Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và hướng dẫn cách sử dụng bàn đạp ly hợp ô tô đúng kỹ thuật và an toàn

Bàn đạp ly hợp giúp bạn điều khiển xe dừng lại theo ý muốn khi động cơ xe vẫn đang hoạt động. Việc điều khiển bàn đạp ly hợp đòi hỏi bạn phải có kỹ thuật và kinh nghiệm để đảm bảo đúng thao tác và an toàn. Vì thế, cùng Honda Ô tô Mỹ Đình tìm hiểu chi tiết về cấu tạo, nguyên lý hoạt động cũng như cách sử dụng bàn đạp ly hợp đúng nhé!

Bàn đạp ly hợp là gì?

Định nghĩa

Bàn đạp ly hợp (chân côn) là một phần rất quan trọng trên xe ô tô. Với việc đạp và nhả chân côn sẽ giúp cho bạn điều khiển chiếc xe của mình di chuyển hoặc đứng im dù cho động cơ vẫn đang hoạt động. Bời vì khi động cơ đang hoạt động, trục khuỷu và bánh đà của động cơ luôn quay.

Bàn đạp ly hợp giúp xe dừng lại dù động cơ vẫn hoạt động (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Bàn đạp ly hợp giúp xe dừng lại dù động cơ vẫn hoạt động (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trong một số trường hợp khi động cơ đang hoạt động mà xe không di chuyển như vào số N hay đạp chân côn, khi vào số N thì động cơ vẫn quay và đầu vào của hộp số cũng quay nhưng bánh xe không quay vì đầu vào của hộp số không ăn khớp với các bánh răng. Còn khi đạp chân côn thì chuyển động của động cơ không được chuyển đến cả đầu vào của hộp số. 

Vị trí của bàn đạp ly hợp

Bàn đạp ly hợp ở bên cạnh bàn đạp chân phanh (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Bàn đạp ly hợp ở bên cạnh bàn đạp chân phanh (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bàn đạp ly hợp được đặt ở trong buồng lái và ở bên ngoài cùng chân trái bên cạnh chân phanh. Thứ tự các bàn đạp của các dòng xe ô tô được bố trí như sau:

  • Đối với xe số sàn: Hộp số thường MT thức tự bàn đạp tính từ trái sang phải hướng theo vị trí ngồi của người lái xe lần lượt là: Bàn đạp chân côn → Bàn đạp chân phanh → Bàn đạp chân ga. 
  • Đối với xe số tự động: Hộp số tự động cấp AT thứ tự bàn đạp tính từ trái qua phải hướng theo vị trí ngồi của người lái lần lượt là: Bàn đạp chân phanh → Bàn đạp chân ga (Ở hộp số tự động cấp AT không có bàn đạp chân côn). 
  • Đối với xe số tự động: Hộp số tự động vô cấp CVT thứ tự bàn đạp tính từ trái sang phải hướng theo vị trí ngồi của người lái lần lượt là: Bàn đạp chân phanh → Bàn đạp chân ga (Ở hộp số tự động vô cấp CVT không có bàn đạp chân côn). 

Cấu tạo của côn xe ô tô 

Côn xe ô tô bao gồm 4 bộ phận chính là vòng bi cắt ly hợp, nắp ly hợp, xi lanh cắt ly hợp và đĩa ly hợp. 

Bàn đạp ly hợp có cấu tạo khá đơn giản và dễ sử dụng (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Bàn đạp ly hợp có cấu tạo khá đơn giản và dễ sử dụng (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khi người lái tiến hành đạp chân côn, thao tác này khiến 2 bánh đà tách nhau, lúc này chỉ có trục động cơ quay còn trục còn lại đứng yên. Tuy nhiên, khi bạn nhả côn khiến 2 bánh đà chạm nhau tạo ra ma sát làm cho trục kia quat từ đó tác động khiến bánh xe chuyển động. 

Nguyên lý hoạt động của côn xe ô tô

Dùng lực tác động lên bàn đạp ly hợp để dừng xe (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Dùng lực tác động lên bàn đạp ly hợp để dừng xe (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nguyên lý hoạt động của côn xe ô tô khá đơn giản, dùng lực để tác động lên các bộ phận của hộp số để bánh xe có thể dừng lại khi động cơ vẫn còn hoạt động. Người lái nhấn bàn đạp côn, khi đó sẽ tạo ra một lực lớn từ piston thuỷ lực hoặc một cần liên động mạnh lên cần bẩy. Lực này tiếp tục được truyền trực tiếp tới bộ phận bi T và nén lò xo đĩa trung tâm lại. Sau đó, đĩa ma sát được giải phóng, không còn phụ thuộc vào bánh đà hay đĩa ép ly hợp. Nhờ đó mà trục quay cơ cấp của hộp số không còn bị tác động bởi động cơ ô tô, bánh xe có thể dừng lại dù động cơ vẫn hoạt động. Bộ phận lò xo ở đĩa ma sát có vai trò hỗ trợ giảm chấn động, giúp hộp số và động cơ hoạt động nhẹ nhàng, êm ái hơn. 

Trong trường hợp tài xế không nhấn chân côn thì khi đó các bộ phận của lò xo sẽ thực hiện nhiệm vụ đẩy mâm bàn ép ly vào đĩa ma sát của động cơ, sau đó ép chặt chúng khiến bánh đà không thể cách ly khỏi trục sơ cấp của hộp số. Đồng nghĩa với việc khi động cơ hoạt động thì bánh xe vẫn tiếp tục di chuyển. 

Hướng dẫn sử dụng bàn đạp ly hợp xe ô tô đúng kỹ thuật

Để có thể sử dụng bàn đạp ly hợp đúng cách và nhuần nhuyễn thì người lái phải luyện tập cách sử dụng chân côn xe ô tô thường xuyên. Có 2 kỹ thuật chính khi sử dụng chân côn mà người lái cần chú ý đó là kỹ thuật đạp chân côn và kỹ thuật nhả chân côn. Cụ thể:

Kỹ thuật đạp chân côn

Nhân chân ga để tăng vòng tua máy (Ảnh; Sưu tầm Internet)
Nhân chân ga để tăng vòng tua máy (Ảnh; Sưu tầm Internet)

Kỹ thuật đạp chân côn được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Người lái cần dùng chân đạp hết côn, sau đó trả xe về số 1.

Bước 2: Nhấn nhẹ lên chân ga để tăng vòng tua lên 1.500 vòng/phút. Chú ý khi đạp chân côn, người lái cần quan sát cẩn thận các khu vực xung quanh để tránh xảy ra các trường hợp đáng tiếc. 

Khi muốn giảm tốc độ hoặc dừng xe, người lái nhả chân ra khỏi bàn đạp ga và nhấn chân phanh xuống. Khi xe tốc độ của xe dần dần chậm lại, người lái phải đè hết côn và nhấn nhẹ chân phanh để xe dừng lại hoàn toàn. 

Chú ý: Nếu không thực hiện kỹ thuật đạp chân côn xe ô tô đúng cách, xe có thể bị rung lắc dữ dội và dẫn tới va chạm. Vì vậy, người lái cần phải luôn chắc chắn việc hạ hết phanh tay, chú ý thắt dây an toàn đầy đủ, điều chỉnh và đảm bảo vị trí ghế ngồi sao cho dễ tiếp cận tới chân côn nhất. 

Kỹ thuật nhả chân côn

Tiến hành nhả chân côn từ từ (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Tiến hành nhả chân côn từ từ (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khi thực hiện kỹ thuật nhả chân côn, người lái cần chú ý quan sát xung quanh xe để đảm bảo an toàn, tuyệt đối không nên nhả chân côn đột ngột. Các bước được thực hiện như sau:

Bước 1: Người lái cần nhả chân côn từ từ trong khoảng ⅔ hành trình để cho đĩa ma sát tiếp giaps với bánh đà.

Bước 2: Tiếp tục nhả thêm ⅓ hành trình chân côn còn lại để lực mô men xoắn có thể truyền động đến các bánh xe, giúp xe tiếp tục di chuyển ổn định về phía trước. 

Các thao tác nhả chân côn tương tự như kỹ thuật đạp chân côn, nếu thao tác nhả chân côn không thực hiện đúng sẽ khiến xe bị khựng lại hoặc đột ngột vọt lên phía trước. Thực hiện kỹ thuật nhả chân côn đúng cách giúp động cơ vận hành êm ái và không tạo ra tiếng gằn khó chịu, giúp xe lăn bánh ổn định hơn.

Những dấu hiệu nhận biết bộ ly hợp bị hư hỏng và cách giải quyết

Khi ly hợp gặp vấn đề, hệ thống truyền động và động cơ sẽ bị ảnh hưởng, đồng thời tiềm ẩn những nguy cơ gây tai nạn khi di chuyển. Quan sát một số dấu hiệu cảnh báo bộ ly hợp đang bị hư hỏng để kịp thời kiểm tra và sửa chữa:

Ly hợp bị trượt

Ly hợp bị trượt khi nhả bàn đạp ly hợp (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Ly hợp bị trượt khi nhả bàn đạp ly hợp (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ly hợp bị trượt là một hiện tượng thường xuyên gặp khi bạn nhả bàn đạp ly hợp và tiến hành đạp ga nhưng xe vẫn không di chuyển. Điều này xảy ra do đĩa ma sát, bánh đà, mâm ép bị mài mòn hoặc rò rỉ dầu động cơ. Để kiểm tra xem bộ ly hợp có bị trơn trượt hay không, bạn có thể thực hiện các thao tác sau: 

  • Khởi động xe và kéo phanh tay
  • Đạp ly hợp và kéo cần số tới vị trí số 2 hoặc 3
  • Thực hiện nhả từ từ bàn đạp ly hợp. Sau khi nhả, xe sẽ dừng hoạt động nếu ly hợp vẫn hoạt động tốt. Ngược lại, ly hợp bị trơn trượt sẽ dẫn đến việc xe vẫn hoạt động và không ngắt động cơ. 

Xe khó vào số lùi

Khi nhận thấy xe của bạn khó khăn trong việc vào số lùi hoặc số 3, điều này chứng tỏ ly hợp đã bị hư hỏng hoặc điều chỉnh sai ở dây cáp chuyển số, mâm ép bị mài mòn,… Để khắc phục bạn cần tiến hành kiểm tra và thiết lập lại để đảm bảo việc lùi số diễn ra thuận lợi. 

Xe không thể vào số

Khi xe của bạn không thể vào số tiến hoặc số lùi, nguyên nhân có thể là do xi lanh chính và xi lanh phụ điều khiển ly hợp đang gặp vấn đề. Lúc này bàn đạp ly hợp sẽ bị quá nặng/nhẹ và hay bị rung. Bên cạnh đó, hư hỏng mâm ép, đĩa ma sát, càng cua, bạc đạn,… cũng có thể khiến cho bộ ly hợp bị hư hỏng. Với những hư hỏng này, bạn cần đưa ra đến gara/showroom để kiểm tra và sửa chữa kịp thời. 

Bộ ly hợp phát ra tiếng ồn

Ngay sau khi động cơ ngắt, bạn thấy xe phát ra tiếng kêu lạ xuất phát từ bàn đạp ly hợp. Nguyên nhân có thể do cơ cấu điều khiển ly hợp thủy lực. Các tiếng động khó chịu phát ra cũng có thể do bạc đạn bánh đà hoặc bạc đạn pite của bộ ly hợp bị mòn và cọ sát với các chi tiết khác. 

Bên cạnh đó, tiếng kêu cũng có thể phát khi lúc nạm chuyển số. Hiện tượng này xảy ra là do đĩa ma sát bị kẹt khiến cho trục sơ cấp vẫn quay cùng tốc độ với động cơ quay cả khi người lái đạp ly hợp. Bánh răng bên trong hộp số có thể đã bị hư hại nghiệm trọng hơn nếu bạn cố gắng đạp ly hợp. Ngoài ra, bộ ly hợp phát ra tiếng kêu cũng có thể do các nguyên nhân khác như mâm ép quá yếu, thiếu dầu trong xi lanh chính…

Bàn đạp ly hợp bị rung

Bàn đạp ly hợp bị rung khi sử dụng (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Bàn đạp ly hợp bị rung khi sử dụng (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bàn đạp ly hợp bị rung có thể do một số nguyên nhân chủ yếu sau:

  • Đĩa ma sát mòn không đều
  • Đĩa ma sát dính dầu
  • Bánh đà và mâm ép bị mòn không đều
  • Bạc đạn trên bánh đà bị mòn hoặc hư hỏng

Chú ý: Trước khi hạ số để thực hiện kiểm tra/sửa chữa ly hợp, chủ phương tiện cần kiểm tra xem cao su chân máy và hộp số có bị hư hỏng hay không vì đây là các vị trí thường gây ra hiện tượng bàn đạp ly hợp bị rung. 

Một số lưu ý khi sử dụng chân côn xe ô tô

Chú ý luyện tập đạp chân côn và nhả côn thường xuyên (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Chú ý luyện tập đạp chân côn và nhả côn thường xuyên (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngoài việc cần phải luyện tập thành tạo cách đạp chân côn xe ô tô thì người lái cũng cần phải nắm một số lưu ý khi sử dụng chân côn dưới đâu:

  • Khi di chuyển xe ở số 1, người lái nên nhả côn xe một cách từ từ để tránh xe bị chế máy hoặc bị giật, nhưng nếu xe hoạt động từ số 2 trở lên thì có thể thực hiện nhả côn nhanh hơn vì lức này xe đã có quán tính. 
  • Không để gót chân chạm hẳn xuống sàn xe, hãy sử dụng mũi bàn chân trái đạp xuống sàn, 2 tay giữ vô lăng và mắt nhìn thẳng. 
  • Khi xe di chuyển trong điều kiện bình thường, bạn nên bỏ hẳn chân ra khỏi bàn đạp côn. Như vậy vừa có thể tránh những ảnh hưởng xấu đến một số bộ phận của bộ ly hợp, vừa đỡ gây mỏi chân cho người lái. 
  • Khi bạn phải dừng xe tạm thời, chẳng hạn như dừng đèn đỏ thì bạn nên về số và nhả côn. Không nên đạp hết côn và đề số xe đang dừng tạm thời. Việc này giúp bạn có thể nghỉ ngơi chân trái của mình và tránh sơ xuất bỏ chân côn dẫn đến xe chết máy. 
  • Hãy luyện tập cách nhả côn và đạp côn một cách thuần thục trước khi lái xe ô tô để có thể lái xe một cách an toàn nhất. 

Như vậy, thông qua những thông tin hữu ích về bàn đạp ly hợp do Honda Ô tô Mỹ Đình cung cấp, hy vọng bạn đã hiểu thêm về cấu tạo, nguyên lý hoạt động cũng như cách sử dụng bàn đạp ly hợp đúng và an toàn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 037 583 7979 hoặc tới showroom tại 02 Lê Đức Thọ, Cầu Giấy, Hà Nội để được tư vấn và giải đáp chi tiết nhé!


Honda Ô tô Mỹ Đình – Tổng kho lớn nhất miền Bắc

Đánh giá post

LIÊN HỆ VỚI HONDA Ô TÔ MỸ ĐÌNH






    0375837979
    Messenger Honda Mỹ Đình
    Zalo Honda Mỹ Đình