Lốc máy ô tô là gì? Vật liệu và nguyên nhân vỡ lốc máy 

Lốc máy ô tô là bộ phận có vai trò biến đổi nhiệt năng thành cơ năng, giúp xe vận hành. Do đó, đây là bộ phận cực kỳ quan trọng, được ví như “trái tim” của động cơ. Cùng Honda Mỹ Đình tìm hiểu chi tiết về bộ phận này trong bài viết dưới đây. 

Lốc máy ô tô là gì? 

Lốc máy ô tô là bộ phận quan trọng và được coi như “trái tim” của động cơ ô tô. Đây là bộ phận hoạt động để biến đổi năng lượng nhiên liệu thành công suất cơ học giúp xe vận hành. Bộ phận này hoạt động dựa trên nguyên lý đốt trong và nhiên liệu xăng hoặc dầu diesel sẽ được đốt cháy trong các xi-lanh để tạo ra sức mạnh.

Lốc máy ô tô là bộ phận hoạt động để biến đổi nhiên liệu thành động năng (Ảnh: Sưu tầm internet) 
Lốc máy ô tô là bộ phận hoạt động để biến đổi nhiên liệu thành động năng (Ảnh: Sưu tầm internet)

Vai trò của lốc máy trên ô tô

Vai trò của lốc máy trên ô tô đó là cung cấp động năng để xe di chuyển và thực hiện các chức năng khác của xe. Năng lượng từ nhiên liệu sẽ truyền điện từ động cơ đến hệ thống truyền động để đốt cháy nhiên liệu trong xi-lanh và giúp xe di chuyển. Ngoài vai trò biến đổi năng lượng, lốc máy còn có một số vai trò khác như: 

  • Tạo ra momen xoắn: Lốc máy tạo ra momen xoắn, là lực tác động để quay bánh xe giúp xe di chuyển.
  • Điều chỉnh hoạt động của van: Lốc máy điều khiển hoạt động của van khí mở hoặc xả để kiểm soát luồng không khí và khí thải trong xi-lanh.
  • Mang tới hệ thống làm mát: Bên trong lốc máy ô tô có hệ thống làm mát để giữ nhiệt độ hoạt động ổn định và ngăn ngừa quá nhiệt.
  • Tạo ra điện năng: Một số lốc máy trên ô tô còn tích hợp hệ thống phát điện giúp cho hệ thống điện trên xe hoạt động. 
Vai trò của lốc máy trên ô tô đó là cung cấp động năng để xe di chuyển (Ảnh: Sưu tầm internet) 
Vai trò của lốc máy trên ô tô đó là cung cấp động năng để xe di chuyển (Ảnh: Sưu tầm internet)

Lốc máy ô tô có thể được làm bằng gang đúc, hợp kim nhôm hoặc đuyra. Động cơ cỡ lớn có thể có lốc máy ô tô bằng thép tấm để hàn lại. Với vai trò quan trọng với xe như thế nên lốc máy trên ô tô cần được chế tạo tỉ mỉ, kỳ công, khi sử dụng cũng phải bảo dưỡng định kỳ

Kết cấu lốc máy ô tô

Trên thị trường hiện tại có rất nhiều loại lốc máy ô tô nên cấu tạo có đôi chút khác biệt. Dưới đây sẽ là một vài loại lốc máy chính mà anh em có thể tham khảo. 

  • Lốc máy ô tô kiểu thân xilanh: Loại này thân gọi là lốc máy ô tô kiểu thân xilanh cấu tạo riêng thanh ống lót rồi lắp vào thân thì lốc máy ô tô loại này mọi là vỏ thân. Tại cổng cơ có làm mát bằng nước, khoảng chừng khoảng trống bao quanh xilanh dùng để chứa nước gọi là áo nước. 
  • Loại thân xi lanh – hộp trục khuỷu: Loại này thân xylanh đúc liền với hộp trục khuỷu. Trong hộp trục khuỷu với ổ trục khuỷu là ổ trượt hoặc làm liền và ổ trục phải dùng ổ bi.
  • Thân máy rồi: Loại này thân xilanh làm rời với hộp trục khuỷu có cấu tạo gồm hộp trục khuỷu, thân xi lanh, nắp xi lanh, gu dông mấp máy, lã lắp trục cam, gugiông toàn bộ, đế máy. Loại này phổ biến nhất trên động cơ ô tô hiện nay. 
Kết cấu lốc máy được chia ra nhiều loại, về cơ bản vẫn có thân xi lanh và trục khuỷu (Ảnh: Sưu tầm internet) 
Kết cấu lốc máy được chia ra nhiều loại, về cơ bản vẫn có thân xi lanh và trục khuỷu (Ảnh: Sưu tầm internet)

Vỡ lốc máy ở ô tô có những dấu hiệu cơ bản nào?

Vỡ lốc máy ô tô là một thuật ngữ có thể bạn đã từng nghe nếu tìm hiểu về xe. Thế nhưng nhiều người lại không nghĩ đây là điều thường xuyên xảy ra nếu bạn gặp phải một vụ tai nạn xe hơi hoặc có tác động quá mạnh vào máy. Dưới đây là hiện tượng của việc lốc máy bị vỡ mà các chủ xe có thể tham khảo. 

Tiếng ồn lạ ở khoang máy 

Một trong những triệu chứng đáng chú ý nhất nếu xảy ra vỡ lốc máy đó là tiếng ồn lại trong khoang động cơ. Những âm thanh có thể kêu rít, tiếng nổ lớn hoặc tiếng kẹt. 

Những tiếng ồn này nghe rất rõ và khác biệt so với âm thanh thông thường của động cơ. Vì thế nếu có một tiếng ồn lạ nào trong khoang máy của bạn, hãy kiểm tra ngay trước khi bạn phải tốn hàng chục triệu chi phí để sửa lốc máy nhé. 

Xe có cảm giác rung lắc 

Khi lốc máy ô tô bị vỡ thì cũng gây ra sự rung lắc mạnh hoặc không ổn định cho xe. Nếu lốc máy không hoạt động đúng cách, xe có thể rung lắc rất mạnh và cảm nhận rõ qua vô lăng, ghế ngồi. Trường hợp lốc máy bị hỏng nặng, sự rung lắc có thể tỷ lệ thuận với tốc độ của xe. 

Xuất hiện tiếng ồn lạ hoặc vô lăng rung lắc có khả năng đã bị vỡ lốc máy (Ảnh: Sưu tầm internet) 
Xuất hiện tiếng ồn lạ hoặc vô lăng rung lắc có khả năng đã bị vỡ lốc máy (Ảnh: Sưu tầm internet)

Khó khởi động, xe tăng ga không tốt 

Khi lốc máy bị vỡ, thường xảy ra hiện tượng khởi động khó khăn và cảm nhận ga không như thông thường. Người lái cảm nhận xe trở nên yếu hơn khi tăng tốc và mất đi sự nhạy khi nhấn vào chân ga.

Đối với bất kỳ triệu chứng nào bạn gặp phía trên thì chúng đều cho thấy có thể lốc máy ô tô đã có vấn đề. Hãy kiểm tra và sửa chữa lốc máy ngay lập tức để tránh tình hình tồi tệ hơn nhé. Việc tham khảo ý kiến của chuyên gia sửa chữa ô tô  sẽ là cần thiết với bạn khi lốc máy của xe gặp vấn đề. 

Những nguyên nhân dẫn đến việc vỡ lốc máy ô tô 

Sau các hiện tượng vỡ lốc máy phía trên, các bạn muốn tìm hiểu nguyên nhân vì sao bộ phận này lại có thể vỡ? Dưới đây là một vài nguyên nhân chính các chủ xe nên tham khảo để biết và tránh. 

Vỡ lốc máy do thiếu dầu 

Một trong những nguyên nhân chính và thường xảy ra nhất là máy thiếu dầu. Dầu máy có vai trò quan trọng trong việc bôi trơn các bộ phận và giảm ma sát và nhiệt độ hoạt động.

Nếu lượng đầu máy không đủ hoặc không được thay đổi đúng kỳ hạn thì các bộ phận trong lốc máy sẽ không được bảo vệ. Hiện tượng mài mòn và  tăng ma sát và làm tăng nhiệt độ hoạt động trong lốc sẽ diễn ra. Quá trình này kéo dài làm suy yếu cấu trúc của lốc máy và dẫn đến vỡ hoặc hỏng hóc nghiêm trọng. 

Thiếu dầu bôi trơn cũng là nguyên nhân dẫn đến vỡ lốc máy ô tô (Ảnh: Sưu tầm internet) 
Thiếu dầu bôi trơn cũng là nguyên nhân dẫn đến vỡ lốc máy ô tô (Ảnh: Sưu tầm internet)

Hoạt động quá công suất 

Một nguyên nhân khác cũng có thể gây ra hiện tượng vỡ lốc máy ô tô là do quá nhiệt. Lốc máy hoạt động quá công suất gây ra quá nhiệt có thể là do hư hỏng hệ thống làm mát khiến nhiệt độ tăng lên quá cao. Nhiệt độ quá cao làm suy yếu các vật liệu và cấu trúc dẫn đến vỡ lốc máy. 

Vị trí lắp đặt sai 

Nguyên nhân phổ biến cuối cùng khiến lốc máy bị vỡ là do lắp đặt không chính xác hoặc lỗi kỹ thuật. Nếu lốc máy đặt sai cách hoặc không tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất sẽ khiến quá trình hoạt động sai, áp lực lớn trên các thành phần của lốc máy. 

Điều này sẽ dẫn tới mất cân bằng và tạo ra điểm yếu trong cấu trúc của lốc máy. Khi đó cũng có thể gây ra hiện tượng vỡ hoặc hỏng hóc lốc máy ô tô. 

Lắp đặt lốc máy sai vị trí cũng có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng (Ảnh: Sưu tầm internet) 
Lắp đặt lốc máy sai vị trí cũng có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng (Ảnh: Sưu tầm internet)

Giải pháp nếu lốc máy ô tô bị vỡ 

Nếu gặp phải trường hợp lốc máy bị vỡ thì các chủ xe sẽ xử lý vấn đề như thế nào? Không để các bạn phải đợi lâu, dưới đây chúng tôi sẽ giúp các bạn biết cách khắc phục vấn đề này nhanh nhất. 

Sửa chữa lốc máy

Nếu lốc máy bị vỡ thì vẫn có thể sửa chữa và đưa chúng trở lại hoạt động bình thường được. Nhưng quá trình kiểm tra, tháo rời và lắp ráp lại đòi hỏi thợ tay nghề rất cao. Vì thế bạn nên chọn các trung tâm sửa chữa uy tín hàng đầu để đảm bảo lốc máy có thể hoạt động trở lại tốt nhất. 

Sửa chữa và thay thế lốc máy nếu nó gặp vấn đề hỏng hóc (Ảnh: Sưu tầm internet) 
Sửa chữa và thay thế lốc máy nếu nó gặp vấn đề hỏng hóc (Ảnh: Sưu tầm internet)

Thay thế lốc máy mới 

Trong một số trường hợp, khi lốc máy đã vỡ mà không sửa chữa được bởi nó không khả thi. Lúc này giải pháp là thay thế lốc máy hoàn toàn bằng lốc máy mới. Quá trình thay thế lốc máy cũng cần phải được thao tác bởi những trung tâm hàng đầu mới mang lại sự yên tâm nhé. 

Nên bảo dưỡng định kỳ 

Để tránh nguy cơ lốc máy bị vỡ thì việc bảo dưỡng định kỳ là vô cùng quan trọng. Những hoạt động cơ bản đối với lốc máy mà bạn nên nắm được như: 

  • Thay dầu máy đúng kỳ hạn
  • Thường xuyên kiểm tra lọc dầu, thay dầu theo định kỳ 
  • Kiểm tra và thay thế hệ thống là mát và đảm bảo đủ chất làm mát
  • Kiểm tra áp suất dầu cũng như nhiệt độ của lốc máy khi hoạt động 
Bảo dưỡng lốc máy và các chi tiết định kỳ bắt buộc chủ xe phải thực hiện (Ảnh: Sưu tầm internet) 
Bảo dưỡng lốc máy và các chi tiết định kỳ bắt buộc chủ xe phải thực hiện (Ảnh: Sưu tầm internet)

Bằng cách bảo dưỡng định kỳ theo hướng dẫn của nhà sản xuất sẽ giảm nguy cơ vỡ lốc máy xuống rất thấp. Ngoài ra khi tuân thủ lịch trình bảo dưỡng định kỳ sẽ giúp chiếc xe vận hành êm ái và thoải mái hơn rất nhiều. 

Việc sửa chữa lốc máy, thay thế lốc máy và bảo dưỡng định kỳ là cần thiết. Nhưng bạn cũng nên để ý đến các hiện tượng khi vận hành xe để mang đi sửa chữa kịp thời mà không nên đợi đến ngày mới bảo dưỡng nhé. 

Kết luận 

Lốc máy ô tô là bộ phận có vai trò quan trọng trong khi vận hành xe. Các chủ xe nên quan tâm và tìm hiểu về bộ phận này cũng như chăm sóc và bảo dưỡng định kỳ nó. Honda Mỹ Đình hy vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã có thêm kiến thức để bảo vệ xế cưng của mình để vận hành an toàn trên mọi cung đường. 

Đánh giá post

LIÊN HỆ VỚI HONDA Ô TÔ MỸ ĐÌNH






    0375837979
    Messenger Honda Mỹ Đình
    Zalo Honda Mỹ Đình