn hơn, nó sẽ tiếp tục chuyển động. Trừ khi người điều khiển tác dụng lực để nó dừng hẳn. Khi bánh đà quay, nó sẽ lưu trữ một lượng năng lượng ở dạng động năng mà sau này năng lượng này sẽ được sử dụng để có thể cung cấp năng lượng cho xe hoặc máy móc khi khởi động hoặc tăng tốc. 

Bánh đà ô tô có thể lưu trữ năng lượng lớn khi nó được quay với tốc độ cao hoặc được trang bị momen có quán tính cao. Đồng thời với việc là nó sẽ cồng kềnh hơn. Giải pháp tối ưu ở đây là bạn nên cho bánh đà quay ở tốc độ nhanh hơn. Điều này sẽ tốt hơn là việc tăng khối lượng của bánh đà lên. 

Một bánh xe có thể tạo ra năng lượng gấp 2 lần so với bánh xe có trọng lượng nhẹ hơn một nửa nhưng với điều kiện là cả hai sẽ được quay với tốc độ giống nhau. Mặt khác, bánh xe nhẹ có thể quay nhanh gấp đôi, từ đó mà nó sẽ giúp tích trữ năng lượng gấp 4 lần. 

Ưu, nhược điểm của bánh đà xe ô tô

Ưu điểm

Bánh đà ô tô có một số ưu điểm nổi bật như:

  • Giảm các chi phí tổng thể
  • Khả năng lưu trữ năng lượng cao
  • Công suất phát điện cao
  • An toàn, đáng tin cậy, tiết kiệm năng lượng và bền bỉ
  • Không phụ thuộc vào nhiệt độ hoạt động
  • Bảo trì thấp và rẻ
  • Mật độ năng lượng cao

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm, bánh đà ô tô cũng tồn tại những hạn chế như sau: 

  • Chiếm không gian nhiều do cấu trúc có kích thước khá lớn
  • Giá thành sản xuất lớn
  • Hạn chế trong vật liệu sản xuất

Những dấu hiệu cảnh báo bánh đà ô tô đang gặp vấn đề

Khi bánh đà bị hỏng có thể ảnh hưởng đến khả năng di chuyển của xe, vì thể người dùng có thể nhận biết được sự cố bằng những dấu hiệu bất thường trong quá trình vận hành như: 

Xe có mùi khét

Xe xuất hiện mùi khét khi bánh đà bị ma sát quá mức (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Xe xuất hiện mùi khét khi bánh đà bị ma sát quá mức (Ảnh: Sưu tầm Internet)

e có mùi khét cho thấy bánh đà bị ma sát quá mức. Bề mặt của bánh đà sẽ bị chai và nứt do nhiệt độ cao và không thể bám vào đĩa ma sát. Thông thường, nếu bánh đà bị hỏng, các đĩa ma sát cũng có khả năng bị mòn nhanh và cần được thay thế. 

Xe tăng tốc chậm

Bánh đà bị hỏng khiến xe tăng tốc chậm (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Bánh đà bị hỏng khiến xe tăng tốc chậm (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Sau một khoảng thời gian sử dụng, bánh đà cùng với bộ ly hợp sẽ bị mòn dẫn đến giảm ma sát. Bề mặt bánh đà có thể có vết chai, vết nứt, không còn ma sát tốt với đĩa ma sát. Vì vậy, công suất động cơ không được truyền tối ưu đến các bánh xe mà bị mất đi khi truyền qua ly hợp. 

Đồng thời, nếu phốt làm kín lắp ở cuối trục khuỷu bị hỏng, dầu có thể bị rò rỉ và bám vào bề mặt bánh đà, gây trượt đĩa ma sát. Điều này có thể làm xe tăng tốc chậm hơn và gây cảm giác yếu xe khi di chuyển. 

Bàn đạp ly hợp bị rung

Khi bạn nhấn ly hợp và cảm thấy bàn đạp rung, nó có thể làm hỏng bánh đà của xe. Điều này có thể do lò xo cân bằng mâm ép bị hỏng hoặc bề mặt bánh đà mòn không đều. 

Nguyên nhân và cách khắc phục khi bánh đà ô tô bị hỏng

Hiệu suất làm việc của động cơ sẽ bị ảnh hưởng nếu bánh đà bị hư hỏng. Một số nguyên nhân chủ yếu khiến bánh đà ô tô bị hỏng như sau:

Bánh đà bị cong vênh, đảo ngược

Bánh đà bị cong vênh cần sửa chữa (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Bánh đà bị cong vênh cần sửa chữa (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nguyên nhân chủ yếu khiến bánh đà ô tô bị cong vênh hay đảo ngược là do gặp vấn đề giữa sự ma sát với đĩa của bộ ly hợp. 

Nếu gặp trường hợp này, bạn nên kiểm tra lại bánh đà bằng cách lắp vào mặt bích của trục khuỷu và đặt trục khuỷu lên trên 2 mũi chống tâm. Sau đó, dùng đồng hồ để kiểm tra mức độ vênh của bánh đà và tiến hành làm láng lại bề mặt (nếu độ cong vênh >0.1mm). 

Bánh đà bị bào mòn hoặc gãy

Bánh đà bị mòn do va đập với bánh răng (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Bánh đà bị mòn do va đập với bánh răng (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bánh đà sẽ bị bào mòn dần hoặc gãy nếu bị va đập với bánh răng khởi động. 

Khi gặp trường hợp này bạn nên quan sát để cá định các chỗ hỏng, sau đó tiến hành hàn đắp và lắp lại răng cho kín, nếu chỉ hỏng 1 phía thì có thể tháo bánh đà ra và quay ngược lại rồi tiếp tục sử dụng. Nếu bánh đà bị hư hỏng nặng, người dùng nên thay mới để đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành. 

Một số lưu ý khi sử dụng bánh đà ô tô

Kiểm tra bánh đà định kỳ (Ảnh: Honda Ô tô Mỹ Đình)
Kiểm tra bánh đà định kỳ (Ảnh: Honda Ô tô Mỹ Đình)

Khi sử dụng bánh đà trên xe ô tô, có một số lưu ý quan trọng bạn nên tuân theo để đảm bảo an toàn và duy trì hiệu suất của bánh đà. Một số lưu ý như sau: 

  • Kiểm tra áp suất lốp định kỳ: Đảm bảo rằng áp lực lốp ở mức được quy định bởi nhà sản xuất. Lốp quá căng hoặc quá mềm đều có thể ảnh hưởng đến hiệu suất và an toàn lái xe. 
  • Kiểm tra và thay thế lốp cũ, bị rách: Lốp cần được kiểm tra định kỳ để xác định xem chúng có vết nứt, rách hoặc sự tổn thương nào không. Nếu lốp bị hỏng, hãy thay thế chúng ngay lập tức. 
  • Kiểm tra và bảo dưỡng bánh đà: Đảm bảo rằng bánh đà không bị nứt hoặc tổn thương. Bạn cũng nên kiểm tra các đai định vị bánh đà và cố định chặt chẽ. 
  • Tuân thủ hướng dẫn quay bánh đà: Nếu bạn phải tháo bánh đà để thay lốp hoặc thực hiện bất kỳ công việc bảo dưỡng nào cũng cần tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất và sử dụng dụng cụ chuyên dụng nếu cần. 
  • Hạn chế va đập và lực tác động: Tránh va chạm với các vật cản và đường gập ghềnh mạnh. Hạn chế lực tác động lên bánh đa để tránh làm móp hoặc hãy chúng. 
  • Kiểm tra vị trí bánh đà định vị: Đảm bảo rằng bánh đà được gắn vào đúng vị trí và được cố định chặt chẽ. Nếu không có thể gây ra lệch hướng và ảnh hưởng đến hiệu suất lái xe. 
  • Bảo trì định kỳ: Bạn nên tuân theo lịch bảo dưỡng của nhà sản xuất để kiểm tra và bảo trì bánh đà cũng như hệ thống treo và lốp. Bảo trì định kỳ giúp đảm bảo an toàn và hiệu suất của xe. 
  • Sử dụng lốp và bánh đà cùng kích thước: Khi thay lốp, đảm bảo rằng lốp mới có kích thước tương tự với lốp cũ. Sử dụng lốp và bánh đà cùng kích thước giúp duy trì hiệu suất của xe. 

Câu hỏi thường gặp về bánh đà ô tô

Tại sao bánh đà được làm bằng vật liệu gang?

Gang là hợp kim của sắt, cacbon và một số nguyên tố khác như Mn, Si, P. S. Cr. Ni. Mo,… Vì thế gang có nhiệt độ nóng chảy cao, dễ để lấp đầy luôn và khó bị biến dạng khi gặp phản ứng nhiệt. 

Vì sao bánh đà lại có răng?

Vành răng trong bánh đà có tác dụng truyền momen xoắn từ động cơ khởi động đến trục khuỷu. Ngoài ra, vành răng còn được gắn vào bánh đà để có thể khớp với bánh răng của động cơ khởi động, từ đó sinh ra lực giúp bánh đà quay với tốc độ nhanh hơn. 

Bộ giảm tốc và bánh đà có giống nhau không?

Bộ giảm tốc và bánh đà có nguyên lý hoạt động hoàn toàn khác nhau. Bộ giảm tốc là bộ phận của hộp số có tác dụng điều chỉnh tốc độ trung bình của động cơ khi mức tải thay đổi, trong khi đó bánh đà sử dụng năng lượng dự trữ để cung cấp năng lượng cho hệ thống truyền động.

Như vậy, thông qua những thông tin mà Honda Ô tô Mỹ Đình cung cấp về bánh đà ô tô, hy vọng bạn có thể hiểu hơn về chức năng cũng như nguyên lý hoạt động của bánh đà để sử dụng hiệu quả và đảm bảo an toàn. Bên cạnh đó bạn cần chú ý bảo dưỡng thường xuyên để giữ cho xe luôn vận hành êm ái. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 037 853 7979 hay qua showroom tại 02 Lê Đức Thọ, Cầu Giấy, Hà Nội để được tư vấn và giải đáp chi tiết. 


Honda Ô tô Mỹ Đình – Tổng kho lớn nhất miền Bắc

Đánh giá post

LIÊN HỆ VỚI HONDA Ô TÔ MỸ ĐÌNH






    0375837979
    Messenger Honda Mỹ Đình
    Zalo Honda Mỹ Đình