Hướng dẫn tư thế ngồi lái xe ô tô chuẩn và 3 nguyên tắc bạn cần biết

Điều chỉnh tư thế ngồi lái xe ô tô đúng cách mang đến sự thoải mái trong suốt hành trình. Bạn cũng sẽ dễ dàng và thuận tiện hơn khi thao tác điều khiển xe. Để nắm được cách điều chỉnh tư thế đúng khi ngồi lái ô tô, đừng bỏ lỡ những chia sẻ cực kỳ hữu ích của Honda Mỹ Đình ngay dưới đây bạn nhé.  

 3 Lợi ích khi có tư thế ngồi lái xe ô tô đúng cách

Có tư thế ngồi lái xe ô tô đúng cách sẽ mang đến rất nhiều lợi ích mà nhiều người vẫn chưa biết như:

  • Tăng khả năng quan sát khi lái xe: Tư thế ngồi đúng giúp bạn có được tầm quan sát rộng hơn, bao quát được xung quanh. Đặc biệt, bạn có thể nhìn được các điểm mù thông qua gương chiếu hậu giúp việc điều khiển xe dễ dàng hơn.
  • Hạn chế các vấn đề về sức khỏe: Nếu duy trì sai tư thế lái trong thời gian dài, bạn rất dễ gặp phải các vấn đề về sức khỏe. Phổ biến nhất là tình trạng đau lưng, đau mỏi cổ. Cảm giác mệt mỏi, đau nhức cơ thể sẽ khiến bạn không có được sự thoải mái khi lái xe. Vì vậy, nếu ngồi lái xe đúng tư thế sẽ giúp bạn bảo vệ tốt sức khỏe mỗi ngày..
  • Giúp xử lý tình huống khẩn cấp hiệu quả: Nếu tư thế ngồi đúng bạn sẽ thuận tiện khi xử lý các tình huống bất ngờ như: quan sát điểm mù phía sau, đánh lái không bị vướng, đạp chân phanh kịp lúc… Nguy cơ tai nạn cũng được hạn chế đáng kể.
Bạn sẽ có được nhiều lợi ích khi duy trì tư thế lái ô tô đúng cách (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Bạn sẽ có được nhiều lợi ích khi duy trì tư thế lái ô tô đúng cách (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tư thế ngồi khi lái xe ô tô đúng cách

Khi lái xe, ngoài việc điều chỉnh ghế lái thì tư thế lái xe ô tô đúng cách cũng rất quan trọng. Hãy áp dụng ngay hướng dẫn dưới đây để đảm bảo tư thế ngồi lái của bạn chuẩn nhất.

Cơ thể phải áp sát vào phần lưng ghế

Rất nhiều người khi lái xe vẫn chưa chú ý đến vấn đề này. Bạn cần điều chỉnh phần lưng cơ thể áp sát vào tựa lưng của ghế lái. Phần mông áp sát vào sâu bên trong ghế lái. Lưu ý, khi chỉnh tư thế ngồi này, bạn cần kiểm tra xem tay có cần phải rướn mới chạm được vô lăng không hay chân có phải chồm tới để chạm được phanh/ ga không. 

Cơ thể luôn áp sát vào lưng ghế để giảm áp lực lên cột sống (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Cơ thể luôn áp sát vào lưng ghế để giảm áp lực lên cột sống (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nếu có tình trạng này, bạn cần chỉnh ghế lái gần vô lăng hơn chứ không dịch người ra phía trước. Bởi tư thế ngồi áp lưng sát tựa ghế sẽ giúp cột sống được nâng đỡ rất tốt. Áp lực sẽ được giảm để hạn chế tình trạng đau lưng khi bạn ngồi lái xe thời gian dài.

Tay cầm vô lăng ngay vị trí 9 giờ 15 phút

Khi chỉnh tư thế ngồi lái xe ô tô, bạn cần chú ý đặt tay trên vô lăng đúng cách. Tay đặt trên cầm vô lăng nên ở vị trí 9 giờ 15 phút. Khoảng cách từ tay lái tới ngực nên duy trì ở mức 25 – 30 cm. Khuỷu tay khi nắm vô lăng tạo được góc 120 độ là lý tưởng nhất. Với cách cầm vô lăng này, hiệu quả quan sát và xử lý các tình huống khi lái xe sẽ dễ dàng hơn.

Chú ý tay đặt trên vô lăng giữ ở vị trí 9 giờ 15 phút giúp bạn có tư thế ngồi thoải mái nhất (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Chú ý tay đặt trên vô lăng giữ ở vị trí 9 giờ 15 phút giúp bạn có tư thế ngồi thoải mái nhất (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chân phải đặt giữa bàn đạp và chân ga

Tư thế ngồi khi lái xe ô tô đúng cần đảm bảo chân phải đặt ở vị trí thẳng hàng với chân phanh. Quá trình lái xe nên giữ nguyên vị trí gót chân. Nếu cần đạp ga hay phanh thì bạn chỉ cần đẩy mũi bàn chân về hướng bàn đạp cần dùng. Sau khi thao tác xong, bạn đưa chân về vị trí ban đầu.

Chỉ dùng mũi bàn chân để đạp ga hoặc phanh và giữ nguyên vị trí gót chân (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Chỉ dùng mũi bàn chân để đạp ga hoặc phanh và giữ nguyên vị trí gót chân (Ảnh: Sưu tầm Internet)

5+ Việc cần làm khi điều chỉnh tư thế lái xe ô tô 

Muốn có tư thế ngồi lái xe ô tô đúng cách, bạn cần chú ý thực hiện 5+ việc sau:

Điều chỉnh lưng ghế

Lưng ghế lái cần được điều chỉnh thẳng để bạn có tư thế ngồi chuẩn nhất. Việc chỉnh lưng ghế phải đảm bảo khi ngồi, vị trí mông và đùi của bạn đều nằm trên 1 mặt phẳng trên ghế. Vị trí đầu gối đến chân phanh phải tạo được góc từ trên 90 độ đến tối đa 120 độ. Điều này này sẽ giúp bạn có sự thoải mái khi ngồi lái xe, nhất là khi phải điều khiển ô tô thời gian dài. Ngoài ra, bạn cũng có thể xử lý các tình huống được nhanh chóng, thuận lợi nhất.

Điều chỉnh lưng ghế là thao tác để bạn có tư thế lái xe ô tô chuẩn (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Điều chỉnh lưng ghế là thao tác để bạn có tư thế lái xe ô tô chuẩn (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chỉnh độ nghiêng ghế lái

Tư thế lái xe ô tô đúng nên để lưng ghế có chiều song song so với cột vô lăng. Bạn cũng có thể chỉnh lưng ghế nghiêng từ 95 – 110 độ, tùy theo vóc dáng cơ thể. Sau khi chỉnh độ nghiêng ở ghế lái, bạn ngồi vào ghế và đặt cổ tay lên vị trí cao nhất của vô lăng. Nếu cổ tay đặt ở đây không cần phải rướn mà vai của bạn vẫn đang tì vào lưng ghế tức là tư thế ngồi của bạn đã đúng cách.

Ghế nên được nghiêng theo vóc dáng của người lái ô tô (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Ghế nên được nghiêng theo vóc dáng của người lái ô tô (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Điều chỉnh chiều cao vô lăng

Khi điều chỉnh tư thế ngồi lái xe ô tô đúng cách, bạn nên để cột vô lăng có vị trí song song với lưng ghế lái. Thao tác này sẽ giúp bạn quan sát bảng đồng hồ và đánh lái điều khiển xe dễ dàng hơn. Bạn cũng cần điều chỉnh khoảng cách của vô lăng khi quan sát tư thế của khuỷu tay. Khi điều chỉnh, bạn cần đảm bảo khuỷu tay đặt trên vô lăng tạo thành góc 120 độ. Cột vô lăng tính từ tâm trục tới xương ức nên duy trì khoảng cách tầm 30 cm là lý tưởng nhất.

Cột vô lăng đạt chiều cao khoảng 30cm tính từ tâm trục tới xương ức là lý tưởng nhất (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Cột vô lăng đạt chiều cao khoảng 30cm tính từ tâm trục tới xương ức là lý tưởng nhất (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chú ý vị trí của tựa đầu

Chỉnh tư thế ngồi lái xe ô tô cần đảm bảo tựa đầu có vị trí cao hơn so với mí mắt. Khoảng cách từ tựa đầu đến đầu người lái nên duy trì ở mức 2 – 3cm. Điều này giúp hạn chế nguy cơ cổ bị chấn thương khi xảy ra va chạm. Nếu không đạt được khoảng cách lý tưởng này, bạn nên điều chỉnh lại góc nghiêng của lưng ghế để có được sự thoải mái khi lái xe. 

Khoảng cách từ đầu tới tựa đầu nên chỉnh từ 2 – 3 cm để đảm bảo an toàn khi xảy ra va chạm (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Khoảng cách từ đầu tới tựa đầu nên chỉnh từ 2 – 3 cm để đảm bảo an toàn khi xảy ra va chạm (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thắt dây đai an toàn đúng cách

Đây luôn là điều quan trọng để đảm bảo bạn có tư thế ngồi lái xe ô tô đúng cách. Dây đai an toàn giúp giữ bạn ngồi đúng vị trí khi có va chạm mạnh. Khi cài dây an toàn, bạn nên đưa dây đai dưới đi qua vị trí xương chậu. Dây đai an toàn trên đưa qua vai. Lưu ý, bạn không nên kéo dây quá căng khiến bản thân không có sự thoải mái khi ngồi lái xe.

Chú ý thắt dây an toàn khi lái ô tô để có tư thế ngồi đúng cách (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Chú ý thắt dây an toàn khi lái ô tô để có tư thế ngồi đúng cách (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nhìn gương chiếu hậu để kiểm tra kỹ tầm nhìn

Tư thế ngồi lái ô tô đúng là bạn phải điều chỉnh gương chiếu hậu để tầm mắt rơi vào phần giữa hay nửa trên của gương. Với tầm nhìn này, bạn có thể quan sát được nhiều tình huống và hạn chế tối đa điểm mù ở vị trí đuôi, hông xe. Khi lái ô tô sẽ dễ dàng xử lý tình huống hơn.

Tư thế ngồi lái xe ô tô đúng cách cần đảm bảo có tầm nhìn bao quát nhất qua gương chiếu hậu (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Tư thế ngồi lái xe ô tô đúng cách cần đảm bảo có tầm nhìn bao quát nhất qua gương chiếu hậu (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lưu ý quan trọng khác khi điều khiển ô tô

Nhiều vấn đề bạn cần quan tâm khi điều chỉnh tư thế ngồi lái xe ô tô đúng cách. Đây là những vấn đề mà nhiều người khi lái xe ô tô vẫn chưa thực sự quan tâm. Đó chính là:  

  • Hạn chế đi giày cao gót: Việc đạp phanh hay ga sẽ khó khăn hơn nhiều nếu bạn đi giày cao gót. Đồng thời, phụ kiện này cũng khiến chân bạn không có sự thoải mái trong suốt hành trình. Bạn nên mang theo giày bệt hay có thêm đôi dép sơ cua để trong xe để thao tác điều khiển ô tô dễ dàng hơn.
  • Chú ý vóc dáng khi chỉnh tư thế lái: Bạn có thể linh động điều chỉnh tư thế nếu vóc dáng quá nhỏ bé hay quá lớn. Bởi mục đích chính của việc chỉnh tư thế ngoài tạo sự thoải mái còn giúp tăng hiệu quả quan sát, xử lý khi điều khiển xe. Vì vậy, bạn không cần phải quá chú trọng vào thông số về góc hay khoảng cách nếu bạn là người có vóc dáng khác biệt.
  • Kiểm tra kỹ tầm nhìn sau khi chỉnh tư thế ngồi: Bạn nên quan sát từ vị trí ghế lái với nhiều hướng khác nhau xem đã có được sự bao quát hay chưa. Và tư thế ngồi hiện tại có bị hạn chế về góc khuất nào hay không. Khi thực sự yên tâm với tầm nhìn trên xe thì bạn mới có thể cho xe di chuyển.
Không đi giày cao gót khi lái ô tô để có tư thế ngồi thoải mái và đảm bảo an toàn nhất (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Không đi giày cao gót khi lái ô tô để có tư thế ngồi thoải mái và đảm bảo an toàn nhất (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bài viết trên đã giúp bạn tìm hiểu thông tin chỉnh tư thế ngồi lái xe ô tô đúng cách. Đây là điều quan trọng mà rất nhiều người đang chủ quan không để ý. Hiện tại, rất nhiều dòng xe ô tô Honda đang được trang bị tính năng chỉnh ghế lái tự động rất hiện đại và tiện lợi. Chỉ cần liên hệ Honda Mỹ Đình, bạn sẽ được tư vấn tận tâm, chọn được mẫu xe ưng ý với nhiều chính sách ưu đãi vô cùng hấp dẫn.

Đánh giá post

LIÊN HỆ VỚI HONDA Ô TÔ MỸ ĐÌNH






    0375837979
    Messenger Honda Mỹ Đình
    Zalo Honda Mỹ Đình